TOP 20 Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 1 3.9 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu

Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu - Mẫu 1

Trong những câu chuyện cổ tích nước ngoài mà em đã đọc đã nghe truyện cổ tích Nol Bu và Heung Bu là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa những cái thiện và cái ác. Nol Bu và Heung Bu xoay quanh hai nhân vật anh và em cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng. Những người anh tham lam chiếm hết tài sản và không cho em thứ gì. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Người em nhờ cứu chim nhạn mà được trả ơn, có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy những trận đòn roi. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

TOP 20 Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu - Mẫu 2

Nol Bu và Heung Bu là một câu chuyện cổ tích nước ngoài để lại trong tôi những ấn tượng rất sâu sắc. Nol Bu và Heung Bu xoay quanh hai nhân vật là anh em ruột nhưng tính cách trái ngược nhau hoàn toàn. Khi cha qua đời để lại cho hai anh em một khối tài sản. Tuy nhiên, khi phải phân chia tài sản, người anh đã chiếm hết mọi thứ và không cho em gì. Người em vẫn làm việc chăm chỉ và không oán giận người anh. Vốn bản tính tốt bụng, người em đã cứu chú chim nhạn bị thương và được chim nhạn trả ơn từ đó có một cuộc sống sung túc. Trong khi đó, người anh vì tham lam mà đối diện với những trận đòn roi, rơi vào cảnh nghèo khó phải đi làm ăn mày. Câu chuyện này muốn nhắn nhủ con người rằng, hãy tránh để lòng tham lam chi phối hành động của mình, hãy bình tĩnh và suy nghĩ trước khi quyết định. Tình cảm gia đình là tình cảm quý giá và thiêng liêng, không được phép để cho vật chất phá hủy tình cảm ấy. Những người đạo đức và tốt bụng sẽ gặp được điều may mắn, trong khi những người tham lam và xấu tính sẽ phải nhận quả đắng. Con người đều có nhân quả của mình, nếu gieo hạt gì thì sẽ gặp phải kết quả tương ứng.

Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu - Mẫu 3

Câu chuyện Nol Bu và Heung Bu là một bài học quý giá về tính cách và hành động của con người. Tính cách chăm chỉ, hiền lành, và nhân hậu đã giúp Heung Bu có được cuộc sống sung túc. Trong khi vì sự tham lam và xấu tính đã đẩy Nol Bu vào cảnh nghèo khó. Điều quan trọng nhất mà câu chuyện này muốn nhắn nhủ chúng ta đó là đừng bao giờ để lòng tham lam chi phối hành động của mình, đừng để vật chất phá hủy tình cảm gia đình quý giá và thiêng liêng. Tình cảm gia đình là một trong những giá trị quan trọng nhất của cuộc sống, nó cần được giữ gìn và bảo vệ. Chỉ có những người hiền lành và tốt bụng mới có thể đạt được những điều may mắn trong cuộc sống, còn những người tham lam và độc ác sẽ phải nhận những kết quả đắng cay. Chúng ta hãy học hỏi từ bài học mà câu chuyện cổ tích gửi gắm và trân trọng những giá trị quý giá trong cuộc sống của mình.

TOP 20 Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu - Mẫu 4

Câu chuyện của anh em nhà Nol Bu và Heung Bu khép lại, trong tâm trí em vẫn hiện lên ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người em trai Heung Bu hiền lành, chất phác, thật thà. Trái ngược lại với người anh tham lam, ích kỉ thì người em trai hiện lên với phẩm chất hiền lành, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu thương vạn vật. Vì hiền lành và coi trọng tình an hem, nên dù không nhận được tài sản của bố mẹ, anh vẫn vui vẻ, không ganh ghét anh, lại còn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Heung Bu còn là người sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu mến vạn vật khi anh cứu giúp chú chim nhạn kẹt trên mái nhà. Nhờ sự lương thiện, siêng năng mà anh đã được trả ơn xứng đáng và cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực. Điều thẳm sâu của câu chuyện nằm trong đoạn cuối, khi người anh bị trừng trị thích đáng thì người em Nol Bu vẫn dang rộng vòng tay cưu mang anh mà không màng những lỗi lầm của người anh trước đây. Heung Bu chính là nhân vật đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ. Qua nhân vật này, nhân dân muốn gửi đến bạn đọc bài học về chân lí “ở hiền gặp lành” và hướng con người chúng ta đến lối sống lương thiện trong cuộc đời.

Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu - Mẫu 5

Kho tàng văn học dân gian Hàn Quốc nổi bật với truyện cổ Nol Bu và Heung Bu. Truyện có giá trị sâu sắc về bài học đạo lý làm người và cách ứng xử nhân văn trong cuộc đời. Truyện kể về chuyện người em hiền lành cứu giúp chim nhạn và chim báo ân bằng việc trả vàng bạc, châu báu còn người anh tham lam thì nhận lấy những trận đòn đích đáng. Trong truyện này, chi tiết để lại sâu sắc trong lòng em là hình ảnh con chim nhạn quay trở lại trả ơn cho người em. Điều này cho thấy sự ân tình, ân nghĩa trong con vật và cũng chứa đựng nhiều màu sắc thần kì, lung linh. Chi tiết ấy chính là bài học mà nhân dân muốn gửi đến mỗi người chúng ta: bài học về sự biết ơn trong cuộc sống. Biết ơn và nói lời cảm ơn chính là hành động văn minh, thể hiện nếp sống đẹp của chúng ta trong cuộc đời.

Đoạn văn suy nghĩ về truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu - Mẫu 6

Ngày xưa ở làng nọ có hai anh em, người em là Heng-bu tốt bụng, hiền lành, siêng năng làm lụng còn người anh là Non-bu tham lam, xấu tính, tranh giành hết tài sản của em. Một năm nọ, lũ lụt dâng cao, mất mùa, nhà Heng-bu lâm vào cảnh nghèo. Chàng đến nhà anh xin giúp đỡ nhưng người anh đuổi đi. Mùa xuân tới, có đôi chim nhạn đến làm tổ, đẻ trứng và nuôi con dưới mái hiên nhà người em. Một hôm chàng đã cứu tổ chim khỏi bị trăn đến bắt, băng bó, bôi thuốc cho một con nhạn non không may bị rơi xuống đất. Mùa xuân nữa, chim nhạn lại về mang theo một hạt bầu cho chàng gieo trồng. Đến mùa thu hoạch, bổ ra những quả bầu toàn là trân châu, hồng ngọc, vàng bạc. Thấy người em giàu có, người anh tò mò, dò hỏi và biết được mọi chuyện. Mùa đông, cũng có đôi chim nhạn đến làm tổ dưới mái hiên nhà người anh. Hắn kéo nhạn non rồi bẻ gãy chân, bôi thuốc rồi đòi trả ơn. Mùa xuân năm sau, con chim nhạn bị thương quay trở về cũng mang theo hạt bầu. Người anh gieo trồng, đến lúc thu hoạch bổ ra không thấy vàng bạc đâu chỉ thấy các tráng sĩ đuổi đánh hắn, thấy bọn cướp dữ dằn lấy hết tài sản và cả bọn yêu tinh hung tợn xuất hiện. Non-bu bỗng chốc trở thành kẻ ăn mày, chẳng còn một xu. Nghe tin anh nghèo khó, suy sụp, Heng-bu vội chạy tới giúp đỡ anh. Người anh bấy giờ bèn ôm chầm lấy em khóc nức nở. 

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

3. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.

4. Tóm tắt:

- Ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em, anh trai Non-bu tham lam xấu tính và em trai Heng-bu tốt bụng, hiền lành. Tuy bị người anh cướp hết tài sản người cha để lại nhưng Heng-bu vẫn chăm chỉ làm ăn, thậm chí còn giúp đỡ người khác. Còn người anh thì xua đuổi em mình lúc em khốn khó nhất. Trong một lần cứu chú chim nhạn non, gia đình Heng-bu được đền ơn bằng hạt bầu. Khi trồng, cây bầu mang đến trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, tiền bạc. Người anh biết được sự tình đó, cố tình bắt bước người em nuôi một đôi chim nhạn. Chờ mãi không được, Non-bu đã lôi một chú chim non bẻ chân rồi băng bó lại, dặn dò nhớ trả ơn. Rồi con chim cũng quay lại ngậm một hạt bầu. Người anh hớn hở trồng thế nhưng cứ bổ một quả bầu thì mọi tai họa, trừng phạt người anh trai. Người anh trai trở nên nghèo đói. Heng-bu nghe tin vội chạy đến mời gia đình anh trai về chung sống với mình.

5. Bố cục (2 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...vô cùng giàu có): Quá trình Heng-bu trở nên giàu có

- Phần 2 (Còn lại): Sự trả giá của Non-bu vì sự tham lam.

6. Giá trị nội dung:

- Qua tác phẩm ta thấy được sự tham lam, ích kỉ của người anh đối với người em. Nhờ sự tốt bụng hiền lành, hay giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến hậu quả, người em đã nhận được phần thưởng xứng đáng. Còn người anh trai bị trừng phạt bởi tính tham lam của mình một cách xứng đáng. Ngoài ra, câu chuyện còn đề cao tình yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng những chi tiết thần kì, kì ảo.

- Sử dụng thủ pháp đối lập trong việc xây dựng nhân vật. 

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống