Lý thuyết Liên kết ion (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Hóa học 10

Tải xuống 3 5.3 K 43

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Bài 9: Liên kết ion sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 10.

Lý thuyết Hóa học lớp 10 Bài 9: Liên kết ion

A. Lý thuyết Liên kết ion

I. Ion và sự hình thành liên kết ion

1. Sự tạo thành ion

Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation)

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 9: Liên kết ion - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Viết gọn: Mg → Mg2+ + 2e

- Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion)

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 9: Liên kết ion - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Viết gọn: O + 2e → O2-

Chú ý: Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số electron mà nguyên tưr nhường hoặc nhận.

2. Liên kết ion

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

- Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.

- Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân từ sodium chloride:

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 9: Liên kết ion - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Nguyên tử Na (Z = 11) nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+.

+ Nguyên tử Cl (Z = 17) nhận 1 electron từ nguyên tử Na trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là Cl-.

Các ion Na+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử NaCl.

Phương trình hóa học: 2Na + Cl2 → 2NaCl.

II. Tinh thể ion

Tinh thể ion là hợp chất ion ở dạng rắn. Chúng gồm các ion liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành một mạng tinh thể.

- Ô mạng tinh thể là đơn vị nhỏ nhất của mạng tinh thể, hiển thị cấu trúc không gian ba chiều của toàn bộ tinh thể.

- Tinh thể của một chất có thể xem là một ô mạng lặp đi lặp lại trong không gian ba chiều.

- Do các hợp chất ion có cấu trúc tinh thể nên trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

Ví dụ: NaCl là hợp chất ion phổ biến. Trong điều kiện thường, hợp chất này tồn tại dưới dạng tinh thể rắn, cứng, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 9: Liên kết ion - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Liên kết ion

Câu 1. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử CaCl2 là

A. Ca  Ca2+ + 2e; Cl + 2e  Cl2−; Ca2+ + Cl2− CaCl2

B. Ca  Ca2+ + 2e; Cl + 1e  Cl; Ca2+ + Cl CaCl2

C. Ca  Ca2+ + 2e; Cl + 1e  Cl; Ca2+ + 2Cl CaCl2

D. Ca  Ca+ + 1e; Cl + 2e  Cl2−; Ca+ Cl2− CaCl2

Đáp án đúng là: C

Ca (Z = 20): [Ar]4s2 có 2 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.

Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.

Quá trình hình thành liên kết ion:

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Liên kết ion

Ca2+ + 2Cl CaCl2

Câu 2. Ion Al3+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?

A. Helium

B. Neon

C. Argon

D. Krypton

Đáp án đúng là: B

Al (Z = 13): [Ne]3s23p1 có 3 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhường 3 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Liên kết ion

Câu 3. Cho các ion sau: Ca2+, F-, Al3+ và P3−. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Đáp án đúng là: B

Ca (Z = 20): [Ar]4s2 có 2 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar.

 Cấu hình electron của Ca2+ là: [Ar]

F (Z = 9): 1s22s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne.

 Cấu hình electron của F là: [Ne]

Al (Z = 13): [Ne]3s23p1 có 3 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhường 3 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne.

 Cấu hình electron của Al3+ là: [Ne]

P (Z = 15): [Ne]3s23p3 có 5 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhận 3 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần nhất là Ar.

 Cấu hình electron của P3− là: [Ar]

Vậy có 2 ion có cấu hình electron của khí hiếm neon.

Câu 4. So sánh nào dưới đây là đúng?

A. Bán kính nguyên tử Ca bằng bán kính ion Ca2+

B. Bán kính nguyên tử Ca lớn hơn bán kính ion Ca2+

C. Bán kính nguyên tử Ca nhỏ hơn bán kính ion Ca2+

D. Bán kính nguyên tử Ca lớn hơn hoặc bằng bán kính ion Ca2+

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử Ca (Z = 20): [Ar]4s2 có 4 lớp electron.

Ca  Ca2+ + 2e

Ion Ca2+ (Z = 20): [Ar] có 3 lớp electron.

Do đó bán kính nguyên tử Ca lớn hơn bán kính ion Ca2+

Câu 5. Hợp chất nào dưới đây là hợp chất ion?

A. NaCl

B. N2

C. H2O

D. CO2

Đáp án đúng là: A

Hợp chất ion là hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình với phi kim điển hình.

Na là kim loại điển hình, Cl là phi kim điển hình ⇒ NaCl là hợp chất ion.

Câu 6. Khẳng định đúng là

A. Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation)

B. Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion)

C. Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số electron mà nguyên tử đã nhường hoặc nhận

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation)

Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion)

Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số electron mà nguyên tử đã nhường hoặc nhận.

Câu 7. Liên kết ion thường được hình thành khi

A. kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình

B. 2 phi kim điển hình tác dụng với nhau

C. kim loại điển hình tác dụng với khí hiếm

D. phi kim điển hình tác dụng với khí hiếm

Đáp án đúng là: A

Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.

Câu 8. Liên kết ion trong hợp chất KCl tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa

A. cation K2+ và anion Cl2−

B. cation Kvà anion Cl

C. cation Clvà anion K

D. cation Cl2+ và anion K2−

Đáp án đúng là: B

K (Z = 19): [Ar]4s1 có 1 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhường 1 electron để trở thành caction K+

Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhận 1 electron để trở thành anion Cl

Liên kết ion trong hợp chất KCl tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa cation Kvà anion Cl.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Liên kết ion chỉ có trong đơn chất

B. Liên kết ion chỉ có trong hợp chất

C. Liên kết ion có cả trong đơn chất và hợp chất

D. Cả A, B, và C đều sai.

Đáp án đúng là: B

Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương (hình thành từ kim loại) và ion âm (hình thành từ phi kim).

⇒ Phân tử chứa liên kết ion được hình thành từ kim loại và phi kim điển hình.

⇒ Liên kết ion chỉ có trong hợp chất.

Câu 10. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử MgO là

A. Mg  Mg2+ + 2e; O + 2e  O2−; Mg2+ + O2− MgO

B. Mg  Mg+ + 1e; O + 1e  O; Mg+ O MgO

C.  O2+ + 2e; Mg + 2e  Mg2−; O2+ + Mg2− MgO

D.  O+ + 1e; Mg + 1e  Mg; O+ Mg MgO

Đáp án đúng là: A

Mg (Z = 12): [Ne]3s2 có 2 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.

O (Z = 8): [He]2s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng  xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.

Quá trình hình thành liên kết ion:

MgMg2+ + 2e

[Ne]3s2 [Ne]

O+ 2e  O2−

[He]2s22p4 [Ne]

Mg2+ + O2− MgO

Câu 11. Cho các tính chất dưới đây:

(i) Dẫn điện ở trạng thái rắn.

(ii) Dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

(iii) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.

(iiii) Dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Số tính chất điển hình đúng của hợp chất ion là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng là: B

Tính chất điển hình của hợp chất ion là

(i) Dẫn điện ở trạng thái rắn. ⇒ sai vì không dẫn điện ở trạng thái rắn.

(ii) Dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện. ⇒ đúng

(iii) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường. ⇒ đúng

(iiii) Dễ nóng chảy, dễ bay hơi. ⇒ sai vì khó nóng chảy, khó bay hơi.

Vậy có 2 tính chất đúng.

Câu 12. Anion X3− có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron nguyên tử của X là

A. 1s22s22p63s23p3

B. 1s22s22p63s23p6

C. 1s22s22p63s23p63d14s2

D. 1s22s22p6

Đáp án đúng là: A

Anion X3− có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6

Mà X + 3e → X3−

Nên cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p3.

Câu 13. Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng

A. chất lỏng

B. chất khí

C. tinh thể rắn

D. rắn, lỏng hoặc khí

Đáp án đúng là: C

Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể rắn.

Câu 14. Liên kết ion là loại liên kết phổ biến trong

A. các hợp chất được tạo nên từ kim loại điển hình và phi kim điển hình

B. các hợp chất được tạo nên từ 2 phi kim điển hình

C. các hợp chất được tạo nên từ 2 kim loại điển hình

D. các đơn chất

Đáp án đúng là: A

Liên kết ion là loại liên kết phổ biến trong các hợp chất được tạo nên từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Câu 15. Công thức của hợp chất ion được hình thành từ anion Y2− và cation X+ là

A. XY

B. X2Y2

C. X2Y

D. XY2

Đáp án đúng là: C

Tổng điện tích của các ion trong hợp chất ion bằng 0.

Giả sử công thức có dạng: XaYb

Khi đó: a.(+1)+b.(-2)=0 ab=21 a = 2 và b = 1

Công thức của hợp chất ion là: X2Y.

Bài giảng Hóa học 10 Bài 9: Liên kết ion - Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Quy tắc octet

Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống