Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tải xuống 15 13.6 K 51

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng việt lớp 2 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 20 đề thi chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên TH dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Tiếng việt 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi Học kì 1 Tiếng việt lớp 2 có đáp án – Cánh diều

Ma trận đề thi học kì I môn Tiếng Việt 2 – Cánh diều

STT

Chủ đề

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Mức 4

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Số câu

 

1

 

1

 

 

 

 

2

Số điểm

 

1

 

1

 

 

 

 

2

Đọc hiểu

Số câu

2

 

2

 

1

 

 

 

5

Số điểm

1

 

1

 

1

 

 

 

3

2

Viết

Nghe viết

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Số điểm

 

 

 

2

 

 

 

 

2

Tập làm văn

Số câu

 

 

 

 

 

1

 

 

1

Số điểm

 

 

 

 

 

3

 

 

3

3

Tổng số câu

9 câu

Tổng số điểm

10 điểm

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

 

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên gia

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

(Thanh Hào)

Từ ngữ

Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?

II. Đọc - hiểu

Xe lu và xe ca

          Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu:

          - Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này! 

          Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.

          Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường. 

          Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.

(Phong Thu)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?

a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi.

b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.

c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu.

2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca?

a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh.

b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.

c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường.

3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường?

a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.

b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.

c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.

4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì

a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.

b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.

c. Không nên xem thường người khác, mỗi người đều có điểm mạnh khác nhau.

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em

II. Lập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Bạn học sinh đã kể về trống trường trong những ngày hè là: Ngày hè, học sinh được nghỉ học. Trường học chỉ còn trống và tiếng ve. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền.

Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?

Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới đến.

II. Đọc hiểu

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

b

b

a

c

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em

II. Tập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích

Bài viết tham khảo

Trong các tiết học, em thích nhất là được học tiết tự nhiên và xã hội. Một tuần, chúng em có một tiết học vào thứ năm. Cô giáo của lớp em là cô Loan. Trong giờ học, em được tìm hiểu những kiến thức về khoa học, xã hội. Mỗi tiết học diễn ra rất sôi nổi. Em đã học được nhiều bài học bổ ích.

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Sân trường em

Trong lớp, chiếc bảng đen

Đang mơ về phấn trắng

Chỉ có tiếng lá cây

Thì thầm cùng bóng nắng.

Nhưng chỉ sớm mai thôi

Ngày tựu trường sẽ đến

Sân trường lại ngập tràn

Những niềm vui xao xuyến.

Gặp thầy cô quý mến

Gặp bạn bè thân yêu

Có bao nhiêu, bao nhiêu

Là những điều muốn nói.

Tiếng trống trường mời gọi

Thầy cô đang mong chờ

Chúng em vào lớp mới

Sân trường thành trang thơ…

BÙI HOÀNG TÁM

Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

Câu 2: Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

II. Đọc hiểu

Bài học đầu tiên của Gấu con

          Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn:

          - Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.

          Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên.

          Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to:

          - Cứu tôi với! 

          Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống 

hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng:

          - Cháu xin lỗi bác Voi!

          Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:

          - Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn.                                                                                                                                                                            (Theo Lê Bạch Tuyết)

1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?

a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi.

b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi.

c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn.

2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn?

a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá.

b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn.

c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

3. Vì  sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi?

a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi.

b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình.

c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai.

4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói:

................................................................................................................

Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:

.................................................................................................................

5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:

a. giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu

b. giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã

c. vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em

II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

– Lớp học: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng.

– Sân trường: lá cây thì thầm cùng bóng nắng

Câu 2. Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường:

“sân trường lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.”

II. Đọc hiểu

Câu 1

c

Câu 2

b

Câu 3

c

Câu 4

Gợi ý: Cám ơn bạn đã giúp tớ!

           Tớ xin lỗi vì va phải bạn! Tớ không cố ý!

Câu 5

a. buồn dầu

b. dục giã

c. ngẩng ngơ

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em

II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.

Bài viết tham khảo

Hôm nay là thứ sáu. Em thức dậy từ sáu giờ. Sau đó, em đánh răng rửa mặt, ăn sáng. Đúng bảy giờ, ông nội đưa em đến trường. Hôm nay, lớp em sẽ học môn Toán, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm. Buổi trưa, em ăn cơm ở trường. Chúng em được nghỉ ngơi khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó, buổi chiều lại tiếp tục học bài. Năm giờ ba mươi phút chiều sẽ kết thúc buổi học. Một ngày đi học của em rất vui vẻ, thú vị.

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Một tiết học vui

1. Thấy thầy giáo xách giỏ trái cây vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Thầy mang trái cây đến lớp làm gì nhỉ?

Thầy mỉm cười:

– Thầy muốn các em quan sát những trái cây này để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích.

2. Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,… mà thầy đưa cho.

– Bây giờ, các em hãy nếm thử trái cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng! Các em cho thầy biết mình thích ăn loại trái nào nhất và tại sao mình thích loại trái đó nhé!

3. Chúng tôi cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình. Thầy vui vẻ nói:

– Mỗi loại trái cây có hình dáng, màu sắc và hương vị riêng. Các em hãy nhớ lại những điều đã quan sát và tả loại trái cây mà mình thích nhất! Đừng quên so sánh với loại trái cây khác nhé!

Tôi vừa viết vừa nghĩ: Hoá ra phải quan sát thì mới tả đúng và hay được. Tiết học vui quá!

Theo sách Câu chuyện nhỏ, bài học lớn

Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?

Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó?

II. Đọc hiểu

Chùm hoa giẻ

                   Bờ cây chen chúc lá

                   Chùm giẻ treo nơi nào?

                   Gió về đưa hương lạ

                   Cứ thơm hoài, xôn xao!

                                                          Bạn trai vin cành hái

                                                          Bạn gái lượm đầy tay

                                                          Bạn trai, túi áo đầy

                                                          Bạn gái, cài sau nón.

                   Chùm này hoa vàng rộm

                   Rủ nhau dành tặng cô

                   Lớp học chưa đến giờ

                   Đã thơm bàn cô giáo.      

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ “Gió về đưa hương lạ”?

a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.

b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.

c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen.

2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?

a. chen chúc                             b. hương (thơm) lạ                             c. ngào ngạt

d. thơm hoài                             e. xôn xao                                          g. sực nức

3. Những từ “bạn trai, bạn gái” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì?

a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.

b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.

c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ.

4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?

a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.

b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm.

c. Hoa giẻ là loài hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.

5. Khoanh tròn vào từ viết đúng chính tả.

a. bàn tai/bàn tay                      b. bạn trai/bạn tray          c. nhà mái/nhà máy

6. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì?trong câu sau:

         Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.

a. Mùi hương                                               

b. Mùi hương đặc biệt

c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ 

II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em 

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?

Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để học sinh quan sát rồi viết đoạn văn tả loại trái cây mà mình yêu thích.

Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó?

Các bạn chuyển tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi trái cây trong giỏ. Sau đó các bạn còn nếm thử và cảm nhận hương vị của chúng.

II. Đọc hiểu

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

b

b,d,e

b

a

a. bàn tay

b. bạn trai

c. nhà máy

c

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ 

II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em 

Bài làm tham khảo

Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án (5 đề) | Cánh diều

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Chơi bán hàng

Bé Hương và bé Thảo

Rủ nhau chơi bán hàng

Hương có củ khoai lang

Nào, Thảo mua đi nhé.

Thảo cười như nắc nẻ

Nhặt một chiếc lá rơi

Tớ trả đủ tiền rồi

Được mang về nhà chứ?

Rồi Thảo bẻ hai nửa

Mời người bán ăn chung

Vị bùi khoai đất bãi

Thơm ngọt ngào chiều đông.

NGUYỄN VĂN THẮNG

– Cười như nắc nẻ: cười giòn, liên tục.

– Bùi: có vị ngon, hơi béo.

– Bãi: khoảng đất bồi ở ven sông, ven biển hoặc nổi lên giữa dòng nước lớn.

Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết:

a) Hương và Thảo chơi trò gì?

b) Hàng để hai bạn mua bán là gì?

c) Ai là người bán? Ai là người mua?

Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?

II. Đọc hiểu

Bé và chim chích bông

          Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

          Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.

          Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn.

          Bé hỏi:

         - Chích bông ơi, chích bông làm gì thế?

          Chim trả lời:

          - Chúng em bắt sâu.

          Chim hỏi lại Bé:

          - Chị Bé làm gì thế?

          Bé ngẩn ra rồi nói:

          - À... Bé học bài.

                                                               (Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Bé dậy sớm để làm gì?

a. Bé dậy sớm để học bài.

b. Bé dậy sớm để tập thể dục.             

c. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau.

2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé?

a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.

b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.

c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.

3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì?

a. Chim sâu đến vườn cải để dạo chơi.

b. Chim sâu đến vườn cải để bắt sâu.

c. Chim sâu đến vườn cải để trò chuyện với Bé.

4. Theo em trong bài Bé và chim chích bông, ai đáng khen? Vì sao đáng khen?

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

5.Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau:

a. Bé / quý / chích bông / rất.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

b. chăm chỉ / đều / và / chích bông / Bé.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết: Chơi bán hàng

II. Tập làm văn: Viết về một lần mắc lỗi

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết:

a) Hương và Thảo chơi trò gì?

b) Hàng để hai bạn mua bán là gì?

c) Ai là người bán? Ai là người mua?

Trả lời:

a. Hương và Thảo chơi trò bán hàng.

b. Hàng để hai bạn mua bán là củ khoai lang.

c. Hương là người bán, Thảo là người mua.

Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?

Trả lời:

Bạn Thảo mua khoai lang bằng một chiếc lá rơi.

II. Đọc – hiểu

1. a

2. b

3. b

4. Tự trả lời

5. a. Bé rất quý chích bông.

        Chích bông rất quý Bé.

    b. Bé và chích bông đều chăm chỉ.

        Chích bông và Bé đều chăm chỉ.

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết: Chơi bán hàng

II. Tập làm văn: Viết về một lần mắc lỗi

Bài làm tham khảo

Chiều hôm qua, lúc tan học, bố đã đến đón em muộn mọi ngày. Điều đó làm em rất khó chịu, nên khi bố đến, em đã không chào và ôm lấy bố như mọi ngày. Trên đường về, nhìn mồ hôi trên lưng áo của bố, em đã rất hối hận vì hành động thiếu lễ phép lúc nãy của mình. Thế là, em liền vòng tay ôm lấy lưng bố, và nói lời xin lỗi, mong được bố tha thứ. Nghe vậy, bố đã mỉm cười và cầm lấy tay của em, rồi hai cha con vui vẻ trở về nhà.

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Đọc bài sau:

SUẤT CƠM PHẦN BÀ

Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:

- Bà ơi, bà đói lắm phải không?

      Bà cụ cười:

- Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?

- Chúng cháu ăn rồi.

     Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:

- Các cháu có ăn được thịt không?

      Đứa nhỏ nói:

- Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.

Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.

Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:

      - Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

Bà cụ cười như khóc:

      - Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!

Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.

(Theo Nguyễn Khải)

Nhìn vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án (5 đề) | Cánh diều

1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?

     a.  Bà ơi, cháu thương bà lắm.

     b.  Bà ơi, bà đói lắm phải không?

     c.  Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?

     a.  Lưng bát cơm với mấy cọng rau.

     b.  Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.

     c.  Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.

3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến?

     a.  Vì bà cụ đã ăn quà rồi.

     b.  Vì bà bị ốm.

     c.  Vì bà muốn nhường cho hai cháu.

4. Vì sao tác giả đã khóc?

     a.  Vì trời buốt lạnh.

     b.  Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.

     c.  Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.

5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời.

Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là ....................................................

6. Gạch chân những từ viết sai chính tả trong các câu tục ngữ sau và viết lại cho đúng:

     a.  Nhà xạch thì mát, bát xạch ngon cơm.           ……………………………….

     b.  Cây sanh thì lá cũng xanh                            ……………………………….

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.                ……………………………….

     c.  Thương người như thể thươn thân.               ……………………………….

     d.  Cá không ăn muối cá ương                           ……………………………….

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.             ……………………………….

Bài 2: Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải

 

       a.  Con dao

 

       1.  để đun nấu

     b.  Cái xoong

 

       2.  để đựng thức ăn

     c.  Cái đĩa

 

       3.  để quét nhà

     d.  Cái chổi

 

       4.  để thái thịt, thái rau, chặt xương

Bài 3: Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

     Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà ...... em giúp mẹ. Bình ...... em ra sân chơi, ...... cho em bé ăn. Em bé buồn ngủ, Bình ...... em lên võng, hát ...... em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại ...... để chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui.

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có một bức thư ngắn hỏi thăm ông bà khi được tin quê em bị bão:

 ....., ngày ..... tháng ..... năm .....            

Ông bà .....................................!

Cháu nghe tin quê mình bị bão lớn, cháu lo lắm. Ông bà có khỏe không ạ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ? Cháu kính chúc ông bà .................. và mau chóng khắc phục được hậu quả do cơn bão gây ra.

Cháu nhớ ông bà nhiều.

Cháu của ông bà.

...........................

ĐÁP ÁN 

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

b, c

a

c

c

Gợi ý: Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi được bà hỏi: “Các cháu có ăn được thịt không?” Bạn nhỏ đã trả lời: “Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.”. Bạn nhỏ đã nói dối để bà không phải lo gì cho các cháu mà ăn hết phần cơm. Bạn nhỏ chỉ bằng tuổi em thôi mà đã ý tứ, biết quan tâm, lo lắng đến người khác, biết yêu thương bà. Thật đáng cảm phục.

a.  xạch   g sạch

b.  sanh   g xanh

c.  thươn g thương

d.  ương  g ươn

 

Bài 2: Nối: a-4, b-1, c-2, d-3

Bài 3:  Thứ tự các từ cần điền: trông, bế, bón, đặt, ru, nhặt rau.

Bài 4: 

Tuyên Quang ngày 08 tháng 09 năm 2022                

Ông bà kinh mến!

Cháu nghe tin quê mình bị bão lớn, cháu lo lắm. Ông bà có khỏe không ạ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ? Cháu kính chúc ông bà luôn mạnh khỏe và mau chóng khắc phục được hậu quả do cơn bão gây ra.

Cháu nhớ ông bà nhiều.

Cháu của ông bà.

Hoàng Yến Quỳnh

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Bài 1: Đọc bài sau:

QUÀ TẶNG MẸ

Sắp đến ngày sinh nhật mẹ rồi! Mấy ngày hôm nay, chị Hà và bố cứ nhỏ to bàn bạc xem sẽ mua gì cho mẹ làm tớ sốt ruột vô cùng.

Ai cũng có ý tưởng về một món quà thật đặc biệt, thật bất ngờ dành cho mẹ. Chị Hà dự định sẽ mua chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất tặng mẹ. Bố tặng mẹ một bữa ăn do chính bố “đạo diễn” và một cặp vé xem bộ phim mà mẹ thích nhất. Còn tớ thì lo lắng vô cùng. Vì cho đến giờ, tớ cũng chưa nghĩ ra nổi món quà gì. Đang nằm buồn xo trên gác, một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tớ. Tặng mẹ những chiếc thẻ giúp việc thì sao nhỉ? Đây sẽ là món quà độc nhất vô nhị cho mà xem. Thế là tớ hì hục cắt những tấm thẻ to bằng nhãn vở, xung quanh trang trí cây dây leo, ở giữa tấm thẻ tớ ghi dòng chữ “Thẻ giúp việc thần kì”. Để xem tớ sẽ giúp mẹ những việc gì nào. Mẹ tớ làm thợ may, hay mỏi lưng vì vậy tớ viết dòng chữ “mát xoa” màu đỏ. Sau vài giờ cặm cụi, tớ có gần chục cái thẻ: dọn phòng, quét nhà, … và một thẻ đặc biệt “Bé Bi dậy sớm” để mẹ khỏi phải khổ sở vì sáng nào cũng đánh thức tớ. Tớ cẩn thận đặt tất cả những chiếc thẻ vào hộp, gói giấy hồng và thắt một chiếc nơ ở bên ngoài.

Ngày sinh nhật mẹ đã đến, bố và chị lần lượt tặng quà mẹ. Đến lượt tớ, tớ hồi hộp quá. Tớ yêu cầu mẹ nhắm mắt lại và bẽn lẽn đặt món quà nhỏ xíu vào tay mẹ. Mẹ chầm chậm mở món quà của tớ và đọc rất lâu các dòng chữ. Rồi mẹ cảm ơn ba bố con, hôn tớ thật kêu và nói: “Hôm nay là ngày vui nhất của mẹ”. Mẹ thích tất cả các món quà nhưng món quà của tớ làm mẹ xúc động hơn cả. Mẹ còn nói: “Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà vì tấm lòng người tặng”.

Theo Hoàng Việt Hoàng

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Nhân dịp sinh nhật mẹ, bạn nhỏ tặng mẹ món quà gì?

a. Chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất.            

b. Một đôi vé xem phim.

c. Một hộp “Thẻ giúp việc thần kì”. 

2. Vì sao bạn nhỏ quyết định tặng mẹ món quà đó?

a. Vì đó là món quà dễ làm.      

b. Vì bạn muốn làm cho mẹ giảm bớt mệt nhọc vì công việc.

c. Vì bạn muốn thể hiện sự khéo tay của mình.

3. Vì sao mẹ bạn nhỏ lại xúc động trước món quà của bạn nhất?

a. Vì bạn nhỏ tự làm món quà đó bằng cả tấm lòng yêu thương của mình.

b. Vì món quà đó rất đẹp.

c. Vì đó là món quà rất đắt tiền.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Cần tặng người thân một món quà thật đắt tiền.

b. Tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ là đáng quý nhất.

c. Phải biết khéo léo chọn quà tặng cho người khác.

5. Hãy viết từ hai đến ba câu nói lên cảm xúc của em về tình cảm của bạn nhỏ trong câu chuyện dành cho mẹ: 

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

6. Những từ nào ở dòng sau đây nêu đúng tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ?

a. Thương yêu, quan tâm, biết ơn.

b. An ủi, động viên, khuyến khích.

c. Nhớ thương, kính trọng, ngưỡng mộ.

7. Điền dr hay gi vào chỗ trống?

Hoa ... ấy đẹp một cách ... ản ... ị. Mỗi cánh hoa ... ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc ... ực ... ỡ.

Bài 2: Điền hai dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Bạn Bắc bạn Nam đều thích học cả Toán Tiếng Việt.

b. Trên bàn sách vở bút mực được xếp gọn gàng.

c. Trong bếp xooang nồi bát đĩa được để rất ngăn nắp.

Bài 3: Tìm và ghi lại 5 từ biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn cha mẹ của con cái.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Bài 4: Em đang học bài, bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối (không đồng ý) vì còn bận học. Hãy viết lại cuộc nói chuyện qua điện thoại.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

                                                   Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Bài 1: Đọc bài sau:

CÂY XƯƠNG RỒNG

Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành các loài hoa, còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.

Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình, về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai.

Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị đó. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.

Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hoá thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định, ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.

Ngày nay người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

(Theo Văn 4 - sách thực nghiệm CNGD)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Ngày xưa cuộc đời của con người diễn ra như thế nào?

a. Con người sinh ra, lớn lên và khi chết đi thì các chàng trai biến thành đại thụ còn các cô gái biến thành các loài hoa.            

b. Con người sống mãi không bao giờ chết.

c.  Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi không già.

2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì?

a. Sức sống mãnh liệt của người mẹ.   

b. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư.

c.  Người mẹ bị trừng phạt.

3. Người con khi chết biến thành gì?

a. Người con biến thành gió.

b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.

c. Người con biến thành một cái cây.

4. Vì sao người ta giải thích rằng: “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”?

a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.

b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.

c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát.

5. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời: 

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

6. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai”của câu văn sau:

     Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy luôn hầu hạ và tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

a. Người mẹ

b. Người mẹ vừa nghèo

c. Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy

7. Điền vào chỗ trống  hay ?

a. h ...nlành    b.khu...nbo        c.l... n mạch

d. ... u mến            e. qu ... ´ n luyến             g. đà đ ... ʼ u

Bài 2: Câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì?

a. Chú Sơn xây bể nước cho nhà em.

b. Chú Sơn là người xây bể nước cho nhà em.

c. Lớp em làm vệ sinh sân trường.

d. Lớp em được khen vì làm vệ sinh sân trường sạch sẽ.

e. Mẹ may cho em chiếc áo này.

f. Chiếc áo này là chiếc áo mẹ may cho em.

Bài 3: Bà mẹ trong truyện Cây xương rồng đã hết lòng chăm sóc cho con. 

Em cũng đã được mẹ thương yêu và chăm sóc. Hãy viết từ 4 đến 5 câu kể về việc mẹ đã chăm sóc em như thế nào

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Đọc bài sau:

AI LÀ ANH, AI LÀ EM?

Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau và giống nhau như đúc. Mẹ cho hai anh em mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu nên càng khó phân biệt được ai là anh, ai là em. Đến cả bố mẹ nhiều khi cũng lầm.

Một hôm bác của Hùng, Cường từ thành phố về chơi, nhìn hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt nước, ông thốt lên:

      - Làm sao biết đứa nào là anh, đứa nào là em nhỉ?

Thoáng nghĩ rồi ông vui vẻ gọi hai đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân vào.

      - Nào, hai cháu lại đây bác cho quà.

Và làm như chẳng hề quan tâm, bác đưa cho một đứa cả một gói kẹo, còn đứa kia chỉ được 5 chiếc.

Hai đứa cùng lễ phép thưa:

      - Cháu xin bác ạ!

Người bác quan sát thấy đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. Thấy vậy, bác chạy lại cầm lấy tay đứa cầm túi kẹo hỏi:

      - Cháu là anh đúng không?

     - Vâng ạ! Cháu là Hùng còn em cháu đây là Cường.

Người bác cười vui:

    - Các cháu tôi ngoan lắm! Nhưng các cháu có biết vì sao bác nhận biết được đứa nào là anh, đứa nào là em không nào?

(Theo Võ Quảng)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Dòng nào nêu đầy đủ nhất về đặc điểm giống nhau của hai anh em Hùng và Cường?

a. Hùng và Cường đều mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu.                   

b. Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau, giống nhau như đúc, lại mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu.

c. Hùng và Cường đều cao to bằng nhau.

2. Người bác chia kẹo cho hai anh em như thế nào?

a. Chia cho hai anh em mỗi người một gói.

b. Chia cho hai anh em mỗi người 5 chiếc.

c.  Chia cho một cháu cả gói kẹo, cháu kia chỉ được 5 chiếc.

3. Vì sao người bác biết Hùng là anh của Cường?

a. Vì Hùng cao hơn Cường.

b. Vì Hùng giới thiệu với bác.

c. Vì bác thấy Hùng đã đưa gói kẹo của mình cho Cường để lấy 5 chiếc kẹo. Hùng đã nhường nhịn Cường, chứng tỏ Hùng là anh.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Chia kẹo phải chia cho em phần hơn.

b. Cần chia kẹo không đều để nhận ra ai là anh, ai là em.

c. Anh em phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau.

5. Hùng bằng tuổi Cường và cũng chỉ lớn bằng Cường nhưng thật xứng đáng làm anh. Vì sao?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

6. Dòng nào nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? Của câu văn sau:

          Đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo.

a. cầm túi kẹo

b. cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo

c. đổi lấy 5 cái kẹo

7. Điền l hay vào chỗ trống:

a. ông ... ội            b. ... ạnh buốt                 c. xa ... ạ

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:

a. Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục.

b.Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục.

c.Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục.

Bài 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống:

Để làm trọng tài

Có mảnh bìa màu vàng ☐ (1) màu đỏ là Tèo nhặt cho bằng hết ☐ (2) cất ngay ngắn trong ngăn kéo ☐ (3) Thấy lạ ☐ (4) bố Tèo hỏi:

-  Con cất những mảnh bìa đó làm gì?

-  Con sưu tập thẻ vàng ☐ (5) thẻ đỏ để lớn lên làm trọng tài bóng đá ạ ☐ (6)

Bài 4: Cô Huệ là hàng xóm của em. Mẹ của cô bị ốm. Cô nhờ em sang nhà cô trông hộ bé Hoa để cô đưa bà đến bệnh viện. Em hãy viết vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết khi đi làm về.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Đọc bài sau:

KHO BÁU CỦA TÔI

Kho báu của tôi! Đó là những cuốn truyện bố mang về với lời đề tặng. Có khi đó là những truyện cổ mẹ cắt ra từ báo và dán lại hoặc quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Những quyển truyện ấy có khi hơi cũ một tí, có khi lại mất bìa dù đã được mẹ bọc lại cẩn thận và phần nhiều là truyện tranh không màu. Dù vậy, những câu chuyện vẫn mở ra một thế giới kì thú cho một cô bé sáu tuổi là tôi.

Một lần, tôi thấy thằng Tun có cuốn sách Bác sĩ Ai-bô-lít. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kì lạ. Tôi bần thần cả người vì mê quyển sách đến mức mơ thấy bố tặng tôi quyển sách ấy và kì lạ là để nó trong tủ lạnh. Tôi đã kể giấc mơ ấy cho mẹ. Thế rồi, sau chuyến công tác của bố, tôi đã tìm thấy quyển sách ấy trong tủ lạnh, giống hệt như trong mơ.

Khi ấy tôi sáu tuổi, tôi không để ý rằng những bữa cơm chỉ có tôi được ăn thịt cá, còn bố mẹ giành phần ăn rau “cho mát”. Tôi không để ý rằng trong những ngày tháng khó khăn ấy, bố mẹ đã không để cho tôi cảm thấy mình thiếu thốn. Và tôi không thiếu sách bao giờ.

Tôi chỉ biết là bố mẹ đã mang đến một phép lạ, phép lạ đầy màu sắc. Màu sắc ấy tôi không nhìn thấy từ những quyển sách in màu bóng loáng. Tôi nhìn thấy nó từ những trang báo mẹ cắt ra để dành cho tôi, từ những chữ in hoa bố viết trên băng giấy dán trên quyển sách dịch, từ nụ cười của bố mẹ khi tôi mở cánh cửa tủ lạnh ra, như mở ra cánh cửa đến một thế giới diệu kì mà bố mẹ đã tạo dựng cho tôi.

(Theo Đỗ Trần Mai Trâm)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. “Kho báu” của bạn nhỏ trong câu chuyện là gì?

a. Một tủ toàn đồ chơi rất đẹp.            

b. Những cuốn truyện bố mẹ mang về.

c. Một con lợn đất đầy tiền xu.

2. Do đâu mà bạn nhỏ có được “kho báu” đó?

a. Do bạn bè tặng. 

b. Do bạn nhỏ mua bằng tiền mừng tuổi của mình.

c. Do bố mẹ bạn dày công sưu tầm.

3. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho bạn nhỏ?

a. Cặm cụi cắt dán, dịch những quyển truyện cho con.

b. Bố mẹ chỉ ăn rau, dành thịt cá cho con, dành dụm tiền để mua quyển sách mà con yêu thích.

c. Trong những năm tháng khó khăn, bố mẹ đã không để cho bạn nhỏ cảm thấy mình bị thiếu thốn.

d. Bố mẹ đưa bạn nhỏ đi du lịch.

4. Điều gì đã tạo ra phép lạ đầy màu sắc và thế giới diệu kì của bạn nhỏ?

a. Màu sắc của cuốn sách in màu bóng loáng bố mẹ đã mua cho bạn nhỏ.

b. Những tri thức kì diệu nằm trong những quyển sách bố mẹ dành cho bạn nhỏ.

c. Tất cả tình yêu thương mà bố mẹ đã dành cho bạn nhỏ.

5. Theo em, khi gọi những gì bố mẹ dành cho mình là “kho báu của tôi”, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì? Hãy viết từ một đến hai câu để trả lời.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

6. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm.

Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

a. Là gì?

b. Làm gì?

c. Thế nào?

7. Điền ai hay ay vào chỗ trống:

a. máy b ...            b. ban m ...            c. nước ch ...

d. bàn t ...              e. sai tr ...              g. s ... sưa

Bài 2: Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:

Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời.

Bài 3:  Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về anh (chị hoặc em) của em theo gợi ý sau:

- Anh (chị hoặc em) của em tên là gì? ở độ tuổi nào?

- Hình dáng anh (chị hoặc em) của em ra sao?

- Anh (chị hoặc em) của em có điểm gì nổi bật?

- Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

.…………………………………………………………….................................

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Bài 1: Đọc bài sau:

CON CHÓ BUN-KA CÙA TÔI

Tôi có một con chó nhỏ. Tên nó là Bun-ka, lông nó đen tuyền, trừ hai đầu bàn chân trước màu trắng. Mõm nó to, mắt to, đen óng ánh. Răng nó trắng, lúc nào cũng nhe ra. 

Nó không dữ và chẳng cắn ai bao giờ. Nhưng nó vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ. Khi nó bám vào cái gì thì hai hàm răng của nó cắn chặt đến nỗi nó dính vào đó như một mớ giẻ.

Một hôm, nó được suỵt xông vào một con gấu trắng. Nó ngoạm vào tai gấu và cứ bám mãi như một con đỉa. Con gấu cào và lắc tứ tung vẫn không tài nào thoát ra được. Cuối cùng gấu lăn ra đất định đè bẹp Bun-ka nhưng con chó chỉ chịu buông ra khi mọi người lấy nước lạnh dội vào nó.

Tôi có nó từ khi nó bé tí và tự tay tôi đã nuôi nấng nó. Khi đi Cáp-ca không thể đem nó theo, tôi đã nhốt nó lại và lén ra khỏi nhà.

Đến trạm dừng chân đầu tiên, tôi chợt thấy trên đường có cái gì đó vừa đen vừa óng ánh. Đó là con Bun-ka với chiếc vòng cổ bằng đồng. Nó lao đến nhảy chồm vào người tôi, liếm tay tôi rồi nằm lăn dưới bóng râm của xe trượt tuyết. Lưỡi nó thè ra như một bàn tay. Nó thở hồng hộc, hai bên sườn run rẩy, nó quằn quại, đuôi đập xuống đất.

Sau đó, tôi được biết rằng, khi tôi ra đi, nó đã nhảy qua cửa sổ làm vỡ cả cửa kính. Và theo dấu vết tôi, nó đã chạy nước đại trên quãng đường dài gần hai chục dặm.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Chú chó Bun-ka có đặc điểm gì về hình dáng?

a. Lông màu vàng, mõm nhỏ, mắt màu nâu.           

b. Lông đen tuyền, hai đầu bàn chân trước màu trắng, mõm to, mắt to, đen óng ánh, răng trắng.

c. Lông màu trắng, mắt nhỏ, đen tròn.

2. Tính tình của chú chó Bun-ka như thế nào?

a. Dữ tợn, hay cắn mọi người.   

b. Hiền lành, nhút nhát.

c. Không dữ và chẳng cắn ai bao giờ, nhưng mạnh mẽ và bền bỉ.

3. Những chi tiết nào được dùng để tả sự mạnh mẽ và bền bỉ của Bun-ka khi xông vào cắn gấu?

a. Nó ngoạm vào tai con gấu và bám mãi như một con đỉa, gấu cào và lắc tứ tung vẫn không thoát ra được.

b. Bun-ka được suỵt xông vào con gấu.

c. Gấu lăn ra đất định đè bẹp Bun-ka nhưng Bun-ka cũng không chịu buông tha.

4. Chú chó Bun-ka đã vượt qua những khó khăn gì để đi theo chủ?

a. Chú nhảy qua cửa sổ, nằm trên xe trượt tuyết.

b. Chú nhảy qua cửa sổ, làm vỡ cả cửa kính và chạy nước đại gần hai chục dặm theo dấu xe trượt tuyết.

c. Chú chạy gần hai chục dặm trong ngày hè nóng nực.

5. Những chi tiết nào trong bài nói lên tình cảm của chú chó Bun-ka khi gặp được chủ?

a. Nó lao đến, nhảy chồm vào người chủ, liếm chủ, nằm lăn dưới bóng râm của xe trượt tuyết.

b. Nó run rẩy, quằn quại người, đuôi đập xuống đất.

c. Đuôi nó ngoáy tít.

6. Qua bài đọc trên, em có nhận xét gì về chú chó Bun-ka?

Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

7. Những từ nào viết sai chính tả?

      a. chăn        b. chiếu       c. chậu        d. chum

                   e. trạn          g. chĩnh       h. trõng       

Bài 2: Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:

a. Việc nhỏ nghĩa lớn.                  b. Chết vinh còn hơn sống nhục.

c. Chân cứng đá mềm.                 d. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Bài 3: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong các câu sau:

Chú gà trống nhà em đẹp làm sao! Bộ lông của chú vàng óng, mượt như tơ. Cái mào của chú đỏ chót. Cái mỏ vàng cong cong.

Bài 4: Chú chó Bun-ka trong câu chuyện Con chó Bun-ka của tôi được tác giả Lép Tôn-xtôi miêu tả rất đẹp, mạnh mẽ và tình nghĩa. Em cũng biết một con vật nuôi trong nhà rất đáng yêu. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 6 câu) nói về con vật đó dựa vào những câu hỏi gợi ý sau:

- Đó là con vật nào?

- Hình dáng của nó có gì đặc biệt? Lông nó màu gì? Mắt nó ra sao?

- Tính tình của nó như thế nào?

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

...…………………………………………………………………………………......

Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 năm 2022 tải nhiều nhất | Kết nối tri thức

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

Bài 1: Đọc bài sau:

CHÚ TRỐNG CHOAI

-Kéc! Kè! Ke! e...e

Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phóc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phóc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ Gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt!”, tỏ vẻ thán phục lắm.

Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi. Chú lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú một phổng phao, hoạt bát hơn.

(Hải Hồ)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Tác giả tả những bộ phận nào của chú gà Trống Choai?

a. mào, cánh          

b. đôi chân, đuôi

c.  đuôi, cánh

2. Tác giả tả hình dáng Trống Choai bây giờ khác hồi còn nhỏ ở những điểm nào?

a. Đuôi đã có dáng cong cong. Cái mào của Trống Choai to hơn trước. 

b. Đuôi Trống Choai đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như trước, bộ cánh cũng có duyên lắm rồi.

c. Đôi cánh đã có duyên. Cái mỏ của Trống Choai cứng hơn trước.

3. Những câu văn nào cho biết chú Trống Choai lớn rất nhanh?

a. Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây.

b. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi.

c. Chú lớn nhanh như thổi.

d. Mỗi ngày nom chú một phổng phao, hoạt bát hơn.

4. Những từ ngữ: phóc một cái, nhảy tót lên, phóc lên nói lên điều gì về Trống Choai?

a. Trống Choai có thân hình to lớn.

b. Trống Choai khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

c. Trống Choai đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây.

5. Chú Trống Choai có những điểm nào đáng yêu?

a. Cái đuôi cong cong mềm mại, bộ cánh duyên dáng.

b. Dáng điệu khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tiếng gáy dõng dạc.

c. Có dáng điệu ngất ngưởng, đuôi thẳng đuồn đuột.

6. Hãy viết tiếp từ 3 đến 4 câu văn để nói về chú gà Trống Choai:

Chú Trống Choai quả thật là đáng yêu!

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

7. Những từ nào viết sai chính tả?

          a. dừng núi    b. dừng lại   c. cây dang    d. giang tay     e. dang tôm     

8. Bộ phận nào trong câu Chú Trống Choai lớn nhanh như thổi trả lời cho câu hỏi Chú Trống Choai thế nào?

a. lớn nhanh 

b. như thổi            

c. lớn nhanh như thổi 

Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong các câu sau:

Chú chim bồ câu chỉ to bằng cái bắp chuối bé. Bộ lông của nó màu xám pha xanh lục. Đôi mắt nó màu đen được viền một đường tròn đỏ. Hai cánh úp dài theo thân và che kín hai bên lườn.

Bài 3: Sắp xếp lại thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Huy sao cho đúng thứ tự:

a. 6 giờ 30 phút đến 7 giờ: ngủ dậy, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt.

b. 7 giờ 15 phút đến 7 giờ 30 phút: thay quần áo, giày dép....

c. 7 giờ 30 phút đến 10 giờ: tới trường dự lễ sơ kết học kì.         

d. 7 giờ đến 7 giờ 15 phút: ăn sáng.

e. 10 giờ đến 11 giờ: về nhà rồi sang thăm ông bà.

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

Bài 1: Đọc bài sau:

THƯ CỦA MẸ

Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết dù trong túi có tiền.

Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thể đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương!

Hãy tin lời mẹ, En-ri-cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có, ngoài phố xá bao nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những đàn bà và trẻ con không có gì mà ăn cả! Không có gì mà mặc cả! Ôi! En-ri-cô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào.

(Theo Những tấm lòng cao cả)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi ở trường về, En-ri-cô đã gặp ai?

a. Một người ăn xin bị què chân.                  

b. Một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu.

c.  Một cậu bé đánh giày.

2. Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En-ri-cô với người đàn bà đáng thương đó?

a. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền. 

b. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết, dù trong túi có tiền.

c. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã cho bà ta tiền.

3. Theo mẹ của En-ri-cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo khổ?

a. Vì họ là những người không có cái ăn, cái mặc, rất đáng thương.

b. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn.

c. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn.

4. Bức thư của mẹ En-ri-cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì?

a. Bức thư của mẹ En-ri-cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ.

b. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn, hoạn nạn.

c. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải quan tâm, chào hỏi những người nghèo khổ.

5. Hãy viết tiếp từ 2 đến 4 câu để hoàn thành đoạn văn nói về những người nhân ái trong cuộc sống?

Thật là vui khi nghĩ rằng trong cuộc sống này còn biết bao con người có tấm lòng nhân ái như mẹ En-ri-cô. Họ biết..............................................................................................................

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

6. Câu “Con nhìn bà ta và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây?

          a. Ai là gì?                      b. Ai làm gì?                   c. Ai thế nào?

7. Câu hỏi nào dùng để hỏi cho bộ phận in đậm trong câu Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.”?

a. Cô giáo của em là ai?  

b. Ai là người mẹ hiền thứ hai của em?         

c. Có phải cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em không?       

Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào ô trống:

Sợ bẩn

Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội ☐ (1) cô hỏi Tí:

- Tại sao khi được bón phân, cây cối lại xanh tốt ☐ (2)  

Tí:

- Thưa cô ☐ (3) vì cây cối sợ bẩn ☐ (4) nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ ☐ (5)

Bài 3: Em hãy tưởng tượng mình là En-ri-cô và hoàn thành bức thư ngắn đáp lại lời khuyên của mẹ.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

 Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Nguyễn Xuân Sanh

Câu 1: Cô giáo đáp lời chào của bạn nhỏ thế nào?

Câu 2: Cô giáo dạy các bạn nhỏ những gì?

II. Đọc hiểu

Hòn đá nhẵn

          Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.

          Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫ tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?

- Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?

- Vì đá trên bờ đều thô ráp.

- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?

Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:

- Nhờ nước ạ!

- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế.

Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.

                                                                                             (Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

a. Bạn cảm thấy rất hối hận.                                                                         

b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.              

c. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn.

2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì?

a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.

b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.

c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.

3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?

a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.

b. Bạn tìm những viên đá to.

c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.

4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?

a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.

b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.

c. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.

5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người.

b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển.

c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà.

6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả:

a. quyển nịch/chắc nịch                      b. làng tiên/xóm làng

c. cây bàn/cái bàn                              d. cái thang/hòn thang

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Cô giáo lớp em

II. Tập làm văn: Viết về thầy cô thân yêu của em

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. ĐỌC 

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Bài hát tới trường

(Trích) 

Bố mẹ đi làm 

Ta đi học nhé 

Áo quần sạch sẽ 

Bầu trời trong xanh 

Giữ gìn bàn chân

 Đừng quên đôi dép. 

Giữ gương mặt đẹp 

Nhớ đừng giận nhau. 

– Thước kẻ đâu bạn? 

– Ở trong cặp sách. 

– Cây bút đâu bạn? 

– Ở trong cặp sách 

– Lọ đầy mực viết? 

– Thì ở trên tay. 

– Còn bài thơ hay? 

– Ở ngay dưới mũ. 

Bạn bè đông đủ 

Không thiếu một ai 

Nhưng mà bạn ơi 

Xin đừng chạy vội 

Có đoàn có đội 

Tới trường cùng nhau.

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Câu 1: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi đâu?

Câu 2: Các bạn hỏi nhau những gì trên đường?

II. Đọc hiểu

Chim Sẻ

          Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.

          Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng Sẻ. Sẻ hốt hoảng kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương, còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.

          Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.

(Theo Nguyễn Tấn Phát)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ?

a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.

b.  Vì Sẻ tự cho rằng mình thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.

c. Vì Sẻ thích sống một mình.

2. Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ?

a. Quạ giúp đỡ Sẻ.

b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.

c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.

3. Theo em vì sao Sẻ thấy xấu hổ?

a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.

b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.

c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.

4. Qua bài học của Sẻ, em rút ra điều gì?

.....................................................................................................................................

5. Khoanh những từ viết đúng chính tả trong mỗi dòng sau:

a. ngày giỗ, dỗ dành, ròng sông, rá xào

b. vầng trăng, vầng thơ, bạn thâng

c. bân khuâng, dân làng, nhà tầng

B. VIẾT 

I. Chính tả: Nghe – viết Bài hát tới trường từ đầu đến – Ở trong cặp sách

II. Tập làm văn: Viết về một đồ vật em yêu thích 

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

Thần đồng Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán.

                                                                 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 có ma trận (10 đề) | Cánh diều

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 

Câu 1: Lương Thế Vinh là ai?

a. Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán

b. Là một cậu bé rất nghịch ngợm

c. Là một thanh niên 23 tuổi

Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?

a. Cậu bé Vinh làm đổ gánh bưởi

b. Cậu bé Vinh chơi bên gốc đa cùng các bạn

c. Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên

Câu 3: Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

a. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi

b. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên

c. Nghĩ ra một trò chơi hay

Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm :

Cầu ao .....oang vết mỡ

Em buông cần ngồi câu

Phao trắng tênh tênh ...ổi

Trên trời xanh làu ....àu

Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm"

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đ...`......

Ca sĩ là chim sẻ

Kh..'.... giả là hoa v...`.......

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo v............

Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm:

Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm ....ây dại, đàn ....iến vẫn

nhanh nhẹn, vui vẻ và ....iên nhẫn với ....ông việc ....iếm ăn.

Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp:

bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.

Từ chỉ đồ dùng học tập

Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ tính nết

 

 

 

 

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

Trường  Tô-mô-e

Sau giờ tan học, các học sinh Trường  Tô-mô-e đang chơi đùa trên sân. Đúng lúc ấy, từ ngoài trường vọng vào tiếng hát rất to của mấy cậu học sinh trường bên:

    Trường   Tô-mô-e

    Bên ngoài xập xệ

    Vào học bên trong

    Ôi sao mà tệ!

“Thế này thì quá lắm!” – Tốt-tô-chan giận dữ. Em đuổi theo mấy cậu kia. Nhưng họ chạy nhanh quá, nháy mắt đã ngoặt vào góc phố rồi không thấy đâu.

Tốt-tô-chan lững thững đi bộ về trường. Đúng lúc này, một câu hát bật ra từ miệng Tốt-tô-chan:

      Trường  Tô-mô-e

       Sao mà đẹp thế.

Đi chừng hai bước nữa, lại một câu hát khác:

      Vào học bên trong

       Cứ gọi là mê!

Tốt-tô-chan rất hài lòng. Về đến trường, em cố hát thật to:

     Trường   Tô-mô-e

    Sao mà đẹp thế

     Vào học bên trong

     Cứ gọi là mê!

Tất cả học sinh trong trường thấy thế liền hòa theo giai điệu của Tốt-tô-chan. Tiếng hát trong trẻo của các bạn cứ thế vang khắp Tô-mô-e.

Theo Tốt-tô-chan – Cô bé bên cửa sổ

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi các học sinh trường Tô-mô-e đang chơi đùa trên sân, đã có chuyện gì xảy ra?

a. Các học sinh trường bên cạnh vào chơi cùng.

b. Các học sinh trường bên hát chê trường Tô-mô-e.

c. Các học sinh trường bên hát khen trường Tô-mô-e.

2. Theo em, vì sao Tốt-tô-chan lại cố gắng hát thật to bài hát mình vừa sáng tác?

a. Vì Tốt-tô-chan muốn tất cả mọi người biết trường của bạn rất tuyệt.

b. Vì Tốt-tô-chan muốn tất cả mọi người biết bạn hát rất khỏe.

c. Vì Tốt-tô-chan là một cô bé rất nghịch ngợm.

3. Qua câu chuyện, em thấy các bạn học sinh trường Tô-mô-e là những người như thế nào?

a. Các bạn rất thông minh, tinh nghịch.

b. Các bạn rất đoàn kết, có khả năng văn nghệ.

c. Các bạn rất yêu quý ngôi trường, tự hào về trường của mình.

4. Em có yêu quý ngôi trường của em không? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

5. Gạch dưới một từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. thức dậy, đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, quét nhà, sách vở, ăn sáng, đi học

b. xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, hăng hái, thảo luận, lên bảng, ra chơi

c. về nhà, nhặt rau, tắm rửa, chăm chỉ, dọn cơm, rửa bát, xem ti vi, học bài

Bài 2:  Điền r, d hay gi vào chỗ trống?

a. ...a dẻ Huệ thật hồng hào                    d. Nghỉ hè em được ...a biển chơi.

b. ...a đình em sống hòa thuận.               e. Con ...ao này rất sắc

c. Mẹ ...ao cho em việc trông bé Hoa.            

Bài 3: Gạch chân dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các khổ thơ sau:

a. Mẹ dang đôi cánh                           b. Buổi sáng bé chào mẹ

              Con biến vào trong                             Chạy tới ôm cổ cô

              Mẹ ngẩng đầu trông                           Buổi chiều bé chào cô

              Bọn diều bọn quạ.                              Rồi sà vào lòng mẹ.

                             (Phạm Hổ)                                         (Trần Quốc Toàn)

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn kể về cô giáo cũ của em.

Cô giáo lớp 1 của em tên là........................................ Cô rất..............................

học sinh. Em nhớ nhất buổi đầu đi học, cô đã............................................. và ............

.................................. Em rất ................................................. cô giáo lớp 1 của mình.

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 17

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

Cháu ngoan của bà

Bà Nội của bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan.

Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe. Bà ôm Lan vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: “Cháu của bà ngoan quá!”.

Mùa đông đã đến, trời lạnh lắm. Chiếc chăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm bà ngủ không đủ ấm. Thấy vậy, bé Lan nói:

- Mẹ ơi, mẹ đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà.

Từ đó, đêm nào Lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, mẹ không yên tâm, sợ bé Lan kéo chăn của bà nên mẹ rón rén vào buồng xem sao. Mẹ thấy bé Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành, còn bà hình như đang thì thầm: “Ấm quá, cháu của bà ngoan quá!”.

(Mai Thị Minh Huệ)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Chi tiết nào trong bài cho thấy bà nội Lan đã già?

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 có ma trận (10 đề) | Cánh diều

a. Bà không đi lại được nữa.

b. Tóc bà bạc trắng, khi đi lại bà phải chống gậy.

c. Răng bà đã bị rụng gần hết.

2. Mỗi khi đi học về, Lan thường làm gì? 

a. Đọc thơ, kể chuyện trường lớp cho bà nghe.

b. Vui đùa cùng bà.

c. Giúp bà chuẩn bị bữa tối.

3. Mùa đông đến, Lan đã làm gì cho bà đỡ lạnh hơn?

a. Mua thêm chăn ấm cho bà.

b. Mua thêm áo ấm cho bà.

c. Ngủ cùng bà để sưởi ấm cho bà.

4. Vì sao Lan được xem là “cháu ngoan của bà”?

a. Vì Lan hát hay.

b. Vì Lan thuộc nhiều chuyện để kể cho bà.

c. Vì Lan biết yêu thương bà, lo lắng cho bà.

5. Đọc xong câu chuyện, em có nhận xét gì về bạn Lan?

.....................................................................................................................................

Bài 2: Điền dao, rao hay giao vào chỗ trống?

a. Căn nhà này đang được ..... bán.         

b. Cô giáo .....bài tập về nhà.        

c. Con ..... rất sắc.

Bài 3: Hai câu sau không viết hoa các tên riêng. Em hãy tìm các tên riêng và viết lại cho đúng:

     Hùng vương thứ mười tám truyền ngôi cho thục phán. Thục phán lên làm vua, xưng là an dương vương, dời đô xuống đồng bằng, từ phong châu về cổ loa.

...............................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 4: Gạch chân những từ chỉ hoạt động trong các câu sau:

      Hàng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ, đong gạo, gánh nước, nấu cơm, tắm cho hai chị em Bình, giặt một chậu quần áo đầy.

(Theo Lê Thị Xuyến)

Bài 5: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống:

     Giọng bà trầm bổng ☐ ngân nga như tiếng chuông ☐ Khi bà mỉm cười ☐ hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả ☐ Đôi mắt bà ấm lên những tia sáng ấm áp ☐ tươi vui ☐  

(Theo Mac-xim Go-rơ-ki)

Bài 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn:

     Hè đã đến. Chào nhé! Mái trường thân yêu! Em rất nhớ thầy cô và ......................... yêu dấu cùng chỗ ngồi, góc bảng và đặc biệt là tiếng trống trường thân quen. Em nhớ mãi .................................... thân yêu giữa làng quê nhỏ bé bình yên, nhớ những người bạn thân thương đã cùng em ........................................ và vui chơi. Hè ơi! Hãy qua mau để em lại được ............................................. , lại được nghe .......... ...................................... gióng giả mỗi sớm chiều.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 có ma trận (10 đề) | Cánh diều

Bộ 20 đề thi học kì 1 Tiếng việt lớp 2 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 18

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

GIỮA VÒNG GIÓ THƠM

Này chú Gà Nâu

Cãi nhau gì thế!

Này chị Vịt Bầu

Chớ gào ầm ĩ!

 
 

Bà tớ ngủ rồi

Cánh màn khép rũ

Hãy yên lặng nào

Cho bà tớ ngủ.

Bàn tay nhỏ nhắn

Phe phẩy quạt nan

Đều đều ngọn gió

Rung rinh góc màn.

 
 

Bà ơi hãy ngủ

Có cháu ngồi bên

Căn nhà vắng vẻ

Khu vườn lặng im.

Hương bưởi hương cau

Lần vào tay quạt

Cho bà nằm mát

Giữa vòng gió thơm.

(Quang Huy)

 

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Bạn nhỏ nhắc Gà Nâu, Vịt Bầu điều gì?

a. Các bạn hãy đi ngủ đi.           

b. Các bạn hãy yên lặng cho bà tớ đi ngủ.

c. Các bạn hãy chăm chỉ kiếm mồi.

2. Bạn nhỏ làm gì khi bà ngủ?

a. Bạn học bài.                         

b. Bạn quạt nhè nhẹ cho bà ngủ ngon giấc.

c. Bạn ra vườn cho gà ăn.

3. Bài thơ muốn nói lên điều gì?

a. Mọi người cần yên lặng để cho bà ngủ ngon giấc.

b. Bạn nhỏ trong bài thơ thật đáng yêu vì biết yêu thương, chăm sóc bà.

c. Bà thích ngủ giữa khu vườn mát mẻ.

4. Vì sao bài thơ lại nói, khi cháu quạt cho bà ngủ bà đã được nằm ngủ giữa vòng gió thơm

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………...

5. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào từng ô trống cho thích hợp:

a. Bạn nhỏ đã làm gì cho bà ngủ ngon giấc ☐ 

b. Bà bạn nhỏ ngủ rất ngon ☐ 

c. Bạn nhỏ rất yêu bà của mình ☐ 

d. Khi bà ngủ, cảnh vật xung quanh như thế nào ☐ 

Câu 2: Ghép từng tiếng ở cột bên trái với tiếng thích hợp ở cột bên phải để tạo từ:

nong

long

nàng

làng

 

lanh

xóm

tằm

tiên

 

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:

a. Suốt mùa đông, lũ cá rô ẩn tránh trong bùn ao.

……………………………………………………………………………………….

b. Suốt mùa đông, lũ cá rô ẩn tránh trong bùn ao.

……………………………………………………………………………………….

c. Vì có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.

……………………………………………………………………………………….

d. Vì có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.

……………………………………………………………………………………….

Bài 4: Bà là người rất yêu thương và cưng chiều em. Ngày ngày bà lo cho em từng bữa ăn. Đêm đêm, bà kể chuyện cổ tích cho em nghe, đưa em vào giấc ngủ. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người bà yêu thương của em.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống