12 Biện pháp tu từ quan trọng hay sử dụng

Tải xuống 14 1 K 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh Bộ 12 Biện pháp tu từ quan trọng hay được sử dụng - Văn lớp 6, tài liệu bao gồm 14 trang, tuyển chọn 12 biện pháp tu từ quan trọng hay được sử dụng trong Văn học và cách nhận biết từng biện pháp, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bộ 12 Biện pháp tu từ quan trọng hay được sử dụng

1/ So sánh:

Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc; tăng chiều sâu cho hình ảnh làm cho sự vật, sự việc được miêu tả 1 cách sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng của người nghe, người đọc, gợi hình dung và để lại ấn tượng sâu sắc.

Cách nhận biết: 

Câu có từ "như" giữa 2 vế -> "Cô giáo như mẹ hiền".

- Câu có so sánh "hơn" -> "Nắng sáng nay gắt hơn hôm qua"

- Câu có từ "là" -> "Người ta là hoa đất".

- Câu có so sánh bị ẩn đi, nhận dạng với dấu 2 chấm giữa 2 vế hình ảnh -> "Trường Sơn: chí lớn ông cha- Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào".

2/ Nhân hóa:

Cách gọi tả vật, đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn dùng gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới đồ vật trở nên gần gũi, biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người.

-> Làm cho đối tượng hiện ra thật sinh động gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

Cách nhận biết:

Có 3 kiểu nhân hóa:

- Dùng từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị Cốc, Bác Tai,...

- Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật :"Tre giữ làng, tre xung phong đánh giặc".

- Trò chuyện với vật như với người :" Trâu ơi ta bảo trâu này".

3/ Ẩn dụ:

Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn

Cách nhận biết:

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp:

- Ẩn dụ hình thức: tương đồng về hình thức

" Về thăm quê Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng".

-> Về hình thức: Lửa hồng tương đồng với màu đỏ của hoa râm bụt".

- Ẩn dụ cách thức: 

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

- Ẩn dụ phẩm chất: 

"Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm".

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

"Giong nói của cô ấy rất ngọt"

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống