Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2024. Tài liệu gồm 2 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Ngữ văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiên tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cxung luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đờii.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

A. Đức tính khiêm tốn

B. Sự tự ti

C. Đức tính trung thực

D. Sự thành công

Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.

A. Điệp ngữ

B. Liệt kê

C. Nhân hóa

D. So sánh

Câu 4. Nối cột A với vột B (các từ in đậm trong ngữ liệu) để có đáp án đúng:

Cột A

Cột B

1. Phép lặp

2. Phép nối

3. Phép thế

a. đó, vì thế

b. khiêm tốn

c. tóm lại

Câu 5. Cách diễn đạt của tác giả “luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” gần gũi với câu danh ngôn nào sau đây?

A. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin)

B. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người (Hồ Chí Minh)

C. Bác học không có nghĩa là ngừng học (Đác-uyn)

D. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo (Danh ngôn Trung Quốc)

Câu 6. Em có đồng ý với ý kiến của tác giả bài viết:

Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

A. Đồng ý

B. Không đồng ý

Câu 7. Vì sao tác giả lại cho rằng: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi?

Câu 8. Khiêm tốn có vai trò như thế nào đối với con người trong cuộc sống?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1

Xác định phép thế trong những đoạn trích sau:

a. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)

b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

d. Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. 

Câu 2

Em đã được chứng kiến nhiều sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề mà em quan tâm.

Hướng dẫn giải:

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.25 điểm)

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận

=> Đáp án: D

Câu 2 (0.25 điểm)

Phương pháp:

Xác định nội dung của văn bản, rút ra vấn đề

Lời giải chi tiết:

Văn bản bàn luận về vấn đề: Đức tính khiêm tốn

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm)

Phương pháp:

Đọc và xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ liệt kê

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về phép liên kết trong văn bản

Lời giải chi tiết:

1 – b; 2 – c; 3 - a

Câu 5 (0.25 điểm)

Phương pháp:

Xác định nội dung của các câu danh ngôn

Lời giải chi tiết:

Cách diễn đạt của tác giả “luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” gần gũi với câu danh ngôn: Học, học nữa, học mãi (Lê-nin)

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.25 điểm)

Phương pháp:

Đọc và nêu suy nghĩ

Lời giải chi tiết:

Đồng ý

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.25 điểm)

Phương pháp:

Dựa vào nội dung đoạn trích và nêu suy nghĩ của mình

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Việt học dường như không bao giờ có đích đến hay điểm dừng, ta luôn luôn cần học hỏi thêm thật nhiều để có thể tăng cường vốn tri thức và xây dựng hành trang tốt đẹp cho bản thân mình.

Câu 8 (1.0 điểm)

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Sống mà biết khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.

- Khiêm tốn trong công việc giúp chúng ta có cơ hội được chỉ bảo, học được nhiều điều mới mẻ.

- Khiêm tốn trong giao tiếp giúp chúng ta được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN

Câu 1 (2.0 điểm)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và tìm phép thế trong từng đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Phép thế là:

a. Nó thay thế cho sách.

b. Con đường này thay thế cho con đường làng dài và hẹp.

c. Họ thay thế cho mấy cậu học trò mới.

d. đấy thay thế cho Sa Pa 

Câu 2 (4.0 điểm)

Phương pháp:

1. Mở đoạn: giới thiệu vấn đề cần bàn luận và nêu ý kiến của bản thân về vấn đề

2. Thân đoạn:

- Giải thích các từ ngữ, khái niệm quan trọng về vấn đề nghị luận.

- Bàn luận: Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối của người viết về vấn đề nghị luận. Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

- Lật lại vấn đề, mở rộng: Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, bổ sung ý cho vấn đề nghị luận toàn vẹn.

3. Kết đoạn

- Khẳng định lại ý kiến; đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động

Lời giải chi tiết:

Đoạn tham khảo:

Trong cuộc sống của mỗi con người muốn đạt được thành công, chúng ta không thể thiếu bản lĩnh. Vậy bản lĩnh là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Bởi bản lĩnh là những vấn đề quyết định một cách độc lập, không vì áp lực bên ngoài mà dễ dàng thay đổi. Một con người bản lĩnh luôn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách khó khăn và không bao giờ chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhờ vậy, trên đường đời với vô số chông gai, họ luôn giữ cho mình một tinh thần sắt đá, phong thái điềm tĩnh, sự kiên định đáng ngưỡng mộ và dễ dàng dành được sự tín nhiệm, tôn trọng từ những người xung quanh. Oprah Winfrey là một tấm gương tiêu biểu. Sinh ra tại một khu ổ chuột, lớn lên với người cha nghiện ngập, thậm chí đã từng bị xâm hại tình dục, bà vẫn kiên cường vượt qua mọi định kiến, gian nan để trở thành tỉ phú da màu ở tuổi 40 cũng như truyền cảm hứng cho biết bao mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn một số người thiếu bản lĩnh trong cuộc sống, ngại khó, ngại khổ, luôn đổ lỗi cho số phận. Chính vì vậy họ mãi mãi không bao giờ chạm đến ngưỡng cửa thành công. Bản thân mỗi chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh vì vậy cần xây dựng cho riêng mình một bản lĩnh vững vàng bằng cách không ngừng trau dồi tri thức, kĩ năng sống cũng như nhân cách. Hơn tất thảy, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa bản lĩnh với sự tự phụ hay bảo thủ. Bởi như John Ruskin từng nói, “bản lĩnh là sự hợp nhất của kinh nghiệm, trí tuệ và đam mê trong guồng hành động”.

Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Tấc đất tấc vàng

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu. Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 4 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Câu 5 (1,0 điểm): Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

Câu 6 (1 điểm): Câu Tấc đấc tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để giữ gìn nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày thành đoạn văn.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

1,0 điểm

Câu 2

Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất.

1,0 điểm

Câu 3

- Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ.

- Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng.

1,0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”: Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.

1,0 điểm

Câu 5

HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

1,0 điểm

Câu 6

- Giải thích câu tục ngữ: sử dụng cách nói ngắn gọn, cân xứng, phép so sánh tấc đất – tấc vàng nhấn mạnh vai trò và giá trị của đất, nhằm khẳng định một chân lí: mỗi tấc đất dù nhỏ nhất cũng quý tựa vàng.

- Trình bày vai trò của đất: từ đất, con người dựng nhà dựng cửa, làm ruộng đồng, nương rẫy để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi,…rồi cũng từ đất, con người nhận được bao nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiểm. Đất rộng hơn là căn cứ phân chia lãnh thổ, trong tiềm thức của con người, đất đai còn là quê hương, nguồn cội. Không có đất, con người không thể ổn định, phát triển và xây dựng cuộc sống.

- Cách giữ gìn nguồn tài nguyên: yêu mến mảnh đất quê hương nơi mình sinh sống, tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai, không phá hoại, lãng phí đất, những người nông dân cần vun xới cho đất thêm tươi tốt, tránh để đất xói mòn, bạc màu,…

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt các kĩ,kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài

Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của lòng yêu thương trong cuộc sống của con người.

2. Thân bài

- Giải thích "Lòng yêu thương": tình cảm yêu thương, sự sẻ chia,

giúp đỡ giữa con người với con người.

- Biểu hiện của lòng yêu thương:

+ Đồng cảm với nỗi đau của con người.

+ Giúp đỡ, sẻ chia cả về vật chất, tinh thần với những khó khăn, bất hạnh của người khác.

+ Phê phán, đấu tranh lại với những hành động chà đạp, bóc lột con người.

- Sức mạnh của lòng yêu thương:

+ Nâng đỡ con người, tạo sức mạnh, nghị lực để vượt qua nghịch cảnh

+ Sưởi ấm những tâm hồn cô đơn, đau khổ, bất hạnh

+ Mang đến sức mạnh cảm hóa đối với những con người đang lầm đường lạc lối.

+ Gây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
+ Tạo ra một xã hội giàu nhân văn, ấm áp tình người.

- Liên hệ thực tiễn: Vẫn tồn tại những con người không có tình

thương, vô cảm trước nỗi đau của nhân loại.

- Bài học:

+ Cần phê phán những hành động chà đạp, gây ra đau khổ cho con người.

+ Học cách yêu thương, lan tỏa tình thương.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

2

0

2

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu 1 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 4 (1,0 điểm): Những kinh nghiệm nhân dân đúc rút trong các câu tục ngữ trên có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay không? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) trình bày về câu tục ngữ mà em ấn tượng nhất.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

1

0

2

0

2

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

 

Tỉ lệ chung

50%

50%

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống