TOP 11 mẫu Tóm tắt Nhớ rừng 2023 nhanh nhất, ngắn gọn

Tải xuống 2 1.9 K 0

Tài liệu tóm tắt Nhớ rừng môn Ngữ văn lớp 8 ngắn gọn, chi tiết gồm có 11 bài tóm tắt tác phẩm Nhớ rừng hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 8.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Nhớ rừng

Bài giảng: Nhớ rừng

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 1)

Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 2)

Bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ được sáng tác năm 1934, in trong tập "Mấy vần thơ" thể hiện đề tài lớn xuyên suốt trong văn học Việt Nam: đề tài yêu nước. Với ngôn ngữ và nhạc điệu thơ phong phú, giàu chất biểu tượng, tạo hình, bài thơ rất thành công khi mượn lời con hổ trong vườn bách thú để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân.

Tóm tắt Nhớ rừng hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 3)

Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính "phi ngã" của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 4)

"Nhớ rừng" là bài thơ tuyệt bút. Nó được xếp vào loại 10 bài thơ hay nhất của Thơ mới. Hình tượng tráng lệ, kì vĩ. Lối diễn tả và sử dụng ngôn ngữ biến hóa. Chất nhạc đa thanh và phức điệu tạo nên những vần thơ du dương. Thơ nên họa nên nhạc như cuốn hút và làm mê say hồn ta. Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng được nói đến với bao "lớp lớp sóng dồi". Trong nỗi đau sa cơ, thất thế có niềm kiêu hãnh tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu thương đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là nói lên cái giá tự do và khát vọng tự do.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 5)

Nhớ Rừng đã lan tỏa một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong quá khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát vọng tự do mãnh liệt và lòng yêu nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 6)

 

Thông qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, bài thơ đã nói lên nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước của người dân mất nước thuở ấy.

Tóm tắt Nhớ rừng hay, ngắn nhất (20 mẫu)

 

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 7)

Nhớ rừng là là bài thơ đặc sắc của Thế Lữ cũng như là bài thơ đánh dấu cho nền móng của phòng trào Thơ mới. Ở bài thơ, nỗi niềm chua xót của con hổ - chúa sơn lâm được thể hiện rõ nét. Hiện tại nó bị giam cầm trong cũi sắt ở vườn bách thú và ngày ngày chứng kiến con người ngạo mạn, những con vật như báo, như gấu vô tư lự không ý thức được thực tại. Hổ vô cùng chua xót và nó nhớ về quá khứ huy hoàng nơi rừng sâu nước thẳm. Nó đã từng sống trong thế giới tự do, thế giới của bóng cả, cỏ cây, của oai phong rừng rậm … và là chúa muôn loài. Nhưng hiện nay, thực tại trước mắt nó là cảnh nhục nhằn. Niềm khao khát tự do mãnh liệt bùng lên trong con hổ trong niềm nhung nhớ quá khứ và hướng về tự do.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 8)

Thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối. Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 9)

Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 10)

Nhớ rừng là thi phẩm đặc sắc của Thế Lữ. Toàn bài thơ là nỗi niềm chua xót của con hổ- chúa sơn lâm. Hiện tại nó đang bị giam cầm trong cũi sắt ở vườn bách thú và ngày ngày chứng kiến con người ngạo mạn, những con vật vô tư lự không ý thức được thực tại đau thương. Hổ vô cùng chua xót trong thực tại và nó nhớ về quá khứ huy hoàng. Nó đã từng sống trong thế giới tự do, thế giới của bóng cả, cỏ cây, của oai phong rừng rậm ... và là chúa muôn loài. Nhưng hiện nay, thực tại trước mắt nó là cảnh nhục nhằn. Niềm khao khát tự do mãnh liệt bùng lên trong con hổ trong niềm nhung nhớ quá khứ và hướng về tự do.

Tóm tắt Nhớ rừng (mẫu 11)

Bài thơ mượn lời tâm sự của con hổ bị giam cầm tại vườn bách thú, con hổ nhớ rừng xanh để thể hiện tâm sự u uất của một lớp người, đó là những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội ngột ngạt, tù túng. Họ khao khát cái tôi được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, tự do. Nhưng đó cũng là tâm sự, nỗi niềm chung của những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Qua đó, ta thấy khát vọng tự do mãnh liệt và tấm lòng yêu nước thầm kín được gửi gắm qua lời của chú hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ

- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945)

   + Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị...

   + Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong xây dựng ngành kịch nói ở nước ta

   + Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000

   + Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…

- Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng.

2. Tác phẩm

1. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Đoạn 1 + 4): Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

- Phần 2 (Đoạn 2 + 3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.

- Phần 3 (Đoạn 5): Niềm khát khao tự do mãnh liệt.

2. Nội dung chính: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là tâm trạng chung của người dân Việt nam bị đàn áp và bị cướp đi cuộc sống tự do. Họ khao khát có một cuộc sống tự do vốn dĩ họ có quyền có được.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

4. Thể thơ: Tám chữ.

5. Giá trị nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm. 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống