Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm
Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài “Hoa bìm”: Hoa bìm tim tím đong đưa Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm - Mẫu 1
“Hoa bìm” là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu khi viết về làng quê, xứ sở. Bài thơ mang giọng điệu hồn hậu, chân chất, giản dị, đẫm mùi bùn và mộc mạc như chính con người nhà thơ vậy. Sau khi tái hiện lại bức tranh bình dị của thôn quê với những kỉ niệm chất chứa nơi cánh diều, tiếng chim của tuổi thơ, tác giả đã lắng đọng lại trong câu hỏi cuối bài:
Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?
Hai câu thơ mang một nét bâng khuâng, gợi lên những nỗi niềm chất chứa từ sâu thẳm trong trái tim nhà thơ. Một câu hỏi không có lời đáp. Một câu hỏi đặt ra nhưng chỉ dội lại những bâng khuâng nơi lòng người. “Em” ở đây có thể hiểu là người bạn tâm tình từ thuở ấu thơ, đã cùng nhà thơ bắt chú chuồn chuồn ớt, chạy dưới cánh diều tuổi thơ và đi qua chuyến đò nhỏ để cùng đến bến bờ của tuổi trưởng thành. Thế nhưng, không hiểu vì lí do gì mà người bạn thuở ấy đã đi xa. Giờ đây nhìn lại, chỉ mỗi mình nhà thơ đang hồi tưởng lại những ngày đẹp đẽ đã qua. Câu thơ vừa phảng phất sự bâng khuâng, vừa thể hiện tình cảm thầm kín của tác giả dành cho quê hương và cho người bạn thuở ấu thơ của mình. Đó là tình cảm đáng mến, đáng trân trọng của thi nhân.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm - Mẫu 2
Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã miêu tả một làng quê giản dị, chân chất và mộc mạc trong bài thơ "Hoa bìm". Hai câu thơ cuối của bài thơ chính là những cảm xúc lắng đọng của tác giả sau khi tái hiện bức tranh bình dị chốn thôn quê.
Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?
Hai câu thơ chất chứa sự hoài niệm về quê hương, với những kỉ niệm tuổi thơ bên bờ giậu hoa bìm của tác giả. "Mười năm chốn cũ" khoảng thời gian thơ ấu vui vẻ bên những người bạn với những trò chơi bình dị. Đây cũng chính là sự hoài niệm của nhà thơ. Câu thơ cuối bài giống như chính là câu hỏi mà nhà thơ đang muốn hỏi người bạn thủa niên thiếu của mình. Người bạn ấy đã xa quê hương nhưng mười năm vẫn chưa quay về thăm quê. Giờ đây chỉ còn lại mình nhà thơ ngồi hoài niệm lại những kỉ niệm đẹp đẽ đã qua. Qua hai câu thơ này ta thấy được sự trân trọng tình cảm của nhà thơ.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm - Mẫu 3
Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?
Đây là hai câu thơ cuối bài "Hoa bìm" của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Nếu như bài thơ là khung cảnh bì dị, mộc mạc của làng quê thì hai câu thơ này chính là nỗi niềm bâng khuâng, là sự hoài niệm về những kỉ niệm đẹp đẽ đã qua của nhà thơ. "Hoa bìm" giống như là hình ảnh buổi tượng của tuổi thơ tác giả, khi mà các kỉ niệm, những trò chơi vui đùa tuổi thơ với người bạn đều gắn bên bờ giậu hoa bìm. Nhưng giờ đây chỉ còn nhà thơ đang ngồi hoài tưởng lại những kỉ niệm đẹp đẽ ấy, hoài tưởng lại những lần vui đùa với người bạn đã mười năm xa quê nhưng vẫn chưa hẹn về. Hai câu thơ là tình cảm lắng đọng lại, là sự trân trọng của thi nhân.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm - Mẫu 4
Những sự vật chứa đựng quá nhiều kỉ niệm, tình cảm khiến cho tác giả không khỏi xúc động, nghẹn ngào. Hai câu thơ cuối là lời bộc lộ của nhà thơ:
“Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?”
Một câu hỏi tu từ không có câu trả lời. Tác giả nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm về một người bạn đã xa, mà đặt ra câu hỏi tại sao người cũ vẫn chưa về. Hai câu thơ gợi lên những nỗi niềm chất chứa từ sâu thẳm trong trái tim nhà thơ. Đó là một câu hỏi không có lời hồi đáp. Một câu hỏi đặt ra nhưng chỉ dội lại những bâng khuâng nơi lòng người hỏi. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm - Mẫu 5
Khép lại bài thơ, hình ảnh hoa bìm tim tím xuất hiện trở lại như một dòng hồi tưởng vừa ngưng đọng xốn xang, vừa tiếp tục tuôn chảy trong niềm xúc động bồi hồi kỷ niệm.
Một mảnh hồn quê hương tuổi thơ khép lại nhưng vẫn đầy day dứt khi hình ảnh người em năm xưa mười năm vẫn chưa trở về thăm quê, về để lắng nghe những kỷ niệm một thời vang vọng.
Một dấu hỏi và dấu chấm lửng ở cuối bài cứ thảng thốt ngân lên chạm khắc nhiều nỗi suy tư, trăn trở đồng thời cũng là dấu hỏi của muôn đời mà mỗi người không thể bỏ qua:
“Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”
Đoạn văn nêu suy nghĩ về hai câu thơ cuối bài Hoa bìm - Mẫu 6
Cuối bài thơ, tác giả buông một câu hỏi tu từ không có lời đáp “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Dường như tác giả đã tái hiện để nhắc nhớ người bạn nào đó về những kí ức tuổi thơ êm đềm để rồi đặt ra câu hỏi bâng khuâng cuối bài, tại sao người cũ vẫn chưa về. Qua những sự vật được khắc họa, nhà thơ đã tái hiện vẻ đẹp bình yên của làng quê đồng thời thể hiện tình yêu thầm kín đối với quê hương thôn dã, và sự trân quý với những kỉ niệm bình yên của mình.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948 tại Nam Ninh, Nam Hà. Các bút danh ông dùng Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh.
- Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 312 ở chiến trường Lào.
- Sau chiến tranh, ông làm biên tập viên rồi đi học Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa I; sau đó làm Trưởng ban Thơ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Chủ tịch Hội đồng Thơ-Hội Nhà văn Việt Nam.
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá và sống cùng vợ con tại Hà Nội.
- Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Đức Mậu thuộc lớp nhà thơ trưởng thành thời chống Mỹ. Với những sáng tác mang dấu ấn riêng về chiến tranh với những người lính và những kỷ niệm về quê hương suốt một thời đánh giặc, Nguyễn Đức Mậu đã xác định được vị trí của mình trên thi đàn, từ người lính làm thơ trở thành nhà thơ khoác áo lính.
- Tác phẩm chính: Thơ người ra trận(thơ in chung – 1975), Cây xanh đất lửa(thơ – 1973), Áo trận (thơ – 1976), Mưa trong rừng cháy (thơ – 1976), Trường ca sư đoàn(thơ – 1980), Hoa đỏ nguồn sông (thơ – 1987), Từ hạ vào thu (thơ – 1992), Bão và sau bão (thơ – 1994), Cánh rừng nhiều đom đóm bay (thơ – 1998),Con đường rừng không quên(truyện ngắn – 1984), Tướng và lính(tiểu thuyết – 1990),Chí Phèo mất tích (tiểu thuyết – 1993), Người đi tìm chân trời (truyện thơ thiếu nhi – 1982),Ở phía rừng Lào (truyện ngắn thiếu nhi – 1984).
- Nguyễn Đức Mậu đã được tặng Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972 – 1972 với chùm thơ Ghi ở chiến trường, Đôi mắt, Đất; Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội1981; Giải thưởng văn học Bộ quốc phòng: tập thơ Hoa đỏ nguồn sôngnăm 1989; Giải thưởng văn học về để tài chiến tranh – Hội nhà văn: tập thơ Từ hạ vào thu1995; tặng thưởng Ban văn học quốc phòng an ninh Hội nhà vẫn 1996: tập thơ Bão và sau bão.
1. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích từ tập Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, năm 2007.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Bố cục (2 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...kêu nhàu ngày mưa): Hình ảnh thiên nhiên.
- Phần 2 (Còn lại): Cảm xúc khi nghĩ về thơ ấu.
5. Giá trị nội dung:
- Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị.
- Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm.