Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 1
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được nguồn gốc, xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết chọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là không biết làm gì, tôi được một vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được chuyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 2
Từ xa xưa ở vương quốc nọ chúng tôi được sinh ra. Đó là trong một cuộc thi đoạt ngôi vua của vương quốc đó. Vua cha nói với tất cả những đứa con rằng: "Hãy mang về cho ta những món ăn hiếm có và ngon về đây ta sẽ người đó làm vua''. Trong số nhỮng người con trai thì có một anh chàng con vua tên là Lang Liêu và cũng là người làm ra chúng tôi bánh chưng và bánh giầy. Anh Lang Liêu nhà nghèo không có đủ gạo mà ăn huống chi thi thố ẩm thực. Song điều thần bí mới thật sự bắt đầu. Một hôm anh nằm mơ thấy một bà tiên mách bảo về hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất chỉ làm từ gạo. Sau đó, anh ấy đã tiến hành thực hiện và dâng chúng tôi cho nhà vua thưởng thức. Vua rất hài lòng và Lang Liêu đã trở thành vị vua Hùng Vương đời tiếp theo. Từ đó chúng tôi được đặt tên là bánh chưng và bánh giầy.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 3
Chào mọi người, tôi là bánh chưng và đây là chị tôi - bánh giầy. Hôm nay tôi sẽ kể cho mọi người nghe về nguồn gốc và xuất thân của chúng tôi. Câu chuyện bắt đầu từ thời Vua Hùng, khi đó Lang Liêu vẫn còn là một hoàng tử. Ông là một người rất hiền hậu, biết tuân thủ lễ nghi và tôn trọng vua cha mẫu hậu, ông yêu thương anh em của mình.
Khi Vua Hùng đã già, ông không biết chọn ai trong số các con trai để truyền ngôi. Vì vậy, ngài quyết định để các hoàng tử thử tài bằng cách yêu cầu họ mang đến một món lễ vật quý hiếm để cống nạp lễ Tiên Vương. Ai có thể làm món lễ vật đặc biệt và hợp ý vua thì sẽ được truyền ngôi.
Các hoàng tử ngay lập tức đi tìm kiếm những lễ vật quý như trai biển, rắn biển, tôm hùm hay thịt voi,... Tuy nhiên, chỉ có Lang Liêu không biết làm gì. Trong lúc ông suy nghĩ, ông ngủ thiếp đi thì được thần hiện ra và chỉ cho cách làm một món lễ vật ý nghĩa và vừa lòng vua cha. Đó chính là lúc chị em tôi được tạo ra từ bàn tay khéo léo của ông Lang Liêu.
Khi biết được chuyện ông đã tạo ra một món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, Vua Hùng rất vui mừng. Đức vua đặt tên cho tôi là bánh chưng vì tôi tượng trưng cho mặt đất, còn chị tôi đặt là bánh giầy tượng trưng cho trời. Ngài vô cùng hài lòng, thưởng thức và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Vào ngày Lang Liêu lên ngôi, những chiếc bánh chưng như tôi và những chiếc bánh giầy như chị tôi ra đời và trở thành những vật ý nghĩa cúng tạ thần linh. Từ đó, trong những ngày lễ tết, chúng tôi trở thành những món không thể thiếu. Nhân dân coi chúng tôi như món quà cảm tạ trời đất, đã cho mưa thuận gió hòa và cầu mong mọi điều suôn sẻ.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 4
Dưới triều đại Vua Hùng, trước khi truyền ngôi, vị vua đã ra đề yêu cầu các con trai của mình đi tìm lễ vật để cúng lễ Tiên Vương. Ai đạt được lòng vua sẽ được kế vị ngai vàng. Các hoàng tử khắp nơi tìm kiếm những loại lễ vật quý hiếm, nhưng chỉ có Lang Liêu không biết làm sao. May mắn thay, trong một giấc mơ, Lang Liêu nhận được sự chỉ dạy của một vị thần về cách làm một món ăn dân dã và gần gũi từ gạo.
Đó chính là tôi, một chiếc bánh chưng được gói trong lá. Với tay khéo léo của Lang Liêu, tôi được tạo ra và trở thành một món lễ vật quan trọng. Nhìn tôi đơn sơ, mộc mạc nhưng tôi lại bao bọc hạt ngọc đất trời, lại mang biểu trưng cho mặt đất bao la, rộng lớn. Khi vua Hùng thấy tôi, ông rất hài lòng vì Lang Liêu thông minh, hiểu lòng người khi chọn món lễ vật này. Bởi thứ quý giá nhất trên thế gian không phải ngọc ngà, châu báu, … mà là thứ không thể thiếu đó chính là hạt gạo. Nên vua cha đã quyết định truyền ngôi cho con trai của mình. Đồng thời, khi Lang Liêu lên ngôi, tôi và anh em bánh giầy cũng ra đời và trở thành những món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ tết của người Việt Nam.
Tôi luôn tự hào và không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Chúng tôi đại diện cho sự tận tụy và sáng tạo của con người, cũng là lời cảm tạ của nhân dân với cha ông và đất trời.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 5
Tôi là Bánh Chưng, còn em tôi là Bánh Giầy. Cha tôi đã sinh ra chúng tôi để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng: ngày lễ Tiên Vương. Nhưng việc đó không dễ dàng chút nào! Đồn rằng cha tôi phải rất khéo tay mới làm nên hai chúng tôi như thế này. Và đó chính là sự thật, cha chúng tôi chính là Lang Liêu - hoàng tử con của Vua Hùng!
Câu chuyện bắt đầu khi Vua Hùng đã già, ông muốn truyền ngôi cho con. Nhưng ông muốn chọn người thừa kế có tinh thần cao cả để chăm lo cho đất nước. Cha tôi thấy hoàng tử khác đi khắp nơi tìm vật quý để cúng lễ Tiên Vương và còn cha tôi không biết dâng lên món gì. Ông chỉ có lúa, ngô và khoai. Một vị thần đã xuất hiện trong giấc mơ của cha tôi và gợi ý làm một loại bánh để dâng lễ. Và từ đó, hai anh em tôi ra đời. Mặc dù sinh cùng ngày, cùng xuất thân từ hạt gạo nhưng lại mang hai vẻ ngoài khác nhau. Tôi có hình dáng to lớn, vuông vức hơn, nên làm anh, trong khi chú Bánh Giầy có dáng điệu thư sinh và trắng trẻo, nên làm em. Đó là sự khác biệt duy nhất. Mặc dù chúng tôi yêu thương nhau, nhưng thỉnh thoảng lại tranh luận về bản chất và ý nghĩa cuộc sống.
Tôi luôn tự hào về bản sắc của mình: vỏ bánh xanh lá màu tượng trưng cho cây cối trên trái đất này. Bên trong tôi có gạo xanh, thịt lợn và hạt tiêu thơm phức - tượng trưng cho sự đa dạng của mọi loài. Hay có thể nói là tất cả được gói lại, đùm bọc trong lá dong, thể hiện sự yêu thương và sự đoàn kết. Mọi ý tưởng sâu sắc đều đến từ con người tôi. Chú Bánh Giầy cũng không kém phần: chú nói rằng hình dáng của chú giống như vòm trời, da trắng trẻo giống như bầu trời trong một ngày đẹp nắng. Bên trong chú cũng có gạo xanh, đôi khi chú thêm chút thịt lợn hoặc đường. Chú nói bên trong chú cũng tượng trưng cho sự đa dạng của mọi loài. Những khi đó, tôi chỉ cười và nói: "Thôi, anh và em đều là con cháu của Vua Hùng thôi. Nhưng nếu chú nói chú là vòm trời, thì tôi cũng khác gì mặt đất vuông rộng lớn, mát mẻ màu xanh cây lá".
Cuộc tranh luận kết thúc khi tiếng pháo nổ vang lên bên ngoài để chào mừng năm mới và rồi anh em Bánh Chưng và Bánh Giầy thường xuất hiện trong lễ Tết Nguyên Đán truyền thống của người Việt Nam. Chúng tôi vui mừng khi được luộc chín, đặt lên bàn thờ tổ tiên và khói hương tràn ngập không gian. Nghe nói, trong những ngày Tết như thế này, những người xa quê thường nhớ về hình ảnh chúng tôi trong ngày Tết có thể nghẹn ngào và rơi nước mắt...
Thật tự hào khi anh em nhà tôi - đại diện bánh Chưng và bánh Giầy - đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán truyền thống của người Việt Nam.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 6
Từ xa xưa, trong thời kỳ của Vua Hùng, để tìm người kế vị, nhà vua đã tổ chức một cuộc thi tài cho các con trai. Trong lễ cúng Tiên Vương, ai có thể đem đến một món ăn ngon và hiếm sẽ được chọn làm người kế vị. Trong số các con trai, có một anh chàng tên Lang Liêu là con trai vua Hùng - người có bàn tay khéo léo đã làm ra chúng tôi: bánh chưng và bánh giầy. Lang Liêu không giàu có như các hoàng tử khác, anh không có đủ lượng gạo để ăn, chưa kể đến việc làm món ăn hiếm. Những điều kỳ diệu bắt đầu từ đó. Một ngày, anh mơ thấy một vị tiên gợi ý rằng hai loại bánh, tượng trưng cho trời và đất, chỉ cần làm từ gạo. Sau đó, anh tuân theo lời chỉ dẫn của tiên và tạo ra chúng tôi - bánh chưng và bánh giầy để dâng lên vua. Vua rất hài lòng với sự có mặt của chúng tôi, khen không ngớt lời và trao ngai vàng cho Lang Liêu. Anh trở thành vua Hùng Vương kế vị. Kể từ đó, chúng tôi được gọi là bánh chưng và bánh giầy. Hàng năm nhân dân lại làm chúng tôi để thờ cúng tổ tiên. Vậy nên Tết đến, xuân về chúng tôi lại có mặt trên mâm cúng sum vầy cùng anh gà, chị ngũ quả, …
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 7
Chào mọi người, tôi là bánh chưng, hôm nay tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về nguồn gốc, xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi đó Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết chọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật để lễ Tiên Vương, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là không biết làm gì. Trong khi mải suy nghĩ, ông Lang Liêu ngủ thiếp đi và được thần chỉ cho cách để làm ra món lễ vật ý nghĩ, vừa ý vua cha. Và từ đó, tôi được sinh ra từ bàn tay khóe léo của ông. Khi biết được chuyện là có một món ăn dân dã, gần gũi nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 8
Dưới thời Vua Hùng, trước khi truyền ngôi, vua đã yêu cầu các con trai của mình đi tìm lễ vật để cúng lễ Tiên Vương; ai hợp ý sẽ được Vua Hùng truyền ngôi. Những hoàng tử đi khắp nơi tìm kiếm những loại lễ vật quý hiếm, nhưng chỉ có Lang Liêu không biết làm sao. May mắn thay, trong giấc mơ Lang Liêu được một vị thần hướng dẫn anh ấy cách làm ra một món ăn dân dã và gần gũi. Đó chính là tôi - một chiếc bánh chưng ngày tết. Với bàn tay khéo léo của Lang Liêu, tôi được tạo ra và trở thành một món lễ vật quan trọng. Vua Hùng đã vô cùng hài lòng khi Lang Liêu đưa tới món lễ vật này và quyết định trao ngôi cho chàng. Cùng với việc Lang Liêu lên ngôi, tôi và anh em bánh giầy cũng ra đời và trở thành những món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ tết của người Việt Nam. Tôi không thể nào quên và luôn tự hào về nguồn gốc của mình.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 9
Từ xa xưa dưới thời Vua Hùng, vì để chọn ra một người nối ngôi, nhà vua đã bày ra một cuộc thi tài cho những người con trai. Trong lễ cúng Tiên Vương, người nào dâng lên món ăn ngon, hiếm có sẽ được truyền cho ngôi vua. Trong số những người con trai thì có một anh chàng con vua tên là Lang Liêu, và cũng là người làm ra chúng tôi bánh chưng và bánh giầy, không biết phải làm sao. Lang Liêu vốn không được giàu có như các vị hoàng tử khác, chàng không có đủ gạo mà ăn huống chi những món ăn hiếm có. Song điều thần bí mới thật sự bắt đầu. Một hôm anh nằm mơ thấy một vị tiên mách bảo về hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất chỉ làm từ gạo. Sau đó, chàng đã tiến hành thực hiện theo lời chỉ dẫn của bà tiên làm ra tôi - bánh chưng và bánh giầy dâng cho nhà vua thưởng thức. Vua rất hài lòng và Lang Liêu đã trở thành vị vua Hùng Vương đời tiếp theo. Từ đó chúng tôi được đặt tên là bánh chưng và bánh giầy.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 10
Tôi tên là bánh Chưng, em tôi tên là bánh Giầy. Cha tôi sinh ra anh em tôi là để chuẩn bị cho ngày lễ tổ tiên: ngày lễ Tiên vương. Chuyện đó không phải dễ dàng đâu! Nghe đâu cha tôi phải tài trí khéo tay lắm mới làm nên hai anh em tôi: mỗi đứa một vẻ như thế này. Xin tiết lộ nhé: cha chúng tôi chính là Lang Liêu – hoàng tử con vua Hùng đấy!
Chuyện là thế này: ông nội tôi đã già, cũng muốn truyền ngôi cho con. Nhưng ông lại muốn chọn người nối được chí của ông để lo cho đất nước. Cha tôi thấy các bác, các chú trong nhà sai người lên rừng, xuống biển tìm vật quý giá dâng lên nhân ngày lễ Tiên vương, cha tôi rất buồn vì nghèo quá. Trong nhà toàn lúa, ngô, khoai. Một vị thần đã báo mộng cho cha tôi nên làm bánh mà dâng lễ. Thế là hai anh em tôi ra đời. Cùng sinh ra một ngày mà lại gọi là anh em ư ? Có gì đâu. Tôi trông tướng mạo to lớn, vuông vức hơn thì làm anh, chú bánh Giầy dáng điệu thư sinh, trắng trẻo thì làm em. Thế thôi. Tuy thương nhau đấy, nhưng hai anh em tôi hay tranh luận ra trò. Cuộc tranh luận chỉ xoay quanh các vấn đề bản thân chúng tôi với cuộc đời này. Tôi luôn tự hào: màu áo xanh lá dong của tôi – màu xanh ấy tượng trưng cho cây cối trên trái đất này. Bên trong người tôi lại có đỗ xanh, có thịt lợn, hạt tiêu thơm phức – tượng trưng cho muôn loài. Hay ở chỗ: tất cả đều được đùm lại, gói lại trong lá dong: có ý yêu thương, đùm bọc nhau đấy. Mọi ý tưởng toát lên từ con người tôi thật sâu sắc. Chú bánh Giầy không chịu kém cạnh: chú nói rằng: hình dáng của chú khum khum tựa vòm trời, da chú trắng trẻo chẳng khác bầu trời trong một ngày đẹp nắng. Trong người chú cũng có đỗ xanh, có nơi khi làm ra chú bánh Giầy họ cũng cho ít thịt lợn nữa, hoặc cho đường. Chú nói bên trong của con người chú cũng biểu tượng cho muôn loài. Những lúc như thế tôi chỉ cười xoà độ lượng: “Thôi, anh hơn chú, hay chú hơn anh thì cũng đều là con cháu vua Hùng thôi. Nhưng nếu chú nói chú là vòm trời, thì tôi khác gì mặt đất vuông vức, mát mắt màu xanh cây lá”…
Cuộc tranh luận được dừng lại vì bên ngoài tiếng pháo mừng xuân đã rộn lên. À, xin nói với các bạn: anh em bánh Chưng, bánh Giầy tôi thường hay có mặt trong tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam tôi. Thật đầm ấm làm sao khi bánh Chưng, bánh Giầy tôi được luộc chín, đặt lên bàn thờ tổ tiên nghi ngút khói hương. Nghe đâu, những ngày tết như thế này, khối người xa quê cứ nhớ hình ảnh của chúng tôi trong ngày tết quê hương lại nghẹn ngào, chảy nước mắt đấy…
Thật tự hào, anh em nhà chúng tôi – mà tôi là đại diện đã được vào câu hát của người Việt nói về tết Nguyên đán cổ truyền.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình - Mẫu 11
Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Thể loại: Truyền thuyết là một thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Truyện thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,…
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
3. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
4. Tóm tắt:
Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
5. Bố cục (3 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...truyền ngôi cho): Vua chọn người nối ngôi.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...ý nghĩa từng loại bánh): Cuộc đua tài.
- Phần 3 (Còn lại): Kết quả thi tài.
6. Giá trị nội dung:
- Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian