Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Mua tài liệu 59 20.4 K 141

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 KHTN 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

 

Câu 1: Electron không có đặc điểm nào sau đây?

     A. mang điện tích dương.                                            B. mang điện tích âm.      

     C. kí hiệu là e.                                                              D. tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử.

Câu 2:  Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là + 8. Tổng số hạt mang điện của X là

     A. 9.                                   B. 16.                                 C. 8.                                   D. 11.

Câu 3: Trong một nguyên tử có số proton bằng 8, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là

     A. 1, 2, 5.                           B. 2, 5.                               C. 2, 6.                               D. 2, 2, 2.

Câu 4: Nguyên tử X có 12 electron và 12 neutron. Khối lượng hai nguyên tử X tính theo amu là

     A. 24.                                 B. 23.                                 C. 48.                                 D. 46.

Câu 5: Copper và carbon là các

     A. hợp chất.                                                                  B. hỗn hợp.                       

     C. nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.       D. nguyên tố hóa học.

Câu 6: Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện là 28. Tên gọi của M là

(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Si = 28, Ca = 40, Na = 23, K = 39)

     A. Silicon.                          B. Calcium.                        C. Sodium.                        D. Potassium.

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 20 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

     A. ô thứ 20, chu kì 3, nhóm IIA.                                 B. ô thứ 20, chu kì 3, nhóm IIIA.

     C. ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IA.                                  D. ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 8: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IIIA. Số proton trong X là

     A. 4.                                   B. 5.                                   C. 6.                                   D. 7.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng?

     A. Số thứ tự chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng.

     B. Nguyên tử của nguyên tố hydrogen có khối lượng nhỏ nhất trong các nguyên tử.     

     C. Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số electron..                                 

     D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.

Câu 10: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Kí hiệu hóa học của M và vị trí của M (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là

Biết ZC = 6, ZBe = 4, ZN = 7, ZCl = 17

     A. Cl, chu kì 3, nhóm VIIA.                                       B. Be, chu kì 2, nhóm IIA.          

     C. C, chu kì 2, nhóm IVA.                                          D. N, chu kì 2 , nhóm VA.

Câu 11: Tốc độ của ô tô là 40 km/h, tốc độ của xe máy là 12m/s, của tàu hỏa là 600m/phút. Cách sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần là:

     A. tàu hỏa – ô tô – xe máy                                            B. ô tô – tàu hỏa – xe máy

     C. tàu hỏa – xe máy – ô tô                                            D. xe máy – ô tô – tàu hỏa

Câu 12: Sau khi sét đánh, sau 2,5 giây ta nghe tiếng sấm. Khi đó khoảng cách từ nơi có sét đến ta là bao nhiêu? Biết âm thanh truyền đi trong không khí với tốc độ 340 m/s.

     A. 136m                             B. 580m                             C. 850m                             D. 960m

Câu 13: Để đo tốc độ của vật sau va chạm trong phòng thí nghiệm bằng đồng hồ hiện số và cổng quang điện, một bạn học sinh tiến hành đo 3 lần thu được kết quả lần lượt như sau:

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 1)

Xác định giá trị trung bình của tốc độ sau 3 lần đo

     A. 23,52 cm/s                    B. 24,06 cm/s                     C. 25,00 cm/s                    D. 24,20 cm/s

Câu 14: Camera của một thiết bị “bắn tốc độ” ghi hình và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 20m là 0,83s. Nếu tốc độ giới hạn quy định trên làn đường là 70 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép hay không? Nếu có thì vượt bao nhiêu km/h so với tốc độ cho phép?

     A. không.                           B. có; 12km/h.                   C. có; 15km/h.                   D. có; 16,7km/h.

Câu 15: Trong chuyển động đều, đồ thị quãng đường – thời gian có dạng hình gì?

     A. đường cong khép kín.                                              B. đường thẳng, nằm nghiêng      

     C. đường tròn.                                                              D. đường thẳng, nẳm ngang.

Câu 16: Cho đồ thị quãng đường – thời gian của vật dưới đây. Mô tả chuyển động cho đồ thị này là:

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 2)

A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.                       

     B. Vật đứng yên.              

     C. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi lại tiếp tục chuyển động.             

     D. Vật chuyển động với tốc độ thay đổi.

Câu 17: Cho biết ý nghĩa của biển báo hình bên.

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 3)

     A. Trong điều kiện khô ráo, trên đường cao tốc tốc độ tối thiểu 70km/h, tối đa 120km/h.  

     B. Trong điều kiện trời mưa, đường trơn trên đường cao tốc tốc độ tối đa là 100km/h.  

     C. Trong điều kiện trời mưa, đường trơn trên đường cao tốc tốc độ tối đa là 120km/h.  

     D. A, B đúng.

Câu 18: Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô trong 4h. Tốc độ chuyển động của ô tô này là:

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 4)

A. 50km/h                              B. 80km/h                          C. 60km/h                          D. 40km/h

Câu 19: Vào ngày thời tiết đang khô ráo, một ô tô di chuyển trên cao tốc với tốc độ 97,2 km/h. Ước lượng khoảng cách an toàn của xe này với một ô tô đang di chuyển cùng chiều phía trước, biết khoảng thời gian cần thiết để phản ứng của lái xe là 3 giây.

     A. 75m                               B. 81m                               C. 291,6m                          D. 90m

Câu 20: Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên.

     A. 30km                             B. 60km                             C. 50km                             D. 40km

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản phẩm của hô hấp tế bào?

     A. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).   

     B. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm  Khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).           

     C. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước,  khí carbon dioxide và đường.        

     D. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).

Câu 22: Khi trồng trọt,  người nông dân cần xới tơi đất trồng giúp 

     A. Giúp nước mưa dễ thẩm vào đất, cây không bị mất nước.                              

     B. Giúp cây hấp thu tốt phân bón.                              

     C. Giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng.                              

     D. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các loài động vật có lợi cho cây trồng phát triển.

Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?

     A. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.                

     B. quá trình hô hấp làm sạch môi trường.                  

     C. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.    

     D. quá trình hô hấp chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.

Câu 24: Nếu hàm lượng carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng nhưng 

     A. nếu hàm lượng carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp giảm.                   

     B. nếu hàm lượng carbon dioxide giảm quá thấp thì quang hợp tăng.                 

     C. nếu hàm lượng carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp không thay đổi.  

     D. nếu hàm lượng carbon dioxide giảm quá thấp thì quang hợp giảm.

Câu 25: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

     A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng khôngcần nhiều ánh sáng.             B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiềuánh sáng.  

     C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.           

     D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 26: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước trong quá trình quang hợp?

     A. Nước là nguyên liệu quang hợp.                             B. Nước ảnh hưởng đến quang phổ.        

     C. Điều tiết khí khổng.                                                 D. Tất cả các nhận định trên đều sai.

Câu 27: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.

(2) Điều hòa không khí.

(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.

(4) Giữ ấm cho cây.

     A. (1), (2).                         B. (1), (3).                          C. (2), (3).                         D. (3), (4).

Câu 28: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

     A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển.           

     B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.                              

     C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.                                 

     D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.

Câu 29: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?

     A. Carbon dioxide.            B. Hydrogen dioxide.        C. Oxygen.                        D. Nitrogen.

Câu 30:  Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

     A. Cơ năng thành hóa năng.                                        B. Hóa năng thành cơ năng.         

     C. Hóa năng thành nhiệt năng.                                    D. Cơ năng thành nhiệt năng.

 

----- HẾT -----

Hướng dẫn giải:

1.A

2.B

3.C

4.C

5.D

6.A

7.D

8.B

9.B

10.C

11.D

12.C

13.B

14.D

15.B

16.A

17.D

18.C

19.B

20.D

21.B

22.C

23.C

24.A

25.B

26.D

27.B

28.B

29.A

30.B

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm của electron.

Cách giải:

Electron mang điện tích âm, kí hiệu e và tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử.

Chọn A.

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton.

Số hạt mang điện của X = E + P = 2P

Cách giải:

X có điện tích hạt nhân là + 8 ⟹ Số proton của X là 8

Số hạt mang điện của X = E + P = 2P = 2.8 = 16 (hạt)

Chọn B.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Theo mô hình nguyên tử Rơ – dơ – pho – Bo

+ Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.

+ Mỗi lớp có số electron tối đa xác đinh, như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron,…

Cách giải:

Nguyên tử có số proton bằng 8 ⇒ số electron bằng 8.

- Sắp xếp electron: điền electron từ hạt nhân ra ngoài

+ Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron ⇒ nguyên tử có 2 electron lớp thứ nhất, còn lại 6 electron điền vào các lớp tiếp theo.

+ Lớp thứ hai có tối đa 8 electron ⇒ điền 6 electron còn lại vào lớp thứ 2.

⇒ số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là 2, 6.

Chọn C.

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

- Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân nguyên tử ⇒ mnguyên tử ≈mP + mN

- Khối lượng của 1 proton bằng khối lượng của neutron và xấp xỉ bằng 1 amu

Cách giải:

Khối lượng 2 nguyên tử X ≈ 2.(mP + mN) ≈2. (1.12 + 1.12) = 48 (amu).

Chọn C.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào khái niệm nguyên tố hóa học.

Cách giải:

Copper và carbon là nguyên tố hóa học.

Chọn D.

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

- Tổng số hạt mang điện = P + E = 2Z

- Từ Z ⇒ tên gọi nguyên tử.

Cách giải:

P + E = 2P = 28 ⇒ P = 14

⇒ M là Silicon.

Chọn A.

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào số lớp e ⟹ Chu kì của nguyên tố.

Dựa vào số e lớp ngoài cùng ⟹ Nguyên tố thuộc nhóm nào.

Dựa vào số electron ⟹ STT ô.

Cách giải:

Đối với 1 nguyên tố thuộc 20 nguyên tố đầu, lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp thứ 2 có tối đa 8e, lớp thứ 3 có tối đa 8e và lớp thứ 4 còn lại.

Mà X có 20e = 2 + 8 + 8 + 2 ⟹ X có 4 lớp e ⟹ X thuộc chu kì 4.

X có 2 e lớp ngoài cùng ⟹ X thuộc nhóm IIA.

X có 20 e ⟹ X thuộc ô thứ 20.

Chọn D.

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào chu kì ⟹ số lớp e.

Dựa vào nhóm ⟹ Số e lớp ngoài cùng.

Từ 2 dữ kiện này ⟹ Số proton của X.

Cách giải:

X nằm ở chu kì 2 ⟹ X có 2 lớp e.

X thuộc nhóm IIIA ⟹ Có 3 e lớp ngoài cùng.

⟹ Trong X, lớp thứ nhất có tối đa 2 e, lớp thứ 2 có tối đa 3e.

⟹ Vậy X có 5 e.

⟹ Số proton của X là 5.

Chọn B.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào khối lượng và cấu tạo nguyên tử.

Cách giải:

A sai, số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

B đúng.

C sai, vì một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton.

D sai, vì hạt nhân mang điện tích dương.

Chọn B.

Câu 10 (VD):

Phương pháp:

- Tổng số hạt = 2.P + N

- Tổng số hạt mang điện = P + E = 2P

- Số hạt không mang điện N.

- Từ Z ⇒ tên gọi nguyên tử.

Cách giải:

Tổng số hạt của M = E + P + N = 18 ⇒ 2P  + N = 18   (1)

Vì số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.

E + P = 2N

⟺ 2P = 2N

⟺ P = N   (2)

Thế (2) vào (1) ⇒ 3P = 18 ⇒ P = 6 ⇒ M là C.

C có 6e = 2 + 4 ⟹ C có 2 lớp e ⟹ C thuộc chu kì 2.

C có 4 lớp e ⟹ C thuộc nhóm IVA.

Chọn C.

Câu 11 (VD):

Phương pháp:

Đổi các tốc độ về cùng đơn vị và so sánh.

Cách giải:

Tốc độ của ô tô là 40 km/h

Tốc độ của xe máy là 12m/s = 43,2 km/h

Tốc độ của tàu hỏa là: 600m/phút = 36 km/h

Vậy sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần là xe máy - ô tô - tàu hỏa.

Chọn D.

Câu 12 (VD):

Phương pháp:

Tốc độ: v=sts=v.t

Cách giải:

Khoảng cách từ ta đến nơi có sét:

s=v.t=340.2,5=850m

Chọn C.

Câu 13 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính  tốc độ: v=st

Cách giải:

Thời gian trung bình:

t=t1+t2+t33=1,25+1,23+1,263=1,2467s

Quãng đường trung bình: s=30m

Tốc độ trung bình:

v=st=301,2467=24,06cm/s          

Chọn B.

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính tốc độ: v=st

Đổi đơn vị: 1m/s = 3,6km/h.

Cách giải:

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 5)

Tốc độ của ô tô là:

v=st=200,8324,1m/s86,7km/h

 Ô tô đã vượt quá tốc độ cho phép:

86,770=16,7km/h

Chọn D.

Câu 15 (TH):

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết bài: Đồ thị quãng đường – thời gian.

Chọn B.

Câu 16 (VD):

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết bài: Đồ thị quãng đường – thời gian.

Cách giải:

Mô tả đúng là: Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

Chọn A.

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Tìm hiểu ý nghĩa một số biển báo giao thông.

Cách giải:

Ý nghĩa của biển báo:

+ Trong điều kiện khô ráo, trên đường cao tốc tốc độ tối thiểu 70km/h, tối đa 120km/h.

+ Trong điều kiện trời mưa, đường trơn trên đường cao tốc tốc độ tối đa là 100km/h.

Chọn D.

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Trên đoạn thẳng đồ thị biểu diễn cùng tính chất chuyển động.

+ Xác định trên trục Os quãng đường vật di chuyển.

+ Xác định trên trục Ot khoảng thời gian tương ứng.

+ Tốc độ của vật: v=st

Cách giải:

 Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 6)

Điểm A trên đồ thị có s=60km;t=1h

Tốc độ chuyển động của ô tô: v=st=601=60km/h  

Chọn C.

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

+ Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.

+ Công thức tính quãng đường: s=v.t

Cách giải:

Đổi: 97,2 km/h = 27 m/s

Khoảng cách an toàn của xe này với ô tô đang di chuyển cùng chiều phía trước:

s=v.t=27.3=81m

Chọn B.

Câu 20 (VDC):

Phương pháp:

Công thức tính quãng đường: s=vt

Cách giải:

Gọi v1,v2,v3 lần lượt là tốc độ của ô tô khi lên dốc, đi đường bằng, khi xuống dốc.

Ta có: {v2=60km/hv1=v22=602=30km/hv3=1,5.v2=1,5.60=90km/h

Lại có: {t1=30min=12ht2=10min=16ht3=10min=16h

Độ dài cung đường trên là:

s=v1t1+v2t2+v3t3=30.12+60.16+90.16=40km

Chọn D.

Câu 21 (NB):

Phương pháp:

Phương trình hô hấp tế bào:

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 (ảnh 7)

Cách giải:

Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm khí carbon dioxide, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).

Chọn B.

Câu 22 (TH):

Phương pháp:

Cần phải thường xuyên xới đất ở gốc cây trồng là để đất thoáng khí.

Cách giải:

Khi trồng trọt,  người nông dân cần xới tơi đất trồng giúp đất thoáng khí, tăng khả năng hô hấp của cây trồng.

Chọn C.

Câu 23 (NB):

Phương pháp:

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng ATP.

Cách giải:

Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là: tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.

Chọn C.

Câu 24 (NB):

Phương pháp:

Khi nồng độ CO2 tăng quá cao sẽ gây ức chế quá trình hô hấp và quang hợp giảm.

Cách giải:

Nếu hàm lượng carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng nhưng nếu hàm lượng carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp giảm.

Chọn A.

Câu 25 (TH):

Phương pháp:

- Thực vật ưa sáng là những cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ cao.

 Ví dụ: cây phượng, bằng lăng, bưởi, bạch đàn, mít vải, nhãn,…

- Thực vật ưa bóng là những cây chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện có bóng che.

Ví dụ: lá lốt, vạn niên, cây dương xỉ, trầu không, cây lưỡi hổ,…

Cách giải:

Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều

ánh sáng.

Chọn B.

Câu 26 (TH):

Phương pháp:

Nước là vai trò quan trọng đối với quang hợp:

- Nước là là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang hợp.

- Nước điều tiết khí khổng đóng mở giúp cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp.

Cách giải:

Tất cả các nhận định A, B, C là nhận đinh đúng.

Chọn D.

Câu 27 (NB):

Phương pháp:

Vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp đối với cây xanh:

+ Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ.

+ Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống.

Cách giải:

Với cây xanh, quang hợp có vai trò: (1), (3).

Chọn B.

Câu 28 (NB):

Phương pháp:

Ba vai trò quan trọng nhất của quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật:

+ Tổng hợp chất hữu cơ: sản phẩm của quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho tất cả các sinh vật.

+ Tích lũy năng lượng: chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học, cung cấp và tích lũy năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.

+ Điều hòa không khí: quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.

Cách giải:

Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng không phải vai trò của quang hợp.

Chọn B.

Câu 29 (NB):

Phương pháp:

Quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước có tác dụng điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính đem lại không khí trong lành cho trái đất.

Cách giải:

Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển.

Chọn A.

Câu 30 (VD):

Phương pháp:

Năng lượng được tích lũy trong cơ thể dưới dạng năng lượng hóa học, khi vận động năng lượng hóa học được biến đổi thành năng lượng sinh công giúp cơ thể thực hiện hoạt động.

Cách giải:

Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là hóa năng (năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất) thành cơ năng (năng lượng sinh công để thực hiện hoạt động).

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

MA TRẬN ĐỀ THI KẾT NỐI TRI THỨC KHTN7 GIỮA KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A.Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

B.Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

C.Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

D.Báo cáo kết quả.

Câu 2: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

A. Cân điện tử.

B. Cổng quang điện.

C. Đồng hồ đo thời gian hiện số.

D. Bình chia độ.

Câu 3: Cho mô hình nguyên tử carbon như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử carbon là

A. 1.

B. -6.

C. 6.

D. +6.

Câu 4: Đường từ nhà Hoàng tởi trường dài 2,4 km. Nếu đi bộ, Hoàng đi hết 0,6 h. Nếu đi xe đạp, Hoàng đi hết 10 min. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ đi bộ trung bình của Hoàng là 4 km/h.

B. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 4 m/s.

C. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 14,4 km/h.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Khi đo tốc độ của một vật sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta phải chỉnh đồng hồ về chế độ nào sau đây?

A. Mode A.

B. Mode B.

C. Mode AB.

D. Mode A + B.

Câu 6: Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta không thể xác định được

A. quãng đường vật đi được trong một thời gian cho trước trên đồ thị.

B. thời gian vật đi hết một quãng đường xác định trên đồ thị.

C. tốc độ của vật trong thời gian xác định trên đồ thị.

D. quãng đường vật đi được trong một thời gian không có trên đồ thị.

Câu 7: Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông thì tốc độ lưu thông … (1) … thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe … (2) ….

A. (1) càng cao, (2) càng lớn.

B. (1) càng cao, (2) càng nhỏ.

C. (1) càng cao, (2) không đổi.

D. (1) càng cao, (2) chưa chính xác.

Câu 8: Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h.

A. 56,67 m.

B. 68 m.

C. 46,67 m.

D. 22,67 m.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A.Trao đổi chất tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống.

B. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

C. Trao đổi chất lấy các chất từ môi trường và không thải ra môi trường chất gì.

D. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn liền với nhau.

Câu 10:Sản phẩm của quá trình quang hợp là

A.glucose và oxygen.

B.nước và carbon dioxide.

C.glucose và carbon dioxide.

D.glucose và nước.

Câu 11:Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình quang hợp ở cây xanh là?

A. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.

B. Nước, khí carbon dioxide, nhiệt độ.

C. Nước, ánh sáng, khí nitrogen, nhiệt độ.

D. Nước, ánh sáng, khí carbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 12:Nguyên liệu quá trình hô hấp tế bào là

A.glucose, nước và năng lượng.

B.glucose và oxygen.

C.carbon dioxide, nước và năng lượng.

D.carbon dioxide, glucose và năng lượng.

Câu 13:Nhóm nông sản nào sau đây thường được bảo quản bằng tủ lạnh hoặc kho lạnh?

A. Rau cải, cà chua, bắp cải.

B. Hạt lúa, hạt lạc, hạt cà phê.

C. Hạt lạc, cà chua, rau cải.

D. Hạt ngô, hạt lúa, bắp cải.

Câu 14:Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?

A. Quang năng → Hóa năng.

B. Hóa năng → Nhiệt năng.

C. Điện năng → Nhiệt năng.

D. Điện năng → Cơ năng.

Câu 15:Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?

A. Nhiệt độ thấp dưới 10oC thuận lợi cho hầu hết các loài cây quang hợp.

B. Cây lá lốt, cây trầu không là những cây không cần nhiều ánh sáng.

C. Nếu nồng độ CO2 tăng quá cao có thể làm cây chết vì ngộ độc.

D. Quang hợp của cây sẽ khó khăn khi tế bào lá cây mất nước.

Câu 16:Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?

A. Vì hoa và cây xanh tỏa ra mùi hương khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.

B. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.

C. Vì ban ngày cây quang hợp, lấy carbon dioxide và thải ra oxygen, thừa oxygen quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.

D. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy carbon dioxide và thải ra oxygen dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm): Quan sát mô hình nguyên tử nitrogen sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

a) Áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, mô tả cấu tạo của nguyên tử nitrogen.

b) Biết nitrogen có 7 neutron trong hạt nhân. Tính khối lượng nguyên tử nitrogen.

Bài 2: (1 điểm) Một xe máy lên dốc với tốc độ 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, xe máy này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Tính tốc độ trung bình của xe máy trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc?

Bài 3:(1 điểm)Đồ thị quãng đường – thời gian của một xe ô tô được biểu diễn như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

a. Trong khoảng thời gian từ 0,1 h đến 0,5 h xe ô tô trên đi được bao xa?

b.Tốc độ của ô tô trong khoảng từ 0,2 h đến 0,6 h là

Bài 4 (2điểm):Trình bày những đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp.

Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án đúng là: C

Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm” nằm ở bước lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Câu 2:

Đáp án đúng là: D

Bình chia độ được sử dụng để đo thể tích.

Câu 3:

Đáp án đúng là: C

Quan sát mô hình nguyên tử carbon thấy carbon có 6 electron ở lớp vỏ.

Mà trong nguyên tử, số proton = số electron ⇒ Carbon có 6 proton trong hạt nhân.

Vậy carbon có số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = 6.

Câu 4:

Đáp án đúng là: D

Tốc độ đi bộ trung bình của Hoàng là v=st=2,40,6=4 km/h.

Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là v=st=2,416=14,4 km/h = 4 m/s

Câu 5:

Đáp án đúng là: C

Khi đo tốc độ của một vật sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta phải chỉnh đồng hồ về chế độ Mode AB.

Câu 6:

Đáp án đúng là: D

A, B, C đều xác định được trên đồ thị quãng đường – thời gian.

Câu 7:

Đáp án đúng là: A

Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông thì tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng lớn.

Câu 8:

Đáp án đúng là: A

Đổi 80 km/h = 683,6=1709 m/s

Khoảng cách an toàn của xe theo quy tắc “3 giây’’ là

s = v.t = 1709.3=56,67m

Câu 9:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

Câu 10:

Đáp án đúng là: A

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 4)

→ Sản phẩm của quá trình quang hợp là glucose và oxygen.

Câu 11:

Đáp án đúng là: D

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình quang hợp ở thực vật là: nước, ánh sáng, khí carbon dioxide và nhiệt độ.

Câu 12:

Đáp án đúng là: B

Phương trình tổng quát của hô hấp tế bào là:

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)

→ Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là glucose và oxygen.

Câu 13:

Đáp án đúng là: A

- Biện pháp bảo quản lạnh thường dùng để bảo quản phần lớn các loại thực phẩm, rau, quả như rau cải, cà chua, bắp cải,…

- Biện pháp bảo quản khô thưởng sử dụng để bảo quản các loại hạt, như hạt lúa, hạt ngô, hạt cà phê, hạt lạc.

Câu 14:

Đáp án đúng là: B

Sự biến đổi hóa năng thành nhiệt năng là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người (là quá trình phân giải tạo năng lượng của cơ thể).

Câu 15:

Đáp án đúng là: A

A. Sai. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25 – 35oC. Nếu nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hay quá thấp (dưới 10oC) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.

Câu 16:

Đáp án đúng là: B

Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, mà khi hô hấp cây lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide, dẫn tới ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.

Phần II: Tự luận

Bài 1: (2 điểm)

a) Nguyên tử nitrogen gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 7 electron chuyển động quanh hạt nhân. 7 electron này được xếp thành hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 5 electron.

b) Nguyên tử nitrogen có số proton = số electron = 7 (hạt).

Khối lượng nguyên tử nitrogen bằng tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.

Khối lượng nguyên tử nitrogen là:

7 × 1 + 7 × 1 + 7 × 0,00055 = 14,00385 (amu).

Bài 2: (1 điểm)

Gọi con dốc dài s (km)

Thời gian xe máy lên dốc là t1=sv1=s16(h).

Do xe máy xuống dốc với tốc độ nhanh gấp đôi lên dốc nên v = 32 km/h.

Thời gian xe máy xuống dốc là t2=sv2=s32(h).

Tốc độ trung bình của xe máy trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là vtb=s+st1+t2=2ss16+s32=21,33km/h.

Bài 3: (1 điểm)

a. Tại t = 0,1 h ta được s = 3 km

Tại t = 0,5 h ta được s = 24 km

Vậy trong khoảng thời gian từ 0,1 h đến 0,5 h xe ô tô trên đi được

S = 24 – 3 = 21 km

b. Từ đồ thị ta tính được tốc độ của ô tô là v=3060,60,2=60km/h.

Bài 4:(2 điểm)

Những đặc điểm của lá cây thích nghi với chức năng quang hợp:

- Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

-Trên phiến lá có nhiều gân giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.

- Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng - là nơi carbon dioxide đi từ bên ngoài vào bên trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường.

- Lá chứa nhiều lục lạp (bào quan quang hợp) có các hạt diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

MA TRẬN ĐỀ THI KẾT NỐI TRI THỨC KHTN7 GIỮA KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Cho các bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng (chiều dài, khối lượng … của vật) để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (3), (2), (4).

C. (3), (2), (4), (1).

D. (2), (1), (4), (3).

Câu 2: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

A. hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra thế giới tự nhiên.

B. tìm hiểu về thế giới tự nhiên, mối quan hệ của con người với tự nhiên.

C. cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

D. cách thức tìm hiểu về thế giới tự thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet,...

Câu 3: Để nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước một bạn học sinh đã thực hiện các bước sau:

(1) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường ăn, bột đá vôi chất nào tan, chất nào không tan trong nước.

(2) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, bột đá vôi ở trong nước.

(3) Thực hiện các bước thí nghiệm: Rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

(4) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(5) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Trình tự các bước khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước là

A. (2), (4), (1), (3), (5).

B. (2), (1), (4), (3), (5).

C. (2), (4), (3), (1), (5).

D. (4), (3), (5), (2), (1).

Câu 4: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. electron và proton.

B. electron, proton và neutron.

C. neutron và electron.

D. proton và neutron.

Câu 5: Trong nguyên tử, hạt nào sau đây mang điện tích âm?

A. photon.

B. neutron.

C. electron.

D. proton.

Câu 6: Cho mô hình nguyên tử helium như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Khối lượng gần đúng của nguyên tử helium là

A. 2 amu.

B. 4 amu.

C. 6 amu.

D. 3 amu.

Câu 7: Một nguyên tử có 6 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo, số lớp electron của nguyên tử đó là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8:Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?

A. Khối lượng.

B. Thời gian.

C. Tốc độ.

D. Quãng đường.

Câu 9: Nếu đơn vị đo độ dài là kilômét (km), đơn vị đo thời gian là phút (min) thì đơn vị đo tốc độ là

A. kilômét trên min (km/min).

B. kilômét trên giờ (km/h).

C. kilômét trên giây (km/s).

D. kilômét trên miligiây (km/ms).

Câu 10: Bạn Hương đạp xe từ nhà đến trường mất 7 min, biết tốc độ của Hương là 3 m/s. Tính quãng đường từ nhà Hương đến trường?

A. 1206 m.

B. 1,26 m.

C. 12,6 km.

D. 1,26 km.

Câu 11: Hãy sắp xếp tốc độ của các vật dưới đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

(1) Xe máy: 45 km/h

(2) Con Ong: 2,5 m/s

(3) Con ngựa: 32 km/h

(4) Con rắn: 0,3 km/min

A.(2), (4), (1), (3).

B.(2), (4), (3), (1).

C.(3), (1), (2), (4).

D.(3), (1), (4), (2).

Câu 12: Lan và Huệ cùng đạp xe đến trường đại học dài 18 km. Lan đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18 km/h. Huệ đi sớm hơn Lan 15 min nhưng dọc đường nghỉ chân mất 30 min. Hỏi Huệ phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Lan.

A. 16 km/h.

B. 18 km/h.

C. 24 km/h.

D. 20 km/h.

Câu 13:Để đo tốc độ chuyển động ta cần

A. đo độ dài.

B. đo thời gian.

C. đo khối lượng vật.

D. Cả A và B.

Câu 14:Camera thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,77 s. Tốc độ ô tô là

A. 15,15 km/h.

B. 16 km/h.

C. 15,15 m/s.

D. 13 m/s.

Câu 15:Trục Os và trục Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian tương ứng biểu diễn

A. quãng đường và thời gian vật chuyển động.

B. thời gian và quãng đường vật chuyển động

C. vận tốc của vật chuyển động.

D. vị trí của vật chuyển động.

Câu 16:Sử dụng đồ thị quãng đường theo thời gian để

A. mô tả chuyển động của vật.

B. xác định quãng đường đi được của vật.

C. thời gian đi và vị trí của vật ở thời điểm xác định.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 17: Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA?

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

A. 40 km/h.

B. 150 km/h.

C. 120 km/h.

D. 90 km/h.

Câu 18: Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông đường bộ?

A. Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn.

B. Chở hàng quá trọng tải của phương tiện.

C. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Lợi ích của thiết bị bắn tốc độ trong an toàn giao thông là

A. đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông.

B. kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông.

C. đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông.

D. kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ.

Câu 20: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được câu phù hợp:

Người tham gia giao thông vừa phải có …. (1) …. thực hiện an toàn giao thông vừa phải có …. (2) … về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

A. (1) ý thức, (2) hiểu biết.

B. (1) quy tắc, (2) nhận thức.

C. (1) ý thức, (2) qui định.

D. (1) hành động, (2) ý thức.

Câu 21: Trên quãng đường AB có đặt thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Để không vượt quá tốc độ cho phép thì phương tiện giao thông cần phải đi giữa hai vạch mốc với khoảng thời gian

A. nhỏ hơn 0,64 s.

B. lớn hơn 0,64 s.

C. lớn hơn 0,7 s.

D. nhỏ hơn 0,7 s.

Câu 22: Sự biến đổi năng lượng từ quang năng thành năng lượng hóa năng là quá trình

A.trao đổi chất.

B. sinh trưởng.

C. chuyển hóa năng lượng.

D. hô hấp.

Câu 23:Phát biểu nào sai khi nói về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.

B. Chỉ con người và động vật mới cần trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, còn thực vật thì không.

C. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động và sinh sản.

D. Khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ chết.

Câu 24:Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là

A.ti thể.

B.ribosome.

C.lysosome.

D.lục lạp.

Câu 25: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là

A.nước và carbon dioxide.

B.glucose và carbon dioxide.

C.nước và glucose.

D.glucose và oxygen.

Câu 26:Trong quá trình quang hợp, gân lá có chức năng chủ yếu là

A. giúp cho lá có nhiều khí khổng.

B. tổng hợp các chất hữu cơ.

C. vận chuyển các chất.

D. làm tăng diện tích của lá.

Câu 27: Ánh sáng ảnh hưởng tới quang hợp của cây xanh như thế nào?

A. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp.

B. Cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ giảm.

C. Cường độ ánh sáng giảm thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng.

D. Ánh sáng càng yếu thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

Câu 28: Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào là

A.khí oxygen, glucose và năng lượng.

B.khí oxygen, nước và năng lượng.

C.khí carbon dioxide, nước và năng lượng.

D.khí carbon dioxide, glucose và nước.

Câu 29: Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?

A.Lục lạp.

B.Ribosome.

C.Lysosome

D.Ti thể.

Câu 30: Cho các yếu tố sau:

a) Nước.

b) Nồng độ khí oxygen.

c) Nhiệt độ.

d) Nồng độ khí carbon dioxide.

Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 31: Nhóm các loại nông sản nào dưới đây thường được bảo quản khô?

A. Hạt lúa, hạt ngô, cà chua, rau cải.

B. Hạt lúa, hạt ngô, hạt cà phê, hạt lạc.

C. Cà chua, rau cải, bắp cải, hạt lúa.

D. Hạt lạc, cà chua, rau cải, bắp cải.

Câu 32: Ý nào dưới đây không phải là ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Khi chạy, hoạt động trao đổi khí tăng giúp cơ thể có đủ O2 để sử dụng đồng thời thải CO2 tránh gây độc cho cơ thể.

B. Cơ thể người tăng chiều cao và cân nặng nhờ vật chất và năng lượng từ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

C.Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và nhiệt năng.

D. Sau khi ăn, cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và tạo ra nguồn năng lượng dự trữ.

Câu 33: Thân cây xương rồng có khả năng quang hợp vì

A. thân cây có nhiều chất dinh dưỡng.

B. thân cây chứa các chất diệp lục như lá cây.

C. thân cây được cung cấp đầy đủ nước.

D.thân cây to và mọng nước.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?

A. Nhiệt độ cao từ 40oC – 45oC thuận lợi cho hầu hết các loài cây quang hợp.

B. Cây dừa, cây phi lao, cây thông là những cây cần nhiều ánh sáng.

C. Nếu nồng độ CO2 tăng quá cao có thể làm cây chết vì ngộ độc.

D. Quang hợp của cây sẽ khó khăn khi tế bào lá cây mất nước.

Câu 35: Nhận định nào sau đây sai khi nói về hô hấp tế bào?

A. Là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.

B. Nguyên liệu cho hô hấp lấy từ quá trình tổng hợp chất hữu cơ.

C. Hô hấp tế bào tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống.

D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.

Câu 36: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

A.tăng cường độ hô hấp tế bào đến mức tối đa.

B.tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

C.giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

D.giảm cường độ hô hấp tế bào đến mức tối thiểu.

Câu 37:Vì sao hiệu quả quang hợp của cây trồng tại các khu công nghiệp thường giảm đi?

A. Vì ánh sáng tại các khu công nghiệp quá cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.

B. Vì nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.

C. Vì nhiệt độ tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.

D. Vì ánh sáng khí carbon dioxide tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.

Câu 38: Hô hấp tế bào và quá trình đốt cháy nhiên liệu giống nhau ở điểm nào?

A. Đều sử dụng khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen và tạo ra năng lượng.

B. Đều thu được hiệu suất năng lượng như nhau.

C. Đều sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và tạo ra năng lượng.

D. Đều không tạo ra năng lượng.

Câu 39:Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây ngập úng?

A. Vì để oxygen dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hô hấp.

B. Vì để carbon dioxide dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hô hấp.

C. Vì để oxygen dễ khuếch tán vào đất, giúp rễ cây hạn chế hô hấp.

D. Vì để tăng lượng carbon dioxide trong đất, giúp rễ cây vận chuyển nước và muối khoáng dễ dàng hơn.

Câu 40:Tại sao khi trồng rau cải, cần phải tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau?

A.Vì tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau làm rau cải ăn ngon hơn.

B. Vì những cây mọc gần nhau có giá trị dinh dưỡng cao hơn, nên cần tỉa và nhổ sớm để sử dụng.

C. Vì tỉa bớt làm tăng mật độ của rau, giúp cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng để quang hợp.

D. Vì tỉa bớt nhằm giảm mật độ của rau, giúp cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng để quang hợp.

Hướng dẫn giải

Câu 1:

Đáp án đúng là: D

Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ước lượng (chiều dài, khối lượng … của vật) để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo.

Bước 2: Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

Bước 3: Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

Bước 4: Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Câu 2:

Đáp án đúng là: C

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

Câu 3:

Đáp án đúng là: B

Trình tự các bước khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước là:

(2), (1), (4), (3), (5).

Câu 4:

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử được cấu tạo gồm:

+ Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và neutron.

+ Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron.

Câu 5:

Đáp án đúng là: C

Trong nguyên tử:

+ Hạt electron mang điện tích âm.

+ Hạt proton mang điện tích dương.

+ Hạt neutron không mang điện.

Câu 6:

Đáp án đúng là: B

Dựa theo mô hình nguyên tử helium xác định được helium gồm: 2 proton; 2 neutron và 2 electron.

Một cách gần đúng khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng của hạt nhân nguyên tử. Vậy khối lượng gần đúng của nguyên tử helium là: 2 × 1 + 2 × 1 = 4 (amu).

Câu 7:

Đáp án đúng là: B

Ta có, trong nguyên tử số electron = số proton = 6.

Nguyên tử có 6 electron được phân bố vào 2 lớp (lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 4 electron)

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

Câu 8:

Đáp án đúng là: C

Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động là tốc độ.

Câu 9:

Đáp án đúng là: A

Nếu đơn vị đo độ dài là kilômét (km), đơn vị đo thời gian là phút (min) thì đơn vị đo tốc độ là kilômét trên min (km/min).

Câu 10:

Đáp án đúng là: D

Quãng đường từ nhà Hương đến trường là

s = v. t = 3 . 420 = 1260 m = 1,26 km

Câu 11:

Đáp án đúng là: B

+ Tốc độ của xe máy: v1 = 45km/h = 453,6= 12,5 m/s

+ Tốc độ của con ong: v2 = 2,5 m/s

+ Tốc độ của con ngựa: v3 = 32 km/h =323,6= 8,89 m/s

+ Tốc độ của con rắn: v4 = 0,3 km/min = 1800060.60= 5 m/s

Vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: v2, v4, v3, v1.

Câu 12:

Đáp án đúng là: C

+ Thời gian Lan đạp xe tới trường là:

t=sv=1818=1h

+ Huệ đi sớm hơn 15 phút

Huệ tới trường cùng lúc với Lan, nên thời gian đi của Huệ là

t’ = 1 h + 15 min = 1,25h

Mặt khác, Huệ nghỉ chân mất 30 min = 12h

Thời gian Huệ đạp xe để cùng lúc với Lan là:

t2 = 1,25 h - 12h = 0,75 h

Vậy Huệ phải đạp xe với tốc độ là:

v2=st2=180,75=24km/h để tới trường cùng lúc với Lan.

Câu 13:

Đáp án đúng là: D

Để đo tốc độ chuyển động ta cần đo độ dài và đo thời gian.

Câu 14:

Đáp án đúng là: D

Tốc độ ô tô là v=st=100,7713m/s

Câu 15:

Đáp án đúng là: A

Trục Os và trục Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian tương ứng biểu diễn quãng đường và thời gian vật chuyển động.

Câu 16:

Đáp án đúng là: D

Sử dụng đồ thị quãng đường theo thời gian để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi và vị trí của vật ở thời điểm xác định.

Câu 17:

Đáp án đúng là: D

Từ đồ thị ta thấy, sau 2 h ô tô đi được quãng đường là 180 km. Do đó, tốc độ chuyển động của ô tô là: v=st=1802=90km/h

Câu 18:

Đáp án đúng là: D

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ:

- Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn.

- Chở hàng quá trọng tải của phương tiện.

- Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường.

Câu 19:

Đáp án đúng là: D

Lợi ích của thiết bị bắn tốc độ trong an toàn giao thông là kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ.

Câu 20:

Đáp án đúng là: A

Người tham gia giao thông vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Câu 21:

Đáp án đúng là: B

Đổi 45 km/h = 12,5 m/s

Thời gian ngắn nhất mà xe có thể đi để không vượt quá tốc độ là

t=sv=812,5=0,64s

Câu 22:

Đáp án đúng là: C

Sự biến đổi năng lượng từ quang năng thành hóa năng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác →Đây là quá trình chuyển hóa năng lượng.

Câu 23:

Đáp án đúng là: B

B. Sai. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Câu 24:

Đáp án đúng là: D

Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là lục lạp.

Câu 25:

Đáp án đúng là: A

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 4)

→ Nguyên liệu của quá trình quang hợp là nước và carbon dioxide.

Câu 26:

Đáp án đúng là: C

Gân lá chứa hệ mạch dẫn. Trong quá trình quang hợp, gân lá có chức năng vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.

Câu 27:

Đáp án đúng là: A

Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị "đốt nóng", làm giảm hiệu quả quang hợp.

Câu 28:

Đáp án đúng là: C

Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào là khí carbon dioxide, nước và năng lượng (năng lượng ATP và năng lượng nhiệt).

Câu 29:

Đáp án đúng là: D

Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể, ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực.

Câu 30:

Đáp án đúng là: D

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào như: nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ carbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 31:

Đáp án đúng là: B

- Biện pháp bảo quản khô thưởng sử dụng để bảo quản các loại hạt, như hạt lúa, hạt ngô, hạt cà phê, hạt lạc.

- Các loại nông sản là rau, quả như cà chua, rau cải, bắp cải, hạt lúa thường được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc kho lạnh.

Câu 32:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ như glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và nhiệt năng.

Câu 33:

Đáp án đúng là: B

Ở cây xương rồng, lá bị tiêu biến thành gai để thích nghi với điều kiện sống khô hạn. Thân cây xương rồng có khả năng quang hợp vì thân cây chứa các chất diệp lục như lá cây.

Câu 34:

Đáp án đúng là: A

A. Sai. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25oC – 35oC. Nếu nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hay quá thấp (dưới 10oC) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.

Câu 35:

Đáp án đúng là: D

D. Sai. Quá trình hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu ở ti thể.

Câu 36:

Đáp án đúng là: D

Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là giảm cường độ hô hấp tế bào về mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide.

Câu 37:

Đáp án đúng là: B

Ở các khu công nghiệp, nồng độ khí carbon dioxide thường cao do các nhà máy thải ra. Nếu nồng độ carbon dioxide tăng quá cao, hiệu quả quang hợp của các cây trồng tại đó thường giảm.

Câu 38:

Đáp án đúng là: C

Hô hấp tế bào và quá trình đốt cháy nhiên liệu đều sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và sản sinh ra năng lượng. Tuy nhiên, việc đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng với suất thấp (thường nhỏ hơn 25%), còn hiệu suất năng lượng hô hấp tế bào cao hơn (khoảng 40%).

Câu 39:

Đáp án đúng là: A

Trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây ngập úng vì để tạo điều kiện cho oxygen khuếch tán vào trong đất giúp rễ cây hô hấp, tạo ra năng lượng để rễ thực hiện chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Câu 40:

Đáp án đúng là: D

Khi trồng rau cải, cần phải tỉa và nhổ bớt những cây mọc gần nhau nhằm giảm mật độ của rau, giúp rau nhận đủ chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng giúp cây quang hợp hiệu quả và sinh trưởng tốt hơn.

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

MA TRẬN ĐỀ THI KẾT NỐI TRI THỨC KHTN7 GIỮA KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là

A. đồng hồ bấm giây.

B. đồng hồ cát.

C. đồng hồ đo thời gian hiện số.

D. đồng hồ điện tử.

Câu 2: Lớp vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt

A. electron;

B. proton;

C. neutron;

D. electron và proton.

Câu 3: Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có tổng số hạt trong hạt nhân là 19. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là

A. 19;

B. 28;

C. 30;

D. 32;

Câu 4: Nguyên tố hoá học có kí hiệu Ca là

A. chlorine.

B. carbon.

C. copper.

D. calcium.

Câu 5: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

A. 9 amu.

B. 10 amu.

C. 19 amu.

D. 28 amu.

Câu 6: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được sắp xếp theo chiều

A.tính phi kim tăng dần.

B. tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

C. tăng dần của khối lượng nguyên tử.

D. tính kim loại tăng dần.

Câu 7: Cho ô nguyên tố nitrogen như hình sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử nitrogen có 14 proton.

B. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là Ni.

C. Nguyên tố nitrogen ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 7 amu.

Câu 8: Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn đen và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

Hình biểu diễn phân tử của một hợp chất là

A. (3).

B. (2).

C. (1).

D. (2) và (3).

Câu 9: Cho các chất sau: glucose, carbon monoxide, iron (sắt), hydrogen, calcium carbonate. Số đơn chất trong dãy các chất trên là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10: Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen? Biết phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen.

A. Nguyên tử carbon góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.

B. Nguyên tử carbon góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.

C. Nguyên tử carbon góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.

D. Nguyên tử carbon góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.

Câu 11: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng

A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.

C. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (có 8 electron).

D. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.

Câu 12: Silicon dioxide có công thức hóa học là SiO2 là thành phần chính của cát trắng, cao lanh. Hóa trị của Si trong silicon dioxide là (biết trong silicon dioxide O có hóa trị II)

A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Câu 13: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiểu trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là
72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Bạn An đi chậm nhất.

B. Bạn Bình đi chậm nhất.

C. Bạn Đông đi chậm nhất.

D. Ba bạn đi nhanh như nhau

Câu 14: Đổi 5 m/s = … km/h.

A. 18 km/h.

B. 3,6 km/h.

C. 7,2 km/h.

D. 1,39 km/h.

Câu 15: An đạp xe từ nhà đến trường mất 10 phút, biết tốc độ của An là 2m/s. Tính quãng đường từ nhà An đến trường?

A. 120 m.

B. 1,2 m.

C. 12 km.

D. 1,2 km.

Câu 16: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 16 h đi đoạn đường dài 766 km. Vận tốc của tàu tính ra km/h và m/s là giá trị nào trong các giá trị dưới đây?

A. 48 km/h và 13,33 m/s.

B. 72 km/h và 20 m/s.

C. 18 km/h và 5 m/s.

D. 54 km/h và 15 m/s.

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm): Cho mô hình sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử aluminium (còn gọi là nhôm, kí hiệu: Al) như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

a) Xác định vị trí ô, chu kì, nhóm của Al trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

b) Al là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

Bài 2 (2 điểm): Xác định công thức hóa học của hợp chất calcium nitrate có cấu tạo từ Ca và nhóm (NO3). Tính khối lượng phân tử của hợp chất calcium nitrate.

Bài 3: (2 điểm) Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với vận tốc 15 km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 3 km/h thì xà lan đến B sớm hơn dự định 10 phút. Tính độ dài quãng đường AB.

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

MA TRẬN ĐỀ THI KẾT NỐI TRI THỨC KHTN7 GIỮA KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1:Cho phát biểu sau: "Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Phát biểu này liên quan đến kĩ năng nào trong tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng dự báo.

C. Kĩ năng liên kết.

D. Kĩ năng đo.

Câu 2: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Câu 3: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề;

(2) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán;

(4) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu;

(5) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán;

Em hãy lựa chọn thứ tự sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. (1); (2); (3); (4); (5).

B. (5); (4); (3); (2); (1).

C. (4); (1); (3); (5); (2).

D. (3); (4); (1); (5); (2).

Câu 4: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử còn lại được tạo thành từ các loại hạt là

A. neutron và electron.

B. electron và proton.

C. electron, proton và neutron.

D. proton và neutron.

Câu 5: Nguyên tử là

A. hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương.

B. hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích âm.

C. hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.

D. hạt có kích thước nhỏ có thể quan sát được bằng mắt thường.

Câu 6: Cho sơ đồ nguyên tử nitrogen như sau:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Số electron và số lớp electron trong nguyên tử nitrogen lần lượt là

A. 2 và 7.

B. 3 và 7.

C. 7 và 2.

D. 7 và 3.

Câu 7: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử aluminium (còn gọi là nhôm, kí hiệu Al):

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

Khối lượng gần đúng của nguyên tử aluminium là

A. 13 amu.

B. 14 amu.

C. 27 amu.

D. 40 amu.

Câu 8: Nguyên tử phosphorus có tổng số hạt là 46, trong đó số hạt không mang điện là 16. Số hạt proton trong nguyên tử phosphorus là

A. 15.

B. 16.

C. 30.

D. 31.

Câu 9: Nguyên tố hóa học là

A. tập hợp những nguyên tử có cùng khối lượng nguyên tử.

B. tập hợp những nguyên tử có cùng số lớp electron.

C. tập hợp những nguyên tử có cùng số proton.

D. tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron.

Câu 10: Nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hóa học là

A. N.

B. K.

C. Na.

D. Si.

Câu 11: Sắt (iron) và carbon có tính chất khác nhau vì sắt là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố

A. phi kim.

B. đơn chất.

C. hợp chất.

D. khí hiếm.

Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.

A. electron.

B. proton.

C. neutron.

D. neutron và electron.

Câu 13: Khối lượng của nguyên tử magnesium là 24 amu. Biết rằng trong hạt nhân, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hiệu nguyên tử nguyên tố magnesum là

A. 12.

B. 24.

C. 36.

D. 8.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.

B. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

C. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học.

D. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí.

B. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.

C. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.

D. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể lỏng.

Câu 16: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của

A. tỉ trọng.

B. số neutron.

C. khối lượng.

D. số proton.

Câu 17: Cho ô nguyên tố sau, con số 39 cho biết điều gì?

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

A. Chu kì của nó.

B. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.

C. Số nguyên tử của nguyên tố.

D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 18: Nguyên tố calcium thuộc chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố calcium lần lượt là

A. 2 và 2.

B. 4 và 2.

C. 3 và 5.

D. 2 và 4.

Câu 19: Kim loại nào sau đây có thể cắt bằng dao?

A. Magnesium.

B. Iron.

C. Mercury.

D. Sodium.

Câu 20: Hai nguyên tố A, B đứng liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hạt nhân là 13. Biết số hiệu nguyên tử nguyên tố B lớn hơn số hiệu nguyên tử nguyên tố A. Nguyên tố A là

A. carbon (C).

B. oxygen (O).

C. nitrogen (N).

D. fluorine (F).

Câu 21: Khối lượng phân tử là

A. tổng khối lượng các nguyên tố có trong phân tử.

B. tổng khối lượng các hạt hợp thành của chất có trong phân tử.

C. tổng khối lượng các nguyên tử có trong hạt hợp thành của chất.

D. khối lượng của nhiều nguyên tử.

Câu 22: Có các phát biểu sau:

(a) Các đơn chất kim loại đều ở thể rắn.

(b) Hợp chất là các chất ở thể lỏng.

(c) Hợp chất và đơn chất đều có chứa nguyên tố kim loại.

(d) Các đơn chất kim loại đều có tên gọi trùng với tên của nguyên tố kim loại.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 23: Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Nước là

A. một hợp chất.

B. một đơn chất.

C.một nguyên tố hóa học.

D. một hỗn hợp.

Câu 24: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Khí carbon dioxide, nước, nhôm đều là hợp chất.

B. Ở điều kiện thường, các đơn chất kim loại như đồng, sắt, thủy ngân tồn tại ở thể rắn.

C. Oxygen, hydrogen đều là hợp chất.

D. Các hợp chất như glucose, saccharose và protein là hợp chất hữu cơ.

Câu 25: Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Biết khối lượng nguyên tử carbon và oxygen lần lượt là 12 amu và 16 amu. Khối lượng phân tử của carbon dioxide là

A. 44 amu.

B. 28 amu.

C. 40 amu.

D. 20 amu.

Câu 26: Cho các phân tử sau: CO2, H2, CaCl2, Cl2. Phân tử có khối lượng nhỏ nhất là

A. CO2.

B. H2.

C. CaCl2.

D. Cl2.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.

B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.

Câu 28: Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn đen, trắng và xanh biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 4)

Hình vẽ chứa hỗn hợp gồm 1 đơn chất và 1 hợp chất là

A. (4).

B. (3).

C. (2).

D. (1).

Câu 29: Liên kết giữa các nguyên tử H và O trong phân tử nước là liên kết

A. kim loại.

B. ion.

C. cộng hóa trị.

D. phi kim.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều bền với nhiệt.

B. Hợp chất ion và chất cộng hóa trị đều tan tốt trong nước.

C. Khi các chất ion và chất cộng hóa trị tan trong nước đều tạo dung dịch có khả năng dẫn điện được.

D. Các chất ion luôn ở thể rắn.

Câu 31: Cho các phân tử sau: NaCl, MgO, N2, Cl2, HCl. Số phân tử có chứa liên kết cộng hoá trị là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng I.

B. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II.

C. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III.

D. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.

Câu 33: Hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và FeCl3 lần lượt là (biết nhóm OH và Cl đều có hóa trị I)

A. I và III.

B. III và II.

C. II và II.

D. II và III.

Câu 34: Urea (công thức hoá học là (NH2)2CO) là một loại phân đạm rất phổ biến hiện nay. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong urea là

A. 46,67%.

B. 23,33%.

C. 25%.

D. 50%.

Câu 35: Công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hóa trị VI và oxygen là

A. SO.

B. SO2.

C. SO3.

D. S2O3.

Câu 36: Đơn vị của tốc độ là:

A. m.h.

B. km/h.

C. m.s.

D. s/km.

Câu 37: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa s, v, t sau đây công thức nào đúng?

A. s=vt

B. t=vs

C.t=sv

D. s=tv

Câu 38: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Tốc độ chuyển động của người đó là:

A. v = 40 km/s.

B. v = 400 m/min.

C. v = 4 km/min.

D. v = 11,1 m/s.

Câu 39: Đổi các đơn vị sau: 45 km/h = ................m/s.

A. 12,5 m/s.

B. 21,5 m/s.

C. 15 m/s.

D. 20 m/s.

Câu 40: Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên.

A. 40 km.

B. 40 m.

C. 400 m.

D. 0,4 km.

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - 2025 - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.

(1). Kết luận                               (2). Mục đích thí nghiệm             (3). Kết quả

(4). Các bước tiến hành                (5). Chuẩn bị                               (6). Thảo luận

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).

B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).

C. (1) - (2) - (6) - (3) - (5) - (4).

D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6) - (4).

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

     A. Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ nguyên tử và hạt nhân.

     B. Electron và proton mang điện, neutron không mang điện

     C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.

     D. Khối lượng nguyên tử tập chung ở vỏ nguyên tử.

Câu 3: Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X bằng 19 amu, số electron của nguyên tử đó là 9. Số neutron của nguyên tử X là

A. 8.                                  

B. 9.                                  

C. 10.                            

D. 11.

Câu 4: Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIA (Halogen)?

A. Chlorine, Bromine, Fluorine.

B. Fluorine, Carbon, Bromine.

C. Berylium, Carbon, Oxygen.

D. Neon, Helium, Argon.

Câu 5: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết

A. cộng hóa trị.                                           

B. ion.

C. phi kim.                                                 

D. kim loại.

Câu 6: Nguyên tử Mg trở thành ion Mg2+ khi

A. Nhận thêm 1 electron.                            

B. Nhận thêm 2 electron.            

C. Nhường đi 1 electron.                             

D. Nhường đi 2 electron.

Câu 7:  Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?

A. Chu kì           

B. Nhóm                

C. Loại                  

D. Họ

Câu 8: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là

A. Z = 13.          

B. Z = 10.              

C. Z = 12.              

D. Z = 11.

Câu 9: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA.                     

B. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA.

C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA.                       

D. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 10: Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chip trong máy tính?

A. Neon.            

B. Chlorine.           

C. Silver.                

D. Silicon.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau      và được xếp vào cùng một hàng.

B. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.

D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Câu 12: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. O, S, Se.                

B. N, O, F.              

C. Na, Mg, K.         

D. Ne, Na, Mg.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố Xcó tổng số hạt là 52. Số hạt không mang điện gấp 1,06 lần số hạt mang điện âm. Tính số hạt p, n, e

Câu 2: Hãy xác định tên và kí hiệu hóa học của X, Y, Z trong các trường hợp sau:

(a) Nguyên tử nguyên tố X nặng bằng 3,5 lần nguyên tử oxygen.

(b) Nguyên tử nguyên tố Y nặng bằng 2 lần nguyên tử lưu huỳnh (sulfur).

(c) Nguyên tử nguyên tố Z nặng bằng 4,5 lần nguyên tử magnesium.

Đáp án

Phần trắc nghiệm

1B

2D

3C

4A

5A

6D

7B

8D

9B

10D

11A

12A

 

II. Tự luận

Câu 1: 

Lời giải chi tiết

(1) P + E + N = 52

(2) N = 1,06.E

Thay (2) vào (1) ta được: P + E + 1,06E = 52, mà P = E

=> P = E = 17; N = 18

Câu 2: 

Lời giải chi tiết

a) Khối lượng nguyên tố X: 3,5 . 16 = 56 (Fe)

b) Khối lượng nguyên tố Y: 2 . 64 = 108 (Ag)

c) Khối lượng nguyên tố Z: 4,5 . 24 = 108 (Ag)

Tài liệu có 59 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống