TOP 20 Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật

Tải xuống 10 2.7 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật

TOP 20 Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật (ảnh 1)

Đề bài: Lập dàn ý cho đề bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 1

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 2

I – Mở bài

- Giới thiệu Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, theo đuổi chủ nghĩa tượng trưng siêu thực

- “Mùa xuân chín” lag một sáng tác của Hàn Mạc Từ trích trong tập “Đau thương” (1938)

II – Thân bài

1. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

- Mạch cảm xúc bài thơ đi từ bức tranh ngoại cảnh đến bức tranh tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân.

- Nhan đề “mùa xuân chín”

2. Cảnh xuân

- Nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, tươi đẹp, tràn đầy sức sống

+ Dấu hiệu báo xuân sang: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, tà áo biếc, giàn thiên lý

+ Những kết hợp từ độc đáo: nắng ửng, khói mơ tan, sóng cỏ, đám xuân xanh

+ Nghệ thuật đảo ngữ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”, “tiếng ca vắt vẻo”

=> Khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả mà đằm thắm yêu thương.

3. Tình xuân

- Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê, niềm khát khao giao cảm với cuộc đời

+ Niềm vui của con người khi xuân đến: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”

+ Tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc đời: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây”

+ Nỗi nhớ làng quê da diết: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sự nhớ làng”.

4. Nét hấp dẫn, độc đáo riêng của bài thơ

- So sánh “Mùa xuân chín” với thơ Đường, từ đó làm rõ tính cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

III – Kết bài

- Khẳng định giá trị thẩm mĩ, tư tưởng của bài thơ

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 3

1. Mở bài

Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử.

2. Thân bài

- Dấu hiệu báo xuân sang:

Làn nắng ửng

Khói mơ

Mái nhà tranh bên giàn thiên lý

-> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương

- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:

Làn mưa xuân tưới thêm sức sống

Cỏ cây xanh tươi" gợn tới trời"

Niềm vui của con người khi xuân đến

- Niềm hạnh phúc của lứa đôi

- Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến

=> Xuân mang vị "chín" của lòng người, của đời người

3. Kết bài

Ngôn ngữ kết tinh với tấm lòng hồn hậu của thi nhân, Hàn Mạc Tử đã viết nên một " mùa xuân chín" vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.

TOP 20 Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật (ảnh 2)

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 4

Dàn ý phân tích Cảm xúc mùa thu

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ: là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc với những vần thơ phản ánh hiện thực và bày tỏ cảm xúc, thái độ, tâm trạng đau khổ trước hiện thực đời sống của nhân dân trong chiến tranh, trong nạn đói chan chứa tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.

- Giới thiệu khái quát bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu): Cảm xúc mùa thu là bài thơ đầu tiên trong chòm 8 bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ thể hiện nỗi lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước

2. Thân bài

a) Bốn câu đầu: Cảnh thu

* Hai câu đề:

- Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”

- "Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

- “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

* Hai câu thực:

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

  • Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”
  • Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.
  • Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

  • Bốn câu thơ vẽ nên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, hoành tráng, dữ dội.
  • Tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u.

b) Bốn câu sau: Tình thu

* Hai câu luận:

- Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:

  • Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu
  • Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
  • “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.

- Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:

  • “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
  • “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
  • “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê

=> Hai câu thơ diễn tả nỗi lòng da diết, dồn nén nỗi nhớ quê hương của tác giả.

* Hai câu kết

- Hình ảnh:

  • Mọi người nhộn nhịp may áo rét
  • Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông

- Âm thanh: tiếng chày đập vải

=> Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê.

- Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.

3. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 5

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Tây Tiến.

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến).

* Thân bài: Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

- Nội dung: Nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ được thể hiện qua mạch hồi tưởng, thể hiện được cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng:

Nhớ về thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến.

Nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây.

Nhớ về chân dung người lính Tây Tiến.

Nhớ về tinh thần người lính Tây Tiến (lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây).

- Hình thức nghệ thuật:

Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).

Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 6

I. Mở bài

- Khái quát về để tài mùa thu trong thơ Đường: Đây là đề tài quen thuộc trong thơ Đường được khai thác nhiều.

- Giới thiệu tác giả Đỗ Phủ và bài thơ thu hứng: Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “thi thánh”. Thu hứng là bài thơ đầu tiên trong tập thơ cùng tên gồm 8 bài nói lên nỗi lòng của tác giả với quê hương.

II. Thân bài

1.    Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu

a.    Câu 1 và 2

- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

- “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

- “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.

b.    Câu 3 và 4

- Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

⇒ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

⇒ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

2.    Bốn câu thơ sau: Tình thu

a.    Câu 3 và 4

- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:

+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.

+ Cô chu – con thuyền cô độc

→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.

- Từ ngữ:

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).

- Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:

+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ

+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi

+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.

→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b.    Câu 7 và 8

- Hình ảnh

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét

+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới

→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.

- Âm thanh: Tiếng chày đập vải

→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.

⇒ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

3.    Nghệ thuật

- Tứ thơ trầm lắng, u uất

- Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện

- Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình

- Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Mở rộng: Cảm thức quê nhà trong thơ Đường vô cùng phổ biến và đặc sắc: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh(Lí bạch), Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu).

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 7

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương

- Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng:

   + Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.

   + Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.

II. Thân bài

1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)

- Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo

   + Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính.

   + Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác.

- Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.

→ Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí, tỏ lòng

- Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm

→ Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.

⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)

- “Tam quân”: Ba quân –tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”

   + Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.

   + Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.

→ Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

♦ Tiểu kết:

- Nội dung:

   + Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời

   + Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước

- Nghệ thuật:

   + Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết

   + Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu

   + Sử dụng các biện pháp so sán, ước lệ độc đáo

2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.

   + Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

   + Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.

- Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

   + Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ

   + Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

   + Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

⇒ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay:

Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng

♦ Tiểu kết:

- Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần

- Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung),...

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 8

a) Mở bài:

– Giới thiệu vài nét về Nguyễn Duy

+ Nguyễn Duy (1948) được biết đến là một trong những nhà thơ có rất nhiều những sáng tác được nhiều bạn đọc đón nhận.

– Giới thiệu khái quát về tác phẩm Ánh trăng.

+ “Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh và in trong tập “Ánh trăng”.

Ví dụ:

Nguyễn Duy là một nhà thơ nổi tiếng và đi đầu trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Thơ văn của ông gần gũi với cuộc sống, mang hương vị thân thương, giản dị và đằm thắm. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Duy là tác phẩm Ánh trăng, tác phẩm rất đỗi gần gũi và giản dị. Tác phẩm đã mang lại cho chúng ta cảm giác chân thực và vô cùng sâu sắc.

b) Thân bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

* Khái quát về bài thơ

– Hoàn cảnh sáng tác:

  • Bài thơ ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
  • In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.

– Mạch cảm xúc: Bài thơ mượn đề tài thiên nhiên để nói tới suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ và con người, cuộc đời theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người.

* Vầng trăng trong quá khứ:

– Hồi nhỏ sống:

  • với đồng.
  • với sông.
  • với bể.

-> Tác giả nhớ đến kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn bó với đồng, với sông, với bể,…

=> Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.

– “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ” -> Nghệ thuật nhân hóa

-> Tác giả nhớ đến hồi khi chiến tranh mình và trăng đã ở trong rừng cùng nhau, trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ.

  • Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh.
  • Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí)
  • Cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…

– “Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ” -> Vầng trăng trong quá khứ mới đẹp làm sao!

=> Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” -> cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.

– “không… quên… vầng trăng tình nghĩa” -> thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng.

  • Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao.
  • Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

=> Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

* Vầng trăng của hiện tại:

– Chiến tranh kết thúc:

  • Đất nước hòa bình.
  • Hoàn cảnh sống thay đổi: người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại, sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.

– “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”

  • Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.
  • Biện pháp nhân hóa, so sánh: “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”.
  • Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.

-> Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.

=> Khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm, phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.

– Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:

  • Tình huống: mất điện, phòng tối om.
  • “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương đi tìm nguồn sáng

-> Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện.

+ Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.

=> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

* Cảm xúc của tác giả về trăng với con người:

– Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng

  • Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt
  • Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
  • So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể – như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.

=> Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức.

  • Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ
  • Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình – ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu
  • Trăng tròn vành vạnh – con người vô tình, trăng im phăng phắc – con người vô tình.

=> Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

*Đánh giá về nghệ thuật

– Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc

– Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.

– Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc.

– Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.

c) Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

– Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 9

1. Mở bài:

- Giới thiệu Nguyễn Trãi và tác phẩm 'Dục Thúy sơn'.

- Nhận xét về giá trị của tác phẩm: Thể hiện tình yêu với thiên nhiên, đồng thời thể hiện suy tư về thế sự.

2. Thân bài:

2.1. Xác định chủ đề và cảm xúc chủ đạo:

- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên.

- Cảm xúc: Tình yêu với vẻ đẹp của núi Dục Thúy và suy tư về thế sự.

2.2. Phân tích chủ đề:

2.2.1. Nội dung:

* Vẻ đẹp núi Dục Thúy:

- Vị trí: 'hải khẩu'.

- 'tiên san': Núi như một thế giới tiên.

- 'Liên hoa phù thủy thượng': Hình ảnh độc đáo, ẩn dụ sâu sắc.

- 'Tiên cảnh trụy nhân gian': Cảnh sắc như cõi tiên.

- 'Tháp ảnh trâm thanh ngọc':

+ 'Tháp ảnh': Hình ảnh phản chiếu của tháp trên núi.

+ 'trâm thanh ngọc': Mái tóc xanh.

-> Sự kết hợp độc đáo, mới mẻ nhưng vẫn thơ mộng.

- 'Ba quang kính thúy hoàn':

+ 'Ba quang': Ánh sáng của dòng nước.

+ 'kính': Soi chiếu.

+ 'thúy hoàn': Mái tóc xanh.

-> Hình ảnh phản chiếu của núi trên mặt nước như mái tóc của thiếu nữ.

=> Dáng vẻ núi Dục Thúy như một chốn thần tiên, đẹp như người con gái.

* Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:

- Tình yêu và sự nhạy cảm trước thiên nhiên kì vĩ:

+ 'Niên tiền lũ vãng hoàn': Luôn trở lại.

+ Cảm nhận vẻ đẹp và tình cảm với khung cảnh.

- Tình thương, hoài niệm về cố nhân:

+ 'Hữu hoài': Nỗi nhớ mang nặng cảm xúc.

+ 'Bia khắc tiển hoa ban': Bia khắc của Trương Thiếu bảo đã lốm đốm rêu -> Thời gian trôi qua.

=> Tình trạng hoài cổ thường thấy ở văn học trung đại.

2.2.2. Nghệ thuật:

- Hình ảnh và ngôn ngữ thơ diễm lệ, sáng tạo.

- Giọng thơ nhẹ nhàng.

- Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.

2.3. Đánh giá tác dụng của nghệ thuật về hình thức trong việc thể hiện chủ đề:

- Vẽ lên bức tranh sơn thủy hữu tình.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ.

- Góp phần làm nổi bật giá trị và vị thế của tác phẩm cũng như tài năng của tác giả.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

- Rút ra bài học nhận thức từ nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 10

1. Mở bài 

 Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

2. Thân bài 

 Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

 - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người

 - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

Tâm trạng của Người

 - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

 - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

3. Kết bài 

 Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Mẫu 11

Dàn ý phân tích bài thơ Trao duyên

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung

II. Thân bài

1. Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)

a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều

* Lời lẽ trao duyên

- Cậy: + Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói >< nhờ, mong (thanh bằng)

+ Cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng

- Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận >< nhận: mang tính tự nguyện

* Cử chỉ trao duyên

- Lạy, thưa:

Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra

→ Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều

→ Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du

b. Mười câu tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều.

* 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim

- Thành ngữ: “ Giữa đường đắt gánh tương tư”

- Hình ảnh: “Mối tơ thừa”

- Hành động: “ Quạt ước, chén thề”

→ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều

* 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.

- Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”

- Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.

→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

- “Ngày xuân em hãy còn dài”

→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước

- “Xót tình máu mủ thay lời nước non”

→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều

→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

- Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên

- Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống