Lý thuyết Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Vật Lí 10

Tải xuống 5 5.6 K 39

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.

Lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí

A. Lý thuyết Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí

I. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

1. Sử dụng thiết bị điện

Trong các thí nghiệm vật lí phổ thông, các thiết bị sử dụng điện có nguy cơ mất an toàn cao nhất. Khi sử dụng cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Máy biến áp (máy biến thế)

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bộ chuyển đổi điện áp

- Trên các thiết bị thí nghiệm sử dụng điện có một số kí hiệu cần lưu ý

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một số kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm

2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

- Các thiết bị đun nóng có thể gây bỏng với người sử dụng, gây nứt, vỡ các bộ phận làm bằng thủy tinh.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

3. Sử dụng các thiết bị quang học

- Các thiết bị quang học rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ và dính bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bộ thí nghiệm quang hình

II. Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí

1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

- Thao tác sai trong quá trình sử dụng các thiết bị có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi tiến hành thí nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành và hướng dẫn của giáo viên.

2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

- Khi sử dụng các thiết bị đo điện cần chọn đúng thang đo, không nhầm lẫn khi thao tác để đảm bảo an toàn cho thiết bị đo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ampe kế - thiết bị đo cường độ dòng điện

- Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng (là thiết bị đo điện với các chức năng chính là đo điện trở, đo hiệu điện thế và đo cường độ dòng điện xoay chiều hoặc một chiều) cần lưu ý:

+ Chọn chức năng và thang đo phù hợp.

+ Cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

Khi tiến hành thí nghiệm với những hóa chất và các thiết bị điện, chất dễ cháy nổ trong phòng thực hành cần tuân thủ các quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ.

III.Quy tắc an toàn trong phòng thực hành

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Các biển báo trong phòng thí nghiệm

- Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.

- Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

- Chỉ cắm phích hoặc giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.

- Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

- Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

- Không để nước cũng như các dụng cụ dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.

- Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.

- Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.

B. Trắc nghiệm Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí

Câu 1: Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?

A. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.

B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.

C. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án đúng là: D.

A- có hại cho mắt.

B- có thể gây bỏng.

C- có thể bị điện giật.

D- đúng.

Câu 2: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?

A. Ampe kế có thể bị chập cháy.

B. Không có vấn đề gì xảy ra.

C. Kết quả thí nghiệm không chính xác.

D. Không hiện kết quả đo.

Đáp án đúng là: A.

Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì ampe kế có thể bị chập cháy.

Câu 3: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Để các kẹp điện gần nhau.

B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.

C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.

D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.

A- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.

B- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.

C- sai vì dễ bị bỏng.

D- đúng.

Câu 4: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?

A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…

B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.

C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.

D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.

Đáp án đúng là: A.

Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…

Câu 5: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.

C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.

D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Đáp án đúng là: B.

A- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra.

B- đúng vì đây là kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm.

C- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện.

D- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo cấm.

Câu 6: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?

A. Dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện một chiều.

C. Dòng điện không đổi.

D. Máy biến áp.

Đáp án đúng là: B.

Dòng điện một chiều có kí hiệu là DC hoặc dấu -.

Câu 7: AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?

A. Dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện một chiều.

C. Dòng điện không đổi.

D. Máy biến áp.

Đáp án đúng là: A.

Dòng điện xoay chiều có kí hiệu là AC hoặc dấu ~.

Câu 8: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.

C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.

D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.

Đáp án đúng là: A.

Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

Câu 9: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.

B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.

C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.

D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.

Đáp án đúng là: A.

A - Đúng vì khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.

B - sai vì: dụng cụ phòng thí nghiệm có thể bị lỗi, hoặc hỏng.

C - sai vì: mỗi dụng cụ có chức năng khác nhau.

D - sai vì: ống thủy tinh có nhiều loại, có loại chịu được nhiệt độ cao, có loại không chịu được nhiệt độ cao.

Câu 10: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?

A.đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...

B.ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....

C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....

D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…

Đáp án đúng là: B.

A - sai vì đây là các dụng cụ, hóa chất dễ cháy.

B - đúng vì đây là các dụng cụ dễ vỡ.

C - sai vì đây là các dụng cụ dễ hỏng.

D - sai vì đây là các dụng cụ hóa chất dễ cháy và dễ vỡ.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Làm quen với Vật lí

Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo

Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Bài 5: Tốc độ và vận tốc

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống