Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Mua tài liệu 26 37.4 K 163

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

[…] Bao cái chết nối dài cơn hồng thủy

Biết nói sao đây, mây cũng trắng màu tang

Mùa thu ơi, lòng ta trĩu nặng

Hết Rào Trăng lại đến Hướng Phùng!

Những đêm trắng nối dài đêm trắng

Mặt lũ soi trắng bệch mặt người

Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi

Mặt trời lên, sao chửa thấy mặt trời?

Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi

Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây

Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy

Sống bao nhiêu cũng không hết khổ nghèo!

Lại rùng mình nghĩ những quả bom treo

Xả chìm ngập, lo âu vào xóm mạc

Người trách trời bạc ác

Sao chẳng trách người nhá bẩn non sông?

Miền Trung ơi, thương lắm miền Trung

Đẫm nước mắt trôi qua bao mùa bão lũ

Ai khắc khoải đợi mùa rau nhú

Vẫn ân tình mỗi bát cơm chia…

(Nguyễn Hữu Quý, trích “Viết từ tâm lũ”, tháng 10 – 2020)

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thơ năm chữ

C. Thơ bảy chữ

D. Tự do

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong bài thơ là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Ba câu thơ:

Ta nghe quặn tiếng rừng thét gọi

Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây

Máu đời đấy, những kiếp người lẩy bẩy

Lên tiếng phê phán hiện trạng gì?

A. Xả rác bừa bãi

B. Phá rừng

C. Hiệu ứng nhà kính

D. Ô nhiễm không khí

Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây KHÔNG phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão?

A. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy

B. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

C. Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật

D. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu 5: Nội dung của bài thơ trên là gì?

A. Phê phán những hành động ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên của con người

B. Thể hiện sự tàn khốc của thiên tai đối với con người

C. Thể hiện tấm lòng xót thương đối với số phận của những người dân trong cơn bão lũ

D. Cả ba đáp án trên

Câu 6: Câu thơ cuối của đoạn thơ nói về truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc ta?

A. Yêu quê hương

B. Tương thân tương ái

C. Trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống

D. Truyền thống hiếu học

Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 3 câu thơ sau:

Những đêm trắng nối dài đêm trắng

Mặt lũ soi trắng bệch mặt người

Đất trắng nước, người trắng tay ngồi đợi

Câu 8: Theo tác giả, những nguyên nhân nào gây nên thảm cảnh lũ lụt cho con người?

Câu 9: Anh/ chị hãy đề xuất 3 giải pháp cơ bản để giảm thiểu tai nạn thiên tai do lũ lụt

Câu 10: Thông điệp của đoạn thơ trên là gì?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận về chủ đề sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết thế giới.

 

-----Hết----- 

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Hướng dẫn giải: 

I. ĐỌC

Câu 1(0.5đ) Câu 2(0.5đ) Câu 3(0.5đ) Câu 4(0.5đ) Câu 5(0.5đ) Câu 6(0.5đ)
D A B D D B

Câu 1: 

Bài thơ viết theo thể thơ tự do

→ Đáp án D

Câu 2:

→ Đáp án A

Câu 3:

Đoạn thơ trên lên tiếng phê phán hiện trạng phá rừng qua các từ ngữ: “tiếng rừng thét gọi”, “máu cây”

→ Đáp án B

Câu 4:

Câu tục ngữ không phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa bão là: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối (câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng)

→ Đáp án D

Câu 5:

Nội dung của bài thơ:

- Phê phán những hành động ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên của con người

- Thể hiện sự tàn khốc của thiên tai đối với con người

- Thể hiện tấm lòng xót thương đối với số phận của những người dân trong cơn bão lũ

→ Đáp án D

Câu 6:

→ Đáp án B

Câu 7: 

Phép điệp: điệp từ “trắng”

Phép ẩn dụ “đêm trắng” (đêm không ngủ), “trắng tay” (mất hết)

Tác dụng:

- Nhấn mạnh tình cảnh lao đao, khốn khổ của người dân vùng lũ và thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, đau đớn,… của tác giả.

- Làm tăng nhạc điệu và sự sinh động, hấp dẫn cho đoạn thơ.

Câu 8: 

Nguyên nhân:

- Chặt phá, khai thác rừng bừa bãi (Ai giàu lên vùn vụt bởi máu cây)

- Xả lũ bừa bãi (Lại rùng mình nghĩ những quả bom treo/ Xả chìm ngập, lo âu vào xóm mạc)

Câu 9: 

Một số giải pháp:

- Có những quy định bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, trồng rừng

- Xả lũ hợp lý

- Xử phạt nghiêm minh với hành động xả rác bừa bãi, chặt phá rừng.

Câu 10: 

Thông điệp của văn bản: Con người cần sống hòa hợp và có ý thức hơn trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên cũng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Dàn ý:

1. Giải thích:

- Khái niệm: Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ cũng là lúc ta nhận được niềm vui.

-Biểu hiện: Người biết đồng cảm sẽ biết san sẻ vui buồn , hiểu biết những trạng thái tâm hồn với người khác, từ đó biết chia sẻ những khó khăn về vật chất, tinh thần , kết nối, lan toả với những người xung quanh..

- Vai trò: khi ta học được cách đồng cảm ta sẽ biết sẻ chia , biết cách sống vì người khác . Đó cũng là ta nhận được niềm vui, ý nghĩa cuộc sống, ta cũng mở rộng được các mối quan hệ, tạo sự thân thiện, hoà ái với thế giới ,…

2. Bàn luận:

Đồng cảm là một phẩm chất cần rèn luyện thường xuyên; Đồng cảm luôn gắn với sẻ chia và thể trong các mối quan hệ giữa người với người; Đồng cảm không giới hạn mà là phẩm chất mang tính nhân loại, vượt lên mọi giới hạn, kết nối với thế giới,…

a. Cuộc sống đầy những khó khăn, vì vậy rất cần những tấm lòng đồng cảm

- Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn

- Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

b. Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau

- Đối với người nhận

- Đối vơi người cho

c. Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiện với cộng đồng

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức:

+ Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời.

- Hành động:

+ Học cách biết đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn

+ Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

 

- Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính

 

- Chỉ ra nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình.

 

- Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

     

- Giải nghĩa từ chân quê.

         
     

Số câu: 1

Số điểm:0.5

Tỉ lệ: 5%

       

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ em yêu thích.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ:50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

CHÂN QUÊ

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính – Thơ và đời, NXB Văn học, 2003)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Qua bài thơ, anh/chị hiểu nghĩa của từ “chân quê” như thế nào?

Câu 3 (1,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị rút về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc về nghệ thuật của một bài thơ anh/chị yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: lục bát

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 2

- Nghĩa của từ “Chân quê”: vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, giản dị và chân chất.

0,5điểm

Câu 3

- Nhân vật trữ tình: “anh” – một chàng trai thôn quê.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy; mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống và cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên.

0,5điểm

  

  

1điểm

Câu 4

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.

+ Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề và nghệ thuật của một bài thơ em yêu thích.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu bài thơ và nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Xác định chủ đề của bài thơ.

- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề thơ (thời gian, không gian, nội dung)

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định phương thức biểu đạt chính.

 

- Nêu nội dung chính của đoạn văn.

- Nhận xét về cách người kể miêu tả.

 

- Trình bày cảm nhận về cảnh Đăm Săn múa khiên.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện Đi san mặt đất.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ:50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 6

1

3

1

1

6

Tổng số điểm: 10

0.5đ

2.5đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

[...] Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng mua dưới thấp, vang lên tiếng dĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng dĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

(Trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn.

Câu 3 (1điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn trên.

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên.

Câu 5 (2 điểm): Trình bày cảm nhận của anh/ chị về cảnh Đăm Săn múa khiên thông qua đoạn văn.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá: chủ đề và nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô, trích Mẹ Trời, Mẹ Đất).

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

0,5điểm

Câu 2

- Nội dung chính: miêu tả 2 lần múa khiên của Đăn Săn trong cuộc đấu với Mtao Mxay.

0,5điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ so sánh: gió như bão; gió như lốc.

- Phép điệp: điệp từ múa, vun vút; điệp cú pháp: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô…;

- Phép đối: cao-thấp

- Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ…

- Nói quá: vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô,...

=> Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

1điểm

Câu 4

- Nhận xét:

+Đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng, phẩm chất trước đối thủ thông qua một động tác giống nhau;

+Biện pháp để thực hiện sự trì hoãn sử thi bằng cách lặp lại việc mô tả múa khiên hai lần.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 5

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: ta thấy được sức vóc và sức mạnh to lớn của người anh hùng sử thi. Hình ảnh Đăm Săn múa khiên thể hiện được tầm vóc trước thiên nhiên và sức mạnh của người anh hùng sử thi. => Hành động, cử chỉ múa khiên của Đăm Săn thể hiện được sự uy lực khủng khiếp và sức mạnh của Đăm Săn.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề và nghê thuật của truyện Đi san mặt đất.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu truyện kể và nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Xác định chủ đề truyện.

- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề truyện (thời gian, không gian, nội dung)

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện.

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 4

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định PCNN và phương thức biểu đạt chính

 

- Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học.

 

- Trình bày suy nghĩ về con đường đi học của mình.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Giải nghĩa các từ trong bài.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận về thói vô trách nhiệm trước cuộc sống.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ:50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

ĐƯỜNG ĐI HỌC

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con!

18.02.2003

(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng,

NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Giải nghĩa các từ ngữ sau: khúc khuỷu, chững chạc, túc tắc và heo hút.

Câu 3 (1 điểm): Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề” “Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống”.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuât.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu2

- Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc nối tiếp nhau.

- Chững chạc: đứng đắn, đàng hoàng.

- Túc tắc: thong thả, không nhanh, nhưng đều đặn

- Heo hút: vắng và khuất, thiếu bóng người, gây cảm giác buồn, cô đơn

Mỗi ý đúng 0,25 điểm

Câu3

- Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ:

+ Tình cảm gắn bó, yêu thương

+ Thái độ trân trọng và tự hào.

1 điểm

Câu4

- HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, cần có suy nghĩ tích cực, hợp lí, thuyết phục.

- Gợi ý:

+ Con đường đi học xa xôi, gian khó nhưng nó là con đường đẹp, gắn liền với tuổi thơ.

+ Con đường gần gũi, thân thuộc ngay trên chính quê hương mình....

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích và nêu biểu hiện về thói vô trách nhiệm.

- Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm.

- Bài học nhận thức và hành động.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính

 

- Chỉ ra đoạn trích đã học có điểm giống nhau với đoạn trích.

 

- Trình bày suy nghĩ về niềm tin về vạn vật với con người hiện đại.

- Nêu thông điệp rút ra từ bài đọc.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Tìm và sửa lỗi mạch lạc trong câu.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương, đất nước.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 6

1

2

2

1

6

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI

  Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.

  Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa.

  Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghĩ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người.

(Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc),

Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (1 điểm): Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó?

Câu 3 (1 điểm): “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không?

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Câu 5 (1 điểm): Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi thiếu mạch lạc trong câu sau:

  Qua đoạn trích “Nữ Oa tạo ra loại người”, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: thần thoại.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 2

- Đoạn trích Nữ oa tạo ra loại người giống với đoạn trích Thần Trụ Trời đã học.

- Điểm giống nhau: đều nói về nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo.

0,5điểm

  

0,5điểm

Câu 3

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý:

+ Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông,... Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp.

+ Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án.

1điểm

Câu 4

- Thông điệp tích cực thông qua văn bản: Các bị thần linh đã có công tạo ra vũ trụ, con người, giúp con người vượt qua mọi thiên tai bằng tất cả tình yêu thương và tâm trí của mình. Chính vì vậy, mọi người hãy biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để nó xứng đáng cới công lao của các vị thần linh.

1điểm

Câu 5

- Lỗi: "ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn". Câu này dùng từ ''giản đơn'' không phù hợp với những chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm.

- Sửa: ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất đặc biệt.

1điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Trách nhiệm với quê hương đất nước là những việc làm, hành động thể hiện tình yêu quê hương đất nước

- Tuổi trẻ cần phải có trách nhiệm với quê hương đất nước vì:

+ Quê hương đất nước có được như ngày hôm nay là phải đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu các thế hệ cha anh đi trước.

+ Sống có trách nhiệm sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

+ Tuổi trẻ là những người năng động, sáng tạo, sống có hoài bão, có lí tưởng,…trở thành trụ cột của quê hương, đất nước.

- Để thể hiện trách nhiệm với quê hương, đất nước tuổi trẻ cần phải:

+ Có tình yêu, niềm tự hào, sự biết ơn,…đối với quê hương, đất nước.

+ Tích cực học tập, rèn luyện bản thân để cống hiến tài năng cho đất nước.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

- Bài học nhận thức và hành động.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA UY – LÍT – XƠ

(Trích Ô – đi – xê – Sử thi Hy Lạp)

Giới thiệu: Sử thi Ô-đi-xê kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ (tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Ô-đi-xê-út) sau khi hạ thành Tơ-roa. Đoạn trích dưới đây trong sử thi Ô-đi-xê kể về nỗi nhớ và niềm khao khát được trở về quê hương của người anh hùng Uy-lít-xơ sau 20 năm trời đằng đẳng xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh trên các miền đất lạ).

Chín ngày đêm, Uy-lít-xơ phó mặc số mệnh cho gió dập sóng vùi. Chàng chỉ có mỗi cách đối phó và bám chắc lấy con bè đơn sơ của mình, con bè bằng hai cây gỗ ghép lại. Đến đêm thứ mười, chàng trôi dạt vào bờ biển của một hòn đảo. Đó là hòn đảo Ô-gi-giê ở giữa biển khơi bao la mà xưa nay chẳng mấy ai biết đến. Cai quản hòn đảo này là tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, con của vị thần Ti-tăng Át-lát. Chẳng rõ nàng tiên xinh đẹp dòng dõi của Ti-tăng này cai quản hòn đảo từ bao giờ, chỉ biết hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm dồi dào mùa nào thức ấy chẳng hề thiếu thốn một thứ gì. Hơn nữa, trên đảo, ngoài Ca-líp-xô và những người nữ tì hầu hạ nàng, chẳng có một bộ lạc đông đảo nào ở cho nên của cải vật phẩm đã sung túc lại càng sung túc Ca-líp-xô sống biệt lập ở đây chẳng hề giao thiệp với thế giới thần thánh cũng như với loài người trần tục đoản mệnh

Trôi dạt vào hòn đảo, Uy-lít-xơ lần tìm vào giữa nơi có tiếng hát véo von và làn khỏi nhẹ lượn lờ trên những lùm cây xanh ngắt, và chàng đã đặt chân đến, của tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, Ca-líp-xô đãi người anh hùng Uy-lít-xơ rất chân thành và nồng hậu. Nàng chiều chuộng người anh hùng, chăm sóc chàng hết sức chu đáo. Duy chỉ có mỗi điều nàng không thể chiều lòng chàng, làm theo ý chàng được là: giúp đỡ chàng trở về quê hương I-ta-ke. Bởi vì nàng đã đem lòng yêu mến chàng. Nàng muốn chàng ở lại hòn đảo này, kết duyên với nàng. Nàng hứa sẽ làm cho chàng trở thành bất tử, và hai người sẽ sống bên nhau trong hạnh phúc của tuổi xuân vĩnh viễn.

Uy-lít-xơ vô cùng xúc động trước tình yêu chân thành và nồng thăm của Ca-líp-xô, nhưng chàng không thể chiều lòng nàng được. Nỗi nhớ quê hương và gia đình da diết, lòng khát khao được trở về nơi chôn nhau cắt rốn đã khiến chàng khước từ nguyện vọng của tiên nữ Ca-líp-xô. Còn tiên nữ Ca-líp-xô ra sức chiều chuộng chàng, thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này vĩnh viễn với nàng, và cứ thế ngày tháng trôi đi, năm tháng trôi đi, có ai ngờ đâu Uy-lít-xơ đã bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê tới bảy năm trời. Bảy năm trời, người anh hùng nổi danh vì tài trí và lòng kiên định ngày ngày ra ngồi ở bờ biển ngóng nhìn về một phương trời xa lắc, mong nhìn được những làn khói nhẹ bốc lên từ hòn đảo quê hương. Đã biết bao lần chàng nhìn biển khơi vỗ sóng vào vách núi mà tưởng như lòng mình đang tan vỡ ra trong nỗi niềm vô vọng.

Nhưng đến năm thứ tám, nữ thần A-tê-na đã can thiệp để cho Uy-lít-xơ được trở về quê hương. Nữ thần biết rõ được Uy-lít-xơ đã chọc mù mắt tên khổng lồ Pô-li-phê-mê con của Thần Pô-dê-i-đông. Chính vì chuyện này mà Thần Pô-dê-i-đông đem lòng thù ghét người anh hùng. Nữ thần A-tê-na bèn đem chuyện Uy-lít-xơ bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê ra để trách móc đấng phụ vương Dớt và các vị thần đã đối xử tệ bạc với Uy-lít-xơ. Nghe A-tê-na nói, đấng phụ vương quyết định ngay. Thần Héc-mét sẽ lãnh nhiệm vụ xuống hòn đảo Ô-gi-giê, đích thân gặp nữ thần Ca-líp-xô, thông báo cho Ca-líp-xô biết quyết định của các thần, đòi nàng phải chấp hành nghiêm chỉnh, buông tha cho Uy-lít-xơ trở về. […]

Tuân theo lệnh Dớt, vị thần Ca-líp-xô xinh đẹp đi tìm người anh hùng Uy-lít-xơ. Nàng ra bờ biển, đến bên chàng và cất tiếng an ủi. Nàng nói, nàng chẳng cản trở ý định trở về quê hương của chàng nữa. Nàng sẵn lòng để chàng đóng bè ra đi và sẽ giúp đỡ chàng lương thực. Nghe Ca-líp-xô nói, Uy-lít-xơ vô cùng xúc động, những chàng cảm thấy hồ nghi. Vì sao nàng lại thay đổi ý định chóng vánh như vậy? Suốt bảy năm trời đằng đẵng, nàng đã giam cầm chàng ở hòn đảo này. Có lúc nào nàng từ bỏ ý định thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này xe duyên kết nghĩa với nàng đấu? Thế mà giờ đây, không hiểu vì một lẽ gì mà nàng lại đột ngột từ bỏ ý định ấy, sẵn lòng buông tha chàng, để chàng ra về. Uy-lít-xơ chưa hề tin đó là những lời nói thật lòng.

Sáng hôm sau, khi nàng Rạng đông có những ngón tay hồng xuất hiện thì hai  người trở dậy. Nữ thần Ca-líp-xô ban cho Uy-lít-xơ những dụng cụ quý báu: một chiếc rìu đồng khá to và một chiếc búa chắc chắn. Nàng dẫn chàng vào rừng để chặt cây và chỉ dẫn cho chàng cách đóng bè. Sau đó, Ca-líp-xô trở về động sai gia nhân phụ giúp cùng Uy-lít-xơ. Uy-lít-xơ chặt cây, đẽo gọt, đóng bẻ, đẽo cột buồm, làm bánh lái, làm sàn bè, bện dây,... Chàng làm việc hăng say và khéo léo suốt bốn ngày trời. Nữ thần Ca-líp-xô không quên cho người mang vải tới để chàng làm buồm. Thế là mọi việc xong xuôi. Uy-lít-xơ dùng đòn bẩy đưa bé xuống mặt biển.

Ngày thứ năm, nữ thần Ca-líp-xô cho phép người anh hùng rời đảo. Cảnh chia tay thật xúc động. Nữ thần đứng trên bờ nhìn con bè đưa người anh hùng thân yêu của mình rời đảo. Còn người anh hùng trước khi giương buồm đón gió, lần cuối cùng đứng trên sàn bè, đưa tay lên ngực, kính cẩn cúi mình chào từ biệt vị nữ thần xinh đẹp và bất tử. Chàng lưu giữ trong trái tim mình mối tình chân thành và nồng thắm của nàng, một mối tình đẹp đẽ và thơ mộng suốt bảy năm trời nhưng không thể kết thúc bằng hôn nhân như nàng mong muốn.

(Thần thoại Hy Lạp, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 2019)

Câu hỏi

Câu 1: Dòng nào sau đây ghi đúng đề tài của văn bản trên

A. Chinh phục thế giới tự nhiên.

B. Cuộc trở về quê hương của người anh hùng.

C. Chiến công của người anh hùng trước khi về quê hương.

D. Cuộc phiêu lưu của người anh hùng cộng đồng.

Câu 2: Cốt truyện của văn bản trên là:

A. Xoay quanh việc các vị thần giúp đỡ Uy-lít-xơ trở về quê hương.

B. Xoay quanh cuộc sống của Uy-lít-xơ trên đảo Ô-gi-giê .

C. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị thần Ca-líp-xô giam cầm và sau đó được trở về quê hương.

D. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị giam cầm và được trở về quê hương.

Câu 3: Nhân vật trung tâm của văn bản trên?

A. Uy-lít-xơ.

B. Uy-lít-xơ, Ca-líp-xô.

C. Uy-lít-xơ, A-tê-na.

D. Uy-lít-xơ, thần Dớt.

Câu 4: “hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm đổi đào mùa nào ấy... không giao tiếp với thần thánh và loài người” của thân Ca-líp xô thể hiện mơ ước gì của người Hi Lạp?

A. Cuộc sống đối lập với thần thánh và dời thường.

B. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy.

C. Cuộc sống đủ đầy, hài hòa với tự nhiên.

D. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy, mang vẻ đẹp của cuộc sống thực.

Câu 5: Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện:

A. Cuộc sống trên đảo của Uy-lít-xơ và vị thần Ca-líp-xô.

B. Quá trình khám phá đảo O-gi-giê của Uy-lít-xơ trước khi trở về quê hương

C. Hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ, vượt qua mọi thử thách, trở ngại

D. Hành trình được trở về quê hương của Uy-lít-xơ.

Câu 6: Hành động từ “Bảy năm trời, người anh hùng” đến “hòn đảo quê hương thể hiện điều gì về Uy-lít-xơ?

A. Tình cảm tha thiết, sắt son hướng về quê hương đất nước.

B. Tình cảm thiết tha, sắt son hướng về gia đình, quê hương, đất nước.

C. Tâm hồn phóng khoáng, bay bổng.

D. Nhớ gia đình, quê hương đất nước.

Câu 7: Hành động từ “Nữ thần Ca-líp-xổ” đến “chàng cách đóng bè” thể hiện dụng ý gì của người xưa?

A. Mong muốn người anh hùng cộng đồng được sự phù trợ của các vị thần.

B. Mong muốn con người có thêm nhiều dụng cụ lao động và sản xuất.

C. Mong muốn con người biết thêm nhiều phương tiện thuận lợi đi biển.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa gì?

A. Uy-lít-xơ luôn trở thành mối quan tâm của các vị thần.

B. Luôn được sự giúp đỡ, phù trợ của thần linh để thực hiện sứ mệnh cộng đồng

C. Nhân vật Uy-lít-xơ không thể tự mình giải cứu được mình.

D. Vị thần Ca-líp-xô không được các thần yêu quý, tin tưởng.

Câu 9: Vì sai Uy – lít – xơ được xem là biểu tượng của những tình cảm cao quý, đẹp đẽ của người Hi Lạp thời đại Hô – me? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản trên (1đ)

Câu 10: Văn bản trên đã thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức nào của Hi Lạp? Những giá trị đó còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay không? Vì sao( trả lời từ 6-8 dòng)

 

II. VIẾT (6đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 2)

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)

b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án đề 10

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3(0.25đ)

Câu 4(0.25đ)

Câu 5(0.25đ)

Câu 6(0.25đ)

Câu 7(0.25đ)

Câu 8(0,25đ)

B

C

 A

D

C

B

D

B

 

Câu 9:

Lời giải chi tiết:

 - Biểu tượng cho tình cảm cao quý, đẹp đẽ: Nổi bật tính nhân bản, lý tưởng thẩm mỹ sâu sắc của hình tượng người anh hùng Uy – lít – xơ

+ Tình cảm vợ chồng thủy chung, son sắt

+ Tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu nặng

- HS lấy dẫn chứng từ văn bản để minh họa

Câu 10: 

Lời giải chi tiết:

- Những giá trị văn hóa, đạo đức của thời đại: Khát vọng về vẻ đẹp con người lí tưởng: vừa có trí tuệ tuyệt vời, vừa có nghị lực lớn lao, vừa kết tinh những tình cảm cao quý đẹp đẽ; niềm tin vào vẻ đẹp con người (cái anh hùng, cái cao cả)

- HS tự liên hệ để nhận thấy sự ảnh hưởng, hiện diện và duy trì của những giá trị cốt lõi, bền vững của sử thi Hy Lạp tới ngày nay

II. VIẾT (6đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b

a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)

Lời giải chi tiết:

- HS suy nghĩ và chia sẻ theo quan điểm cá nhân, có cơ sở và lập luận thuyết phục

- Gợi ý tham khảo:

+ Bức 1: Hình ảnh của số đông ngang bằng nhau nhưng khi phản chiếu sẽ xuất hiện nhiều vị trí khác nhau ẩn dụ về sức mạnh tập thể, sự kết tinh của tập thể qua cá nhân xuất chúng…

+ Bức 2: Là sự cô lập, chỉ trích của xã hội với 1 người

- HS căn cứ vào nội dung phát hiện để đặt tên cho văn bản, nêu rõ mối quan hệ của nhan đề với nội dung lý giải

b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)

Lời giải chi tiết:

Viết bài nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm về sự hồi hương của những người Việt kiều

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/ vấn đề

Thân bài

2,5

1. Giải thích một số từ ngữ quan trọng

- Xác định từ ngữ, hình ảnh cần giải thích: hồi hương, những người Việt kiều

- Xâu chuỗi nghĩa để làm rõ vấn đề/ hiện tượng cần bàn luận: Sự gắn bó với quê hương của mỗi cá nhân

2. Tóm tắt vấn đề/ hiện tượng

- Thực trạng về sự hồi hương của Việt kiều hiện nay: diễn biến, mong muốn, những bất cập…

- Những nguyên nhân dẫn tới từng hiện tượng

3. Bàn luận hiện tượng/ vấn đề (lí lẽ/ dẫn chứng)

- Tác động tới con người, xã hội:

+ Cần lí giải rõ những tác động tích cực, tiêu cực tới con người, xã hội hiện tại? Những minh chứng xác thực

+ Những bất cập/ hạn chế trong việc giải quyết việc hồi hương của đất nước và các quốc gia trên thế giới

- Thái độ, hành động cụ thể đối với vấn đề

4. Cái nhìn đa chiều về vấn đề/ hiện tượng

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại ý kiến cá nhân

- Đề xuất giải pháp lan tỏa ý nghĩa tích cực của vấn đề

- Liên hệ với sự thay đổi (nhận thức, hành động) bản thân và xã hội nói chung

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận xã hội: sự đồng tình; sự phản đối; niềm tin…)

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí

- Diễn đạt rõ ràng; gãy gọn, có yếu tố biểu cảm

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc cho bài viết

 

Tài liệu có 26 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống