Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Mua tài liệu 27 44.5 K 199

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Văn 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 10k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

Những người con ngồi đúc trống đồng

Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi

Bật ra thành tiếng Việt trên môi

(Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Theo tác giả, Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì?

A. Chắc nịch                                      

B. Thánh thót

C. Ngạt ngào                                      

D. Âu yếm

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

A. Điệp từ.     

B. Nhân hoá.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

 Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

A. Bối rối.                  

B. Bồi hồi.                  

C. Yêu thương.                      

D. Lo lắng.

Câu 5. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?

A. Thánh Gióng.                                

B. Con Rồng cháu Tiên.                     

C. Bánh chưng bánh giầy.

D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Câu 6. Nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu?

A. Tiếng mẹ đẻ.

B. Tiếng của thiên nhiên.

C. Âm thanh của muôn loài.

D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

Câu 7. Đoạn trích đề cập đến đề tài nào dưới đây?

A. Thiên nhiên.

B. Đất nước.

C. Con người.

D. Tiếng Việt.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.

Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

II. VIẾT (4.0 điểm)

     Đọc truyện ngắn:

MÂY TRẮNG CÒN BAY – Bảo Ninh

Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.

Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.

-  Mây ngay ngoài, các bác kìa! - bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.

Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.

-  Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Bà cụ nói - Y thể cây lá ngoài vườn.

Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.

-  Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?

Tay nọ làm thinh.

-  Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?

Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.

-  Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc - bà cụ nói - Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.

Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:

-  Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

-  Dạ thưa - Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay - Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.

-  Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.

-  Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.

Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.

Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.

Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.

-  Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.

-  Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

-  Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.

Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.

Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.

Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.

Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.

Thực hiện yêu cầu:

     Nhan đề Mây trắng còn bay phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Hướng dẫn giải: 

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1(0,5đ) Câu 2(0,5đ) Câu 3(0,5đ) Câu 4(0,5đ) Câu 5(0,5đ) Câu 6(0,5đ) Câu 7(0,5đ)
C A C C B D D

 Câu 1:

Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn → Sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

→ Đáp án C

Câu 2:

Từ còn thiếu trong dấu … là chắc nịch

→ Đáp án A

Câu 3:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

→ Đáp án C

Câu 4: 

Hai câu thơ ngập tràn cảm xúc yêu thương trong từng câu từ. Không chỉ tái hiện trước mắt người đọc khung cảnh ấm áp của ngày đầu tiên đứa trẻ cất tiếng nói, hai câu thơ còn thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với tiếng Việt.

→ Đáp án C

Câu 5:

Hai câu thơ được gợi từ truyện dân gian Con Rồng cháu Tiên

Câu 6:

Trong đoạn trích, nguồn gốc của tiếng Việt được xuất phát từ tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

→ Đáp án D

Câu 7:

Đoạn trích đề cập đến đề tài tiếng Việt (về lịch sử ra đời, quá trình hình thành, sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt cũng như gửi gắm tình cảm của tác giả đối với tiếng Việt)

→ Đáp án D

Câu 8:

Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ:

-          Tạo nhịp điệu, gợi sự sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

-          Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.

Câu 9:

Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích:

Giọng điệu: ngọt ngào, tha thiết – rất phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc: sự trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho tiếng Việt.

Câu 10:

Trách nhiệm trong việc giữ gìn tiếng Việt:

Mỗi người phải tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

II. VIẾT

1.Đề tài- chủ đề
- Đề tài: Cuộc sống của con người thời hậu chiến.
- Chủ đề: Nhận thức lại về chiến tranh: những ảnh hưởng của chiến tranh đến số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.

2. Nhân vật bà cụ
* Là một bà lão “ quê mùa” được khắc họa
- Gián tiếp
+ Vẻ ngạc nhiên, của bà cụ khi lần đầu đi máy bay đối lập với tâm trạng của những hành khách khác
+ Qua cái nhìn của nhân vật “tôi”: bà cụ lạc lõng giữa cuộc sống hiện đại: “Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”.
- Trực tiếp: qua cuộc đối thoại với tiếp viên hàng không:

+ Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến. bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền.
+ Đề nghị cô tiếp viên mở cửa sổ máy bay: Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng
Bà cụ- người mang trong mình vết thương chiến tranh

 

 

Bà cụ

Những hành khách khác

Khi chuyến bay gặp thời tiết xấu

-Bình thản, ngạc nhiên ngắm nhìn mây









→ Do bà cụ chưa đi máy bay bao giờ nên cụ không biết thời tiết xấu ảnh hưởng đến sự an toàn của chuyển bay để mà lo sợ

-Lo sợ:
+ Nhân vật “tôi”: Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.; bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.
+ Tay vận complet: mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run
→Do những người này đã có kinh nghiệm đi máy bay nên mới lo sợ một sự cố có thể xảy ra trên máy bay gặp thời tiết xấu

Khi nhìn thấy những đám mây

+ Lời nói
“thốt kêu lên” một cách ngạc nhiên “Mây ngay ngoài, các bác kìa!”
“Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?”
“Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?”
Cách so sánh giản dị, thân thuộc với những người dân quê

“Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Y thể cây lá ngoài vườn.”

+Tay vận complet: tỏ vẻ khó chịu: nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.
Làm lơ bà cụ: Tay nọ làm thinh.








→Vì họ coi đấy là một điều rất bình thường/ họ bất lực trước những thắc mắc “ ngây ngô” của bà cụ



- Cuộc đối thoại với cô tiếp viên hàng không. Bà hỏi bao giờ đến sông Bến Hải

Sông Bến Hải: là ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc hồi đất nước chưa được thống nhất. Nơi mà máy bay không đi qua chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông

Vĩ tuyến 17: Gắn với sự kiện vào năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17° bắc), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, mà dòng Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 thành nơi chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Đây là khu phi quân sự thời bấy giờ. Đây là nơi chuyến bay của bà cụ có thể bay ngang qua chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.
Hai địa danh ( một trên vùng đất, một trên vùng trời) là nơi mà cbiết bao thế hệ con người Việt Nam đổ máu xuống để xóa ranh giới đó đi, nối liền hai miền Nam Bắc.
Việc bà cụ hỏi cô tiếp viên Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con? Hé lộ mục đích đi máy bay của cụ: đến thăm con.
- Hành động của bà cụ:
+ Lập một cái bàn thờ nhỏ trên máy bay.
+Dáng người cụ: Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc.
+ Khi bị những hành khách phàn nàn, bà cụ: Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.
Sự đau đớn của người mẹ mất con
chiến tranh qua đi để lại cho con người quá nhiều vết thương mà dù cho thời gian qua đi cũng không thể nào chữa lành được.
- Hình ảnh biểu tượng: “Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.”
- “ Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo”: Con trai cụ- những phi công hy sinh vì tổ quốc được mọi người ngợi ca, ghi tạc công lao.
- “Người phi công còn rất trẻ”: biểu tượng cho một thế hệ trẻ, họ hiến dâng tuổi thanh xuân- phần đời đẹp nhất của mình cho Tổ quốc. Họ là những người hùng, những con người vĩ đại của một thời chiến tranh.
- Tờ báo“ đã xưa cũ”: sự hy sinh ấy liệu bây giờ có ai còn nhớ.
Bức ảnh là hình ảnh duy nhất của người con mà bà mẹ có được. Đó là biểu tượng của tình mẫu tử cao đẹp và cũng là sự hy sinh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng- hy sinh con mình vì Tổ quốc
Hiện thực nghiệt ngã: chiến tranh qua đi, hòa bình trở lại nhưng những vết thương mà nó để lại vẫn sẽ  mãi ám ảnh con người
Hiện thực: con người sống trong thời bình, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, họ quên đi những mất mát, hy sinh, quên đi chiến tranh gian khổ mà chỉ nghĩ cho cái lợi của bản thân
3. Những người trên khoang máy bay
Gồm: nhân vật “tôi”, gã mặc complet, cô tiếp viên hàng không

 

Gã mặc complet

Cô tiếp viên hàng không

Nhân vật “tôi”

Lúc đầu: Trước phản ứng của bà lão quê mùa về những đám mây

Tỏ ra khó chịu  bị làm phiền

kiên nhẫn giải thích cho cụ là: không được mở cửa máy bay/ bữa ăn không mất thêm tiền/ máy bay không thể qua sông Bến Hải  nghĩa vụ của mình là một nhân viên phục vụ

quan sát một cách thờ ơ với một thái độ không chấp nhặt người già

Khi đi qua vĩ tuyến 17: bà cụ lập bàn thờ thắp hương ngay trên máy bay

Phàn nàn về một bà cụ “dở hơi” thắp hương trên máy bay
Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.

“Cô đứng sững” lại “Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.”
→Lặng im, nghiêng mình trước vong linh của người anh hùng; xót xa trước nỗi đau của người mẹ

Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh
→Trân trọng, biết ơn/ cảm phục trước sự hy sinh cảu bà mẹ

Ý nghĩa

Con người vì lợi ích của bản thân mà mặc kệ nỗi đau của người khác.

Dường như đã thấu hiểu nỗi lòng bà cụ, một người mẹ mất con mang trong mình những nỗi đau, vết thương chiến tranh không thể xoa dịu

 

4. Đặc điểm nghệ thuật
Điểm nhìn trần thuật
: kể theo ngôi thứ nhất- nhân vật xưng tôi, trình bày suy ngẫm của mình về những điều trông thấy làm cho câu chuyện:

+ vừa khách quan: xây dựng một câu chuyện khách quan từ điểm nhìn xa lạ của người ngoài cuộc.
+ vừa chủ quan: đồng cảm với nhân vật, thấy được suy tư, trăn trở của người kể chuyện
Nhà văn mong muốn xã hội thấu hiểu, đồng cảm đối với những người mang trong mình vết thương chiến tranh
Tình huống truyện: cùng đặt ra một tình huống nhưng phản ứng của mỗi nhân vật (gã mặc complet, cô tiếp viên hàng không, nhân vật “tôi” lại khác nhau, góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật.
Giọng điệu: ẩn chứa một chất thơ đích thực, gạn lọc từ những số phận người, chan hòa trong một không gian nhuồm buồn.

5. Nhan đề
- “Mây trắng còn bay” cái tên lãng mạn như một bài thơ nhưng cái kết lại vỡ òa bi tráng.
- Mây trắng thì lúc nào chẳng ở trên bầu trời nhưng chữ “còn” lại mang cho con người ta một suy nghĩ khác. Có thể:
+ Mây trắng giống như tấm màng che giấu những kí ức đau buồn của bầu trời những năm chiến tranh.
+ Mây trắng trong tác phẩm như hình ảnh con trai của bà cụ.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định loại VB và phương thức biểu đạt

 

- Giải thích lí do về tài năng.

 

- Nêu 2 biểu hiện về phẩm chất trung thực cần có ở người tri thức.

- Thông điệp rút ra.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết đoạn văn.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn thuyết minh thuyết phục mọi người từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 6

1

2

2

1

6

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%1

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

SỰ TRUNG THỰC CỦA TRI THỨC

  Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.

  Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.

  Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.

  Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

  Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.

(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.

Câu 5 (1 điểm): Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Loại văn bản: văn bản nghị luận.

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0,5điểm

0,5điểm

Câu2

- Văn bản “Sự trung thực của tri thức” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm về "người có học" khẳng định đó là một công việc đầy khó khăn, nguy hiểm. Tiếp nối các đoạn, tác giả đưa ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, giúp các đoạn văn có mối liên kết mạch lạc, chặt chẽ.

1điểm

Câu3

- Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực.

1điểm

Câu4

- Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức:

+ Nói đúng sự thật.

+ Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải.

1điểm

Câu5

- Gợi ý thông điệp:

+ Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh.

+ Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ.

1điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục những người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết.

- Sắp xếp các ý theo trật tự:

+ Giải thích định nghĩa về thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng.

+ Nêu lí do để mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Cách từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

- Khẳng định thông điệp đến mọi người.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định phương thức biểu đạt chính

 

- Nêu cách hiểu về bản lĩnh.

- Giải thích câu văn của tác giả.

 

- Trình bày suy nghĩ về sự bản lĩnh của một con người

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 4

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Sự mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương của tác giả qua bài thơ.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 6

1

3

1

1

6

Tổng số điểm: 10

0.5đ

2.5đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

5%

25%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

  Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

  Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Câu 4 (1 điểm): Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?

Câu 5 (2 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đọc bài thơ:

BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ...

(Đỗ Trung Quân)

Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

Môn: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5điểm

Câu2

- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

0,5điểm

Câu3

- Trong đoạn văn, từ ngữ “bản lĩnh”, “mục tiêu”, “phương pháp” được lặp lại nhiều lần.

- Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.

0,5điểm

  

0,5điểm

Câu4

- Tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

1điểm

Câu5

- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề cách rèn luyện bản lĩnh sống.

- Gợi ý:

+ Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

+ Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

+ Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng:

+ Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ

+ Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà

- Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu….

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

Đánh giá:

+ Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý…

+ Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

2,5điểm

  

  

  

  

  

  

0,5điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định phương thức biểu đạt.

 

- Chỉ ra tình cảm của người con dành cho người cha và công việc của ông.

 

- Trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Giải thích ý nghĩa phần được đánh dấu [...].

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn hóa, đời sống của người Ê-đê.

 
             

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [...].Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp trong văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] được sử dụng trong đoạn văn có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?

Câu 4 (2 điểm): Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết một bản báo cáo nghiên cứu về vấn đề: “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

- Phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự.

0,5điểm

0,5điểm

Câu2

- Phần đánh dấu ngoặc vuông [...] là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó.

1điểm

Câu3

- Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” kính trọng, tự hào.

1điểm

Câu4

- HS nêu được những suy nghĩ của mìnhvề tinh thần trách nhiệm sau khi đọc xong đoạn văn.

- Có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Hiểu và chỉ ra những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Câu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Đặt vấn đề.

- Giải quyết vấn đề:

+ Đặc điểm đời sống của người Ê-đê (nơi ở, ẩm thực, trang phục, phương tiện vận chuyển)

+ Đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (trang phục, nhà ở, chế độ gia đình, tôn giáo, các lễ hội, hoạt động văn hóa)

- Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu:3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 

- Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính

 

- Nêu cách hiểu về câu thơ.

 

- Trình bày suy nghĩ về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh.

     
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

   

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

     

- Tìm và giải thích nghĩa từ Hán Việt.

         
     

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

       

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

             

Viết bài văn nghị luận về quan điểm sống qua câu thơ của Tố Hữu.

 
             

Số câu: 1

Số điểm:5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

1974

(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước,

Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2 (1 điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?

Câu 4 (2 điểm): Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đọc đoạn thơ:

Nếu là con chim, chiếc lá,

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

(Một khúc ca, Tố Hữu)

Thực hiện yêu cầu: Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2024 - 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: thơ tự do.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 2

- Từ Hán Việt trong bài thơ:

+ Quê hương: quê của mình, là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm.

+ Tiền phương: vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch; đối lập với hậu phương.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 3

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi,… của người con gái tiền phương.

1điểm

Câu 4

- HS nêu được những suy nghĩ của mình về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau khi đọc xong bài thơ.

- Gợi ý:

+ Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và oai hùng.

+ Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần ” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”…

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ:

+ Sống không chỉ hưởng thụ, nhận về mà phải biết cho đi, cống hiến.

+ Quan niệm sống đẹp không chỉ có giá trị nhân văn trong thời đại tác giả đang sống mà còn mãi đến muôn đời sau.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

Đánh giá:

- Quan niệm sống tích cực, mang tính nhân văn.

- Là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ hình thành cho mình lối sống đẹp, sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

2,5điểm

  

  

  

  

0,5điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5điểm

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA UY – LÍT – XƠ

(Trích Ô – đi – xê – Sử thi Hy Lạp)

Giới thiệu: Sử thi Ô-đi-xê kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ (tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Ô-đi-xê-út) sau khi hạ thành Tơ-roa. Đoạn trích dưới đây trong sử thi Ô-đi-xê kể về nỗi nhớ và niềm khao khát được trở về quê hương của người anh hùng Uy-lít-xơ sau 20 năm trời đằng đẳng xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh trên các miền đất lạ).

Chín ngày đêm, Uy-lít-xơ phó mặc số mệnh cho gió dập sóng vùi. Chàng chỉ có mỗi cách đối phó và bám chắc lấy con bè đơn sơ của mình, con bè bằng hai cây gỗ ghép lại. Đến đêm thứ mười, chàng trôi dạt vào bờ biển của một hòn đảo. Đó là hòn đảo Ô-gi-giê ở giữa biển khơi bao la mà xưa nay chẳng mấy ai biết đến. Cai quản hòn đảo này là tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, con của vị thần Ti-tăng Át-lát. Chẳng rõ nàng tiên xinh đẹp dòng dõi của Ti-tăng này cai quản hòn đảo từ bao giờ, chỉ biết hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm dồi dào mùa nào thức ấy chẳng hề thiếu thốn một thứ gì. Hơn nữa, trên đảo, ngoài Ca-líp-xô và những người nữ tì hầu hạ nàng, chẳng có một bộ lạc đông đảo nào ở cho nên của cải vật phẩm đã sung túc lại càng sung túc Ca-líp-xô sống biệt lập ở đây chẳng hề giao thiệp với thế giới thần thánh cũng như với loài người trần tục đoản mệnh

Trôi dạt vào hòn đảo, Uy-lít-xơ lần tìm vào giữa nơi có tiếng hát véo von và làn khỏi nhẹ lượn lờ trên những lùm cây xanh ngắt, và chàng đã đặt chân đến, của tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, Ca-líp-xô đãi người anh hùng Uy-lít-xơ rất chân thành và nồng hậu. Nàng chiều chuộng người anh hùng, chăm sóc chàng hết sức chu đáo. Duy chỉ có mỗi điều nàng không thể chiều lòng chàng, làm theo ý chàng được là: giúp đỡ chàng trở về quê hương I-ta-ke. Bởi vì nàng đã đem lòng yêu mến chàng. Nàng muốn chàng ở lại hòn đảo này, kết duyên với nàng. Nàng hứa sẽ làm cho chàng trở thành bất tử, và hai người sẽ sống bên nhau trong hạnh phúc của tuổi xuân vĩnh viễn.

Uy-lít-xơ vô cùng xúc động trước tình yêu chân thành và nồng thăm của Ca-líp-xô, nhưng chàng không thể chiều lòng nàng được. Nỗi nhớ quê hương và gia đình da diết, lòng khát khao được trở về nơi chôn nhau cắt rốn đã khiến chàng khước từ nguyện vọng của tiên nữ Ca-líp-xô. Còn tiên nữ Ca-líp-xô ra sức chiều chuộng chàng, thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này vĩnh viễn với nàng, và cứ thế ngày tháng trôi đi, năm tháng trôi đi, có ai ngờ đâu Uy-lít-xơ đã bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê tới bảy năm trời. Bảy năm trời, người anh hùng nổi danh vì tài trí và lòng kiên định ngày ngày ra ngồi ở bờ biển ngóng nhìn về một phương trời xa lắc, mong nhìn được những làn khói nhẹ bốc lên từ hòn đảo quê hương. Đã biết bao lần chàng nhìn biển khơi vỗ sóng vào vách núi mà tưởng như lòng mình đang tan vỡ ra trong nỗi niềm vô vọng.

Nhưng đến năm thứ tám, nữ thần A-tê-na đã can thiệp để cho Uy-lít-xơ được trở về quê hương. Nữ thần biết rõ được Uy-lít-xơ đã chọc mù mắt tên khổng lồ Pô-li-phê-mê con của Thần Pô-dê-i-đông. Chính vì chuyện này mà Thần Pô-dê-i-đông đem lòng thù ghét người anh hùng. Nữ thần A-tê-na bèn đem chuyện Uy-lít-xơ bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê ra để trách móc đấng phụ vương Dớt và các vị thần đã đối xử tệ bạc với Uy-lít-xơ. Nghe A-tê-na nói, đấng phụ vương quyết định ngay. Thần Héc-mét sẽ lãnh nhiệm vụ xuống hòn đảo Ô-gi-giê, đích thân gặp nữ thần Ca-líp-xô, thông báo cho Ca-líp-xô biết quyết định của các thần, đòi nàng phải chấp hành nghiêm chỉnh, buông tha cho Uy-lít-xơ trở về. […]

Tuân theo lệnh Dớt, vị thần Ca-líp-xô xinh đẹp đi tìm người anh hùng Uy-lít-xơ. Nàng ra bờ biển, đến bên chàng và cất tiếng an ủi. Nàng nói, nàng chẳng cản trở ý định trở về quê hương của chàng nữa. Nàng sẵn lòng để chàng đóng bè ra đi và sẽ giúp đỡ chàng lương thực. Nghe Ca-líp-xô nói, Uy-lít-xơ vô cùng xúc động, những chàng cảm thấy hồ nghi. Vì sao nàng lại thay đổi ý định chóng vánh như vậy? Suốt bảy năm trời đằng đẵng, nàng đã giam cầm chàng ở hòn đảo này. Có lúc nào nàng từ bỏ ý định thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này xe duyên kết nghĩa với nàng đấu? Thế mà giờ đây, không hiểu vì một lẽ gì mà nàng lại đột ngột từ bỏ ý định ấy, sẵn lòng buông tha chàng, để chàng ra về. Uy-lít-xơ chưa hề tin đó là những lời nói thật lòng.

Sáng hôm sau, khi nàng Rạng đông có những ngón tay hồng xuất hiện thì hai  người trở dậy. Nữ thần Ca-líp-xô ban cho Uy-lít-xơ những dụng cụ quý báu: một chiếc rìu đồng khá to và một chiếc búa chắc chắn. Nàng dẫn chàng vào rừng để chặt cây và chỉ dẫn cho chàng cách đóng bè. Sau đó, Ca-líp-xô trở về động sai gia nhân phụ giúp cùng Uy-lít-xơ. Uy-lít-xơ chặt cây, đẽo gọt, đóng bẻ, đẽo cột buồm, làm bánh lái, làm sàn bè, bện dây,... Chàng làm việc hăng say và khéo léo suốt bốn ngày trời. Nữ thần Ca-líp-xô không quên cho người mang vải tới để chàng làm buồm. Thế là mọi việc xong xuôi. Uy-lít-xơ dùng đòn bẩy đưa bé xuống mặt biển.

Ngày thứ năm, nữ thần Ca-líp-xô cho phép người anh hùng rời đảo. Cảnh chia tay thật xúc động. Nữ thần đứng trên bờ nhìn con bè đưa người anh hùng thân yêu của mình rời đảo. Còn người anh hùng trước khi giương buồm đón gió, lần cuối cùng đứng trên sàn bè, đưa tay lên ngực, kính cẩn cúi mình chào từ biệt vị nữ thần xinh đẹp và bất tử. Chàng lưu giữ trong trái tim mình mối tình chân thành và nồng thắm của nàng, một mối tình đẹp đẽ và thơ mộng suốt bảy năm trời nhưng không thể kết thúc bằng hôn nhân như nàng mong muốn.

(Thần thoại Hy Lạp, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 2019)

Câu hỏi

Câu 1: Dòng nào sau đây ghi đúng đề tài của văn bản trên

A. Chinh phục thế giới tự nhiên.

B. Cuộc trở về quê hương của người anh hùng.

C. Chiến công của người anh hùng trước khi về quê hương.

D. Cuộc phiêu lưu của người anh hùng cộng đồng.

Câu 2: Cốt truyện của văn bản trên là:

A. Xoay quanh việc các vị thần giúp đỡ Uy-lít-xơ trở về quê hương.

B. Xoay quanh cuộc sống của Uy-lít-xơ trên đảo Ô-gi-giê .

C. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị thần Ca-líp-xô giam cầm và sau đó được trở về quê hương.

D. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị giam cầm và được trở về quê hương.

Câu 3: Nhân vật trung tâm của văn bản trên?

A. Uy-lít-xơ.

B. Uy-lít-xơ, Ca-líp-xô.

C. Uy-lít-xơ, A-tê-na.

D. Uy-lít-xơ, thần Dớt.

Câu 4: “hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm đổi đào mùa nào ấy... không giao tiếp với thần thánh và loài người” của thân Ca-líp xô thể hiện mơ ước gì của người Hi Lạp?

A. Cuộc sống đối lập với thần thánh và dời thường.

B. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy.

C. Cuộc sống đủ đầy, hài hòa với tự nhiên.

D. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy, mang vẻ đẹp của cuộc sống thực.

Câu 5: Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện:

A. Cuộc sống trên đảo của Uy-lít-xơ và vị thần Ca-líp-xô.

B. Quá trình khám phá đảo O-gi-giê của Uy-lít-xơ trước khi trở về quê hương

C. Hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ, vượt qua mọi thử thách, trở ngại

D. Hành trình được trở về quê hương của Uy-lít-xơ.

Câu 6: Hành động từ “Bảy năm trời, người anh hùng” đến “hòn đảo quê hương thể hiện điều gì về Uy-lít-xơ?

A. Tình cảm tha thiết, sắt son hướng về quê hương đất nước.

B. Tình cảm thiết tha, sắt son hướng về gia đình, quê hương, đất nước.

C. Tâm hồn phóng khoáng, bay bổng.

D. Nhớ gia đình, quê hương đất nước.

Câu 7: Hành động từ “Nữ thần Ca-líp-xổ” đến “chàng cách đóng bè” thể hiện dụng ý gì của người xưa?

A. Mong muốn người anh hùng cộng đồng được sự phù trợ của các vị thần.

B. Mong muốn con người có thêm nhiều dụng cụ lao động và sản xuất.

C. Mong muốn con người biết thêm nhiều phương tiện thuận lợi đi biển.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa gì?

A. Uy-lít-xơ luôn trở thành mối quan tâm của các vị thần.

B. Luôn được sự giúp đỡ, phù trợ của thần linh để thực hiện sứ mệnh cộng đồng

C. Nhân vật Uy-lít-xơ không thể tự mình giải cứu được mình.

D. Vị thần Ca-líp-xô không được các thần yêu quý, tin tưởng.

Câu 9: Vì sai Uy – lít – xơ được xem là biểu tượng của những tình cảm cao quý, đẹp đẽ của người Hi Lạp thời đại Hô – me? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản trên (1đ)

Câu 10: Văn bản trên đã thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức nào của Hi Lạp? Những giá trị đó còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay không? Vì sao( trả lời từ 6-8 dòng)

 

II. VIẾT (6đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 2)

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)

b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án đề 10

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3(0.25đ)

Câu 4(0.25đ)

Câu 5(0.25đ)

Câu 6(0.25đ)

Câu 7(0.25đ)

Câu 8(0,25đ)

B

C

 A

D

C

B

D

B

 

Câu 9:

Lời giải chi tiết:

 - Biểu tượng cho tình cảm cao quý, đẹp đẽ: Nổi bật tính nhân bản, lý tưởng thẩm mỹ sâu sắc của hình tượng người anh hùng Uy – lít – xơ

+ Tình cảm vợ chồng thủy chung, son sắt

+ Tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu nặng

- HS lấy dẫn chứng từ văn bản để minh họa

Câu 10: 

Lời giải chi tiết:

- Những giá trị văn hóa, đạo đức của thời đại: Khát vọng về vẻ đẹp con người lí tưởng: vừa có trí tuệ tuyệt vời, vừa có nghị lực lớn lao, vừa kết tinh những tình cảm cao quý đẹp đẽ; niềm tin vào vẻ đẹp con người (cái anh hùng, cái cao cả)

- HS tự liên hệ để nhận thấy sự ảnh hưởng, hiện diện và duy trì của những giá trị cốt lõi, bền vững của sử thi Hy Lạp tới ngày nay

II. VIẾT (6đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b

a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)

Lời giải chi tiết:

- HS suy nghĩ và chia sẻ theo quan điểm cá nhân, có cơ sở và lập luận thuyết phục

- Gợi ý tham khảo:

+ Bức 1: Hình ảnh của số đông ngang bằng nhau nhưng khi phản chiếu sẽ xuất hiện nhiều vị trí khác nhau ẩn dụ về sức mạnh tập thể, sự kết tinh của tập thể qua cá nhân xuất chúng…

+ Bức 2: Là sự cô lập, chỉ trích của xã hội với 1 người

- HS căn cứ vào nội dung phát hiện để đặt tên cho văn bản, nêu rõ mối quan hệ của nhan đề với nội dung lý giải

b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)

Lời giải chi tiết:

Viết bài nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm về sự hồi hương của những người Việt kiều

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/ vấn đề

Thân bài

2,5

1. Giải thích một số từ ngữ quan trọng

- Xác định từ ngữ, hình ảnh cần giải thích: hồi hương, những người Việt kiều

- Xâu chuỗi nghĩa để làm rõ vấn đề/ hiện tượng cần bàn luận: Sự gắn bó với quê hương của mỗi cá nhân

2. Tóm tắt vấn đề/ hiện tượng

- Thực trạng về sự hồi hương của Việt kiều hiện nay: diễn biến, mong muốn, những bất cập…

- Những nguyên nhân dẫn tới từng hiện tượng

3. Bàn luận hiện tượng/ vấn đề (lí lẽ/ dẫn chứng)

- Tác động tới con người, xã hội:

+ Cần lí giải rõ những tác động tích cực, tiêu cực tới con người, xã hội hiện tại? Những minh chứng xác thực

+ Những bất cập/ hạn chế trong việc giải quyết việc hồi hương của đất nước và các quốc gia trên thế giới

- Thái độ, hành động cụ thể đối với vấn đề

4. Cái nhìn đa chiều về vấn đề/ hiện tượng

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại ý kiến cá nhân

- Đề xuất giải pháp lan tỏa ý nghĩa tích cực của vấn đề

- Liên hệ với sự thay đổi (nhận thức, hành động) bản thân và xã hội nói chung

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận xã hội: sự đồng tình; sự phản đối; niềm tin…)

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí

- Diễn đạt rõ ràng; gãy gọn, có yếu tố biểu cảm

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc cho bài viết

Tài liệu có 27 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống