Bộ 10 đề thi Học kì 1 Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều có đáp án năm 2024

Mua tài liệu 16 6.5 K 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Kinh tế Pháp luật lớp 10 sách Cánh diều năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 2 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 KTPL 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Ma trận Đề thi Học kì 1 Kinh tế Pháp luật lớp 10 - CD

STT

Nội dung

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

1

Bài 1. Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

 

1

   

2

Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế.

       

3

Bài 3. Thị trường

1

1

   

4

Bài 4. Cơ chế thị trường

1

     

5

Bài 5. Ngân sách nhà nước

1

     

6

Bài 6. Thuế

1

     

7

Bài 7. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

1

1

 

1

8

Bài 8. Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống.

1

1

1

 

9

Bài 9. Dịch vụ tín dụng

1

1

   

10

Bài 10. Lập kế hoạch tài chính cá nhân

1

1

1

1

11

Bài 11. Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN

1

1

1

 

12

Bài 12. Bộ máy nhà nước CHXHCNVN

 

1

   

13

Bài 13. Chính quyền địa phương

1

 

1

 

 

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hoạt động mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là

A. hoạt động tiêu dùng.

B. hoạt động sản xuất.

C. phân phối sản phẩm.

D. tiêu thụ hàng hóa.

Câu 2. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

D. Chức năng điều khiển.

Câu 3. Phương án nào sau đây không thuộc thị trường tư liệu tiêu dùng?

A. Thị trường vận tải.

B. Thị trường nước giải khát.

C. Thị trường bột giặt.

D. Thị trường sữa.

Câu 4. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết

A. nền kinh tế.

B. thị trường.

C. quá trình sản xuất.

D. quá trình phân phối.

Câu 5. Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa

A. người mua và người bán.

B. người sản xuất và người tiêu dùng.

C. chủ thể trung gian và người sản xuất.

D. người sử dụng lao động và lao động.

Câu 6. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện

A. các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

B. các hoạt động và tổ chức bộ máy Nhà nước.

C. vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.

D. thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước.

Câu 7. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

B. Thu lợi nhuận.

C. Phát triển kinh tế nhà nước.

D. Cung ứng hàng hóa.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, hộ sản xuất kinh doanh có quyền hạn nào sau đây?

A. Không cần phải đăng ký kinh doanh.

B. Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.

C. Được phép kinh doanh bất kì hàng hóa nào.

D. Được phép kinh doanh cả mặt hàng chưa đăng ký.

Câu 9. Trên thị trường, doanh nghiệp Q nhận thấy giá của nguyên vật liệu đang có xu hướng gia tăng, nhưng hợp đồng đã kí với đối tác không thể thay đổi giá, nên doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm một số chi phí về xử lý chất thải để giữ chi phí sản xuất sản phẩm không tăng, đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp Q đã làm gì để đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu?

A. Giảm chi phí xử lý chất thải gây nguy hiểm cho môi trường.

B. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của đối tác theo hợp đồng.

C. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

D. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10. Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 11. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng

A. hoàn trả đúng hạn.

B. tạm thời trả tiền.

C. ít hoàn trả lại.

D. đưa lãi tùy ý.

Câu 12. H và L lợi dụng danh nghĩa là cán bộ của một ngân hàng trên địa bàn tỉnh X để làm thủ tục đáo hạn ngân hàng và hứa trả lãi suất cao để tạo niềm tin cho người dân. Quen biết chị T nên H đã đặt vấn đề vay chị T số tiền là 3,5 tỉ đồng và đã được chị đồng ý, sau đó cả hai thống nhất viết giấy ghi nợ. H giới thiệu L cho chị T, tiếp tục vay tiền của chị T nhiều lần. Số tiền H và L phải hoàn trả chị T là 35 tỷ đồng. Sau khi chuyển tiền thì H, L đã lấy tiền gốc và lãi rồi tẩu thoát. Trong trường hợp trên, những ai là người vi phạm pháp luật về tín dụng?

A. H và L.

B. Chị T và H.

C. Chị T và L.

D. Chỉ có H.

Câu 13. Việc cho vay tín chấp dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn với mức lãi

A. khá cao.

B. thấp.

C. ổn định.

D. trên 20%/năm.

Câu 14. Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay gọi là cho vay

A. thế chấp.

B. tín chấp.

C. lưu vụ.

D. hợp vốn.

Câu 15. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng gọi là kế hoạch tài chính cá nhân

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. có hạn.

Câu 16. Bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra là

A. theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân.

B. thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

C. xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện.

D. tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 17. Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn?

A. Thời gian thực hiện tùy cá nhân xác định.

B. Cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có.

C. Tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.

D. Thời gian thực hiện ngắn dưới 3 tháng.

Câu 18. Anh P, sinh viên năm hai, muốn lập kế hoạch tiết kiệm tiền đi du lịch vàđăng kí học một khoá ngoại ngữ trong 6 tháng tiếp theo. Trong trường hợp này, anh P nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?

A. Ngắn hạn.

B. Trung hạn.

C. Dài hạn.

D. Có hạn.

Câu 19. Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội thể hiện vai trò nào của pháp luật đối với đời sống?

A. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích.

B. Pháp luật là phương tiện đề Nhà nước kiểm tra, hoạt động của cá nhân.

C. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước điều chỉnh, định hướng xã hội.

D. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý đề Nhà nước phát huy quyền lực sức mạnh.

Câu 20. Quy định xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toànphản ánh đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B.Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 21. Nội dung nào sau đây là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?

A. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

B. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, quyền lực.

C. Xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân.

D. Ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.

Câu 22. H, K và G cùng đi xe điện đi học. H thấy G đội mũ bảo hiểm nhưng lại cài quai ra sau gáy nên nhắc bạn, G không nghe và cho rằng cứ đội mũ là được. Còn K thì không đội mũ và cho rằng đi xe điện thì không cần đội mũ bảo hiểm. P đi qua nhắc các bạn không nên cãi nhau trên đường và đừng dàn hàng để các phương tiện khác còn lưu thông. Trong trường hợp trên, những ai sau đây đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông?

A. Bạn H, K và G.

B. Bạn K, G.

C. Bạn H, K và P.

D. Bạn P và K.

Câu 23.Các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. chấp hành pháp luật.

Câu 24.Bạn V luôn đi học đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ, thực hiện tốt công việc mà giáo viên giao phó. Trong trường hợp này, bạn V đã thực hiện tốt pháp luật ở hình thức nào?

A. Thi hành pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là tài chính cá nhân? Kể tên các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Câu 2. Nêu quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

D

A

A

A

A

B

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

B

A

A

A

B

B

A

Câu

17

18

19

20

21

22

23

24

Đáp án

A

C

A

A

A

A

A

A

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Tài chính cá nhân là những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người.

- Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.

- Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện

Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 2. Quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp:

- Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp

- Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp

- Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp

- Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp

- Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp

- Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp

- Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp

- Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp

Đề thi học kì 1 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu,...) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là

A. phân phối.

B. điều tiết.

C. phân chia.

D. tiêu thụ.

Câu 2. Phương án nào sau đây thuộc thị trường tư liệu tiêu dùng?

A. Thị trường xe máy.

B. Thị trường du lịch.

C. Thị trường nông sản.

D. Thị trường sắt thép.

Câu 3. Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?

A. Cửa hàng thuốc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá khẩu trang bất hợp lý.

B. Thương nhân giảm giá thịt lợn hơi do ảnh hưởng của dịch Covid 19.

C. Chủ cửa hàng bán rau tăng giá do mưa lũ làm thiệt hại nhiều hoa màu.

D. Cửa hàng xăng tăng giá do giá nhập khẩu xăng tăng cao.

Câu 4. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cơ chế thị trường.

B. Quan hệ kinh tế.

C. Thị trường.

D. Kinh tế vĩ mô.

Câu 5. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán được gọi là

A. giá cả.

B. giá trị.

C. giá cả thị trường.

D. giá cả dự tính.

Câu 6. Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

D. Thuế nhập khẩu.

Câu 7. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của

A. kinh doanh.

B. tiêu dùng.

C. sản xuất.

D. tiêu thụ.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, công dân đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên được phép đăng ký kinh doanh?

A. 18 tuổi.

B. 19 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 9. Anh L từ vùng quê nghèo đã lên thành phố làm thuê với mong muốn thay đổi cuộc sống. Do trình độ thấp nên anh L phải làm những nghề lao động chân tay vất vả mà ở quê cũng có, bên cạnh đó anh phải sống xa nhà, tốn thêm chi phí thuê nhà trọ, ăn uống, xe cộ,... vì thế mà thu nhập cũng không được bao nhiêu. Nếu là người thân củaanh L, em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây để khuyên anh L cho phù hợp?

A. Về quê lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.

B. Về quê làm nông như cũ vì không có điều kiện.

C. Ở lại thành phố cố gắng tìm một công việc khác.

D. Vay tiền họ hàng để lập nghiệp ở thành phố.

Câu 10. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 11. Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tín dụng?

A. Khi vay tín dụng không nhất thiết phải trả lãi.

B. Người vay phải trả một khoản lãi theo quy định.

C. Người vay tín dụng có thể vay không giới hạn số tiền.

D. Nợ tín dụng là một khoản nợ xấu.

Câu 13. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào

A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.

B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.

C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.

Câu 14.Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?

A. Phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

B. Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng tùy ý.

C. Thu mọi loại phí liên quan.

D. Trả vốn vay và lãi không gia hạn thời gian.

Câu 15. Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là

A. tài chính cá nhân.

B. tài chính Nhà nước.

C. đầu tư tài chính.

D. đầu tư tích trữ.

Câu 16. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) gọi là kế hoạch tài chính cá nhân

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. có hạn.

Câu 17. Bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra là

A. theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân.

B. thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

C. xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện.

D. tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 18. H đặt ra kế hoạch cần phải có một khoản tiền 300.000 đồng nhằm thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần cùng các bạn trong lớp nên H dự định sẽ nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác M đầu ngõ lấy tiền công. Bạn H đã thực hiện sai ở bước nào trong lập kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Theo và kiểm soát thu chi cá nhân.

B. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện.

C. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

D. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

Câu 19. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực

A. nhà nước.

B. chính trị.

C. xã hội.

D. kinh tế.

Câu 20. Quy định xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn là phản ánh đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B.Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 21. Hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện qua

A. văn bản quy phạm pháp luật.

B. văn bản hành chính nhà nước.

C. chứng chỉ, văn bằng giáo dục.

D. hợp đồng kinh doanh, mua bán.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật ?

A. Gồm văn bản dưới luật và văn bản áp dụng pháp luật.

B. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

C. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.

D. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

Câu 23.Các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. chấp hành pháp luật.

Câu 24.Chủ tịch xã X tiến hành xử lí hành vi lấn chiếm đất trên hành lang bảo vệ đê điều để xây nhà ở của gia đình ông K. Trong trường hợp này, chủ tịch xã X đã dùng hình thức thực hiện pháp luật nào để xử lí công việc?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu vai trò của tín dụng đối với đời sống?

Câu 2. Em đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch được đặt ra nhằm quản lí tiền bạc của mỗi người. Nhờ đó, cá nhân sẽ biết tiết kiệm và tiêu dùng thông minh, hiệu quả hơn.

b. Lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phụ thuộc vào mục tiêu tài chính. Bạn sẽ biết được mình cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu và lựa chọn loại kế hoạch phù hợp.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

A

A

C

C

A

A

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

A

B

B

C

A

A

A

Câu

17

18

19

20

21

22

23

24

Đáp án

A

B

A

A

A

A

A

A

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Tín dụng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội:

- Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư thông qua việc luân chuyển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ đến những người đang cần vốn, đồng thời đòi hỏi người đi vay phải nỗ lực sử dụng vốn hiệu quả.

- Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 2.

a. Đồng tình, vì kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch được đặt ra nhằm quản lí tiền bạc của mỗi người, giúp chúng ta biết quản lí chi tiêu một cách phù hợp. Nhờ đó, cá nhân sẽ biết tiết kiệm và tiêu dùng thông minh, hiệu quả hơn.

b. Đồng tình, vì mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau nên việc lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phụ thuộc vào mục tiêu tài chính. Bạn sẽ biết được mình cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu và lựa chọn loại kế hoạch phù hợp.

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống