TOP 30 Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 5 19.5 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Lời của cây (Trần Hữu Thung).

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 1

Bài thơ “Lời của cây” được tác giả Trần Hữu Thung sáng tác gửi gắm đến bạn đọc thông điệp ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé. Mầm cây được nhân hóa giống như một con người, có sức sống mãnh liệt. Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Bức thông điệp mà bài thơ đã gửi gắm đến bạn đọc: “Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này”.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 2

Lời của cây là một bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Trần Hữu Thông. Quá trình phát triển của một mầm cây được tác giả khắc họa thật sinh động. Ở khổ thơ thứ nhất, cây vẫn còn là hạt mầm nằm lặng thinh. Đến khi hạt bắt đầu nảy mầm xanh, đã có thể cất tiếng nói thì thầm. Khi hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây. Cách viết này gợi liên tưởng mầm cây giống như một em bé đang được chăm sóc ân cần. Đến khi mầm cây đã phát triển, người đọc dường như lắng nghe được tiếng “bập bẹ” của lá. Từ láy “bập bẹ” khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói của một đứa trẻ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển, với một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ không chỉ thú vị ở lời thơ, hình ảnh trong bài mà còn là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc rằng hãy biết yêu và bảo vệ cây xanh bởi chúng đã tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Lời của cây (3 mẫu) - Văn 7

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 3

Đến với tác phẩm “Lời của cây”, người đọc đã cảm nhận được một thông điệp ý nghĩa. Bài thơ giống như một cuốn nhật kí ghi lại hành trình phát triển của cây, từ khi còn là hạt mầm đến khi trở thành cây. Giọng thơ nhẹ nhàng giống như một lời tâm tình, trò chuyện với cây. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé. Chúng ta có thể cảm nhận được cây cũng có tâm hồn, giống như con người. Và giữa cây với nhân vật trữ tình trong bài có một mối giao cảm, thấu hiểu đến kì lạ. Từ đây, người đọc nhận ra thông điệp mà nhà thơ gửi gắm. Con người cần biết lắng nghe để thấu hiểu và biết trân trọng những mầm xanh của sự sống.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 4

Bài thơ "Lời của cây" của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên. Bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây. Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh chiếc hạt gieo mình xuống đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm của đất mẹ. Qua khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non. Rồi chiếc mầm non nớt dần lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc, nâng niu của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp. Theo thời gian, cây đã trưởng thành hơn, mầm non thành lá bé xanh tươi, "bập bẹ" tiếng nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế "hạt nằm lặng thinh", "mầm mở mắt",... kết hợp cùng các động từ "nghe", "ghé tai",... không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu trìu mến của tác giả với những mầm cây. Bài thơ với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả. Gấp trang sách lại, những vần thơ "Lời của cây" vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em. Em thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh sự sống của cuộc đời.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 5

Bài thơ "Lời của cây" của Trần Hữu Thung đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu đậm. Với thể thơ bốn chữ quen thuộc cùng cách ngắt nhịp 2/2 đều đặn, âm điệu nhẹ nhàng đã khắc họa sinh động quá trình ra đời và lớn lên của mầm cây. Tác giả đã thể hiện những cảm xúc trìu mến thương yêu khi khắc họa quá trình sinh trưởng của cây. Từ khi còn là một chiếc hạt được "cầm trong tay mình" rồi gieo xuống đất, nhú lên những chiếc mầm non và lớn lên bằng sự chở che, yêu thương của mẹ thiên nhiên. Thể thơ bốn chữ ngắn gọn cùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá qua những câu thơ "Mầm đã thì thầm", "Nghe mầm mở mắt" đã diễn tả những nét trạng thái, hoạt động của mầm xanh một cách sinh động. Qua đó, ta cảm nhận được thiên nhiên cũng có tiếng nói, tâm hồn của riêng mình. Đọc bài thơ, em thêm yêu quý thiên nhiên, biết lắng nghe, bảo vệ những mầm xanh, những chồi non góp xanh cho đất trời.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 6

Trong những bài thơ đã được học, em yêu thích nhất bài "Lời của cây" của Trần Hữu Thung. Tác giả đã khéo léo sử dụng thể thơ bốn chữ, cách ngắt nhịp 2/2 quen thuộc, gieo vần chân làm cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc. Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình cất lên khi nghe lời tâm tình của mầm cây. Khổ cuối bài là lời của mầm cây khi đã trưởng thành, cây xanh cất tiếng nói của chính mình vào bản hòa ca cuộc sống. Bằng sự gần gũi, giao cảm đầy tinh tế với thiên nhiên, tác giả đã thể hiện tình cảm yêu thương, nâng niu, trân trọng của mình với sự sống. Những câu thơ tha thiết yêu thương đã đem lại cho em biết bao xúc cảm. Thiên nhiên và con người như hoà làm một, gần gũi và gắn bó. Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong các câu thơ "Mầm đã thì thầm", "Nghe mầm mở mắt" khiến những hoạt động, trạng thái của mầm cây càng trở nên sinh động. Lời mời gọi tự nhiên mà thân thuộc "rằng các bạn ơi" và cách ngắt nhịp 1/3 trong khổ cuối bài thơ đã thể hiện khao khát mãnh liệt, mong muốn được mọi người thấu hiểu của loài cây. Tác phẩm "Lời của cây" tuy ngắn gọn nhưng đã gửi gắm tới mỗi chúng ta một thông điệp đầy sâu sắc: Hãy lắng nghe lời của thiên nhiên để biết yêu thương, nâng đỡ và bảo vệ. Mỗi loài cây, mỗi mầm sống dù là nhỏ bé đều mang trong mình một sứ mệnh, nó góp phần tạo nên sự sống, tạo nên màu xanh đất trời.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 7

Điều thú vị khi khi đọc bài thơ Lời của cây - Trần Hữu Thung là người đọc như được cuốn vào câu chuyện kể về sự trưởng thành của cây. Khi nói đến quá trình phát triển của cây, ta thường hình dung đến những kiến thức, thuật ngữ khoa học khô khan. Nhưng với "Lời của cây", ngôn từ đậm chất nghệ thuật đã phát huy tối đa tính gợi hình, biểu cảm của nó để mang đến người đọc những nhận thức và cảm xúc mới mẻ. Khổ thơ thứ nhất cho ta biết khởi đầu của cây là hạt. Cách biểu đạt lạ ở chỗ hạt khi chưa gieo vào đất, chưa nảy mầm thì hạt "lặng thinh" chưa có tiếng nói. Dấu hiệu của phép tu từ nhân hóa đã báo hiệu những điều thú vị ở những khổ sau. Quả vậy, khổ thơ thứ hai không chỉ tiếp tục phát huy hiệu quả biểu đạt của phép nhân hóa "Mầm đã thì thầm" cất lên tiếng nói đầu tiên của sự sống mà còn gây ấn tượng ở các từ ngữ giàu giá trị biểu đạt "nhú", "giọt sữa". Hai từ này gợi lên hình ảnh mầm cây vừa hé lên khỏi mặt đất - non tơ, mỡ màng. Trong khổ ba, nhà thơ tiếp tục hình dung vỏ hạt như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây ở giữa, bên nôi là tiếng bàn tay vỗ, tiếng ru hời. Mầm cây được chăm chút như em bé vậy. Quả là một liên tưởng độc đáo khiến người đọc thích thú. Đến khổ thơ thứ tư, mầm cây đã lớn thêm một chút, vài lá bé đã nở ra. Và nhà thơ như đang lắng nghe được tiếng "bập bẹ" của lá xanh. Từ láy "bập bẹ" đặt trong phép nhân hóa khiến ta liên tưởng em bé đang đến giai đoạn tập nói. Trong những tiếng "bập bẹ" đầu đời ấy, nhà thơ đã nghe thấy niềm tự hào của mầm non khi được làm một cái cây, ngày mai sẽ góp xanh cho đời. Bài thơ kết lại bằng hình ảnh của ngày mai - ngày mai tràn đầy màu xanh tạo nên bởi cây cối, gợi lên sự sống trường tồn, bất diệt. Như vậy, bài thơ không chỉ thú vị ở nghệ thuật biểu hiện mà còn sâu sắc ở thông điệp: Hãy yêu cây xanh, bởi cây xanh làm nên một phần cuộc sống đáng yêu này.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 8

Lời của cây là một trong số những bài thơ mang đậm phong cách Trần Hữu Thung: Mộc mạc, thấm nhuần chất dân gian. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, đặc biệt là phép tu từ nhân hóa, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Từ khi hạt "lặng thinh" chưa được gieo xuống đất, đến khi hạt nảy mầm, nhú lên những "giọt sữa" biết "thì thầm" những tiếng nói đầu tiên và khi đã thành cây non "bập bẹ" cất tiếng nói - tiếng nói đầy tự hào khẳng định giá trị loài cây.. tất cả được đặt trong sự liên tưởng độc đáo, thú vị. Sự trưởng thành của cây có những nét tương đồng với sự trưởng thành của một con người. Điều đặc biệt là ở đây là cây cối không vô tri vô giác mà cũng có tiếng nói. Nhà thơ như nghe thấy trong sự trưởng thành của cây những thanh âm của sự sống. Nhà thơ lắng nghe cây như lắng nghe lời thì thầm vang vọng từ thiên nhiên. Và thay thiên nhiên, cây cỏ, tác giả đã nói lên "lời của cây". Phải là người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và giàu sức tưởng tượng, Trần Hữu Thung mới có thể lắng nghe, cảm nhận và thể hiện thành ngôn từ nghệ thuật một các tinh tế tiếng nói của loài cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhà thơ dành cho mầm cây. Bài thơ như một bức thông điệp bằng thơ gửi đến mỗi bạn đọc: Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 9

Bạn đã từng chăm sóc một cái cây và nhìn nó lớn lên mỗi ngày? Bạn đã từng say mê nhìn ngắm một cái cây và phát hiện ra điều kì diệu nào đó? Bạn có thể tưởng tượng được không, cái cây nói cho chúng ta nhiều điều lắm đấy. Không tin, bạn hãy đọc bài thơ "Lời của cây" của Trần Hữu Thung. Nhà thơ đã "ghé tai" và nghe cây kể chuyện. Thật thú vị biết bao. Cái cây ấy sau những ngày "lặng thinh" nằm dưới đất, ấp ủ, chắt chiu nhựa sống cho mầm bật lên, nó đã "bập bẹ" những tiếng nói đầu đời và lớn lên từng ngày. Chẳng phải rất giống một em bé sao? Đúng là qua tưởng tượng của nhà thơ, cái cây chẳng khác gì một em bé. Cũng nằm võng, cũng tập ê a những tiếng nói đầu đời. Một em bé được cha mẹ yêu thương, nâng niu bao nhiêu, thì mầm xanh kia cũng cần được nâng niu như thế. Đó có phải là điều mà nhà thơ gửi gắm khi cho cái cây hóa thân thành em bé trong phép nhân hóa độc đáo kia? Có lẽ vậy. Cả khi cây đã trưởng thành, cây cũng cần lắm tình yêu của loài người. Vì sao ư? Vì cây là bạn của con người, cây mang đến cho chúng ta màu xanh và sự sống, mang đến cho chúng ta bóng mát và trái sai.. Bài thơ tưởng chừng như chỉ là lời tâm sự của cây mà chứa đựng ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc, đã khơi dậy trong mỗi người tình yêu với cây xanh và ý thức bảo vệ cây xanh để cuộc sống thêm đẹp.. Đó là điều mà tôi thấy thú vị khi đọc bài thơ này.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 10

Khi đọc bài thơ “ Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung mỗi người đọc như được cuốn vào câu chuyện kể về quá trình trưởng thành của cây. Khi nói đến quá trình phát triển của cây người ta thường nghĩ ngay đến một quá trình được miêu tả bằng những thuật ngữ khoa học khô khan. Đến với “ Lời của cây” mỗi người đọc sẽ nhận được những ngôn từ đậm chất nhận thưc và cảm xúc trong văn bản. Khổ thơ thứ nhất chính là khởi đầu của cây khi còn là mầm và nằm lăng thinh trong tay nhân vật trữ tình. Hạt lúc này còn đang nằng nặng thinh thì đến với những khổ thơ sau hạt đã có tiếng nói đã nảy mầm và trở thành cây. Khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp nghệ thuận nhân hóa “Mầm đã thì thầm” mầm lúc này đã cất lên tiếng nói đầu tiên của sự sống. Không chỉ vật mầm còn gây ấn tượng với người đọc bới những từ ngữ giàu chất biểu đạt “nhú”, “giọt sữa”. Tiếp theo khi hạt phát triển thì chiếc vỏ hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây ở giữa, mầm cây được chăm sóc như em bé vậy. Đến khổ thơ thứ tư, mầm cây đã lớn thêm một chút. Nhà thơ đã lắng nghe được tiếng “bập bẹ” từ lá, từ láy “bập bẹ” đặt trong phép nhân hóa khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngày mai – một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ không chỉ thú vị ở lời thơ, hình ảnh trong bài mà còn là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: Hãy yêu cây xanh bởi cây xanh tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 11

“Lời của cây” là một trong những bài thơ mang đậm phong cách thơ của Trần Hữu Thung: Mộc mạc, thầm nhuẫn chất dân gian. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, đặc biệt là phép tu từ nhân hóa, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Từ khi hạt còn “lặng thinh” nằm trên tay người cho đến khi hạt nảy mầm, nhú lên thành những “giọt sữa” biết “thì thầm” từ khi những tiếng nói đầu tiên cất lên cho đến khi cây trưởng thành. Sự trưởng thành của cây có sự tương đồng với sự trưởng thành của một con người. Điều đặc biệt là với hà thơ, cây cối không vô tri, vô giác mà cũng có tiếng nói. Nhà thơ lắng nghe thấy trong sự trưởng thành của cây thành những thanh âm của cuộc sống. Nhà thơ lắng nghe cây như lắng nghe lời thì thầm của thiên nhiên. Nhà thơ đã lắng nghe thiên nhiên và nói lên “lời của cây”. Phải là người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và giàu sức tưởng tượng, nhà thơ mới có thể lắng nghe, cảm nhận và thể hiện thành ngữ nghệ thuật một cáchtinh tế tiếng nói của cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhà thơ dành cho mỗi mầm cây. Bài thơ như một thông điệp: Hãy yêu cây xanh bởi cây xanh tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 12

Với tác phẩm “Lời của cây”, độc giả đã cảm nhận được một thông điệp ý nghĩa. Bài thơ giống như một cuốn nhật ký ghi lại quá trình lớn lên của một cái cây từ mầm đến cây. Giọng thơ nhẹ nhàng như người tâm tình nói với cây. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ độc đáo trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt lên thành cây: nằm im, đâm chồi, nảy mầm giọt sữa, thì thầm, bắn con mắt, đón tia nắng hồng, nở mấy nguồn nhỏ. Qua đó ta có thể cảm thấy rằng cây cũng có linh hồn giống như con người. Và dường như có một sự đồng cảm, thấu hiểu lạ lùng giữa cây và nhân vật trữ tình. Từ đó, người đọc có thể hiểu được thông điệp mà nhà thơ gửi gắm. Con người cần biết lắng nghe để hiểu và trân trọng những chồi xanh của cuộc đời.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 13

Bài thơ Lời của cây do Trần Hữu Thung sáng tác đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, tác giả đã khắc họa quá trình phát triển của một mầm cây. Trong khổ thơ đầu, khi cây vẫn còn là hạt mầm, chỉ biết nằm lặng thinh. Nhưng điều kì diệu là khi hạt nảy mầm lại có thể cất tiếng nói thì thầm. Dần dần, hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây. Cách miêu tả mà tác giả sử dụng khiến người đọc liên tưởng đến quá trình trưởng thành của một em bé. Và khi mầm cây phát triển, dường như chúng ta còn lắng nghe được tiếng “bập bẹ” của lá. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển, với một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ sử dụng những từ ngữ độc đáo, hình ảnh thú vị đã gợi mở cho người đọc cảm xúc thật đẹp đẽ.

Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - mẫu 14

Khi đọc bài thơ Lời của cây, tôi đã có nhiều suy tư và cảm nhận. Tác giả đã sử dụng cách dẫn dắt vô cùng thú vị, ngôn ngữ đầy tự nhiên để khắc hóa quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây. Khổ thơ đầu tiên là khi chiếc hạt vẫn còn nằm lặng im trong lòng đất mẹ, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Đến khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Chúng ta dường như lắng nghe được âm thành thì thầm của mầm cây. Dưới sự chăm sóc, nâng niu của thiên nhiên, theo thời gian, cây đã trưởng thành, lá xanh đã “bập bẹ” tiếng nói. Từ láy “bập bẹ” được tác giả sử dụng đã gợi tôi liên tưởng đến dáng vẻ của em bé đang tập nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thật tinh tế “hạt nằm lặng thinh”, “mầm mở mắt” cùng với các động từ “nghe”, “ghé tai” đã tạo nên nét sinh động cho vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời gửi gắm tình cảm yêu mến của mình. Bài thơ đã gợi cho tôi những thông điệp ý nghĩa về thiên nhiên, cuộc đời.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống