TOP 10 mẫu Tóm tắt Chữ người tử tù 2024 hay, ngắn gọn

Tải xuống 5 2.2 K 0

Tài liệu tóm tắt Chữ người tử tù môn Ngữ văn lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Chữ người tử tù

Bài giảng: Chữ người tử tù - Kết nối tri thức

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 1

Nguyễn Tuân đã viết Truyện ngắn Những người tử tù với một cảnh "xưa nay chưa từng có". Huấn Cao là một người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp. Người khắp vùng tỉnh sơn đều đồn rằng: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm." Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch, người quản ngục cúi đầu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 2

Huấn Cao là nhân vật chính trong Chữ người tử tù, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường. Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 3

Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp tài hoa của con người - cái mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm trong các tác phẩm của mình. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Vì vậy mà ông nhận được sự biệt đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình. Viên quản ngục và thầy thơ rất trân trọng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích nhận được sự biệt đãi của người khác. Huấn Cao vốn dĩ tỏ thái độ khinh miệt người quản ngục nhưng cho đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Trong đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng. Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện. Huấn Cao vừa là một người anh hùng khi dám đứng lên chống lại triều đình thối nát lúc bấy giờ, lại là một người có tài năng, có thiên lương trong sạch rất đáng ngưỡng mộ.

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 4

Nguyễn Tuân đã viết Truyện ngắn Những người tử tù với một cảnh "xưa nay chưa từng có". Huấn Cao là một người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp. Người khắp vùng tỉnh sơn đều đồn rằng: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm." Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch, người quản ngục cúi đầu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 5

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao, ông là một tử tù do chống lại triều đình nên bị bắt. Huấn Cao là một nhà nho tài hoa nhất là tài viết chữ.

Trước khi ông bị xử bắn, ông được giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ, hai người này rất yêu và mến mộ cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ tuyệt vời của Huấn Cao. Vì thế, trong những ngày Huấn Cao ở ngục, hai người này đối đãi với ông rất tốt, còn trịnh trọng hầu hạ như kẻ dưới nhưng Huấn Cao không hề màng tới. Khi viên quản ngục có được tin ngày xử tử Huấn Cao, ông và thầy thơ quyết hoàn thành tâm nguyện là xin chữ của Huấn Cao. Trước thái độ chân thành và tình yêu với cái đẹp, Huấn Cao vô cùng cảm mến những tấm lòng đó nên đã quyết định cho chữ.

Một chuyện trước đây chưa hề có đã diễn ra vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, tại nhà lao tỉnh Sơn đó là cảnh ba con người chụm đầu, một người là tử tù đang mang trong mình đầy xiềng xích, nhưng lại đang vẽ ra, phóng ra từng nét chữ trên tấm lụa trắng, bên cạnh là hai cái đầu đang dõi theo, run rẩy, khúm núm chờ đợi của viên quản ngục và thầy thơ.

Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục và thầy thơ nên tìm một nơi thôn dã để giữ gìn tấm lòng thanh cao, yêu cái đẹp. Vì tình yêu đó không phù hợp với cuộc sống nơi tù ngục, một nơi đầy hỗn loạn và rối ren. Viên quản ngục vô cùng cảm động vì lời khuyên đó, ông đã cúi đầu lạy tạ Huấn Cao với sự biết ơn và trân trọng.

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 6

Huấn Cao là một tử tù bị bắt giam chịu sự quản lí của viên quản ngục. Viên quản ngục lại rất yêu thích chữ Huấn Cao, đã nhiều lần biệt đãi và xin Huấn Cao cho chữ nhưng chỉ nhận lại sự khước từ lạnh lùng. Trong đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường, Huấn Cao hiểu tấm lòng viên quản ngục, đã đồng ý cho chữ, cảnh cho chữ diễn ra trong nhà lao, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 7

Huấn Cao là một người nổi tiếng với tài viết chữ đẹp. Vì chống lại triều đình mà bị giam vào ngục chờ ngày tử hình. Viên quản ngục và thầy thơ lại vốn hâm mộ tài năng của ông mà đối xử trịnh trọng. Tuy vậy, ông vẫn giữ một khí tiết bất phàm, không phục tùng hay chấp nhận sự biệt đãi. Trước ngày tử hình, viên quản ngục quyết xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, ông đã hạ bút giữa chốn lao tù. Ông còn không quên khuyên viên quản ngục hãy rời khỏi chốn này để giữ cái thiên lương trong sạch.

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 8

“Chữ người tử tù” kể về Huấn Cao - lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa thất bại, bị triều đình bắt và kết án tử hình. Trước khi được giải đến kinh thành để hành hình, bị đưa đến trại giam ở tỉnh Sơn. Viên quản ngục tỉnh Sơn nghe danh Huấn Cao là một người nổi tiếng là người có tài viết chữ đẹp nên ngưỡng mộ đã lâu. Khi kẻ tử tù đến trại giam, viên quản ngục đã đối xử biệt đãi, nhưng chỉ nhận được sự khinh bạc của Huấn Cao. Đến khi nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam chật hẹp và tối tăm, nhưng những nét chữ “rồng bay phượng múa” lại thể hiện cái chí lớn của một con người. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục thoát khỏi nơi nhà lao, về quê để giữ lấy “thiên lương trong sáng”. Viên quản lục nghe xong lời khuyên của Huấn Cao cảm động, chắp tay vái lạy rồi nói: “Kẻ mê muội này xin lĩnh ý”.

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 9

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Tóm tắt bài Chữ người tử tù - Mẫu 10

Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho tài hoa nhất là tài "bẻ khóa và vượt ngục". Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại, những người rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ "biệt nhỡn nhân tài" và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện "trước nay chưa từng có", đó là cảnh Huấn Cao, một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại "run rẩy", "khúm núm". Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên hai người nên tìm về nơi thôn dã bởi tấm lòng yêu cái đẹp của họ không thích hợp cho cuộc sống ở nơi hỗn loạn, rối ren như nhà ngục. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Tiểu sử

- Nguyễn Tuân (10/07/1910 - 28/07/1987), ông sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929).

- Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan mà không có giấy phép.

- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.

- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...

- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.

- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

- Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

- Năm 1996, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), ...

b. Phong cách nghệ thuật

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.

- Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông":

+ Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mỹ thuật.

+ Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời.

- Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo.

2. Tác phẩm

Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời

- Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mỹ.

b. Bố cục Chữ người tử tù

Văn bản Chữ người tử tù được chia thành 4 phần:

- Phần 1: cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao cùng tâm trạng lo lắng của viên quản ngục

- Phần 2: cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ

c. Giá trị nội dung của Chữ người tử tù

- Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

d. Giá trị nghệ thuật của Chữ người tử tù

- Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

- Xây dựng hình tượng nhân vật qua tình huống truyện éo le, oái oăm đầy kịch tính

- Khai thác triệt để bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản để lí tưởng hóa vẻ đẹp nhân vật đến mức phi thường

- Ngôn từ cổ kính trang trọng giàu chất tạo hình, gợi cảm

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống