TOP 16 bài Thuyết minh về chiếc xe đạp 2023 SIÊU HAY

Tải xuống 42 1.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 16 bài văn mẫu Thuyết minh về chiếc xe đạp hay nhất, gồm 42 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 16 bài văn mẫu thuyết minh hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

THUYẾT MINH VỀ CHIẾC XE ĐẠP

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 1

Trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều những phương tiện giao thông ra đời để phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người. Tất cả những phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa,… đều rất thuận tiện và dễ sử dụng. Trong đó có một phương tiện được con người phát minh ra đầu tiên và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay chính là chiếc xe đạp.

Nói đến xe đạp ai cũng biết rằng đây là một phương tiện giao thông hai bánh. Nguyên lý chuyển động của xe đạp là nhờ vào lực đạp bàn chân của người lái và giữ cho xe thăng bằng bởi định luật bảo toàn mo men quán tính. Đây là một phương tiện giao thông hết sức thân thiện với môi trường sinh thái. Ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp thì xe đạp là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng đi lại hằng ngày.

Ở những nước phát triển như phương Tây thì xe đạp được dùng cho những mục đích dã ngoại hay thể thao. Tại các nước này người dân cũng được khuyến khích sử dụng xe đạp để di chuyển bằng việc có lối đi riêng dành cho xe đạp. Tại các đô thị cổ như Amsterdam ở Châu Âu thì xe đạp chính là phương tiện di chuyển thông dụng nhất.

Xe đạp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1790 do bá tước Sivrac sáng chế. Ban đầu nó là một cỗ máy bằng gỗ và không hề có bánh xe để điều khiển lái được. Vì vậy lúc này khi muốn chuyển hướng sẽ phải lắc mạnh phần trước của xe. Đến năm 1813 đã có bước ngoặt trong công cuộc phát triển xe đạp.

Nam tước người Đức Karl Friedrich Drais đã cải tiến phần bánh trước để có thể thay đổi hướng xe được. Chiếc xe này bấy giờ được đặt tên là Draisienne và được nhiều người ưa chuộng. Tiếp đó hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux đã có sáng kiến là lắp thêm pê đan cho bánh trước. Năm 1865 chiếc xe đạp được lắp thêm một chỗ để chân.

Sáng kiến này được mô phỏng theo tay quay của máy quay tay. Tác dụng của pê đan bánh trước là làm cho bánh trước có kích thước lớn hơn bánh sau. Nhờ vậy quãng đường đi trong mỗi vòng đạp sẽ dài hơn. Từ khi phát minh chiếc xe đạp vốn được làm bằng gỗ nhưng đến năm 1869 thì chúng được làm bằng thép.

Đến năm 1879 xe đạp mới được thiết kế phần dây xích để truyền động tới bánh sau bởi ông Lawson. Dần dần theo thời gian chiếc xe đạp đã được cải tiến những chi tiết nhỏ nhặt để trở nên tiện lợi và dễ sử dụng nhất. Đến năm 1920 những chiếc xe đạp được áp dụng các hợp kim nhẹ để giảm trọng lượng của xe. Năm 1973 tại California chính thức chế tạo xe địa hình.

Cấu tạo của xe đạp bao gồm hệ thống chuyên chở, hệ thống chuyển động và hệ thống điều khiển. Đầu tiên phải kể đến hệ thống chuyển động. Bao gồm có khung xe, hai bánh xe, bàn đạp, ổ bi giữa, trục giữa, đĩa ổ líp, dây xích và hai trục. Để sử dụng xe đạp thì khi đi người lái xe ngồi lên yên xe.

Hai tay đưa về phía trước cầm ghi đông, còn chân chuyển động đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động. Lúc này đĩa sẽ chuyển động kéo theo dây xích, khiến cho ô líp và bánh sau quay để tạo lực đẩy cho xe đi về phía trước.

Ghi đông xe có hai tay cầm có thể dễ dàng điều khiển qua trái, phải nhờ ổ bi được gắn ở cổ xe. Điều này giúp cho người lái có thể điều khiển hướng đi theo ý muốn của mình.

Phần ghi đông của xe không chỉ là tay cầm lái mà còn là điểm tựa để người đi giữ thăng bằng. Về phần phanh xe hoạt động theo nguyên lý khi người lái bóp phanh, má phanh sẽ ép vào hai bên vành xe tạo lực ma sát để giảm tốc độ chuyển động của bánh xe. Nhờ vậy có thể khiến xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn.

Ngoài ra còn có hệ thống chuyên chở bao gồm giỏ đựng hàng, yên xe và bộ phận đèo hàng. Ngoài những bộ phận này ra trên xe đạp còn có bộ phận dùng để chắn bùn cho cả bánh sau và bánh trước.

Ở phần xích xe còn có hộp bảo vệ che chắn phần xích xe chuyển động để tránh việc dễ bị dị vật bên ngoài tác động vào. Xe còn được trang bị thêm nhiều những điểm nhỏ nhặt nhưng hết sức cần thiết khác như chuông được lắp ở phía tay cầm, đèn tín hiệu lắp ở sau xe,…

Đối với những quãng đường ngắn như đi trong thành phố nhỏ hay trong làng thì xe đạp là một phương tiện giao thông rất thuận lợi. Vì xe đạp chuyển động bằng sức của con người nên không hề có khí thải gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe chỉ cần bỏ ra một chút sức lực để có những quãng đường đi nhẹ nhàng mà êm ái. Không những thế đạp xe còn chính là một phương thức hữu hiệu để rèn luyện cơ thể.

Chiếc xe đạp còn đóng vai trò là một phương tiện hữu ích trong công cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiếc xe đạp là phương tiện vận chuyển lương thực, vũ khí qua những tuyến đường trường sơn. Góp phần trong công cuộc quét sạch bè lũ xâm lược ra khỏi đất nước ta.

Ngày nay khi đất nước hòa bình, chiếc xe đạp chính là phương tiện đưa những em học sinh đi trên con đường đến với tri thức. Chiếc xe đạp ngày nay vẫn góp một phần đi cùng với những mầm non đất nước và mọi tầng lớp trong xã hội. Dù cho ngày nay có rất nhiều loại phương tiện hiện đại và đi nhanh hơn thế nhưng những chiếc xe đạp vẫn không hề hết được ưa chuộng. Nhất là trong thời đại ô nhiễm môi trường như ngày nay thì việc sử dụng xe đạp là một hành động được khuyến khích. Không chỉ mang đến sức khỏe cho người đi mà nó còn góp phần nào trong việc bảo vệ môi trường.

Chiếc xe đạp còn gắn bó với biết bao thế hệ học sinh, là biểu tượng gắn liền với tà áo dài ngây thơ. Nếu ai đã mang trong mình những kí ức thời học sinh với bao lần cùng bạn bè tíu tít trên những chiếc xe đạp về thì quả thật hạnh phúc. Tiếng tăm xe đạp khi thả dốc như những dòng kí ức trong ta, không bao giờ bị lãng quên.

Sơ đồ tư duy

Thuyết minh về chiếc xe đạp

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài 

– Xe đạp là phương tiện giao thông tiện lợi, vừa giúp bảo vệ môi trường.

– Xe đạp xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và giúp di chuyển dễ dàng.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Năm 1790, chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện châu Âu làm bằng gỗ.

Năm 1973, ở Mỹ chiếc xe đạp địa hình đầu tiên đã được chế tạo.

2.Cấu tạo

Xe đạp gồm có các bộ phận chính:

– Hệ thống truyền động: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích, đĩa, ổ líp, bánh trước, bánh sau,…

– Hệ thống điều khiển: ghi đông + bộ phanh.

+ Khi đi xe, hai tay cầm ghi đông, điều khiển có thể xoay sang phải hoặc trái theo ý muốn.

+ Bộ phanh: tay phanh, dây phanh và má phanh. Dừng xe lại ta bóp chặt tay phanh. Dây phanh sẽ kéo má phanh bám chặt hai bên vành xe. Bánh xe không quay xe sẽ dừng lại.

– Hệ thống chuyên chở: yên xe, giỏ đựng đồ, giá chở hàng

– Các bộ phận phụ: chuông, chắn bùn, chân chống,…

III. Kết bài

– Xe đạp sử dụng như là phương tiện đi lại giá thành rẻ.

– Xe đạp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Các bài mẫu khác:

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 2

Xe đạp được biết đến là một phương tiện giao thông có hai bánh được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào và với bất cứ lứa tuổi nào, người ta cũng có thể sử dụng xe đạp để việc di chuyển của mình được thuận tiện và nhanh chóng nhất. Thông dụng là vậy, nhưng không phải tất cả chúng ta đều đã thực sự hiểu rõ về loại phương tiện này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Từ khi ra đời cho tới nay, chiếc xe đạp cùng từng ngày biến đổi theo sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con người, nhưng nhìn chung nó đều gồm các phần chính sau: hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung chịu lực và yên xe. Hệ thống truyền lực của tất cả các xe đạp đều gồm bàn đạp, đùi, trục giữa, đĩa, xích là líp. Trong hệ thống chuyển động của xe đạp có bánh xe cả trước và sau bao gồm trục, moay – ơ, nan hoa, vành, săm lốp. Ở đây, lốp xe được đặc biệt quan tâm.

Lốp xe được coi là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong bất cứ một chiếc xe đạp nào bởi nó ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như khả năng tăng, giảm tốc độ trên bất kỳ một địa hình nào. Tùy từng kiểu dáng, hãng sản xuất mà lốp xe có kích thước khác nhau nhưng hầu hết các thông số về kích cỡ đều được in nổi trên bề mặt lốp. Bên cạnh kích thước, ta có thể phân biệt lốp xe ở loại có săm hay không săm. Lốp không săm thường rẻ, phù hợp với túi tiền của phần đông mọi người đi xe đạp. Lốp có săm giá thành cao hơn nhưng lại giúp người đi xe có thể giảm trọng lượng và lực cản để tăng tốc nhanh hơn. Độ rộng hẹp của lốp có thể thay đổi nhưng kích thước vành luôn được cố định.

Cùng với hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động là hệ thống phanh: tay lái, cổ phuốc. Hệ thống này giúp con người có thể điều khiển xe đạp một cách nhẹ nhàng, linh hoạt và dễ dàng nhất trong mỗi lần chuyển hướng. Hệ thống phanh lại giúp con người làm chủ được tốc độ để có thể giữ được độ an toàn mỗi khi tham gia điều khiển chiếc xe.

Rất nhiều người chúng ta quan tâm và yêu thích xe đạp, song không phải ai cũng biết hết những điều thú vị về nó. Nhiều bài báo đã giới thiệu chiếc xe đạp dài nhất thế giới tên là “Tandem” gây nhiều tò mò với chiều dài 20 mét và có đến tận 35 người có thể cùng lúc ngồi trên nó. Giải đua xe đạp là một trong những giải đấu thể thao hàng đầu thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Nhưng đa phần ta chỉ thấy các cuộc đua của đàn ông mà phải đến năm 1984, lần đầu tiên phụ nữ được tham gia các môn đua xe đạp tại Thế vận hội.

Việc đi xe đạp đem lại cho người dùng vô vàn lợi ích. Ở trẻ em, biết đi xe đạp hai bánh được coi như một bước ngoặt. Hầu hết tất cả những người đạp xe mỗi ngày đều có sức khỏe thể chất tốt hơn hẳn, sức mạnh và sự cân bằng của cơ thể tăng cao. Hệ tim, phổi hay cơ, xương cũng được cải thiện từng ngày. Đạp xe vừa như một hình thức rèn luyện sức khỏe vừa giống một hình thức giải trí đem đến cho con người ta sự thư giãn sau những giờ học tập làm việc mệt mỏi. Đạp xe ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và tận hưởng bầu không khí trong lành mỗi buổi sớm quả thực là một việc vô cùng tuyệt vời. Ngày nay, xe đạp còn được lựa chọn để đưa vào các cuộc thi đua xe hàng đầu thu hút rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của mọi người.

Với công năng hữu ích cũng như những giá trị thú vị khác, dù trong cuộc sống đã xuất hiện thêm nhiều phương tiện giao thông tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm sức hơn nhưng xe đạp vẫn đóng một vai trò quan trọng, được sử dụng phổ biến và là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người.

Nhớ xe đạp mini Sài Gòn xưa

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 3

Xe đạp gần gũi quen thuộc và là phương tiện giao thông cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển… thuận tiện cho việc di chuyển trong quãng đường ngắn.

Cấu tạo của xe đạp gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, dây xích, đĩa ổ líp,…. Khi đi người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích, làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay dễ dàng. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (thắng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chậm tùy ý.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước. Một số bộ phận phụ như cắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, bộ phận chắn xích, chuông,…

Xe đạp phương tiện giao thông tiện lợi trên quãng đường ngắn từ dăm cây số đến vài chục cây số như đi trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lực nhỏ nhưng đi được một đoạn đường dài. Đi xe đạp cũng giúp vận động cơ thể tốt cho sức khỏe.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc xe đạp cùng lực lượng thanh niên xung phong vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mỹ ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc sống hiện đại chiếc xe đạp đang dần bị thay thế nhưng trong tương lai người dân sẽ sử dụng xe đạp lại nhiều để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, xe đạp vẫn mãi là phương tiện di chuyển an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng nhất.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 4

Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Những cuộc cách mạng khoa học đã từng bước nâng đời sống con người lên tầm cao mới. Một trong những phát minh vĩ đại không thể không nhắc tới của toàn nhân loại là xe đạp. Đó là phương tiện quen thuộc trong giao thông.

Chiếc xe đạp đầu tiên ra mắt năm 1817 bởi Baron von. Chiếc xe này phải dùng đến lực của hai bàn chân chứ không có bánh như ngày nay. Bánh xe ở đằng trước rất to có tác dụng giúp việc dừng lại dễ dàng hơn. Đến năm 1879, một người nước Anh đã sáng tạo ra xích để truyền lực cho bánh sau giúp xe lăn bánh. Năm 1885, J.K.Sartley cải tiến hai bánh xe cùng kích cỡ và thêm khung xe thép. Năm 1887 John Boyd Dunlop tiếp tục cải tiến bánh xe bằng cách thêm ống hơi cho cao su vào bánh để xe chạy êm hơn. Sau đó, người ta còn khiến cho bánh xe có thể tháo lắp linh hoạt. Năm 1920 xe đạp sử dụng hợp kim nhẹ, xe nhẹ đi đáng kể. Qua thời gian, người ta dần cải tiến xe đạp và cho ra nhiều chức năng, lợi thế hơn. Hiện nay xe đạp có mặt trên thị trường với đa dạng mẫu mã, mục đích sử dụng và kích thước như: xe thiết kế cho phụ nữ, đàn ông, trẻ con, xe đua, xe leo núi...

Xe đạp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận. Quan trọng là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Khi đi, ta ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động theo kéo dây xích làm ổ líp và bánh sau chuyển động, tạo lực đẩy để xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn và nhiều răng cưa. Ổ líp chuyển động 2 vòng thì đĩa mới chuyển động một vòng. Bánh xe hình tròn, có nhiều thanh sắt được ghép chụm lại ở tâm bánh gọi là vành. Đường kính bánh xe được thiết kế tùy theo đối tượng, mục đích sử dụng nhưng lớn gấp nhiều lần ổ líp. Ban đầu, bánh xe chỉ làm bằng gỗ, khi chạy xe bị xóc. Dần dần người ta dùng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe giảm xóc.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay đủ 180 độ trái phái, có ổ bi, nhờ vậy xe được lái đi theo ý muốn dễ dàng. Phanh xe gồm tay phanh, dây phanh lắp ở hai đầu tay cầm, điều khiển tốc độ nhanh chậm. Ghi đông vừa là tay lái, vừa giúp người lái giữ thăng bằng.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe thường bọc da, là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, kích thước đa dạng. Cũng có chiếc xe lắp bộ phận này ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn, chuông báo ở tay cầm để xin đường, đèn lắp ở bánh xe. Khi trời tối, đạp xe tạo ra nhiệt, nhiệt chuyển hóa thành điện năng làm đèn sáng có tác dụng soi đường. Xe đạp có thể lắp giỏi hoặc không. Giỏ xe được làm bằng nhiều chất liệu, màu sắc phong phú dùng đựng hoặc tăng vẻ đẹp cho xe.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 5

Xã hội phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các loại phương tiện giao thông. Nào là xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa,… Nhưng gần gũi và thân thương nhất với nhiều lớp thế hệ chính là chiếc xe đạp. Xe đạp đã đi qua tuổi thơ của nhiều người và vẫn luôn hiện hữu trên đường phố ngày nay như một phương tiện không thể thiếu.

Xe đạp xuất hiện đầu tiên tại Paris và được phát minh bởi một nam tước người Đức. Chiếc xe “tổ tiên” này được làm từ gỗ và đã được chỉnh sửa rất nhiều để có thể trở nên tiện dụng như ngày hôm nay. Xe đạp cũng gồm nhiều loại như xe đạp thường, xe đua, xe đổ đèo,… tùy vào mục đích sử dụng của từng loại.

Xe đạp là loại phương tiện giao thông xuất hiện không quá sớm nhưng lại là cơ sở cho sự ra đời của xe máy và ô tô. Xe đạp có hệ thống điều khiển gồm ghi đông, tay lái giúp ta chuyển hướng đi của xe và bộ phanh để dừng xe lại khi đang di chuyển. Phía trước tay lái thường có giỏ xe, rất thuận tiện để đựng đồ khi cần thiết. Vì thế mà các mẹ, các bà hay dùng xe đạp đi chợ để có thể giảm bớt sức lực mang xách. Để mang lại sự thoải mái cho người điều khiển, xe đạp được lắp một yên vừa với một người ngồi, phần phía trên bánh sau được lắp một giá đèo để có thể chở người hoặc vật kích cỡ to đi cùng. Phần giá đèo này thường được làm bằng kim loại, ngồi có thể hơi đau nên người ta hay lắp thêm một đệm êm để được thoải mái hơn.

Xe gồm có hai bánh xe được gắn vào cùng một khung, có bánh trước và bánh sau. Thuở sơ khai, bánh trước thường rất lớn và bánh sau thì nhỏ với pê đan, hay là bàn đạp, gắn ở bánh trước. Và sau nhiều lần cải tiến, sửa chữa để phù hợp hơn thì xe đạp hiện nay vẫn có hai bánh nhưng kích thước hai bánh bằng nhau và bàn đạp được đặt ở khoảng giữa hai bánh, gắn liền với bộ nhông xích. Khi ta dùng lực của chân để làm cho pê đan quay thì vòng xích cũng trượt theo các mắt xích mà quay đều, kéo theo đó là bánh xe cũng quay giúp cho xe di chuyển về phía trước. Phần quan trọng nhất của một xe đạp là phần khung xe. Phần khung này thường được làm bằng kim loại chắc chắn, khác với trước kia làm bằng gỗ, có thể bị mục ruỗng. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy tính thì phần khung này đã được thiết kế tỉ mỉ, có độ chính xác cao hơn và sự ra đời của các vật liệu không gỉ, ít gỉ cũng khiến cho chất lượng sử dụng được lâu bền hơn. Bên cạnh đó thì các loại xe chuyên dụng cũng ra đời và ngày càng thuận tiện hơn cho mọi loại địa hình.

Di chuyển trên phố xá không bao giờ là dễ dàng, và các nhà thiết kế cũng đã tạo ra nhiều bộ phận phụ khác cho xe đạp để việc đi lại được an toàn hơn. Đằng sau và trước xe thường được gắn đèn tín hiệu để báo hiệu cho xe khác khi di chuyển trong đêm tối. Xe cũng được gắn một chuông để báo hiệu mỗi khi chuyển hướng. Vào những ngày trời mưa, đi xe thường bị bắn bùn nước nên xe đạp được trang bị thêm hệ thống chắn bùn để giảm thiểu lượng bùn đất bắn lên xe và người di chuyển.

Không sử dụng động cơ như xe máy, ô tô nên đôi khi, đi xe đạp sẽ tốn nhiều công sức hơn, đặc biệt là với những quãng đường dài. Tuy nhiên, xe đạp lại có rất nhiều công dụng. Thứ nhất là gọn nhẹ, dễ mang, thậm chí là vác chứ không cồng kềnh như xe máy, ô tô. Vì không sử dụng máy nên khi đi trời mưa, ta sẽ không phải lo lắng vì chết máy. Quan trọng hơn, đây là phương tiện giao thông rất an toàn với môi trường. Vì hoàn toàn sử dụng lực chân của con người nên xe không sử dụng các chất như xăng, dầu, những loại tài nguyên đang dần cạn kiệt và khan hiếm. Xe đạp cũng không thải ra lượng khí thải nào khi di chuyển. Và vì trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các loại phương tiện khác nên xe đạp không gây hỏng đường, lún đường và dễ điều khiển hơn. Để xe có tuổi thọ lâu thì người sử dụng cần thường xuyên lau chùi sạch sẽ, kiểm tra xem xe có bị rít không để tra thêm dầu, và cũng cần trang bị cho xe hệ thống phanh chắn để việc di chuyển được an toàn hơn, đặc biệt là khi đi lại ở những con đường dốc và ngoằn ngoèo.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 6

Trong cuộc sống sinh hoạt ngày nay, ngày càng xuất hiện nhiều những loại phương tiện giao thông đi lại thuận tiện, dễ sử dụng và phục vụ được cho những nhu cầu đi lại của con người như: Ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa… Nhưng tôi vẫn đặc biệt yêu thích loại xe xuất hiện từ rất sớm, gọn nhẹ và có thể phục vụ hữu ích cho việc đi lại, đó chính là chiếc xe đạp-một vận dụng quen thuộc mà cũng hết sức quan trọng.

Xe đạp xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu và được nhập vào nước ta vào thế kỉ XX. Xe đạp là phương tiện chuyển động bằng sức người, cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển… rất thuận lợi cho việc đi lại. Năm 1790, lần đầu tiên xuất hiện xe đạp bắt đầu với cái célérifère, do bá tước Sivrac sáng chế. Nó là một cái máy bằng gỗ,không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Tuy nhiên vào năm 1849, có thể một thợ cơ khí Đức là Heinrich Fischer đã sáng chế ra pê đan trước hai anh em Michaux. Pêđan ở bánh trước khiến cho bánh trước có kích thước lớn (lớn hơn bánh sau) để tăng quãng đường đi trong mỗi vòng đạp. Cải tiến này đã mang lại tên gọi mới cho thiết bị, bicycle (xe đạp). Tại Việt Nam, xe đạp hiện đang bị thay thế dần bởi xe máy tại các đô thị lớn. Nhưng tại các vùng nông thôn, xe đạp vẫn còn là một phương tiện giao thông được nhiều người chọn lựa.

Xe đạp có cấu tạo gồm: hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống chuyển động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước, sau. Khi đi người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích, làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay qua phải, qua trái dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc thăng bằng. Bộ phận phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phận phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chạy chậm tùy ý.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên xe dựa trên trục của bánh xe sau, có thể chở được hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe dựa trên trục bánh trước.

Ngoài các bộ phận như trên, xe đạp còn có bộ phận chắn bùn lắp trên bánh xe sau và trước, các bộ phận chắn xích che phía trên xích, có đèn lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe, có chuông lắp ở gần phía tay cầm để xin đường lúc cần thiết.

Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trên quãng đường ngắn như đi trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ công sức của mình nhưng đi được một đoạn rất dài. Đi xe đạp cũng là một cách vận động cơ thể rất có ích như tập thể dục, thể thao.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chiếc xe đạp là phương tiện quan trọng, góp phần vận chuyển lương thực vũ khí lên tuyến đường trường sơn quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi thống nhất đất nước. Ngày nay chiếc xe đạp là phương tiện rất thuận tiện cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là các em học sinh ngày nay đi lại trên con đường đến với trí thức.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 7

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đã cho ra đời nhiều loại phương tiện giúp việc đi lại, di chuyển của con người trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Trong số đó, phương tiện gần gũi nhất mà hầu như bất cứ ai cũng có đó là chiếc xe đạp. Xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu. Qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có được chiếc xe đạp hoàn chỉnh như ngày hôm nay. Xe đạp bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỉ 20. Từ đó đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Cấu tạo của xe đạp gồm 3 phần chính là hệ thống điều khiển, hệ thống chuyển động và hệ thống chuyên chở. Hệ thống điều khiển gồm có ghi đông và phanh xe. Ghi đông có hình dáng đặc biệt giống như số 3. Ghi đông vừa là tay lái vừa giúp chúng ta giữ vững thăng bằng. Nhờ có ghi đông, chúng ta có thể điều khiển xe quẹo trái, quẹo phải theo ý muốn.

Phanh xe có nhiệm vụ làm cho xe đi chậm lại hay dừng hẳn nếu cần thiết. Hệ thống chuyển động gồm có khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ líp, ổ bi, đĩa, bánh xe. Khung xe như xương sống của xe, thường làm bằng kim loại. Khi ngồi trên yên xe, chúng ta đặt hai chân vào bàn đạp, tác dụng một lực vào bàn đạp. Bàn đạp quay làm cho bánh xe di chuyển. Đường kính của đĩa răng cưa lớn hơn ổ líp, số răng cưa cũng nhiều hơn gấp đôi.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, giỏ hàng phía trước và giá đèo hàng phía sau. Yên xe là chỗ ngồi của người lái xe, có thể điều khiển tùy vào chiều cao mỗi người. Giỏ hàng và giá đèo hàng có thể chuyên chở một khối lượng từ 3-10 kg. Bên cạnh đó còn có một số bộ phận phụ như hệ thống chắn bùn, chuông xe và đèn tín hiệu đặc biệt hữu ích khi di chuyển vào ban đêm.

Xe đạp là loại phương tiện vô cùng hữu ích trong cuộc sống của chúng ta. Xe đạp sẽ là lựa chọn tối ưu khi ta di chuyển với khoảng cách gần hay những nơi đường chật, hẹp, nhiều ngóc ngách nhỏ. Bên cạnh đó, xe đạp còn thích hợp khi đi dã ngoại, tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra những ích lợi không ngờ khi chúng ta chăm chỉ đi xe đạp.

Đi xe đạp thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc hình thành các cơ, đốt cháy calo giúp cơ thể săn chắc, giúp các khớp khỏe mạnh, cải thiện chức năng tim phổi. Bên cạnh việc rèn luyện thể chất, xe đạp còn giúp cải thiện sức khỏe tâm lý. Đạp xe là một hoạt động giải trí bổ ích mà không mất tiền, tinh thần được thư thái, luôn cảm thấy vui vẻ và sống chan hòa hơn.

Hiện nay, khi ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng toàn cầu, xe đạp càng có ý nghĩa hơn khi góp phần bảo vệ môi trường vì không thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Các nước phát triển đều khuyến khích người dân đạp xe để giữ cho không khí trong lành hơn.

Trong thời chiến, xe đạp là phương tiện đắc lực giúp chúng ta vận chuyển lương thực, thuốc men, vũ khí, đạn dược cho tiền tuyến xa xôi. Những chiếc xe đạp cùng con người rong ruổi trên khắp các nẻo đường đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, vượt qua những cánh rừng rộng lớn, những ngọn núi cao hiểm trở.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 8

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển công nghệ ngày một tiên tiến hơn, ngày càng có rất nhiều những phương tiện để giúp cho việc đi lại của chúng ta. Đó là xe máy xe đạp ô tô và cả máy bay nữa. Thế nhưng đối với rất nhiều người hiện nay thì một chiếc xe đạp để có thể đi lại cũng không thể thiếu được. Chiếc xe đạp đã trải qua một thời gian khá dài nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị của nó đối với tất cả mọi người.

Vậy chiếc xe đạp được bắt nguồn từ đâu? Xe đạp thì rất nhiều người biết nhưng nếu hỏi nó được bắt nguồn từ đâu thì không mấy ai hiểu rõ. Chiếc xe đạp được phát minh ra ở Châu Âu và được du nhập đến nước ta vào đầu khoảng thế kỉ hai mươi. Xe đạp là phương tiện giao thông chuyển động bằng sức người cấu tạo đơn giản dễ điều khiển và rất thuận lợi cho chúng ta trong việc đi lại. Nó đã gắn liền với con người rất nhiều từ những năm tháng kháng chiến nhưng bây giờ xe đạp không còn phổ biến ở những thành phố lớn nữa. Nó đã bị nhấn chìm bởi các thiết bị hiện đại các phát minh mới hơn so với xe đạp.

Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Đa sô xe đạp chuyển động nhờ vào lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng bằng nhờ luật bảo toàn mô men quán tính. Xe đạp được coi là phương tiện thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở rất nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người thấp được sử dụng là phương tiện giao thông chính. Ở nhiều nước phương tây thì xe đạp không được sử dụng nhiều trong việc đi lại nhưng nó lại được sử dụng cho các hoạt động vui chơi thể thao hay đi dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp được khuyến khích ở rất nhiều nước bởi nó rất hợp với môi trường. Phương tiện này cũng rất thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp mà các loại phương tiện khác không thể nào vào được như các phố cổ có kiến trúc xưa kia.

Cấu tạo của xe đạp gồ có hệ thống điều khiển và chuyên chở. Hệ thống xe gồm khung xe bàn đạp trục ở giữa dây xích đĩa ổ líp hai trục ổ bi và hai bánh trước sao. Khi đi người ta ngồi lên trên yên xe tay cầm ghi đông chân đạp bàn đạp cho trục xe chuyển động đĩa chuyển động kéo theo dây xích cũng chuyển động làm quay ổ líp và bánh sau tạo lực cho xe chuyển động đẩy xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn so với ổ líp, số răng cưa cũng nhiều hơn gấp đôi so với răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng rồi thì ổ líp đã chuyển động được hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động là bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 750mm, gấp mười lần so với đường kính ổ líp. Như vậy ổ líp quay được một vòng thì bánh xe lăn được một quãng đường dài. Ổ líp sẽ quay làm cho xe chạy nhanh về phía trước.

Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn so với ổ líp, số răng cưa cũng nhiều hơn gấp đôi so với răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng rồi thì ổ líp đã chuyển động được hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động là bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 750mm, gấp mười lần so với đường kính ổ líp. Như vậy ổ líp quay được một vòng thì bánh xe lăn được một quãng đường dài. Ổ líp sẽ quay làm cho xe chạy nhanh về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm gi đông có hai tay cầm có thể quay qua trái và qua phải dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh trước đi theo ý muốn. Gi đông vừa là tay lái vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh gồm thắng phanh bóp phanh càng mạnh thì sức ép xuống càng nhanh khiến cho má phanh ép vào hai bên bánh xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chuyển động chậm lại hoặc đứng hẳn khi cần thiết.

Nhờ có bộ phận phanh mà người đi xe có thể đi nhanh hoặc đi chậm khi cần thiết tùy vào từng trường hợp. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe bộ phận đèo hàng hoặc chở giỏ hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe tùy vào từng chiều cao của mỗi người mà yên xe được chỉnh cao thấp khác nhau. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên dựa trên trục bánh xe sau có thể chở được cả hàng tạ, giỏ đựng hàng được gắn thêm phía đầu xe dựa trên trục bánh trước.

Hiện nay ở các thành phố lớn số lượng xe máy quá nhiều khiến cho ách tắc giao thông lại gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là một phương tiện cá nhân không thể thiếu vừa sạch sẽ lại tiện lợi.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 9

Một thời xe đạp là phương tiện giao thông phần lớn của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giản tiện chuyển động nhờ sức người.

Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước.

Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn 2 lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn 2 vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh.

Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy sẽ xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe.

Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giá đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.

Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 10

Xin chào, tôi là chiếc xe đạp luôn gắn bó với mọi người đây. Thân thiết với nhau như vậy, nhưng chắc nhiều người cũng chưa biết hoàn toàn về tôi đâu nhỉ. Vậy thì hãy cùng theo chân tôi khám phá thôi nào.

Nếu có ai hỏi tôi, tổ tiên của tôi có từ khi nào thì tôi sẽ kiêu hãnh trả lời: “Xe đạp đã đi qua gần hai thế kỉ”. Sử sách ghi lại rằng, cách chúng ta từ rất lâu ở xứ sở Ai Cập cổ đại, người ta đã chứng minh được nơi đây đã xuất hiện một loại xe hai bánh chuyển động bằng cách dùng hai chân để đạp. Tuy nhiên, phải đến năm 1817 thì thì các loại mẫu xe đạp mới được sử dụng rộng rãi.

Mọi người đừng nhìn bề ngoài mà tưởng tôi có cấu trúc đơn giản. Thực ra bên trong tôi lại có khá nhiều bộ phận phức tạp. Cấu tạo của tôi nói riêng và anh chị em tôi nói chung đều gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.

Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước, sau. Khi đi, người ta ngồi lên yên xe của tôi, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích (sên), làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước.

Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp. Như vậy, ổ líp quay một vòng thì bánh xe lăn được một quãng dài. Ổ líp quay sẽ làm cho tôi chạy nhanh về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay qua phải, qua trái dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (thắng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi có thể chạy nhanh hay chậm tùy ý.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng (gác-ba-ga) lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước.

Ngoài các bộ phận chính như trên, tôi còn có bộ phận chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước (gác-đờ-bu), có bộ phận chắn xích che phía trên sợi dây xích, có đèn lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe, có chuông lắp gần chỗ tay cầm để xin đường lúc cần thiết.

Tôi rất tự hào khi mình là loại giao thông thuận tiện trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Nếu sử dụng tôi sẽ không gây ô nhiễm môi trường do chuyển động bằng sức người. Ngoài ra, tôi cũng giúp người đi rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe. Vì đi xe đạp sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp cho cơ bắp săn chắc, làm cho vòng eo thêm thon gọn, đồng thời đi xe đạp ít nhất 20 phút mỗi ngày còn tăng tuổi thọ, giảm stress và tăng sức mạnh hệ xương và những kĩ năng phối hợp.

Không chỉ vậy, tôi còn là một người bạn thân thiết với những ai đã từng đi qua quãng đời học sinh. Với các cô cậu học trò, dù xa trường đã bao nhiêu năm rồi thì tôi luôn tin chắc rằng hình ảnh của tôi vẫn in đậm trong tâm trí họ, chẳng thể nào phôi phai. Những trưa hè đổ lửa, những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng hồng hay chở mùa hè của người con trai 18 tuổi thưở nào để khắc nỗi nhớ lên cây.

Nhớ ngày hai buổi đến trường, tôi chở những niềm vui và nỗi buồn của một thời ngây ngô, dễ thương để khi chia xa rồi "ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu...". Những chiều trốn học, tôi lại cùng họ túm năm tụm ba đàn đúm với những trò chơi nhất quỷ nhì ma để đến tận bây giờ tôi chẳng thể nào quên những ngày tháng của "tuổi thơ dữ dội". Khi mưa tôi cũng vội vã cùng các cô cậu học trò, khi nắng tôi lại thong dong cùng những người bạn ấy.

Xã hội càng ngày phát triển, công nghệ ngày càng tiên tiến, tôi nghĩ những phương tiện giao thông hiện đại sẽ thuận lợi hơn đối với mọi người. Nhưng tôi vẫn tự hào khi mình là một người bạn đồng hành, một người bạn biết cảm thông và chia sẻ. Tôi sẽ luôn đi cùng con người theo những nhịp đi của cuộc sống để đưa mọi người đến với thành công.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 11

Phương tiện giao thông có vai trò rất lớn trong đời sống. Hiện nay, nhiều phương tiện mới ra đời thuận lợi cho việc đi lại, chuyên chở của con người như ô tô, máy bay, xe điện, thuyền bè và không thể không kể đến xe đạp, một trong những phương tiện ra đời từ rất sớm, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của con người.

Xe đạp xuất hiện đầu tiên tại Đức, do Baron Karl von Drais phát minh vào năm 1817. Mô hình xe đạp này được làm từ gỗ, gắn với hai bánh xe và được di chuyển bằng cách người lái dùng hai chân để đẩy. Năm 1839, xe hai bánh được gắn với các thiết bị cơ khí đầu tiên ra đời tại Scotland, đó một người làm thợ rèn sáng tạo. Vào năm 1865, hai người anh em nhà Michaux quá quá trình nghiên cứu đã quyết định lắp thêm bàn đạp vào xe cho bánh xe trước. Qua bao thời gian , xe đạp ngày càng được cải tiến một cách gọn nhẹ hơn, thuận tiện hơn rất nhiều. Từ đó ,nhiều loại xe đạp khác nhau cũng được ra đời.

Những chiếc xe đạp mà thời kỳ đầu còn người mới phát minh chỉ có cấu tạo rất đơn giản, nó gồm khung xe và hai bánh xe gắn kết vào khung. Chất liệu để làm ra chúng chủ yếu là từ gỗ. Một chiếc xe đạp hiện nay được cấu tạo bởi khung xe ,hai bánh xe, bàn, trục quay, đạp, xích, dĩa , tay lái, phanh, tay lái, yên xe...những bộ phận này được làm từ kim loại là chính. Xe đạp chuyển động khi người điều khiển tác động lực trên bàn đạp và được giữ thăng bằng của xe khi đi chuyển.

Hiện nay, xe đạp được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tính trên toàn thế giới phải có tới hàng tỷ chiếc xe đạp được sử dụng. Có thể phân loại xe đạp theo công dụng: xe đạp thể thao, xe đạp địa hình, xe đạp mini. Phân loại theo nguyên lý hoạt động có xe đạp thường và xe đạp điện. Ngoài ra còn phân loại theo các hãng xe của các nhà sản xuất cho ra đời. Do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nên hiện nay có nhiều mẫu xe đạp được sản xuất với mẫu mã vô cùng đẹp mắt nên ở mọi lứa tuổi đều có thể chọn cho mình một chiếc xe ưng ý.

Việc sử dụng xe đạp với số lượng lớn đã cho thấy tính tiện ích của loại xe này. Thứ nhất, xe đạp giá thành không quá cao, người dùng có mức thu nhập thấp cũng có thể sở hữu cho mình một chiếc mà không cần phải quá phân vân hay chần chừ khi mua. Thứ hai, đây là phương tiện giúp bảo vệ môi trường tốt nhất, những khói bụi của xe máy, xa hơi khiến ta mệt mỏi nhưng đi trên chiếc xe đạp môi trường sẽ được trong lành hơn rất nhiều. Thứ ba, xe đạp giúp tiện lợi trong việc di chuyển ở những con đường nhỏ, ngõ ngách mà các phương tiện khác không vào được, ít bị tắc đường ở đô thị hơn, nhờ vậy mà những vụ tai nạn sẽ giảm hơn nếu mọi người chọn xe đạp làm phương tiện. Ngoài ra, xe đạp còn giúp cho con người rèn luyện được sức khoẻ dẻo dai khi luyện tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xe đạp còn có những khuyết điểm khó có thể khắc phục. Giá thành rẻ nên nó không quá bền, dễ bị hỏng hóc khi va chạm với các phương tiện lớn hơn. Nếu đi đường xa bằng xe đạp thì rất mệt và tốn nhiều thời gian hơn rất nhiều, xe cũng không chở được quá nhiều đồ như xe máy, hay ô tô. Tuy vậy, xe đạp vẫn là lựa chọn rất hữu ích cho đời sống của con người.

Trong chiến tranh, xe đạp là phương tiện vận tải lương thực tiếp tế cho quân đội. Xe cùng người vào ra chiến trận, mang vũ khí, đạn dược, cũng là phương tiện giao liên kỳ diệu góp phần vào thắng lợi của bộ đội ta. Khi hoà bình, xe cùng người mẹ, người cô đưa hàng rong quá mọi nẻo đường để bán, cùng những cô cậu học sinh ngày ngày đến trường trong tà áo trắng xinh. Xe đạp đã gắn bó với con người thật bình dị và tự nhiên như thế. Dù trong lao động, trong chiến đấu, trong hôm nay và cả những mai sau, xe vẫn mãi song hành cùng người trên những con đường yêu thương.

Muốn bền lâu thì phải giữ gìn, đó là điều tất nhiên. Và xe đạp cũng thế, cần phải được "quan tâm", không để ngoài mưa, ngoài nắng ngày này qua ngày khác, xe dễ bị hỏng hóc hoặc nổ lốp. Khi đi quá đoạn đường trơn cần đi chậm rãi, hạn chế để xe bị ngã. Đồng thời phải thường xuyên lau chùi, thêm luyn, nhớt cho xe để bảo vệ xe được lâu hơn.

Xe đạp cũng được đi vào nhiều trang thơ, lời văn, khúc hát của nghệ thuật Việt Nam. Tôi còn nhớ câu hát thiết tha trong bài họa phượng: "Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu.."

Hay trong lời thơ chân thành:

" Thương ơi xe đạp một thời
Mỗi chiều tan học phượng rơi bên đường
Áo dài trong gió vương vương
Chở cành phượng vĩ ngát hương lưng trời.....
Thương ơi xe đạp một thời
Mỗi chiều tan học phượng rơi bên lề
Áo dài tung mái tóc thề
Giỏ xe đạp chở... hạ về... trường ơi.."

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều phương tiện hiện đại mới ra đời nhưng xe đạp vẫn có chỗ đứng riêng trong lòng người sử dụng. Hy vọng rằng tôi, các bạn và tất cả mọi người sẽ chăm đi xe đạp hơn để bảo vệ môi trường xanh đẹp.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 12

Chiếc xe đạp được phát minh ra ở Châu Âu và được nhập vào nước ta khoảng đầu thế kỉ XX. Xe đạp là phương tiện giao thông chuyển động bằng sức người, cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển… rất thuận lợi cho việc đi lại.

Cấu tạo của xe đạp gồm hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.

Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước, sau. Khi đi, người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích (sên), làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp. Như vậy, ổ líp quay một vòng thì bánh xe lăn được một quãng dài. Ổ líp quay sẽ làm cho xe chạy nhanh về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay qua phải, qua trái dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc giữ thăng bằng. Bộ phanh (thắng) gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chậm tùy ý.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng (gác-ba-ga) lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh trước.

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có bộ phận chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước (gác-đờ-bu), có bộ phận chắn xích che phía trên sợi dây xích, có đèn lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe, có chuông lắp gần chỗ tay cầm để xin đường lúc cần thiết.

Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp, một hộc sinh nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong có lực đàn hồi, xe chạy êm hẳn.

Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trên quãng đường ngắn từ dăm cây số đến vài chục cây số như đi trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ nhưng đi được một đoạn đường dài. Đi xe đạp cũng là một cách vận động cơ thể có ích như hoạt động thể thao, thể dục.

Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, chiếc xe đạp đã cùng dân công thồ hàng phục vụ cho bộ đội đánh thắng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong kháng chiến chống Mĩ, chiếc xe đạp lại cùng lực lượng thanh niên xung phong vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mĩ ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, chiếc xe đạp là phương tiện đi lại rất thuận lợi cho nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là các bạn học sinh ngày ngày đến trường học tập.

Hiện nay, ở các thành phố lớn, số lượng xe máy quá nhiều, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 13

Trong cuộc sống hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển dẫn đến sự xuất hiện của càng nhiều các phương tiện giao thông thuận tiện, dễ sử dụng. Thế nhưng hình ảnh chiếc xe đạp nhỏ gọn, quen thuộc vẫn luôn hiện hữu như một phương tiện không thể thiếu.

Xe đạp xuất hiện đầu tiên ở châu Âu và du nhập vào Việt Nam vào thế kỉ XX. Chiếc xe đạp đầu tiên được sáng chế ra bởi một công tước người Đức với nguyên liệu bằng gỗ và qua nhiều giai đoạn phát triển và hoàn thiện đã trở thành chiếc xe đạp gọn nhẹ như hiện nay. Tại Việt Nam, xe đạp đang dần bị thay thế bằng các loại phương tiện khác nhưng ở các miền quê hình ảnh xe đạp vẫn còn xuất hiện rất nhiều.

Xe đạp gồm có ba hệ thống chính: hệ thống chuyển động, hệ thống chuyên chở và hệ thống điều khiển. Hệ thống chuyển động gồm có khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, đĩa olip, hai trục, và hai bánh. Khi người ta ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp tạo lực cho trục xe chuyển động kéo theo sự chuyển động của các bộ phận còn lại và làm quay bánh xe giúp cho xe di chuyển. Hệ thống chuyên chở gồm có yên xe đủ chỗ cho một người ngồi trong lúc đạp xe, giỏ xe để đựng đồ, gác-ba-ga sau yên xe để cho một người nữa ngồi khi đi chung. Hệ thống điều khiển có ghi đông với hai tay cầm giúp cho người điều khiển có thể điều chỉnh hướng đi của xe một cách dễ dàng và nhẹ nhàng. Đi kèm với ghi đông còn có hai phanh trước và sau có thể giúp người lái dừng lại đột ngột. Một số loại xe sẽ lắp thêm hệ thống đi-na-mô để chiếu sáng khi di chuyển hoặc khóa xe ở bánh.

Tuy với thiết kế gọn nhẹ nhưng xe đạp lại mang tới rất nhiều lợi ích. Xe đạp nhỏ vì vậy có thể đi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ với một chút sức lực bạn có thể di chuyển đoạn đường khá dài, không chỉ vậy đi xe đạp còn là một cách để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Ngoài ra, vì không có bộ phận máy móc, bạn sẽ không cảm thấy lo lắng về hiện tượng xe chết máy mỗi khi trời mưa. Khuyết điểm duy nhất đó là khi xe tuột xích thì khá dễ để lắp lại với một chiếc tua vít.Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà các phương tiện khác như xe máy, ô tô,... thải ra môi trường một lượng lớn khói bụi gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng thì xe đạp là một sự lựa chọn hoàn hảo để bạn góp phần bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa với khoa học phát triển hiện nay thì càng xuất hiện nhiều các mẫu mã xe đạp mới như xe đua, xe địa hình,.. hứa hẹn sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị

Tuy cấu tạo khá đơn giản nhưng chúng ta cũng cần biết cách chăm sóc cho người bạn đồng hành này. Người dùng nên thường xuyên lau rửa sạch sẽ để chiếc xe có một vẻ ngoài thật đẹp, tra dầu định kì cho xe để không bị rít, đặc biệt chú ý tới hệ thống phanh, tránh tình trạng phanh không ăn hoặc đứt phanh sẽ gây nên nguy hiểm rất lớn cho người sử dụng đặc biệt ở những con đường dốc, ngoằn ngoèo, lắm phương tiện qua lại.

Chiếc xe đạp đã gắn bó với bao thế hệ học sinh, hiện lên với bóng trắng thướt tha của tà áo dài hay kiên cường kề vai cùng các chiến sĩ chở đồ tiếp tuyến cho các chiến sĩ nơi mặt trận trong những cuộc chiến lịch sử của dân tộc. Chiếc xe đạp đã trở thành một phần kí ức của bao người dân Việt Nam.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 14

Trong bất kỳ chúng ta, không ai là không biết đến chiếc xe đạp. Xe đạp từ lâu đã trở thành một đồ dùng, hay nói chính xác hơn là một phương tiện giao thông đi lại vô cùng phổ biến, thông dụng và quen thuộc đối với mỗi chúng ta.

Trước đây người ta cho rằng xe đạp được sáng chế bởi bá tước Sivrac vào năm 1790, với cái tên Célérifère (célérité có nghĩa là nhanh). Nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Ngày nay các sử gia về kỹ thuật cho rằng không có chiếc xe Célérifère cũng như bá tước Sivrac, đó chỉ là những hình ảnh sai vì xe đạp không tay lái rất khó điều khiển. Célérifère đồ chơi thì có thể có, nhưng không thể chạy nó trong thực tiễn. Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông gọi là Draisienne (xe của Drais) được xem là tổ tiên của xe đạp. Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818. Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước.

Xe đạp là một phương tiện giao thông có hai bánh, dùng bàn đạp để điều khiển, gồm hai bánh xe được gắn vào cùng một khung xe, bánh này sau bánh kia. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng bằng nhờ định luật bảo toàn mômen quán tính. Xe đạp đã được đưa vào sử dụng vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Cho đến năm 2003, xe đạp có số lượng hơn một tỷ trên toàn thế giới, gấp đôi so với xe ô tô. Xe đạp là phương tiện chính của giao thông ở nhiều khu vực. Xe đạp cũng là một hình thức phổ biến cho giải trí, và đã được điều chỉnh để sử dụng như đồ chơi trẻ em, thiết bị trong phòng tập thể dục, các ứng dụng trong quân đội và cảnh sát, dịch vụ chuyển phát nhanh, và đua xe đạp. Hình dạng cơ bản và cấu hình của một xe đạp đứng, hoặc xe đạp an toàn, đã thay đổi rất ít kể từ khi mô hình đầu tiên của xe đạp được phát triển vào khoảng năm 1885. Tuy nhiên, nhiều chi tiết đã được cải thiện, đặc biệt là kể từ sự ra đời của vật liệu hiện đại và thiết kế được máy tính hỗ trợ (CAD). Những hỗ trợ này cho phép gia tăng số lượng các thiết kế chuyên dụng cho nhiều loại xe đạp.

Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp, như các nước châu Phi, Việt Nam, Trung Quốc, như phương tiện đi lại hằng ngày chính. Ở nhiều nước phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp của các đô thị cổ, như Amsterdam ở châu Âu. Phát minh ra xe đạp đã có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, cả về văn hóa và việc thúc đẩy công nghiệp hiện đại hóa. Một số thành phần cuối cùng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ô tô đầu tiên được phát minh để sử dụng trong xe đạp, bao gồm vòng bi, bánh hơi, đĩa xích điều khiển, và vành bánh xe được cân chỉnh bằng hàng loạt tăm kim loại.

Như vậy, xe đạp từ lâu đã trở thành một phương tiện giao thông đi lại vô cùng hữu ích và quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Cuộc sống chúng ta không thể nào chiếc xe đạp, dẫu cho bây giờ xã hội có nhiều phương tiện giao thông hiện đại hơn như: xe đạp điện, xe máy điện, xe máy....

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 15

Xe đạp là một phương tiện di chuyển phổ biến và quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người trên tất cả các nước thế giới. Giờ đây nó không đơn thuần là giúp chúng ta trong việc đi lại dễ dàng mà xe đạp còn rất nhiều hữu ích như là phương tiện thể dục, phương tiện thể thao, bảo vệ môi trường.

Xe đạp (tên tiếng anh là Bike) là một loại hình phương tiện đi lại với thiết kế 2 bánh xe (trước và sau) được gắn cùng vào hệ thống khung, bánh sau nối tiếp bánh trước với khoảng cách nhất định và dùng bàn đạp để có thể di chuyển thông qua chuyển động của xích. Xe đạp có cấu tạo khá đơn giản, dễ điều khiến, nó chuyển động được là bởi lực đạp trực tiếp từ người ngồi trên xe và giữ cân bằng khi di chuyển nhờ vật lý học theo định luật bảo toàn Momen quán tính.

Năm 1790, bá tước tên Sivrac đã nghĩ ra mô hình chiếc xe đạp đầu tiên tên là Célérifère. Nhưng nó không thể hoạt động. Đến năm 1870, người Anh J. Starley chế ra xe đạp bằng thép nguyên chiếc đầu tiên, với các bánh xe có căm xe căng và có cao su xung quanh niền xe. Nhưng xe này chỉ dùng bánh xe trước để lái và đạp, còn bánh sau chỉ để mang trọng lượng cơ thể.

Chiếc xe đạp hiện đại được chế tạo vào năm 1879 bởi Lawson. Năm 1880, xe đạp hai bánh mang tên biciclette, bicycle (bi=2, cycle = bánh xe) – chính thức được ra đời, đánh dấu thời kì phát triển hưng thịnh của phương tiện này.

Sau rất nhiều cải tiến, chiếc xe đạp được trang bị nhiều bộ phận tiện lợi hơn, giúp tiết kiệm sức lực, tốc độ nhanh hơn, xe bền hơn và an toàn hơn. Với trên 200 năm hình thành và phát triển, xe đạp được cải biến hơn nhiều và được xem như một phương tiện chuyên chở không gây ô nhiễm môi trường được sử dụng phổ biến, để bớt ô nhiễm và có sức khỏe hơn.

Đầu tiên phải kể đến là hệ thống truyền lực gồm: Bàn đạp (pê-đan), đùi, trục giữa, đĩa, xích, líp. Trong đó, líp gồm hai bộ phận chính là: vành và cốt. Vành líp có răng ở phía ngoài và trong. Răng ngoài để ăn khớp với xích, răng trong có dạng răng cưa nghiêng về một phía ăn khớp với cá líp là một lưỡi thép nhỏ. Cốt líp có hai rãnh để đặt hai cá líp, trong mỗi rãnh có một lò xo nhỏ hoặc một cái lẫy làm bằng sợi thép nhỏ có tính đàn hồi. Cốt líp lắp chặt với moay-ơ bánh sau bằng ren. Bình thường, đầu nhọn của cá líp quay theo chiều kim đồng hồ nhờ bộ phận truyền động xích. Trong khi đó, lò xo đẩy cá líp lên làm răng trong vành líp mắc vào cá líp kéo cốt líp quay theo cùng chiều với vành của líp, làm bánh xe quay theo.

Khi đang đi xe, nếu ta không đạp bàn đạp, vành líp không quay, theo quán tính bánh xe vẫn lăn về phía trước, cốt líp cùng cá líp quay theo chiều kim đồng hồ, khi quay cá líp trượt trên răng trong của vành líp, ép lò xo xuống, đồng thời phát ra tiếng kêu “tạch tạch”. Khi xe đang đứng yên, nếu ta quay đùi đĩa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ làm răng trong trượt lên cá líp nên cốt líp không quay được, do đó bánh xe không quay. Bởi vậy líp được gọi là khớp quay một chiều.

Hệ thống chuyển động bao gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích, đĩa, ổ líp, 2 trục, ổ bi và các bánh xe. Trong đó, trục, moay-ơ, nan hoa, vành bánh xe được làm bằng thép. Moay-ơ cũng liên kết với vành bánh xe tạo thành nan hoa. Săm và lốp thì được chế tạo từ xoa su tổng hợp để tăng độ êm cho xe khi chuyển động. Khi có tác động lực từ chân người đạp, lực được truyền đến bàn đạp và đùi xe rồi từ trục giữa chuyển đến bộ phận dây xích làm quay hệ thống ổ líp và bánh sau, tạo nên lực đẩy nhất định giúp cho chiếc xe đạp chuyển động về trước.

Hệ thống điều khiển gồm có ghi đông cấu tạo từ 2 tay cầm, bộ phận này giúp người sử dụng có thể điều khiển xe đạp chuyển hướng qua trái, qua phải dễ dàng theo chuyển động nhờ vào ổ bi nằm ở giữa trục cổ xe. Phần ghi đông sẽ vừa là tay lái vừa là chỗ để chúng ta nắm giữ khi lái xe. Hệ thống lái giúp người đi xe điều khiển xe một cách dễ dàng, thuận lợi, không tốn nhiều sức lực. Trong đó, việc xe có chuyển hướng được hay không là phụ thuộc vào hướng chuyển của bánh xe. Ngoài ra, hai cái phanh ở tay lái giúp điều khiển tốc độ của xe một cách tiện lợi.

Hệ thống phanh giảm tốc an toàn của xe đạp được tạo ra giúp người sử dụng làm chủ vận tốc di chuyển, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông, tránh gây tai nạn. Trong đó, có hai loại phanh xe đạp chính là phanh đĩa và phanh niềng. Tuy nhiên, hai loại phanh này đều có chung các bộ phận chính là: tay phanh, dây phanh, cụm má phanh. Khi xe đạp đang di chuyển ở tốc độ cao, xuống dốc hay gặp vấn đề cần phải dừng gấp thì người lái xe sẽ bóp tay phanh lại và ngay lập tức má phanh ở 2 bên sẽ ép vào vành bánh xe tạo một lực ma sát mạnh và sẽ làm giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại.

Bộ khung chịu lực là bộ phận kết nối và cố định các bộ phận khác trên xe. Trước kia, khung chịu lực của xe đạp được làm bằng gỗ. Do đó, khung chịu lực của xe lúc bấy giờ không được vững chắc, tuổi thọ lại không cao, dễ bị gãy bất cứ lúc nào. Nhưng sau khi được cải tiến, khung xe đạp đã được làm từ tạo được độ cứng, độ bền, đáp ứng được nhu cầu của người đi . Ngoài ra, khung xe cũng đảm nhận việc liên kết các bộ phận của xe thành một khối nhất định.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, giỏ xe, gác ba ga (bộ phận đèo hàng). Phần yên gắn ở trục đứng giữa xe, để người điều khiển ngồi lên. Yên xe đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người đi xe đạp có một chỗ ngồi thoải mái với tư thế tốt nhất. Gác ba ga hay bộ phận đèo hàng được lắp đặt ở phía sau yên trên trục bánh sau. Giỏ đồ được gắn phía trên đầu xe phía trên bánh trước.

Ngoài ra ở một số dòng xe đạp thể thao hay xe đạp thường còn được gắn thêm hệ thống chắn bùn trước sau để tránh trời mưa, hay gắn thêm hệ thống đèn chiếu sáng lấy từ nguồn điện đi-na-mô được gắn ở phía trước càng xe, chuông xe được lắp ở cạnh tay cầm trên phần ghi đông, hộp xích, khóa chống trộm…và nhiều phụ kiện khác kèm theo.

Xe đạp là phương tiện di chuyển tiện lợi, hoàn toàn do sức người. Ngày nay, người ta sử dụng những vật liệu bền bỉ trong sản xuất xe đạp, tuy nhiên, khi sử dụng cũng phải hết sức giữ gìn và bảo quản xe đạp để sử dụng an toàn và bền lâu.

Trước hết, không chuyển chở quá trọng lượng quy định của xe đạp bởi có thể làm hư hỏng các bộ phận của xe, đặc biệt là bộ phận khung chịu lực, vành và nan hoa. Không nên đi xe ở những địa hình quá gập ghềnh, nhiều vật cản, gai nhọn, đá cuội sắc bén sẽ làm hỏng lốp săm.

Thường xuyên kiểm tra phanh thắng để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Thường xuyên tra dầu mỡ để các bộ phận ít bào mòn và di chuyển tốt hơn.

Khi không sử dụng, cần bảo quản xe đạp ở nơi thoáng mát, tránh để ngoài mưa nắng, hay nơi gần nguồn nhiệt. Không dùng lực tác động quá mạnh vào các bộ phận theo hướng nghịch dễ làm hỏng xe. Khi xe đạp không còn giá trị sử dụng, nên bán để phục hồi tái sử dụng hoặc tái chế để bảo vệ môi trường.

Xe đạp cũng được xếp vào phương tiện tham gia giao thông phổ biến nhất thế giới, nó mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng như giúp ta di chuyển dễ dàng tiện lợi trên những quãng đường ngắn như đường làng chật hẹp hay những con phố nhỏ,.. không hề tốn kém mức chi phí nào khác, và hiện nay xe đạp còn là thú vui của hầu hết mọi người trên thế giới.

Xe đạp di chuyển nhờ vào sự tác động từ chân tới bàn đạp xe nên nó rất thân thiện với người dùng cũng như môi trường, hoàn toàn không thải khí vì không dùng đến động cơ, không gây ô nhiễm, không gây ra khói bụi và đặc biệt là an toàn hơn.

Đây cũng là phương tiện dạo mát hay tập thể dục hữu hiệu, thật thú vị khi đạp xe vòng quanh hồ hay trải nghiệp đường trường, mạo hiểm bằng những chiếc xe đạp địa hình là một cách để rèn luyện sức khỏe và vận động cơ thể thật tốt. Xe đạp còn được đưa vào những giải đấu quốc tế mà nhiều người cực thích.

Xe đạp vốn là một phương tiện giao thông được người dân ưa chuộng vào thập kỉ tám mươi, chín mươi. Xe đạp dễ sử dụng, giá thành lại phù hợp với mọi gia đình, chỉ cần vài lần tập luyện là có thể điều khiển được. Tốc độ không nhanh như các phương tiện khác, lại sử dụng sức người nên vừa có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường vừa giúp con người rèn luyện sức khỏe. Ngoài ra, sự ra đời của xe đạp đã đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại, vừa là người bạn đồng hành với con người qua năm tháng dài đằng đẵng.

Có thể nói xe đạp là một phương tiện đi lại khá nhỏ gọn và dễ sử dụng, chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích khu vực nhà ở. Xe đạp được cấu tạo từ nhiều chất liệu kim loại nên cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát nhưng cần chế để ngoài trời nắng vì có thể gây gỉ sét. Ngoài các vấn đề nói trên chỉ cần giữ gìn cẩn thận, bảo quản tốt thì tuổi thọ của xe đạp tăng thêm được vài năm.

Từ rất lâu, xe đạp đã trở thành một hình ảnh thân thuộc và giản dị đối với tất cả mọi người, dù là trẻ hay già. Và cho tới ngày nay, xe đạp vẫn là ng bạn thân thiết nhất của con người trên những chặng đường. Dù cho mai sau, thế giới này có tiến bộ đến đâu thì từng khoảnh khắc về chiếc xe đạp thân thương ấy trong tâm trí của mỗi con người cũng không phai nhòa.

Thuyết minh về chiếc xe đạp - Mẫu 16

Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển và giữ thăng bằng nhờ định luật bảo toàn momen quán tính. Phát minh ra xe đạp đã có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, cả về văn hóa và việc thúc đẩy công nghiệp hiện đại hóa.

Năm 1790, xe đạp lần đầu tiên xuất hiện với cái tên célérifère, do bá tước Sivrac sáng chế. Thực tế, nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Chiếc xe ấy chỉ đi thẳng. Đến năm 1813, nam tước người Đức Karl Friedrich Drais làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được.Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước

Sáng kiến lắp thêm pedan (bàn đạp) cho bánh trước được cho là thuộc về hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux. Nhờ sáng kiến có tính đột phá ấy, cỗ xe ấy chính thức được gọi là bicycle (xe đạp). Năm 1879, một người Anh là Lawson đã sáng chế xích để truyền động cho bánh sau. Năm 1887, John Boyd Dunlop, một nhà thú y Scotland, tiếp tục cải tiến bánh xe với việc dùng ống hơi bằng cao su.

Tiếp sau đó, các sáng kiến quan trọng góp phần hoàn thiện chiếc xe đạp như thay khung gỗ bằng khung sắt, kết nối bánh niền với trục bằng nan hoa, bộ phận phanh thắng, bộ phận điều khiển, bộ phận chống sốc,… Từ đó, chiếc xe đạp hoàn thiện đầu tiên chính thức ra đời và nhanh chóng trở thành một phương tiện di chuyển trong đời sống con người.

Xe đạp vốn được làm bằng gỗ. Từ năm 1869 các xe đạp này đã được làm bằng thép. Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở.

Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ố líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ố líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp.

Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Khi ổ líp chuyến động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp. Như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh về phía trước. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ nên khi chạy, xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, bơm hơi thật căng, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.

Bánh xe là bộ phận quan trọng nhất giúp xe chuyển động. Bánh xe làm bằng cao su có tính đàn hồi cao. Vỏ ngoài bánh xe gọi là xăm xe. Bên trong gọi là ruột xe. Ruột xe có chứa hơi với sức nén rất lớn giúp tăng tính đàn hồi. Ngày nay, còn có loại ruột xe liền không có ruột. Hai bộ phận này được hợp nhất lại với nhau giúp hạn chế những rủi ro xì xẹp hơi. Bộ phận lốp và ruột được nâng đỡ bởi mâm kim loại vũng chắc.

Bánh xe xe được gắn kết với trục bằng hệ thống 36 nan hoa kim loại. Các năn hoa được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có chức năng nối kết bánh mâm và trục, đồng thời còn giảm xóc cho xe khi di chuyển.

Trục xe là một ống kim loại, bên trong rỗng, có trục thép xuyên qua. Trên trục có 2 ổ bi ở hai đầu trục giúp trục có thể chuyển động tròn. Mỗi ổ bi thường có 36 viên bi nhỏ. Một bộ phận gắn chặt với than xe, một trục kim loại gắn với bánh xe giúp xe chuyển động khi đạp. Lực từ bàn đạp được truyền qua xích, líp đẩy bánh sau chuyển động đưa xe chạy về phía trước.

Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cố xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại hoặc dừng hẳn. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết.

Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng theo ý muốn. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Ngày nay, khi công nghệ phát triển, người ta đã nâng cấp bộ phận phanh thắng hết sức an toàn, hạn chế rủi ro cho người sử dụng.

Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và bar-ga ở sau và giỏ đựng ở trước. Yên xe lắp ở trên trục đứng của khung xe. Đó là chỗ ngồi của người đi xe. Bộ phận bar-ga nằm ở phía sau yên xe và thấp hơn khoảng 10cm. Bộ phận này dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở’ hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước. Tuy nhiên, khi đồ nặng ở trước xe sẽ gây khó khăn khi chuyển động. Giở xe ở phía trước tay lái, thưởng bỏ những vật nhẹ.

Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, và đèn tín lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.

Ngoài ra, xe đạp còn có bộ phận chống dựa. Chống dựa giúp xe đứng vững khi không sử dụng. Bộ phận này có thể được gắn ở trục giữa của xe hoặc bên trái trục sau. Trên sườn xe, người ta còn gắn các bộ phận phụ khác như bộ phận giữ bình nước, giữ thiết bị phụ đi kèm, trang trí,…

Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp như các nước châu Phi, Việt Nam, Trung Quốc,… làm phương tiện đi lại chính hằng ngày.

Đi xe đạp là cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao. Ở nhiều nước phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp của những đô thị cổ như Amsterdam ở châu Âu

Xe đạp còn được coi là một môn thể thao với các thể loại khác nhau: đường trường, địa hình,… và được thi đấu trong SEA Games, Olympic,… Các giải đua xe đạp hàng năm trên thế giới thường diễn ra rất rần rộ, thu hút được sự chú ý của mọi người.

Hiện nay xe máy ở nước ta quá nhiều, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch vừa tiện lợi.

Tài liệu có 42 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống