TOP 20 Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội 2024 SIÊU HAY

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội

TOP 20 Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đề bài: Lập dàn ý cho đề bài: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 1

1/ Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra

2/ Thân bài

Luận điểm 1: Trình bày sơ qua về hiện tượng đời sống, làm rõ từ ngữ, hình ảnh khái niệm trong hiện tượng đó.

Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội

Thực tế nó đang diễn ra như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới đời sống và thái độ của xã hội đối với vấn đề đó.

Liên hệ thực tế tại địa phương nơi mình sinh sống, đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để tăng tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, do con người, do tự nhiên….để đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp.

Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ rõ việc cần làm, cách thực hiện và cần sự phối hợp của những ai.

3/ Kết bài

Khái quát lại hiện tượng đời sống đó

Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đang đề cập đến.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 2

1/ Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề xã hội mà tác phẩm thể hiện

Mở ra hướng giải quyết vấn đề

2/ Thân bài

Luận điểm 1: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm: tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận trong tác phẩm

Luận điểm 2: Bàn luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm

Vấn đề đó là gì, thể hiện như thế nào trong tác phẩm

Rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc

Lưu ý: Tránh phân tích quá sâu vào tác phẩm vì đề bài là nghị luận về vấn đề xã hội.

Luận điểm 3: Đưa ra các dẫn chứng chứng minh về vấn đề được rút ra, đồng thời khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

Luận điểm 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống

Bài học rút ra từ chính vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm: một về hành động và một về nhận thức.

3/ Kết bài

Đánh giá khái quát, ngắn gọn vấn đề xã hội trong tác phẩm

Phát triển, liên tưởng và mở rộng vấn đề.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.

Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.

Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến.

Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 4

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận: hiện tượng nói tục, chửi thề ở học sinh hiện nay.

- Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghị luận.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Giải thích "Nói tục, chửi thề là gì?":

- Nói tục chửi thề là dùng những ngôn từ, lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa trong giao tiếp.

- Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong môi trường học đường, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh.

* Luận điểm 2: Biểu hiện:

- Khi giao tiếp với bạn bè: một vài cá nhân quen miệng -> nói tục chửi thề giống như câu cửa miệng.

- Khi cáu giận, bực tức: không kiểm soát được suy nghĩ, lời nói của mình -> có phát ngôn thô lỗ, nặng nề.

* Luận điểm 3: Nguyên nhân:

- Xuất phát từ bản thân mỗi người.

- Ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh.

* Luận điểm 4: Giải pháp:

- Mỗi người phải tự ý thức lời nói, ngôn từ của mình.

- Nhắc nhở nhẹ nhàng những người xung quanh khi họ nói tục chửi thề.

- Nhà trường, thầy cô giáo cần mạnh tay xử lí học sinh nói tục chửi thề.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

TOP 20 Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 5

1. Mở bài:

Trong xã hội ngày nay, vấn đề đời sống không ngừng xuất hiện và thu hút sự chú ý của nhiều người. Trong số những vấn đề đó, một trong những điểm nổi bật cần được đặt ra để thảo luận là tình trạng quá tải thông tin. Ý kiến này không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hiện đại.

2. Thân bài:

- Trình bày thực chất của ý kiến: Tình trạng quá tải thông tin hiện đang trở thành một vấn đề ngày càng trầm trọng. Con người ngày nay, đặc biệt là trong thời đại công nghệ, liên tục phải đối mặt với một lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ truyền hình, radio, internet đến mạng xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải thông tin, làm ảnh hưởng đến tư duy, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người.

- Thể hiện thái độ tán thành:

+ Ý 1: Khía cạnh đầu tiên cần tán thành là vấn đề về sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá tải thông tin có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí là các vấn đề tâm thần. Việc giảm thiểu lượng thông tin đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mọi người.

+ Ý 2: Khía cạnh thứ hai là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với lượng thông tin lớn, con người dễ mất tập trung, không thể tận hưởng những khoảnh khắc đơn giản và giản dị. Việc giảm bớt thông tin không quan trọng có thể tạo ra không gian để trải nghiệm cuộc sống thực sự.

+ Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành là ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Môi trường làm việc ngập tràn thông tin không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn ảnh hưởng đến sự sáng tạo và sự đổi mới. Việc chọn lọc thông tin giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung và năng suất cao hơn.

3. Kết bài:

Tóm lại, ý kiến về tình trạng quá tải thông tin không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là một vấn đề đáng quan tâm cần được xem xét và thảo luận. Việc giảm thiểu thông tin không quan trọng không chỉ hỗ trợ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng hiệu suất làm việc và khả năng sáng tạo. Do đó, việc tán thành ý kiến này không chỉ là hợp lý mà còn là cần thiết để xây dựng một môi trường sống và làm việc tích cực và bền vững.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 6

1/ Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề

– Nêu vấn đề

– Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu

2/ Thân bài

– Ý 1: Giải thích vấn đề (Trả lời câu hỏi: Hiểu như thế nào ? Câu nói có ý nghĩa như thế nào ? Ý kiến thể hiện quan niệm gì?…)

– Ý 2: Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề – dùng các dẫn chứng làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề (đặt câu hỏi: Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Ở đâu? Bao giờ ? Tại sao ? Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?…)

– Ý 3: Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của vấn đề – Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề. (tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào? Những biểu hiện lệch lạc, sai trái? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại…)

– Ý 4: Rút ra bài học cho bản thân (ý nghĩa về mặt nhận thức, hiểu ra điều gì ? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân ? Ý nghĩa về phương hướng hành động – Phải làm gì?…)

– Giải thích

– Phân tích

– Chứng minh

– Bình luận

3/ Kết bài

– Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.

– Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 7

1/ Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.

2/ Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).

Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bài

Lưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ quan.

Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó

Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.

Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hội

Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề

Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đó

Đưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống

Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động

Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.

3/ Kết bài

Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luận

Mở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 8

Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra

Thân bài

Luận điểm 1: Trình bày sơ qua về hiện tượng đời sống, làm rõ từ ngữ, hình ảnh khái niệm trong hiện tượng đó.

Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội

Thực tế nó đang diễn ra như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới đời sống và thái độ của xã hội đối với vấn đề đó.

Liên hệ thực tế tại địa phương nơi mình sinh sống, đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để tăng tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, do con người, do tự nhiên….để đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp.

Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ rõ việc cần làm, cách thực hiện và cần sự phối hợp của những ai.

Kết bài

Khái quát lại hiện tượng đời sống đó

Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đang đề cập đến.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 9

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích từ ngữ quan trọng trong câu tục ngữ, danh ngôn.

Ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

b. Bàn luận về vấn đề

Quan điểm của người viết: tán thành/phán đối câu tục ngữ/danh ngôn.

Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho ý kiến về câu tục ngữ, danh ngôn.

c. Mở rộng và liên hệ bản thân

Mở rộng: Nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại.

Liên hệ bản thân: Học được gì từ câu tục ngữ hay danh ngôn?

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ hoặc danh ngôn.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 10

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận: ô nhiễm môi trường.

- Nêu tầm quan trọng, sự cần thiết của vấn đề.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

- Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải từ các phương tiện cá nhân, từ các nhà máy,...

- Ô nhiễm môi trường nước:

+ Chưa xử lí nước bẩn nhưng lại xả thải trực tiếp ra môi trường.

+ Xả rác xuống sông, hồ, ao, suối.

- Ô nhiễm môi trường đất:

+ Hiện tượng đất nhiễm chì, thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Rác thải sinh hoạt, công nghiệp chất thành bãi tại nhiều khu vực.

* Luận điểm 2: Nguyên nhân:

- Ý thức của con người còn kém, chưa biết phân loại rác.

- Các cơ quan, cấp ngành quản lí lỏng lẻo, chưa có chế tài xử phạt đúng mực.

* Luận điểm 3: Hậu quả:

- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

- Tác động xấu tới hệ sinh thái, môi trường sống, mất cân bằng đa dạng sinh học.

* Luận điểm 4: Một số giải pháp:

- Mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường.

- Nhà trường, thầy cô cần tăng cường giáo dục học sinh cách phân loại rác thải,...

- Các cơ quan địa phương, nhà nước cần quản lí chặt chẽ những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 11

Dàn ý nghị luận về sức mạnh của ý chí con người

I Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.

- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:

- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:

  • Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.
  • Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:

  • Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.
  • Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.

- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:

  • Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.
  • Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

3. Phê phán:

- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.

4. Bài học:

- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.

- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.

III. Kết bài:

- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 12

1. Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 13

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác hại của rượu.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Rượu vô cùng phổ biến ở nước ta, việc uống rượu trở thành 1 “văn hóa” không thể thiếu. Người già uống rượu, người trưởng thành uống rượu, đến cả người trẻ cũng uống rượu.

Mỗi năm nước ta tiêu thụ một lượng lớn rượu bao gồm cả rượu nhập khẩu và rượu sản xuất.

Nhiều năm liền, Việt Nam nằm trong top các nước tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới.

Chính vì sự tiêu thụ rượu khủng dẫn đến nhiều loại rượu giả làm từ cồn xuất hiện gây tổn hại sức khỏe khủng khiếp cho con người.

Hằng năm, tỉ lệ người tử vong do lái xe mà sử dụng rượu bia vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân gây ra những cuộc cãi vã.

b. Nguyên nhân

Do người dân nhận thức chưa cao, coi uống rượu là một nét văn hóa, không chỉ những dịp lễ tết mà còn trong các cuộc gặp gỡ, cuộc họp cũng lấy li rượu làm “lí do”.

Có nhiều nơi ở vùng cao, người ta uống rượu hàng ngày, trong những bữa ăn và cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người nếu không có rượu.

Do tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân mình của một số bộ phận người dân, muốn chứng tỏ bản thân mình hơn người bằng cách uống rượu.

Do nhà nước chưa có những biện pháp mạnh tay để xử lí những trường hợp uống rượu say gây ra hậu quả.

c. Hậu quả

Hằng năm, có nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng do rượu gây ra.

Việc uống rượu dẫn đến nhiều cuộc xô xát, cãi vã thậm chí là bạo lực vẫn đang xảy ra.

Bên cạnh đó, việc uống rượu còn gây tốn kém, mỗi loại rượu có một mức giá khác nhau từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đến vài triệu, thậm chí là trăm triệu đồng.

d. Biện pháp khắc phục

Trước hết, mỗi cá nhân cần biết tự điều khiển, kiềm chế bản thân để không uống quá nhiều rượu và tập thói quen “cai rượu”.

Người lớn cần có biện pháp dạy dỗ lớp trẻ về tác hại của rượu và khuyên nhủ con em mình tránh xa rượu bia.

Nhà nước cần có biện pháp cứng rắn để xử lí các trường hợp uống rượu say gây rối trật tự hoặc gây ra những hậu quả khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của rượu đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 14

1. Mở bài:

- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...

- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.

- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói "không!"

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...

- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xấu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

- Mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp.

- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...

- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...

* Văn hóa phẩm độc hại:

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:

* Chúng ta cần:

- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội

- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời

- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề xã hội - Mẫu 15

1. Mở bài:

- Một thực tế đáng buồn đang diễn ra hiện nay: Nhiều loại tệ nạn xã hội xuất hiện, tác động không nhỏ tới đời sống của mọi người dân.

- Trong tệ nạn ấy, tệ nạn (ma túy, cờ bạc...) là một trong những tệ nạn nguy hiểm.

2. Thân bài:

- Có rất nhiều hình thức được gọi là tệ nạn xã hội: Ma túy, cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu, mại dâm,... Chơi game quá mức cũng được coi là tệ nạn xã hội.

- Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội:

+ Diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng): Từ thành phố đến những làng quê vốn được coi là yên bình, từ miền ngược đến miền xuôi…

+ Có nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi (dẫn chứng).

+ Xảy ra liên tục ở nhiều thời gian, nhiều thời điểm khác nhau.

- Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:

+ Về vật chất.

+ Về thời gian.

+ Về sức khỏe.

+ Về đạo đức, lối sống, nhân cách con người.

(Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người mắc tệ nạn mà còn ảnh hưởng xấu tới gia đình, xã hội... Dẫn chứng, phân tích).

- Làm thế nào để tránh xa tệ nạn xã hội?

+ Cá nhân: Trang bị những hiểu biết về tệ nạn xã hội để tránh xa nó, sống có bản lĩnh, suy nghĩ và làm việc lành mạnh…

+ Gia đình: Vai trò giáo dục, quản lí thời gian, tiền bạc, vai trò nêu gương của người lớn…

- Xã hội: Ngăn chặn tệ nạn, tạo công ăn việc làm, sân chơi lành mạnh, thực thi pháp luật nghiêm minh...

3. Kết bài:

- Tránh xa các tệ nạn xã hội vừa là cách để bảo vệ bản thân, vừa là cách để tự khẳng định nhân cách, đạo đức của mỗi con người.

- Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, phát triển.

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống