TOP 20 bài Cảm nhận về bài ca dao số 1 (2024) SIÊU HAY

Tải xuống 1 4.5 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận về bài ca dao số 1 hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Cảm nhận về bài ca dao số 1

Đề bài: Viết bài văn cảm nhận về bài ca dao số 1

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn bài thơ dao “Công cha như núi ngất trời”.

2. Thân bài

a. Nội dung chính

Bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành - cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

b. Nghệ thuật

- Biện pháp tu từ so sánh “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”: Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ.

- Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).

=> Hình ảnh thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.

3. Kết bài

Đánh giá ý nghĩa, giá trị của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”.

TOP 20 bài Cảm nhận về bài ca dao số 1 (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 1

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

   Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “núi ngất trời" là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “nước biển Đông" là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 2

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

TOP 20 bài Cảm nhận về bài ca dao số 1 (2024) SIÊU HAY (ảnh 2)

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 3

Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 4

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 5

"Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình. Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 6

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 7

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao trên gửi gắm bài học giá trị. Tác giả dân gian sử dụng biện pháp tu từ so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể cho tôi hiểu rõ hơn về công cha, nghĩa mẹ thật lớn lao, vĩ đại nhường nào. Câu cuối cùng nhắn gửi lời khuyên nhủ rằng “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Ở đây, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Thế mới thấu hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ để từ đó biết trân trọng, hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng khiến tôi thấm thía về công lao của đáng sinh thành.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 8

Có rất nhiều bài ca dao viết về công lao của đấng sinh thành, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với bài:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Hai câu đầu đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể. “Công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Qua đó, tôi thấy được công ơn lớn lao, vĩ đại của cha mẹ dành cho con cái. Họ không chỉ cho sự sống mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người. Câu cuối cùng là lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Khi đọc bài cao dao này, tôi mới biết hết được chín chữ cù lao. Từ đó, tôi thêm trân trọng và biết ơn cha mẹ. Bài ca dao quả là giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 9

Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 10

Khi đọc bài ca dao trên, tôi đã thấu hiểu được công lao của đấng sinh thành. Mở đầu, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Những khái niệm trừu tượng như “công cha”, “nghĩa mẹ” đã được so sánh với “núi ngất trời” và “nước ở ngoài biển Đông”. Đây là những hình ảnh thiên nhiên trong thực tế cuộc sống, nên dễ cảm nhận và hình dung hơn. Qua đây, chúng ta thấy được công ơn của đấng sinh thành thật lớn lao, vĩ đại: “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu thơ cuối cùng là lời nhắc nhở, khuyên nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Trước hết, “chín chữ” ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Đó chính là “chín chữ” thể hiện được công ơn của cha mẹ. Thế mới thấy được rằng, cha mẹ đã vất vả nhường nào. Từ đó, mỗi người cần phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ và khắc ghi công ơn của họ.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 11

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Từ đó, chúng ta thấy được công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và con cái cần yêu mến, hiếu thảo với cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 12

Bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trước hết, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Từ đó, chúng ta mới hiểu được hết công lao to lớn của cha mẹ. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Từ đó, bài ca dao muốn nhắn nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Chúng ta cần phải hiểu chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Để nuôi lớn một đứa trẻ, cha mẹ đã phải vất vả đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 13

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 14

Truyền thống con người Việt Nam từ xưa đến nay vốn rất xem trọng và đề cao gia đình. Gia đình chính là cội nguồn của tình cảm, tình yêu thương và kính trọng, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Thứ tình cảm thiêng liêng này đã được thể hiện đầy phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao dưới đây là một trong những tác phẩm rất ý nghĩa viết về tình cảm gia đình.

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà cũng đầy thiêng liêng, trang trọng là tất cả những gì ta có thể cảm nhận được qua bài ca dao, một khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru đã được thể hiện rất rõ ràng qua tác phẩm. Có lẽ đây là lời ru của mẹ dành cho đứa con bé bỏng đang say giấc nồng trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao như biển trời của cha mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc con từng ngày và bổn phận, trách nhiệm của đạo làm con. Cha mẹ là những người gần gũi với chúng ta nhất, đã cho chúng ta biết bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Trước tiên là cha mẹ cho ta sự sống, cho ta được xuất hiện trên cõi đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái, dịu dàng, nâng niu vỗ về ta, bằng dòng giữa ngọt lành, mẹ nuôi ta khôn lớn và bằng những lời ru êm dịu. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp người" cũng không thể nào đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chắc của người cha. Vòng tay và bờ vai ấy đã tạo ra một điểm tựa vững chắc để ta bước vào đời, đem theo những khát vọng to lớn và hành trang trong suốt hành trình khó khăn của cuộc đời. Điều thiêng liêng ấy được tác giả thể hiện thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng"

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Đã làm nổi bật lên công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự kỳ vĩ, to lớn của hình ảnh (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả không chỉ đem đến cho ta sự nhận thức về công lao to lớn của cha mẹ mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ theo năm tháng. Như núi cao kia, như nước biển kia đã xuất hiện và tồn tại hàng tỷ năm trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được sinh ra cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời con người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta một sự nhận thức sâu sắc, thấm thía và vô cùng kính trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó về điều đó. Không chỉ thế, ngọn núi cao hùng vĩ, biển rộng bao la còn được cụ thể hóa bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời, biển - mênh mông. Cụ thể, hài hòa mà vẫn rất thấm thía, gợi cảm và vì thế nó có tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của con người. Núi lòa nhòa ẩn hiện trong mây kia liệu dù có hùng vĩ đến mấy cũng liệu đo nổi công lao của cha mẹ? Biển mênh mông kia như lòng mẹ bao la làm sao có thể vơi cạn? Tác giả đã vô cùng tinh tế, khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để diễn tả công lao vô cùng to lớn, cao cả, thiêng liêng của cha mẹ. Bởi chỉ có những hình ảnh hùng vĩ, to lớn đó mới có thể xứng tầm phác họa được đầy đủ, chính xác công thành dưỡng dục, thứ công lao không có mỹ từ nào trên thế giới này có thể miêu tả chính xác được hết, không có vật chất nào có thể mang ra để đánh đổi. Bằng hình ảnh so sánh cổ xưa mà không hề lạc hậu, bằng âm điệu ngọt ngào, dịu dàng thanh thoát của lời hát ru, tác giả đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn cha mẹ. Lời ca ngợi không khô khan, nặng triết lý mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim đến với trái tim lay động lòng ta. Ngoài bài ca dao trên diễn tả về công lao của cha mẹ, ta còn có thể bắt gặp rất nhiều bài ca dao khác với nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

Hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Dù cách nói có khác nhau nhưng mục đích của những bài ca dao đó là vẫn nhắc nhở chúng ta về công lao to lớn của cha mẹ. Tiếng tục dòng tâm tình ấy, tác giả đi đến các kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía.

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "cù lao chín chữ" để một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự vất vả của cha mẹ. Chín chữ ấy là: cúc - nâng đỡ, sinh - đẻ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng -  nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử tự đặt câu hỏi rằng có ai trong số chúng ta không nhận được những điều vô cùng tốt đẹp đó từ cha mẹ? Không chỉ gói gọn ở con số chín chữ bởi công lao to lớn của cha, mẹ là không thể kể hết. Để rồi từ đó, ta luôn khắc sâu trong tâm trí về thái độ và hành động của bản thân "ghi lòng con ơi!". Lời nhắc nhở tuy ngắn gọn mà thấm thía vô cùng! Tác giả không nhắc ta phải trả công cho những sự hy sinh to lớn của cha, mẹ cho những gì mà chúng ta đã đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta có thể đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ thì lại càng không, điều đó là vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà thấm thía, bài ca dao đã để lại trong lòng người đọc cảm giác bâng khuâng, ảnh hưởng đến tiếng lòng của người đọc về chữ "hiếu". Và dù có như nào đi chăng nữa, bài ca dao ấy đã thực sự khiến cho chúng ta luôn ghi lòng công ơn cha mẹ.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 15

Bài ca dao trên đã thực sự chạm vào đáy lòng của người đọc bởi nó đã gợi lên công ơn to lớn của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu ca dao, tác giả nhắc đến "công cha", "nghĩa mẹ".

Đó là công sinh thành, dưỡng dục. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau mới có thể cho chúng ta được sinh ra và thấy những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời và những yêu thương mẹ dành hết cho con. Ví "công cha", "nghĩa mẹ" như "núi ngất trời", như "nước ở ngoài biển Đông" là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với sự hùng vĩ, mênh mông, to lớn đến vô hạn của trời đất, thiên nhiên, biển cả. Ví "công cha" với "núi ngất trời" là khẳng định sự to lớn, ví "nghĩa mẹ" như "nước biển Đông" là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Hình ảnh người cha thì mạnh mẽ, cứng rắn, trụ cột trong gia đình là thế nhưng vẫn rất lãng mạn trong thể hiện tình cảm với con. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng thấm thía, sâu xa và dạt dào cảm xúc dành cho con. Đối "công cha" với "nghĩa mẹ", "núi" với "biển" là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm trở nên vô cùng sâu sắc và to lớn hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ là không có mỹ từ nào có thể diễn tả được, không có một vật chất nào để đo được: "Núi cao bể rộng mênh mông". Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả đã đưa ra lời thủ thỉ, nhắn nhủ con cái: "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" Nhắc đến "cù lao chín chữ" là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau để con có thể được sinh và thấy được những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã phải hy sinh thầm lặng, trải qua bao nhiêu là vất vả, khó khăn, thử thách để đem lại cho con sự đầy đủ về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao da diết nhắn nhủ những người con thân yêu "ghi lòng con ơi!" những công ơn trời bể đó. Tiếng "ơi!'' vang lên thể hiện tình cảm da diết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả.

Bài ca dao đã để lại trong lòng người đọc những sự bâng khuâng, suy nghĩ về chữ "hiếu", nỗi niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách suy nghĩ, lối sống làm sao có thể để bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ.

Cảm nhận về bài ca dao số 1 - Mẫu 16

Cha và mẹ – hai tiếng gọi thật thiêng liêng. Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Phép so sánh đã cho thấy công ơn không thể nào đong đếm được của cha mẹ.

Bởi vậy, tác giả dân gian mới đưa ra lời nhắn nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn.

Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Vì ở đó chúng ta nhận được sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ của những người thân yêu. Nhờ có tình cảm gia đình, con người sẽ có thêm nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất. Tình cảm gia đình thật đáng trân trọng và bảo vệ.

Như vậy, bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành – cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại: Ca dao

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Kho tàng ca dao người Việt, tập I, 2001

3. Phương thức biểu đạt:  Biểu cảm

4. Bố cục

- 3 phần

+ Phần 1: Khổ thơ 1: Bài ca dao về tình cảm giữa cha mẹ và con

+ Phần 2: Khổ thơ 2: Bài ca dao về tình cảm cội nguồn

+ Phần 3: Còn lại: Bài ca dao về tình cảm giữa anh em

5. Giá trị nội dung

 Ba bài ca dao trong văn bản thể hiện tình cảm gia đình: đó là tình cảm giữa cha mẹ với con, tình cảm cội nguồn và tình cảm anh em.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

- Sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống