Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng
2. Thân bài:
- Kể về câu chuyện, ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: là tiêu biểu cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta
3. Kết bài:
- Em có cảm nhận gì về nhân vật Thánh Gióng? Yêu thích, tự hào, ngưỡng mộ, quyết tâm cố gắng học tập để góp sức xây dựng quê hương, bảo vệ đất nước.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 1
Hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên được xây dựng với vẻ đẹp phi thường. Từ sự ra đời, sinh trưởng cho đến sự ra đi của Gióng đều mang màu sắc kì ảo. Bà mẹ Gióng đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt. Qua đó, nhân dân ta gửi gắm niềm tin sẽ luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 2
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẹ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 3
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt, con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc, thích thú. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng, nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn. Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 4
Thánh Gióng là vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong việc gìn giữ Tổ quốc, bảo vệ non sông. Gióng khi sinh ra tới ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết đi, nhưng khi nghe tin có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước từ sâu trong Gióng trỗi dậy, Gióng lớn mạnh phi thường và xin được đi đánh giặc cứu nước. Gióng có được sức mạnh như vậy cũng là nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, mong muốn đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước. Gióng còn là người anh hùng rất thông minh khi roi sắt gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường để đánh giặc cho thấy sức mạnh kết hợp giữa con người với thiên nhiên. Gióng đánh giặc với mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả, điều đó cho thấy Gióng là vị anh hùng thực sự, vì nước vì dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mà không màng nguy hiểm. Gióng chính là hình tượng tiêu biểu của anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 5
Nhân vật Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu về người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Nhân vật này được xây dựng mang những vẻ đẹp tiêu biểu của người anh hùng trong quan niệm của nhân dân ta. Trước hết là sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. Một hôm, người mẹ của Gióng đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Gióng sinh ra nhưng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Không chỉ là sự ra đời, quá trình trưởng thành của Gióng cũng khác thường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Khi giặc đến gần bờ cõi, Gióng bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ - mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng đã đánh tan quân giặc, bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù xâm lược. Sau khi đánh giặc xong, Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam, khiến cho người đọc càng thêm yêu mến và cảm phục.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 6
Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 7
Trong kho tàng dân gian Việt Nam, em ấn tượng nhất với truyền thuyết Thánh Gióng. Hình tượng Thánh Gióng đại diện cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc, Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 8
Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng là đại diện tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong lòng nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kỳ lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng mà người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 9
Thánh Gióng như một nhân vật truyền kì đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy, dẹp tan quân giặc. Hình ảnh Thánh Gióng vẫn luôn hiện hữu với tư thế cưỡi ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kỳ quật tan quân thù. Roi gãy vẫn mạnh mẽ nhổ tre đánh giặc. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng không hề ảnh hưởng hình ảnh của chàng trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng luôn cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng có đủ sức để đánh giặc không? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 10
Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu về người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh Thánh Gióng được nhân dân xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Nhưng đến khi đất nước rơi vào cảnh bị xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Tiếng nói đầu tiên được cất lên cũng chính là tiếng nói yêu nước. Không chỉ vậy, nhân vật này còn được xây dựng với ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Và sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng hiện lên thật đáng ngưỡng mộ, tự hào.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 11
Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng để gửi gắm niềm tin và khát vọng của nhân dân về người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Nhân vật này được xây dựng với những đặc điểm tiêu biểu của một nhân vật truyền thuyết. Trước hết, Gióng có lai lịch kì lạ. Một lần, bà mẹ của Gióng ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử về nhà thì mang thai, mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé. Lên ba tuổi mà cậu bé vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì nằm đây. Có thể thấy, sự ra đời của Gióng không giống với bất cứ đứa trẻ bình thường nào. Điều này đã gợi mở cho người đọc suy nghĩ về một cuộc đời khác thường của Thánh Gióng. Không chỉ vậy, nhân vật này còn gắn với sự kiện có tính lịch sử của dân tộc. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Đến làng Gióng, khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về tâu vua rèn ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt với lời hứa sẽ đánh tan lũ giặc. Ở đây, Gióng hiện lên là một người giàu lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước. Kể từ hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy không no áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con trong làng phải góp gạo để nuôi lớn Gióng - chính chi tiết này đã cho thấy Gióng được xây dựng đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Khi giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt đánh tan lũ giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Đó là sự bất tử hóa mà nhân dân đã xây dựng ở nhân vật này. Với nhân vật Thánh Gióng, nhân dân ta muốn thể hiện niềm tin của nhân dân luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 12
Thánh Gióng là một nhân vật khiến em cảm thấy ngưỡng mộ và yêu mến. Bởi nhân vật này đã đại diện cho người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Ở Gióng mang những đặc điểm của nhân vật truyền thuyết. Trước hết, Gióng có xuất thân, lai lịch kì lạ. Bà mẹ của Gióng trong một lần đi ra đồng nhìn thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Nhưng phải đến mười hai tháng sau, bà mới sinh được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Gióng được đặt trong hoàn cảnh đất nước bị giặc Ân xâm lược. Nhà vua muốn tìm người tài giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe thấy tiếng sứ giả liền bảo mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Như vậy, tiếng nói đầu tiên của cậu bé thể hiện được tình yêu đất nước. Kể từ hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của toàn dân. Giặc đến gần bờ cõi, Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đánh tan quân giặc. Sức mạnh, lòng dũng cảm của Gióng khiến người đọc thêm ngưỡng mộ. Đặc biệt nhất là Thánh Gióng đã được nhân dân bất tử hóa: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Nhân vật Thánh Gióng chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 13
Khi đọc truyền thuyết “Thánh Gióng”, người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật Thánh Gióng. Trước hết, ngay từ sự ra đời của Thánh Gióng đã có sự kì lạ. Bà mẹ của Gióng trong một lần đi ra đồng nhìn thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Nhưng phải đến mười hai tháng sau, bà mới sinh được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhà vua muốn tìm người tài giúp nước, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Như vậy, tiếng nói đầu tiên của cậu bé thể hiện được tình yêu đất nước. Kể từ hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của toàn dân. Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đánh tan quân giặc. Và sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Có thể thấy rằng, Thánh Gióng mang toàn bộ những phẩm chất của người anh hùng mà nhân dân mong muốn.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 14
Thánh Gióng là một truyền thuyết rất quen thuộc. Người anh hùng Thánh Gióng đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Gióng được các tác giả dân gian xây dựng với những đặc điểm của nhân vật truyền thuyết. Đầu tiên, xuất thân, lai lịch của Gióng rất khác thường. Một lần, bà mẹ đi đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà mới sinh được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười, ai đặt đâu là ngồi đấy. Ngoài ra, để làm nổi bật phẩm chất anh hùng, Thánh Gióng còn được đặt trong hoàn cảnh đất nước bị giặc Ân xâm lược. Lúc này, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Khi đến làng Gióng, cậu bé nghe thấy tiếng sứ giả liền bảo mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Đây là tiếng nói đầu tiên của cậu bé, thể hiện được tình yêu đất nước. Kể từ hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của toàn dân. Khi giặc đến gần bờ cõi, Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đánh tan quân giặc. Tôi vô cùng ngưỡng mộ sức mạnh, lòng dũng cảm của Thánh Gióng. Hình tượng nhân vật này còn được bất tử hóa “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Có thể khẳng định rằng, Thánh Gióng chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 15
Thánh Gióng đã trở thành một biểu tượng về người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng được xây dựng mang những đặc điểm của một nhân vật truyền thuyết. Về nguồn gốc ra đời, một lần, bà mẹ của Gióng ra đồng, trông thấy một vết chân to liền ướm thử về nhà thì mang thai, mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé. Lên ba tuổi mà cậu bé vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì nằm đây. Sự ra đời của Gióng không giống với những đứa trẻ bình thường, giống như một lời dự báo về cuộc đời của một con người khác thường. Cuộc đời của Gióng gắn với biến cố của đất nước, giặc Ân sang xâm lược. Nhà vua đã sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Đến làng Gióng, khi nghe tiếng của sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Tiếng nói đầu tiên của Gióng đã thể hiện được tầm lòng yêu nước, khát vọng giải cứu đất nước. Ở đây, Gióng hiện lên là một người giàu lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước. Kể từ hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy không no áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con trong làng phải góp gạo để nuôi lớn Gióng - chính chi tiết này đã cho thấy Gióng lớn lên trong sự chăm sóc của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Khi giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và cưỡi ngựa sắt đánh tan lũ giặc. Hình ảnh tráng sĩ hiện lên cho thấy quan niệm của nhân dân về người anh hùng phải có tầm vóc, sức mạnh phi thường. Ở cuối truyện, tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Nhân dân đã dành sự tôn kính cho Thánh Gióng vì vậy muốn bất tử hóa nhân vật này. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng khiến tôi cảm thấy cảm phục, kính trọng và yêu mến.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 16
Thánh Gióng là một trong những nhân vật anh hùng nổi tiếng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Ông là một hình mẫu lý tưởng về người anh hùng của quê hương, người đã tự nguyện hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Thánh Gióng đã chứng minh rằng ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, con người Việt Nam vẫn có thể đứng lên bảo vệ đất nước bằng lòng dũng cảm và sự quyết tâm. Câu chuyện về Thánh Gióng luôn là nguồn cảm hứng cho tôi, khiến tôi thêm yêu và tự hào về lịch sử, văn hóa dân tộc. Nó cũng trở thành nguồn động lực thúc đẩy tôi nỗ lực học tập để đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 17
Truyện “Thánh Gióng” thể hiện ước mơ đánh tan giặc ngoại xâm của người xưa. Ước mơ về sức mạnh phi thường giúp người dân có thể lớn nhanh như thổi tạo ra sức mạnh to lớn, không ai sánh kịp.
Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng đã phá tan quân thù làm cho chúng phải bỏ chạy toán loạn. Sau chiến thắng cả người và ngựa Thánh Gióng bay thẳng về trời. Thể hiện sự kỳ diệu của người thần thông quảng đại, thể hiện dòng dõi tiên rồng.
Nhân vật Thánh Gióng thể hiện ước mơ của người dân chúng ta thời xưa, ước mơ có được sức mạnh phi thường của trời đất để đánh tan kẻ thù xâm lược. Ước mơ về sự tự do thái bình thịnh trị, không có chiến tranh, không có cảnh đầu rơi máu chảy mọi người dân đều được sống tự do, hòa bình, no đủ.
Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng yêu nước, có ý chí sức mạnh phi thường.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 18
Thánh Gióng trong cảm nhận của em biểu tượng vĩ đại về lòng yêu nước, sự hy sinh, và tinh thần anh hùng. Nhân vật Thánh Gióng đã lớn lên với nhiều điều kỳ lạ, mang trong mình sứ mệnh cao cả là bảo vệ dân tộc. Từ một đứa trẻ không biết gì, chàng trở thành một người anh hùng mạnh mẽ, chiến đấu dũng cảm để đánh đuổi quân thù và bảo vệ quê hương. Em cảm nhận sự kỳ diệu và phép mầu trong câu chuyện về Thánh Gióng. Gióng là một minh chứng sống về tinh thần không bao giờ từ bỏ và lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam. Dù có rất nhiều anh hùng vĩ đại trong lịch sử nước ta, nhưng Thánh Gióng vẫn là người anh hùng đặc biệt nhất trong lòng em.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 19
Chắc hẳn người Việt Nam, ai cũng đã từng một lần được nghe truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước Nam rồi người bay về trời. Nhân vật Gióng được xây dựng bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Với em Thánh Gióng là tấm gương sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc. Chi tiết Gióng bay về trời cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 20
Thánh Gióng là một trong những biểu tượng vĩ đại của người anh hùng trong truyền thuyết Việt Nam. Hình tượng này đã được xây dựng với những đặc điểm độc đáo, thể hiện một nhân vật truyền thuyết có sức mạnh phi thường và tâm hồn cao cả. Nguồn gốc ra đời của Thánh Gióng đã được truyền thuyết theo một cách đầy bí ẩn. Việc bà mẹ của Gióng mang thai sau khi thấy một vết chân to liền ướm trên đồng là một phần của sự thần kỳ. Cuộc sống của Gióng từ lúc mới sinh đã không giống với các đứa trẻ bình thường. Cậu bé không biết nói, không biết cười, và ai đặt đâu thì nằm đó. Điều này khiến cho cuộc sống của Gióng trở nên đặc biệt và đầy bí ẩn. Cuộc đời của Thánh Gióng liên quan chặt chẽ đến sự xâm lược của giặc Ân, và ông trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước. Khi nghe sứ giả của nhà vua đến, Gióng đã lần đầu tiên cất tiếng nói, và lời nói đó thể hiện tình yêu nước và quyết tâm của cậu bé. Gióng lớn nhanh và có sức mạnh phi thường, nhưng điều quan trọng là sự chăm sóc và nuôi dưỡng của nhân dân. Hình ảnh bà con trong làng phải góp gạo để nuôi lớn Gióng thể hiện sức mạnh đoàn kết của cộng đồng. Khi đối mặt với lũ giặc, Thánh Gióng trở thành một tráng sĩ mạnh mẽ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, và cưỡi ngựa sắt để đánh tan địch. Hình ảnh này thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ của nhân dân đối với người anh hùng vĩ đại, người phải có tầm vóc và sức mạnh phi thường. Cuối cùng, khi Gióng hoàn thành nhiệm vụ, ông bay lên trời và trở thành một vị thần. Nhân dân đã tôn kính và muốn làm bất tử hóa nhân vật này. Thánh Gióng là một biểu tượng vĩ đại về lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, và sức mạnh phi thường, và hình ảnh này luôn khiến cho chúng ta cảm phục, kính trọng, và yêu mến.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 21
Thánh Gióng là một biểu tượng vĩ đại về người người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Nhân vật này đã khiến cho tôi cảm thấy ngưỡng mộ và yêu mến. Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng với sự ra đời rất kì lạ của Gióng. Một hôm, người mẹ của Gióng đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Gióng sinh ra nhưng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cất lên xuất phát từ một tấm lòng yêu nước, khiến cho ta cảm phục biết bao. Hấp dẫn hơn, từ sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Khi giặc đến gần bờ cõi, Gióng bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ - mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ một mình đánh tan quân giặc, bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù xâm lược. Chi tiết này đã cho thấy tầm vóc phi thường của người anh hùng trong suy nghĩ của nhân dân. Kết thúc truyền thuyết là hình ảnh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Ở đây, Thánh Gióng đã được bất tử hóa, vẫn còn sống mãi trong lòng của nhân dân. Nhân vật Thánh Gióng chính là đại diện sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 22
Thánh Gióng là một nhân vật mà tôi vô cũng ngưỡng mộ và kính trọng. Nhân vật này vừa là một anh hùng phi thường mang vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với vẻ đẹp gần gũi. Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường. Điều này thể hiện qua sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng. Ngoài ra, Gióng có cả sức mạnh của thể lực và tinh thần, ý chí. Tuy nhiên, Gióng vẫn mang đặc điểm của con người trần thế. Về nguồn gốc, lai lịch của Gióng rất rõ ràng, cụ thể và xác định. Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng ngoại xâm đều gắn với những người dân bình dị. Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ”, “uống nước, ăn cơm với cà”, vẫn mặc quần áo của dân làng Phù Đổng. Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước. Roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt cũng do những người thợ rèn tạo ra. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đến khi đánh tan quân giặc, Gióng đã bay về trời. Có thể khẳng định rằng, Thánh Gióng là biểu tượng cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm, đáng để học tập theo.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 23
Thánh Gióng là vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong việc gìn giữ Tổ quốc, bảo vệ non sông. Gióng khi sinh ra tới ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết đi, nhưng khi nghe tin có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước từ sâu trong Gióng trỗi dậy, Gióng lớn mạnh phi thường và xin được đi đánh giặc cứu nước. Gióng có được sức mạnh như vậy cũng là nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, mong muốn đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước. Gióng còn là người anh hùng rất thông minh khi roi sắt gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường để đánh giặc cho thấy sức mạnh kết hợp giữa con người với thiên nhiên. Gióng đánh giặc vơi mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả, điều đó cho thấy Gióng là vị anh hùng thực sự, vì nước vì dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mà không màng nguy hiểm. Gióng chính là hình tượng tiêu biểu của anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 24
Trong kho tàng dân gian Việt Nam có vô vàn truyền thuyết hay mà em đã được nghe, được đọc từ tấm bé, nhưng để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất có lẽ là Thánh Gióng. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời, về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 25
Truyền thuyết Thánh Gióng khắc họa hình ảnh Thánh Gióng hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Nhân vật Thánh Gióng là một anh hùng phi thường, vừa là một con người đời thường. Trước hết, con người phi thường được thể hiện từ sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng. Sức mạnh của Gióng gồm thể lực và tinh thần, ý chí. Gióng cũng mang những đặc điểm của một con người trần thế. Nguồn gốc, lai lịch của Gióng rất rõ ràng, cụ thể và xác định. Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng ngoại xâm đều gắn với những người dân bình dị. Ngoài ra, nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước. Ngay cả roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt cũng do những người thợ rèn tạo ra. Khi chưa có giặc Gióng là đứa trẻ không biết nói cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng vụt lớn, cất lời và hoàn thành nhiệm vụ đánh tan giặc và bay về trời. Nhân vật Thánh Gióng khiến tôi ngưỡng mộ, kính trọng và cảm phục.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 26
Thánh Gióng như một nhân vật truyền kì đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy, dẹp tan quân giặc. Hình ảnh Thánh Gióng vẫn luôn hiện hữu với tư thế cưỡi ngựa phun ra lửa, cầm roi tre quật tan quân thù. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng không hề ảnh hưởng hình ảnh của chàng trong lòng nhân dân mà như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng luôn cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng có đủ sức để đánh giặc không? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Như vậy, Thánh Gióng tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 27
Thánh Gióng là một nhân vật truyền thuyết đầy ấn tượng, và em cảm thấy ngưỡng mộ và yêu mến anh hùng này vô cùng. Gióng đại diện cho người anh hùng trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm, và tình yêu đất nước của anh đã được thể hiện rõ ràng qua các đặc điểm độc đáo của nhân vật này. Xuất thân và lai lịch của Gióng thực sự kì lạ và thần kỳ. Bà mẹ của Gióng mang thai sau khi thấy một vết chân to trên đồng và đã thử ướm vết chân đó. Sau mười hai tháng, bà mới sinh được một cậu con trai - Thánh Gióng. Sự ra đời của Gióng đầy bí ẩn và được xem như một dấu hiệu của sự xuất hiện của một người anh hùng đặc biệt. Cuộc sống của Gióng từ khi mới sinh đã rất khác biệt so với các đứa trẻ bình thường. Cậu bé không biết nói, không biết cười, và luôn nằm đâu là nằm đó. Tuy nhiên, khi nhà vua tìm kiếm người tài để giúp đất nước chống giặc Ân, Thánh Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên của mình, yêu cầu mẹ mời sứ giả vào nhà. Điều này thể hiện tình yêu đất nước và quyết tâm bảo vệ đất nước của cậu bé. Gióng lớn lên nhanh chóng và mạnh mẽ. Cuộc sống của cậu bé được nuôi dưỡng bởi lòng đoàn kết của bà con trong làng, và Thánh Gióng đại diện cho sức mạnh và tình thần đoàn kết của nhân dân. Khi đối mặt với lũ giặc, Gióng trở thành một tráng sĩ mạnh mẽ, cưỡi ngựa và cầm roi sắt để đánh bại quân giặc. Hình ảnh này thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ của nhân dân đối với người anh hùng này. Cuối cùng, Thánh Gióng bay lên trời và trở thành một vị thần. Nhân dân đã muốn bất tử hóa anh hùng này. Thánh Gióng là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, và sức mạnh phi thường, và nhân vật này luôn là nguồn cảm hứng và tôn kính trong lòng mọi người dân Việt Nam.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 28
Thánh Gióng không chỉ là một tráng sĩ thần kỳ, mà còn là biểu tượng của sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Sức mạnh của Gióng không chỉ đến từ cơ thể phi thường mà còn từ ý chí sắt đá, từ trái tim yêu nước nồng nàn. Hình ảnh Gióng ăn cơm mà cả làng góp rồi lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, nhổ cả tre ngà để chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược, đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ trong tâm hồn người Việt. Ông không chỉ là một nhân vật trong truyện cổ tích, mà còn là một phần máu thịt của dân tộc ta. Thánh Gióng sẽ mãi sống trong lòng mỗi người Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ mai sau. Trong mỗi chúng ta, đều có một phần của Thánh Gióng, đó là tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng, là khát vọng vươn lên để bảo vệ Tổ quốc. Điều ấy được minh chứng qua những trang sử hào hùng, bởi những thế hệ anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... Vì lẽ đó, trong cảm nhận của em, nhân vật Thánh Gióng chính là đại diện cho sức mạnh của dân tộc ta, một sức mạnh trường tồn và bất diệt. Và em tin rằng, tinh thần của Thánh Gióng sẽ mãi sống mãi trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam, truyền cảm hứng cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 29
Thánh Gióng là không chỉ là một trong những câu chuyện, truyền thuyết tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam mà còn mang trong mình những giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc. Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cứu nước của người Việt Nam được thể hiện sâu sắc, rõ nét qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng.
Khi đọc đến chi tiết cái vươn vai kỳ diệu đã biến Gióng thành một con người khác, lớn bổng gấp ngàn lần đã để lại cho em nhiều suy nghĩ. Qua chi tiết đó ta em có thể cảm nhận được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Mỗi khi gặp khó khăn không bao giờ gục ngã mà luôn luôn cố gắng vươn lên để chiến thắng. Cái sức mạnh vô biên ấy được nuôi lớn bởi những thứ bình thường giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Đó là cơm gạo của nhân dân, đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi và mọi người trong làng góp gạo nuôi Gióng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc giữa quân và dân ta trong những ngày chiến đấu gian khổ.
Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân bằng tình yêu thương mộc mạc chân thành mà lên đường đi đánh giặc. Gióng ra đi trong khí thế hào hùng mạnh mẽ xông pha trận địa đánh ta quân giặc. Gióng cùng nhân dân không chỉ đợi giặc đến mà đánh, chàng còn cùng nhân dân tìm giặc mà đánh, khiến chúng thất bại thảm hại.
Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông. Trên đất nước này, đất nước mà tình thần yêu nước luôn hừng hực trong trái tim của mỗi con người thì tinh yêu nước ấy gắn liền với mọi vật trên mảnh đất quê hương. Không cứ là đao gươm hay vũ khí nào lợi hại, những cây cối ven đường cũng là thứ vũ khí mạnh mẽ của người anh hùng trong chiến tranh. Dù những cây cối ấy là nhỏ bé, tầm thường nhưng vẫn luôn mang một sức mạnh to lớn để đánh bại quân thù.
Trận đánh hiện lên qua lời kể của tác giả dân gian một cách nhanh gọn nhưng mạnh mẽ và cuốn hút làm nổi bật lên được hình tượng người anh hùng cứu nước của dân tộc ta. Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường. Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn. Giặc đã tan, đã đến lúc Gióng phải đi. Một sự ra đi nhẹ nhàng không màng danh lợi. Đánh giặc là điều hiển nhiên đối với Gióng cũng như đối với những người anh hùng Việt Nam. Họ xông pha trận mạc, hi sinh bản thân mình để đem lại bình yên cho tổ quốc và họ không trông mong vào một thứ gọi là danh lợi. Gióng là con của thần, được thân phái xuống đánh giặc giúp dân thì khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì Gióng phải về trời.
Thánh Gióng bay về cõi vô biên bất tử, nhân dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ đến công lao của Gióng, để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến và trân trọng, luôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng trong tâm trí họ mà biết ơn. Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt. Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc. Có những chàng trai và những cô gái ấy đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời của mình cho đất nước. Những em nhỏ vẫn ngày ngày trưởng thành trong ngây thơ cùng với lòng yêu nước nồng nàn của mình. Cả một dân tộc với biết bao con người, biết bao thế hệ cùng chung một nhịp đập hướng về tổ quốc đã không tiếc đời mình hi sinh cho tổ quốc để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình hạnh phúc. Cũng như Gióng, những người anh hùng ấy sẽ mãi bất tử trong lòng mỗi người dân Việt.
Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lao động bình dị mộc mạc. Một con người sinh ra lớn lên va chiến đấu một cách kỳ lạ nhưng đó lại là ước mơ, là mong muốn của nhân dân ta gửi gắm trong những câu chuyện này.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - Mẫu 30
Đất nước ta có lịch sử hàng nghìn năm Bắc thuộc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Có lẽ vì thế, chủ đề về những con người anh dũng, kiên cường chiến đấu chống giặc cứu nước luôn là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng - trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.