Bộ 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Mua tài liệu 28 14 K 244

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 KHTN 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Vỏ nguyên tử được tạo bởi

A. một hay nhiều protron chuyển động xung quanh hạt nhân.                                  

B. một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân.                                 

C. một hay nhiều neutron chuyển động xung quanh hạt nhân.                                 

D. nhiều electron chuyển động xung quang hạt nhân.

Câu 2: Cho mô hình cấu tạo của hydrogen và helium

 

Bộ 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 1)
Cho các nhận định sau:

(a) EHe = 2EH.

(b) Số PHe = EHe = 2.

(c) Số đơn vị điện tích hạt nhân trong H là 1.

(d) Số NH = 0, NHe = 1.

(e) Điện tích hạt nhân trong nguyên tử He là +2.

Số nhận định đúng là

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.     D. 4.

Câu 3: Trong hạt nhân nguyên từ fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là

A. 2.                                       B. 3.                                   C. 5.     D. 7.

Câu 4: Cho mô hình nguyên tử của 3 nguyên tử khác nhau

 

Bộ 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 2)

 

 

Từ mô hình của 3 nguyên tử, cho biết

A. chúng đều thuộc một nguyên tố hóa học.                   

B. chúng có khối lượng tính theo amu là giống nhau

C. chúng có cùng số proton. 

D. chúng thuộc 3 nguyên tố khác nhau.

Câu 5: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hóa học của nguyên tố magnesium?

A. MG.                                   B. Mg.                               C. mg.     D. mG.

Câu 6: Nguyên tử lithium có 3 electron. Số proton trong lithium là

A. 3.                                       B. 4.                                   C. 5.     D. 6.

Câu 7: Khối lượng một nguyên tử của nguyên tố oxygen là 16 amu, biết oxygen có 8 neutron. Số electron của oxygen là

A. 8.                                       B. 9.                                   C. 10.     D. 11.

Câu 8: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IIA. Số proton trong X là

A. 4.                                       B. 5.                                   C. 6.     D. 7.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vị trí và tính chất của X trong tuần hoàn là

A. chu kì 2, nhóm IIA, là phi kim.                                   B. chu kì 2, nhóm IIA, là kim loại.                                       

C. chu kì 3, nhóm IIIA, là kim loại.                                 D. chu kì 3, nhóm IIIA, là phi kim

Câu 10: Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?

 

Bộ 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 3)

 

Câu 11: Đơn vị tốc độ là

A.  km.h                                 B.  m.s                               C.  km/h     D.  s/m

Câu 12: Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,5 km là

A.  50s                                    B.  500s                             C.  100s     D.  10s

Câu 13: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

A. 8 h.                                B. 16 h.                              C. 24 h.     D. 32 h.

Câu 14: Một ô tô lên dốc với tốc độ 12 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Tốc độ trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

A. 22,5 km/h.                    B. 20 km/h.                        C. 30 km/h.     D. 16 km/h.

Câu 15: Camera của một thiết bị bắn tốc độ ghi được thời gian một ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2, cách nhau 10 m là 0,50 s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ cho phép là 60 km/h không?

A. Ô tô không vượt quá tốc độ cho phép.                  

B. Ô tô vượt quá tốc độ cho phép.                                     

C. Không đủ điều kiện để kết luận.                            

D. Không có tốc độ cho phép.

Câu 16: Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100m trong 40s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50m trong 40s. Đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá được cho ở hình dưới đây. Tốc độ bơi của rái cá trong 40s đầu là:

 

Bộ 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 4)

 

 

A. 1,25m/s                             B. 2m/s                              C. 1m/s     D. 2,5m/s

Câu 17: Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?

A. Mặt bàn dao động phát ra âm.                                    

B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm.

C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm.         

D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.

Câu 18: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Tay bấm dây đàn.              B. Tay gảy dây đàn.          C. Hộp đàn.     D. Dây đàn.

Câu 19: Âm thanh được tạo ra nhờ

A. nhiệt.                                 B. điện.                              C. ánh sáng.     D. dao động.

Câu 20: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là

A. 1700 m.                             B. 850 m.                           C. 3400 m.     D. 1000 m.

Câu 21: Nước có tính chất gì?

A. Nước (không tinh khiết) có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.                                  

B. Nước có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.                                     

C. Nước hòa tan được dầu.   

D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 22: Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật là

A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào,  giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

B. Cung cấp năng lượng.                           

C. Tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.                               

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi tối.       B. Sáng sớm.            C. Buổi chiều.            D. Suốt cả ngày đêm.

Câu 24: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp bằng 

A. Mang.          B. Phổi.            C. Qua bề mặt cơ thể.         D. Bằng hệ thống ống khí.

Câu 25: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

A. Năng lượng cơ thể bị thất thoát qua hô hấp trong quá trình nghỉ ngơi.               

B. Khi cơ thể nghỉ ngơi sẽ không tiêu tốn năng lượng.  

C. Các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động trong quá trình nghỉ ngơi, vẫn tiêu tốn năng lượng.

D. Cơ thể sinh vật chỉ thực hiện tích trữ năng lượng trong qus trình nghỉ ngơi.

Câu 26: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.                                        

B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.

C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất,  tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.                                        

D. Phương án A, C đúng.

Câu 27: Tại sao nói: “Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau”?

A. Cơ thể sống là một thể thống nhất gồm các cơ quan và hệ cơ quan hoạt động riêng biệt với các chức năng nhất định.                                    

B. Cơ thể sống là một hệ kín gồm gồm các cơ quan và hệ cơ quan hoạt động riêng biệt với các chức năng nhất định.

C. Cơ thể sống là một thể tống nhất gồm các cơ quan và hệ cơ quan luôn hoạt động thống nhất với nhau.

D. Cơ thể sống là mọ hệ kín gồm các cơ quan và hệ cơ quan luôn hoạt động thống nhất với nhau.

Câu 28: Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ

A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C)                                     

B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C)                                     

C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C)                                   

D. Cả hai phương án A, C đều đúng. 

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào?

A. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).       

B. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).                                    

C. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, khí carbon dioxide và đường.                 

D. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).

Câu 30: Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt, ...) lâu ngày trong túi hút chân không?

A. Khi hút chân không, lượng CO2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng.

B. Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm lâu ngày mà không bị hư hỏng. 

C. Cả hai phương án trên đều sai.                                   

D. Cả hai phương án trên đều đúng. 

Hướng dẫn giải:

1.B

2.D

3.D

4.A

5.B

6.A

7.A

8.A

9.C

10.A

11.C

12.C

13.B

14.D

15.B

16.D

17.A

18.D

19.D

20.A

21.D

22.D

23.D

24.C

25.B

26.D

27.C

28.D

29.B

30.B

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào cấu tạo vỏ nguyên tử.

Cách giải:

Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

Chọn B.

Câu 2 (VD):

Phương pháp:

Đếm số electron xung quang hạt nhân ⇒ số E

Trong nguyên tử E = P = số đơn vị điện tích hạt nhân.

Cách giải:

EH = PH = 1

NH = 0

EHe = PHe = 2

NHe = 2

⇒ EHe = 2EH

(a) đúng.

(b) đúng.

(c) đúng.

(d) sai, vì NHe = 2

(e) đúng.

Chọn D.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Theo mô hình nguyên tử Rơ – dơ – pho – Bo

+ Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.

+ Mỗi lớp có số electron tối đa xác đinh, như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron,…

Cách giải:

Nguyên tử có số proton bằng 9 ⇒ số electron bằng 9.

- Sắp xếp electron:

+ Điền electron từ hạt nhân ra ngoài

Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron ⇒ nguyên tử có 2 electron lớp thứ nhất, còn lại 7 electron điền vào các lớp tiếp theo.

Lớp thứ hai có tối đa 8 electron ⇒ điền 7 electron còn lại vào lớp thứ 2.

⇒ số electron lớp ngoài cùng là 7.

Chọn D.

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton.

Cách giải:

Từ mô hình 3 nguyên tử, các nguyên tử đều có cùng số proton là 6 ⇒ 3 nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Chọn A.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào kí hiệu hóa học.

Cách giải:

Nguyên tố magnesium có kí hiệu là Mg.

Chọn B.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Trong nguyên tử số proton = số electron.

Cách giải:

ELi = 3 ⇒ PLi = 3

Chọn A.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

- Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân nguyên tử ⇒ mnguyên tử ≈ mP + mN

- Khối lượng của 1 proton bằng khối lượng của neutron và xấp xỉ bằng 1 amu.

- Trong nguyên tử E = P.

Cách giải:

MOxygen ≈ mP + mN = 1. P + 1. 8 = 16 (amu)

⇒ P = E = 8 (hạt)

Chọn A.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào chu kì ⟹ số lớp e.

Dựa vào nhóm ⟹ Số e lớp ngoài cùng.

Từ 2 dữ kiện này ⟹ Số proton của X.

Cách giải:

X nằm ở chu kì 2 ⟹ X có 2 lớp e.

X thuộc nhóm IIA ⟹ Có 2 e lớp ngoài cùng.

Mà lớp thứ nhất có tối đa 2 e, lớp thứ 2 có tối đa 2e.

⟹ Vậy X có 4e.

⟹ Số proton của X là 4.

Chọn A.

Câu 9 (VDC):

Phương pháp:

- Tổng số hạt = 2.P + N

- Tổng số hạt mang điện = P + E = 2P

- Số hạt không mang điện N.

- Từ Z ⇒ E

Dựa vào số lớp e ⟹ Chu kì của nguyên tố.

Dựa vào số e lớp ngoài cùng ⟹ Nguyên tố thuộc nhóm nào.

Biết vị trí sẽ biết được tính kim loại hay phi kim của nguyên tố.

Cách giải:

Tổng số hạt của X = E + P + N = 2P + N = 40

Do số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12

⇒ 2P – N = 12

⇒ N = 2P – 12  (2)

Thế (2) vào (1) ⇒ 2P + 2P -12 = 40

⇒ 4P = 52 ⇒ P = 13

Đối với 1 nguyên tố thuộc 20 nguyên tố đầu, lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e và lớp thứ 4 còn lại.

Mà X có 13e = 2 + 8 + 3 ⟹ X có 3 lớp e ⟹ X nằm chu kì 3.

⟹X có 3 e lớp ngoài cùng ⟹ X thuộc nhóm IIIA ⟹ X là kim loại.

Chọn C.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

Theo mô hình nguyên tử Rơ – dơ – pho – Bo

+ Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.

+ Mỗi lớp có số electron tối đa xác đinh, như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron,…

Cách giải:

+ Điền electron từ hạt nhân ra ngoài

Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron ⇒ nguyên tử có 2 electron lớp thứ nhất, còn lại 12 electron điền vào các lớp tiếp theo.

Lớp thứ hai có tối đa 8 electron ⇒ nguyên tử có 8 electron lớp thứ 2 còn lại 4 electron điền vào lớp thứ 3.

Lớp thứ 3 có tối đa 18 electron ⇒ điền 4 electron còn lại vào lớp thứ 3.

Chọn A.

Câu 11 (TH):

Phương pháp:

Tốc độ: v =s/t

Đơn vị của tốc độ tính theo đơn vị của quãng đường và thời gian.

Cách giải:

Đơn vị của tốc độ là m/s hoặc km/h.

Chọn C.

Câu 12 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính tốc độ: v= s/t => t = s/v

Cách giải:

Đổi 0,5 km = 500m

Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,5km là:

Chọn C.

Câu 13 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính thời gian: t = s/v

Cách giải:

Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là:

 

 

Chọn B.

Câu 14 (VDC):

Phương pháp:

Công thức tính tốc độ trung bình: 

Cách giải:

Gọi quãng đường dốc là s

Thời gian ô tô lên dốc là: 

Thời gian ô tô xuống dốc là: 

Tốc độ trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường là:

Chọn D.

Câu 15 (VD):

Phương pháp:

Tốc độ chuyển động: v = s/t

Cách giải:

Tốc độ của ô tô là:

Nhận xét:  ô tô chạy quá tốc độ cho phép

Chọn B.

Câu 16 (VD):

Phương pháp:

Trên đoạn thẳng đồ thị biểu diễn cùng tính chất chuyển động.

+ Xác định trên trục Os quãng đường vật di chuyển.

+ Xác định trên trục Ot khoảng thời gian tương ứng.

+ Tốc độ của vật: v = s/t

Cách giải:

Tốc độ bơi của rái cá: 

Chọn D.

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

Cách giải:

Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm là do mặt bàn dao động phát ra âm.

Chọn A.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

Cách giải:

Dây đàn dao động phát ra âm thanh → nguồn âm là dây đàn

Chọn D.

Câu 19 (TH):

Phương pháp:

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

Cách giải:

Âm thanh được tạo ra nhờ các vật dao động

Chọn D.

Câu 20 (VDC):

Phương pháp:

Quãng đường: s = v.t

Cách giải:

Thời gian tiếng sấm truyền trong không khí là:

 t = 5 (s)

Khoảng cách từ người đó đến nơi phát ra tiếng sấm là:

Chọn A.

Câu 21 (NB):

Phương pháp:

Nước là một chất lỏng không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị; có nhiệt độ sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC. Nước là một dung môi phân cực có khả năng hoà tan nhiều chất, (không tinh khiết) có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.

Cách giải:

Nước (không tinh khiết) có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.

Chọn D.

Câu 22 (NB):

Phương pháp:

Xem lại lý thuyết vai trò của các chất dinh dưỡng.

Cách giải:

Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

Chọn D.

Câu 23 (NB):

Phương pháp:

Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp.

Cách giải:

Quá trình quang hợp diễn ra khi có ánh sáng, quá trình hô hấp diễn ra cả ngày và đêm.

Chọn D.

Câu 24 (NB):

Phương pháp:

Xem lại lý thuyết trao đổi khí ở động vật.

Cách giải:

Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, … trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

Chọn C.

Câu 25 (TH):

Phương pháp:

Khi cơ thể nghỉ ngơi vẫn sẽ tiêu tốn năng lượng.

Cách giải:

Khi cơ thể nghỉ ngơi các cơ quan trong cơ thể vẫn cần duy trì hoạt động như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, … Các cơ quan này cần sử dụng năng lượng để hoạt động.

Chọn B.

Câu 26 (TH):

Phương pháp:

Trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi vì:

- Những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

- Những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể

Cách giải:

Các đáp án đúng là A và C.

Chọn D.

Câu 27 (TH):

Phương pháp:

Cơ thể sống là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

Cách giải:

Cơ thể sống là một khối thống nhất. Hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể luôn thống nhất với nhau.

Chọn C.

Câu 28 (TH):

Phương pháp:

Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.

Cách giải:

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25oC đến 35oC. Nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hay quá thấp (dưới 10oC) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.

Chọn D.

Câu 29 (TH):

Phương pháp:

Phương trình hô hấp tế bào:

 

Bộ 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 5)

 

Cách giải:

Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).

Chọn B.

Câu 30 (VD):

Phương pháp:

Khi hút chân không đã loại bỏ hoàn toàn không khí, khí oxygen trong thức ăn.

Cách giải:

Có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi hút chân vì: Khi hút chân không đã loại bỏ hoàn toàn không khí, khí oxygen trong thức ăn. Khi đó quá trình hô hấp không diễn ra làm chậm quá trình phát triển của thực phẩm. Ngoài ra làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc,…gây hỏng thực phẩm.

Chọn B.

A. Ma trận đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 (Kết nối tri thức)

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chương 1. Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 

2

(0,5 đ)

 

1

(0,25 đ)

1

(1 đ)

 

 

 

1

(1 đ)

3

(0,75 đ)

Chương 2. Phân tử. Liên kết hóa học

 

3

(0,75 đ)

 

2

(0,5 đ)

1

(2 đ)

 

 

 

1

(2 đ)

5

(1,25 đ)

Chương 3. Tốc độ

 

1

(0,25 đ)

 

1

(0,25 đ)

1

(1 đ)

1

(0,25 đ)

 

 

1

(1 đ)

3

(0,75 đ)

Chương 4. Âm thanh

 

1

(0,25 đ)

 

1

(0,25 đ)

1

(1 đ)

1

(0,25 đ)

 

 

1

(1 đ)

3

(0,75 đ)

Chương 5. Ánh sáng

 

1

(0,25 đ)

 

1

(0,25 đ)

1

(1 đ)

 

 

 

1

(1 đ)

2

(0,5 đ)

Điểm số

 

2 đ

 

1,5 đ

6 đ

0,5 đ

 

 

6 đ

4 đ

Tổng số điểm

2 đ

1,5 đ

6,5 đ

0 đ

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1. Hạt nhân nguyên tử gồm những loại hạt nào?

A. Proton và electron.

B. Proton, neutron và electron.

C. Neutron và electron.

D. Proton và neutron.

Câu 2. Oxygen nằm ở ô thứ 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số hạt mang điện có trong một nguyên tử oxygen là

A. 8.

B. 16.

C. 18.

D. 4.

Câu 3. Trong các chất sau: khí oxygen; khí hydrogen; khí nitrogen; khí carbon dioxide. Hợp chất là

A. khí oxygen.

B. khí hydrogen.

C. khí carbon dioxide.

D. khí nitrogen.

Câu 4. Liên kết được hình thành trong phân tử muối ăn là

A. liên kết cộng hóa trị.

B. liên kết ion.

C. liên kết hydrogen.

D. liên kết kim loại.

Câu 5. Khi xe đang chạy, người lái xe điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình vì

A. để đảm bảo tầm nhìn với xe phía trước.

B. để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngột dừng lại.

C. để tránh khói bụi của xe phía trước.

D. để giảm thiểu tắc đường.

Câu 6. Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?

A. Màng loa trong điện thoại.

B. Bạn Hà.

C. Màn hình của điện thoại.

D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng?

A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.

B. Đơn vị tần số là giây (s).

C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.

D. Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.

Câu 8. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là

A. ảnh ảo, lớn hơn vật                                                      

B. ảnh ảo, bé hơn vật               

C. ảnh ảo, bằng vật                                                                      

D. ảnh thật, bằng vật

Câu 9. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

B. Tạo ra các chất cần thiết cho xây dựng, duy trì và phục hồi cấu trúc của cơ thể.

C. Loại bỏ chất thải và dư thừa đảm bảo duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

D. Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng?

A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.

B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.

C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.

D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 11. Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào gồm

A. khí oxygen, glucose và năng lượng.                  

B. khí oxygen, nước và năng lượng.

C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng.

D. khí carbon dioxide, glucose và nước.

Câu 12. Thực vật hấp thụ …(1)… và thải ra …(2)… mọi lúc. (1), (2) lần lượt là

A. oxygen, carbon dioxide.

B. carbon dioxide, carbon dioxide.

C. carbon dioxide, oxygen.

D. oxygen, oxygen.

Câu 13. Cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống của cơ thể là vai trò của

A. nước.

B. khí oxygen.

C. chất dinh dưỡng.

D. khí carbon dioxide.

Câu 14. Trong hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng, tác nhân kích thích là

A. thân cây.

B. ánh sáng.

C. nhiệt độ.

D. ngọn cây.

Câu 15. Tại sao khi trồng rau cải, cần phải tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau?

A. Vì tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau giúp cây sinh trưởng nhanh hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch.

B. Vì những cây mọc gần nhau có giá trị dinh dưỡng cao hơn nên cần tỉa và nhổ sớm để sử dụng.

C. Vì tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau giúp tăng giá trị dinh dưỡng của những cây rau còn lại.

D. Vì tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau giúp giảm mật độ của rau, đảm bảo cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng để quang hợp.

Câu 16: Đâu không phải là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong thực tiễn?

A. Làm giàn cho cây bầu, bí.

B. Dùng đèn bẫy côn trùng gây hại cho cây trồng.

C. Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.

D. Tháo nước cho cây khi bị ngập úng.

Phần II. Tự luận

Bài 1 (1 điểm): Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh (sulfur) có hóa trị VI và oxygen.

Bài 2 (2 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống để mô tả sự truyền âm trong không khí: Nguồn âm …(1)... làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó …(2)… (nén, giãn). Lớp không khí dao động này lại …(3)... cho lớp không khí kế tiếp dao động. Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền đến tai ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.

Bài 3 (2 điểm): Liệt kê các con đường thải nước của cơ thể người. Đánh dấu X vào ô trống các dấu hiệu khi cơ thể thiếu nước trong bảng sau đây.

1. Miệng khô  
2. Tóc đen  
3. Nước tiểu màu vàng đậm  
4. Tiểu ít  
5. Da khô  
6. Chóng mặt  
7. Yếu cơ  
8. Thèm ăn  
9. Tim đập nhanh  
Bài 4 (2 điểm):

a) Quan sát hình dưới đây và nhận xét về hiện tượng thân của hai cây đậu. Giải thích tại sao có sự khác nhau.

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

b)  Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen đọc sách cho bản thân.

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là

A. hạt proton.

B. hạt neutron.

C. hạt electron.

D. hạt nhân.

Câu 2. Kí hiệu hóa học của nguyên tố đồng (copper) là

A. Cs.                  

B. Cu.                  

C. Ca.         

D. Co.

Câu 3. Cho các nguyên tố sau: Ba; Cu; Fe; Si. Nguyên tố phi kim là

A. Ba.                  

B. Cu.                  

C. Fe.                   

D. Si.

Câu 4. Cho các chất sau: muối ăn; khí carbon dioxide; khí helium; carbon. Số đơn chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.  

D. 4.

Câu 5. Khối lượng phân tử NO2 là

A. 46 amu.

B. 44 amu.

C. 30 amu.

D. 28 amu.

Câu 6. Hợp chất ion là

A. CO.

B. MgO.

C. H2O.

D. CO2.

Câu 7. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong hợp chất KNO3 là

A. 38,6%.  

B. 13,9%.            

C. 47,5%.            

D. 40,0%.

Câu 8. Hóa trị của S trong hợp chất SO2 là

A. I.

B. II.  

C. IV.  

D. VI.

Câu 9. Một đoàn tàu chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như sau. Nhận xét nào là đúng?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Đoàn tàu xuất phát lúc 0 giờ.

B. Đoàn tàu xuất phát lúc 1 giờ.

C. Đoàn tàu chạy một mạch không dừng lại giữa đường.

D. Đoàn tàu đi được 1 giờ thì dừng lại nghỉ trong 30 phút.

Câu 10. Trên đường đi học, Lan đếm được mình bước 1530 bước. Biết mỗi bước trung bình dài 0,5 m. Quãng đường Lan đi học dài là:

A. 1530 m.

B. 765 m.

C. 3060 m.

D. 1500 m.

Câu 11. Lợi ích của thiết bị bắn tốc độ trong an toàn giao thông là

A. đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông.

B. kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông.

C. đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông.

D. kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ.

Câu 12. Vì sao ta không thể nghe được sóng hạ âm do các con cá voi hoặc tê giác phát ra?

A. Vì âm có tần số quá lớn.

B. Vì âm có tần số quá nhỏ.

C. Vì âm có biên độ quá nhỏ.

D. Vì âm có biên độ quá lớn.

Câu 13. Khi ta chạm vào mặt trống sau khi đánh sẽ cảm thấy như thế nào?

A. Mặt trống nóng hơn bình thường.

B. Mặt trống rung rung.

C. Mặt trống lạnh hơn bình thường.

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 14. Trong không khí, âm thanh truyền đi với tốc độ 343 m/s. Tuy nhiên trong chất lỏng và chất rắn, âm thanh còn truyền đi … (1) … Tốc độ truyền âm … (2) … phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

A. (1) chậm hơn; (2) không.

B. (1) chậm hơn; (2) cũng.

C. (1) nhanh hơn; (2) không.

D. (1) nhanh hơn; (2) cũng.

Câu 15. Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?

A. Ảnh của vật ngược chiều.

B. Ảnh của vật cùng chiều.

C. Ảnh của vật quay một góc bất kì.

D. Không quan sát được ảnh của vật.

Câu 16. Trong hình sau, đâu là ảnh của S qua gương phẳng?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. S1.

B. S2.

C. S3.

D. S4.

Phần II. Tự luận

Bài 1 (1 điểm): Biết oxygen nằm ở ô thứ 8, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Hãy cho biết:

a. Số electron, số proton; số hạt mang điện trong nguyên tử oxygen?

b. Nêu một số vai trò của khí oxygen trong đời sống và sản xuất.

Bài 2 (2 điểm):

a. Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi carbon có hóa trị IV và hydrogen?

b. Tính phần trăm khối lượng carbon và hydrogen trong hợp chất vừa xác định ở ý (a).

Bài 3 (3 điểm):

a. Camera thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10m là 0,77 s. Tốc độ ô tô là

b. Trong một cơn mưa giông, ta quan sát thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 5 s. Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, coi ta nhìn thấy tia sét ngay sau khi tia sét xuất hiện thì tia sét xuất hiện cách ta

c. Một màn hình tivi cách một gương phẳng 5 m. Một người ngồi giữa tivi và gương phẳng cách gương một khoảng 1,5 m. Hỏi ảnh của ti vi cách mắt người bao nhiêu?

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Cho mô hình nguyên tử sau:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Số hiệu nguyên tử này là

A. 7.   

B. 6.   

C. 12.

D. 14.

Câu 2. Nguyên tố lưu huỳnh (sulfur) có kí hiệu hóa học là

A. Li. 

B. P.

C. S.  

D. Si.

Câu 3. Ô nguyên tố không cho biết yếu tố nào sau đây?

A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố.

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số hạt neutron trong nguyên tử.

D. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.

Câu 4. Hợp chất là

A. chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

B. chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.

C. chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học giống nhau.

D. chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Câu 5. Hợp chất cộng hóa trị là

A. MgO.

B. NaCl.

C. H2.

DCO2.

Câu 6. Hóa trị của S trong hợp chất H2S là

A. I.

B. II.

C. IV.

D. VI.

Câu 7. Khối lượng phân tử NH3 là

A. 14 amu.                    

B. 15 amu.                     

C. 16 amu.                     

D. 17 amu.

Câu 8. Hóa trị của nhóm (SO4) trong hợp chất H2SO4 là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 9. Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào

A. đơn vị độ dài.

B. đơn vị thời gian.

C. đơn vị khối lượng vật chuyển động.

D. đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.

Câu 10. Cho đồ thị quãng đường – thời gian sau. Nhận xét nào là đúng?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

A. Vật đang đứng yên.

B. Vật đang chuyển động sau đó đột ngột dừng lại.

C. Vật đang chuyển động sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động.

D. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

Câu 11. Đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài khoảng 296 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hoả là 74 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Lào Cai là:

A. 3 h.

B. 4 h.

C. 5 h.

D. 6 h.

Câu 12. Khi ta thổi còi, bộ phận nào dao động phát ra âm thanh?

A. Không khí trong còi.

B. Thành còi.

C. Quả bóng trong còi.

D. Khe hở trên còi.

Câu 13. Sóng âm được truyền trong không khí nhờ

A. sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.

B. sự dao động của nguồn âm.

C. sự dịch chuyển của các phần tử vật chất.

D. sự chuyển động của các luồng không khí.

Câu 14. Có 4 âm A, B, C, D với tần số tương ứng là 587 Hz; 261 Hz; 698 Hz; 440 Hz. Em hãy sắp xếp các âm trên theo thứ tự âm trầm dần.

A. B – D – A – C.

B. D – B – A – C.

C. A – B – C – D.

D. C – A – D – B.

Câu 15. Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào sau đây?

A. Pin mặt trời đang hoạt động.

B. Phơi khô quần áo.

C. Diệp lục ở lá cây.

D. Tổng hợp vitamin D ở người.

Câu 16. Một tia sáng chiếu tới SI đến gương phẳng và hợp với mặt phng một góc 30o như hình vẽ. Kết luận nào sau đây đúng?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)A. Góc tới bằng 30o.

B. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới i bằng 60o.

C. Góc phản xạ bằng 30o.

D. Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 60o.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)a. Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố aluminium?

b. Nguyên tố aluminium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

Bài 2 (2 điểm): Lập công thức hóa học và xác định phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất tạo thành bởi Mg có hóa trị II và O.

Bài 3 (3 điểm):

a. Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h.

b. Một âm dao động với tần số 40 Hz. Vậy trong 0,5 phút, âm đó đã thực hiện bao nhiêu dao động?

c. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng 5 cm cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. Khoảng cách SS’ là bao nhiêu?

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức - (Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1.

Đáp án đúng là: B

Số hiệu nguyên tử = số electron trong nguyên tử = 6.

Câu 2.

Đáp án đúng là: C

Nguyên tố lưu huỳnh (sulfur) có kí hiệu hóa học là S.

Câu 3.

Đáp án đúng là: C

Ô nguyên tố cho biết: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

Như vậy, ô nguyên tố không cho biết số neutron có trong nguyên tử.

Câu 4.

Đáp án đúng là: D

Hợp chất là chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Câu 5.

Đáp án đúng là: D

Hợp chất cộng hóa trị là CO2.

Chú ý: H2 là chất cộng hóa trị nhưng là đơn chất.

Câu 6.

Đáp án đúng là: B

Trong hợp chất H2S, hóa trị H là I. Gọi hóa trị S là x, ta có:

2.I = 1.x Þ x = II.

Câu 7.

Đáp án đúng là: D

Khối lượng phân tử NH3 là: 14 + 1.3 = 17 (amu).

Câu 8.

Đáp án đúng là: B

Trong phân tử sulfuric acid (H2SO4), nhóm (SO4) liên kết với 2 nguyên tử hydrogen nên có hóa trị II.

Câu 9.

Đáp án đúng là: D

Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.

Câu 10.

Đáp án đúng là: D

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy vật chuyển động có tốc độ không đổi.

Câu 11.

Đáp án đúng là: B

Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Lào Cai là: t=sv=29674=4(h).

Câu 12.

Đáp án đúng  là: A

Khi ta thổi còi, bộ phận dao động phát ra âm thanh là không khí trong còi.

Câu 13.

Đáp án đúng là: A

Sóng âm được truyền trong không khí nhờ sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.

Câu 14.

Đáp án đúng là: D

Ta có: 698 Hz > 587 Hz > 440 Hz > 261 Hz.

Tương ứng với các âm có âm trầm dần là: C – A – D – B.

Câu 15.

Đáp án đúng là: B

A – năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng.

C – năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành hóa năng.

D - năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành hóa năng.

Câu 16.

Đáp án đúng là: B

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Từ hình, ta có: góc tới: SIN^=i=900300=600

=> Góc tới (góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới I) bằng 60o

A – sai vì góc tới bằng 600

C – sai vì theo định luật phản xạ ánh sáng, ta có góc tới i = góc phản xạ i’ = 600.

D – sai vì góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ 

SIR^ = i + i’ = 600 + 600 = 1200.

Phần II. Tự luận

Bài 1:

a.

Ô nguyên tử aluminium cho biết các thông tin:

+ Số hiệu nguyên tử: 13

+ Kí hiệu hóa học: Al

+ Tên nguyên tố: Aluminium

+ Khối lượng nguyên tử: 27 amu.

b.

Phân tích: 13 = 2 + 8 + 3

Nguyên tố aluminium nằm ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bài 2:

- Lập công thức hóa học:

Đặt công thức hóa học của hợp chất là: MgxOy.

Áp dụng công thức hóa trị ta có:

x.II=y.IIxy=IIII=11

Chọn x = 1; y = 1. Công thức hóa học của hợp chất là MgO.

- Xác định phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố:

Khối lượng phân tử MgO là: 24 + 16 = 40 (amu)

Vậy:

Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là: 2440×100%=60%

Phần trăm về khối lượng của O trong hợp chất MgO là: 1640×100%=40%

Bài 3:

a. Tốc độ của xe là v=st=50,2817,86m/s=64,3km/h

Ta thấy 64,3 > 60

Vậy xe đó có vượt quá tốc độ cho phép.

b. Âm thực hiện được số dao động là: 40 . 0,5 . 60 = 1200 dao động

c.

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

=> khoảng cách SS’ = 5 + 5 = 10 cm

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là

A. proton.

B. neutron.

C. electron.

D. hạt nhân.

Câu 2. Nguyên tố có kí hiệu hóa học Cl là

A. chlorine.

B. carbon.

C. copper.

D. calcium.

Câu 3. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có đặc điểm nào sau đây?

A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

B. Có số lớp electron bằng nhau.

C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.

D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 4. Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là

A. 44 amu.

B. 28 amu.

C. 40 amu.

D. 20 amu.

Câu 5. Cho các hợp chất sau: SO2, H2O, NaCl, CO. Hợp chất ion là

A. SO2.

B. H2O.

C. NaCl.

D. CO.

Câu 6. Số nguyên tử có trong phân tử MgCO3 là

A. 3.

B. 4.

C. 5.   

D. 6.

Câu 7. Hoá trị của nitrogen trong hợp chất N2O3 là

A. V.

B. IV.

C. I.  

D. III.

Câu 8. Hoàn thành nhận định sau: “Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng …”.

A. góp chung proton.

B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

D. góp chung electron.

Câu 9. Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta xác định được thông tin nào sau đây?

A. Tốc độ chuyển động.

B. Thời gian chuyển động.

C. Quãng đường chuyển động.

D. Cả A, B và C.

Câu 10. Lúc 7 giờ, bạn Hà đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 5 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn Hà đến trường dài 1,5 km. Hỏi bạn Hà đến trường lúc mấy giờ?

A. 7 h 30 min.

B. 7 h 15 min.

C. 7 h 18 min.

D. 7 h 45 min.

Câu 11. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?

A. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây.

B. Cổng quang điện.

C. Đồng hồ bấm giây.

D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.

Câu 12. Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?

A. Màng loa trong điện thoại.

B. Bạn Hà.

C. Màn hình của điện thoại.

D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.

Câu 13. Tiếng đàn không thể truyền được trong

A. khí neon.

B. tường.

C. chuông đã hút chân không.

D. dung dịch nước đường.

Câu 14. Ta nghe được âm càng to khi

A. tần số âm càng lớn.

B. tần số âm càng nhỏ.

C. biên độ âm càng lớn.

D. biên độ âm càng nhỏ.

Câu 15. Trong các hình sau đây, hình nào biểu diễn chùm sáng phân kì?

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)A. Hình a.

B. Hình b.

C. Hình c.

D. Hình d.

Câu 16. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?

A. i’ = 300.

B. i’ = 400.

C. i’ = 600.

D. i’ = 450.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài (1 điểm): Nguyên tử carbon có 6 proton.

a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử carbon?

b) Biết hạt nhân nguyên tử carbon có 6 neutron, tính khối lượng nguyên tử của carbon theo đơn vị amu.

Bài 2 (2 điểm):

a) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si hóa trị IV và O.

b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất vừa lập ở ý a). Biết khối lượng nguyên tử Si là 28.

Bài 3 (3 điểm):

a. Một vật chuyển động với đồ thị quãng đường – thời gian như sau. Tốc độ của vật trong 40s đầu là:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

b. Trong 20 s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?

c. Một người vũ công tập nhảy trước một gương phẳng. Hỏi nếu người đó di chuyển ra xa gương một khoảng 1,2 m thì ảnh của người đó.

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức - (Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1.

Đáp án đúng là: B

Trong nguyên tử, hạt không mang điện là neutron.

Câu 2.

Đáp án đúng là A.

Chlorine có kí hiệu hoá học là Cl.

Câu 3.

Đáp án đúng là: B.

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải.

Câu 4.

Đáp án đúng là: A.

Khối lượng phân tử của carbon dioxide là 12.1 + 16.2 = 44 (amu).

Câu 5.

Đáp án đúng là: C

Hợp chất ion là: NaCl

Câu 6.

Đáp án đúng là: C.

Phân tử MgCO3 có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.

Số nguyên tử là 1 + 1 + 3 = 5.

Câu 7.

Đáp án đúng là: D

Hoá trị của oxygen là II, đặt hóa trị của N là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có:

2.a = 3.II  a = III.

Câu 8.

Đáp án đúng là: D

Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng góp chung electron.

Câu 9.

Đáp án đúng là: D

Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta xác định được:

+ Tốc độ chuyển động.

+ Quãng đường chuyển động.

+ Thời gian chuyển động.

Câu 10.

Đáp án đúng là: C

Thời gian bạn Hà đi từ nhà đến trường là:

t=sv=1,55=0,3(h)=18(min)

Thời điểm bạn Lan đến trường là: 7h+18min=7h18min

Câu 11.

Đáp án đúng là: D

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ.

Câu 12.

Đáp án đúng là: A

Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm là mang loa trong điện thoại dao động.

Câu 13.

Đáp án đúng là: C

Tiếng đàn sáo không thể truyền được trong chuông đã hút chân không.

Câu 14.

Đáp án đúng là: C

Ta nghe được âm càng to khi biên độ âm càng lớn.

Câu 15.

Đáp án đúng: C

A – chùm sáng song song

B – chùm sáng hội tụ

D – tia sáng

Câu 16.

Đáp án đúng: A

Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc tới bằng góc phản xạ nên khi

i = 300 thì i’ = 300.

Phần II. Tự luận

Bài 1:

a) Số electron = số proton  Nguyên tử carbon có 3 electron.

b) Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử là xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử carbon là: 6 + 6 = 12 (amu).

Bài 2:

a) Lập công thức hóa học của hợp chất:

Đặt công thức hóa học của hợp chất: SixOy.

Theo quy tắc hóa trị, ta có:

x.IV = y.IIxy=IIIV=12

Chọn x = 1 và y = 2.

Công thức hóa học của hợp chất là: SiO2.

b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố:

Khối lượng phân tử SiO2: 28 + 16.2 = 60 (amu).

Phần trăm khối lượng Si trong SiO2 là: 2860.100%=46,67%

Phần trăm khối lượng O trong SiO2 là:

100% - 46,67% = 53,33%

Bài 3:

a. Tốc độ của vật trong 40s đầu là: v=st=5020=10040=2,5(m/s)

b. Tần số dao động của lá thép là: 5000 : 20 = 250 Hz.

c. Do khoảng cách giữa người và gương ra xa 1,2 m nên khoảng cách từ ảnh đến gương ra xa 1,2 m.

Vậy ảnh của người đó ra xa người đó một khoảng 2,4 m.

Tài liệu có 28 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống