Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 8 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu hay, chi tiết cùng với 25câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí lớp 8.
Vật Lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
A. Lý thuyết Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: Than, củi, dầu, xăng, cồn, khí gas…
Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Ví dụ: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá, nhiệt lượng tỏa ra là Q = 27.106 J. Ta nói 27.106 J là năng suất tỏa nhiệt của than đá.
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu kí hiệu là q, đơn vị là J/kg.
Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu
Chất | Năng suất tỏa nhiệt(J/kg) | Chất | Năng suất tỏa nhiệt(J/kg) |
---|---|---|---|
Củi khô | 10.106 | Khí đốt | 44.106 |
Than bùn | 14.106 | Dầu hỏa | 44.106 |
Than đá | 27.106 | Xăng | 46.106 |
Than gỗ | 34.106 | Hiđrô | 120.106 |
Công thức: Q = q.m
Trong đó:
Q là nhiệt lượng tỏa ra (J)
q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)
Ta có: Qtp = q.m và Qci = Qthu
Hiệu suất:
Khối lượng nhiên liệu:
Khi chỉ có một vật thu nhiệt và có hiệu suất H:
Qtp = q.m và Qci = mthu.cthu. Δt ⇒ H.q.m = mthu.cthu. Δt
B. Trắc nghiệm Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Bài 1: Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất toả nhiệt?
A. Nước bị đun nóng.
B. Nồi bị đốt nóng.
C. Củi bị đốt cháy.
D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt.
Lời giải:
Trong các vật trên, vật có năng suất tỏa nhiệt là củi bị đốt cháy, do củi là nhiên liệu còn nước và nồi không phải là nhiên liệu nên không có năng suất tỏa nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Bài 2: Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là gì?
A. Khi đốt cháy 1kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J
B. Khi đốt cháy 1g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J
C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J
D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J
Lời giải:
Ta có:
Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
=> Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg , điều đó có nghĩa là: Khi đốt cháy hoàn toàn 1kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 3: Khi nói năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106J/kg, điều đó có nghĩ là gì?
A. Khi đốt cháy 1kg xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106J
B. Khi đốt cháy 1l xăng đá tỏa ra nhiệt lượng là 46.106J
C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1kg xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106J
D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1l xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106J
Bài 4: Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:
A.
B.
C. Q = qm
D. Q = qm
Lời giải:
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy được tính theo công thức:
Q=qm
Trong đó:
+ Q: nhiệt lượng toả ra (J)
+ q: năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
+ m: khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn(kg)
Đáp án cần chọn là: C
Bài 5: Biết năng suất toả nhiệt của than đá là q = 27.106J/kg. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12kg than đá là:
A. Q = 324kJ
B. Q = 32,4.106J
C. Q = 324.106J
D. Q = 3,24.105J
Lời giải:
Ta có:
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy 12kg12kg than đá là:
Q = qm = 27.106.12 = 324.106J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 6: Biết năng suất toả nhiệt của than đá là q = 1,4.107J/kg. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12kg than đá là:
A. Q=168kJ
B. Q=16,8.106J
C. Q=168.106J
D. Q=1,68.105J
Lời giải:
Ta có:
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy 12kg12kg than bùn là:
Q = qm = 1,4.107.12 = 168.106J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 7: Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
A. 0,0154kg
B. 15,4g
C. 0,51kg
D. 51g
Lời giải:
Khối lượng của 11 lít nước =1kg=1kg
+ Nhiệt lượng cần để đun nóng nước là: Q1 = m1c1(t2 − t1) = 2.4200(100 − 20) = 672000J
+ Nhiệt lượng cần đun nóng ấm là: Q2 = m2c2(t2 − t1) = 0,5.880(100 − 20) = 35200J
=> Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun nóng nước và ấm là:
Q = Q1 + Q2 = 672000 + 35200 = 707200J
+ Theo đề bài, ta có chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm
=> Nhiệt lượng toàn phần mà dầu tỏa ra là:
+ Mặt khác, ta có: Qtp = qm
Đáp án cần chọn là: D
Bài 8: Một người dung khí đốt tự nhiên có hiệu suất 30%. Biết năng suất toả nhiệt của khí đốt tự nhiên là 44.106J/kg. Lượng khí đốt dùng để đun sôi 3 lít nước ở 300C là
A. 0,6608kg
B. 0,0686kg
C. 0,6068kg
D. 0,0668kg
Lời giải:
Khối lượng của 3 lít nước = 3kg
Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q = mc(t2−t1) = 3.4200(100−30) = 882000J
Ta có
Mặt khác, ta có: Qtp = qm
Đáp án cần chọn là: D
Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,25kg dầu hoả mới đun sôi được 4,5 lít nước ở 180C. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q = 44.106J/kg. Hiệu suất của bếp dầu là:
A. 14%
B. 12,53%
C. 12%
D. 13,75%
Lời giải:
+ Nhiệt lượng dùng để đun nóng nước là: Q = m1c1(t2 − t1) = 4,5.4200.(100 − 18) = 1512000J
+ Nhiệt lượng toàn phần do dầu hỏa tỏa ra là: Qtp = qm = 44.106.0,25 = 11.106J
=> Hiệu suất của bếp dầu là:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,25kg dầu hoả mới đun sôi được 4,2 lít nước ở 160C nóng tới 960C. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q = 44.106J/kg. Hiệu suất của bếp dầu là:
A. 10,83%
B. 11,83%
C. 13,83%
D. 12,83%
Lời giải:
+ Nhiệt lượng dùng để đun nóng nước là: Q = m1c1(t2 − t1) = 4,2.4200.(96 − 16) = 1411200J
+ Nhiệt lượng toàn phần do dầu hỏa tỏa ra là: Qtp = qm = 44.106.0,25 = 11.106J
=> Hiệu suất của bếp dầu là:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 11: Tính hiệu suất của bếp dầu hoả, biết rằng phải tốn 150g dầu mới đun sôi được 4,5 lít nước ở 200C, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q = 44.106J/kg
A. 22,9%
B. 2,29%
C. 12,9%
D. 26,9%
Lời giải:
+ Nhiệt lượng dùng để đun nóng nước là: Q = m1c1(t2 − t1) = 4,5.4200.(100 − 12) = 1512000J
+ Nhiệt lượng toàn phần do dầu hỏa tỏa ra là: Qtp = qm = 44.106.0,15 = 66.105J
=> Hiệu suất của bếp dầu là:
Đáp án cần chọn là: A
Bài 12: Biết năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là 46.106J/kg. Biết nhiệt dung riêng của đông c = 380J/kg.K. Muốn nung một thỏi đồng có khối lượng 4kg từ nhiệt độ 200C lên đến 1800C cần một lượng nhiên liệu:
A. 0,052kg
B. 0,052g
C. 0,0052kg
D. 0,0052g
Lời giải:
+ Nhiệt lượng dùng để nung thỏi đồng là: Q = mcuccu(t2 − t1) = 4.380.(180 − 20) = 243200J
+ Nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra là: Q = qm
Đáp án cần chọn là: C
Bài 13: Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hoả, năng suất toả nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:
A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.
B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.
C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.
D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.
Lời giải:
Ta có:
=> Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ là: Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô
Đáp án cần chọn là: C
Bài 14: Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, khí đốt, than bùn, xăng, năng suất toả nhiệt của chúng được xếp từ từ lớn đến nhỏ như sau:
A. Khí đốt, than bùn, xăng, củi khô.
B. Than bùn, củi khô, xăng, khí đốt.
C. Khí đốt, xăng, than bùn, củi khô.
D. Xăng, khí đốt, than bùn, củi khô.
Ta có:
=> Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ là: Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô
Đáp án cần chọn là: D
Bài 15: Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất toả nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?
A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.
B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.
C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.
Lời giải:
Mệnh đề đúng là: “Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu”
Đáp án cần chọn là: C
Bài 16: Chọn từ phù hợp cho chỗ trống: Năng suất toả nhiệt của …………..
A. nguồn điện
B. nhiên liệu
C. động cơ điện
D. vật
Lời giải:
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Đáp án cần chọn là: B
Bài 17: Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất
A. Vì than rẻ hơn củi
B. Vì than dễ đun hơn củi
C. Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.
D. Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi
Lời giải:
Ta có:
+ Than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi
+ Ngoài ra dùng bếp than còn có các lợi ích khác như: góp phần bảo vệ rừng, sử dụng thuận tiện, sạch sẽ hơn bếp củi.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 18: Dùng bếp than có lợi hơn bếp củi vì:
A. than dễ đun hơn củi.
B. năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi.
C. đun bếp than sạch hơn củi.
D. đun bếp than có nhiều thời gian rảnh hơn bếp củi.
Lời giải:
Ta có:
+ Than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi
+ Ngoài ra dùng bếp than còn có các lợi ích khác như: góp phần bảo vệ rừng, sử dụng thuận tiện, sạch sẽ hơn bếp củi.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 19: Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi, 15kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hoả? Biết năng suất toả nhiệt của củi, than đá và dầu hoả lần lượt là 10.106J/kg, 27.106J/kg, 44.106J/kg.
A. 9,2kg
B. 12,61kg
C. 3,41kg
D. 5,79kg
Lời giải:
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi là:
Q1 = q1m1 = 107.15 = 15.107J
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg than đá là:
Q2 = 27.106.15 = 405.106J
Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q1 là:
Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q2 là:
=> Khối lượng dầu hỏa cần dùng là: m = m′+m′′ = 3,41 + 9,2 = 12,61kg
Đáp án cần chọn là: B
Bài 20: Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 25kg củi, 10kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hoả? Biết năng suất toả nhiệt của củi, than đá và dầu hoả lần lượt là 10.106J/kg, 27.106J/kg, 44.106J/kg.
A. 9,2kg
B. 12,61kg
C. 11,82kg
D. 5,79kg
Lời giải:
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi là:
Q1 = q1m1 = 107.25 = 25.107J
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg than đá là:
Q2 = 27.106.10 = 270.106J
Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q1 là:
Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q2 là:
=> Khối lượng dầu hỏa cần dùng là: m = m′+m′′ = 5,68 + 6,14 = 11,82 kg
Đáp án cần chọn là: C
Bài 21: Khi dùng bếp củi để dun sôi 3 lít nước từ 240C người ta đốt hết 1,5kg củi khô. Cho năng suất toả nhiệt của củi khô là 107J/kg. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng đã mất mát trong quá trình đun nước là:
A. ΔQ=1404240J
B. ΔQ=140424J
C. ΔQ=14042400J
D. ΔQ=14042,4J
Lời giải:
Khối lượng của 3 lít nước = 3kg
+ Nhiệt lượng dùng để đun sôi nước là: Qnuoc = mnuoccnuoc(t2 − t1) = 3.4200.(100 − 24) = 957600J
+ Nhiệt lượng do củi tỏa ra là: Q = qm = 107.1,5=15.106J
Vậy nhiệt lượng đã mất mát trong quá trình đun nước là:
ΔQ = Q – Qnuoc = 15.106 – 957600 = 14042400J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 22: Một bếp dầu hoả có hiệu suất 30%, biết năng suất của dầu hoả là 44.106J/kg. Với 30g dầu có thể đun sôi lượng nước có nhiệt độ ban đầu là 300C là:
A. 1,35kg
B. 1,53kg
C. 1,35g
D. 1,53g
Lời giải:
+ Nhiệt lượng do 30g dầu hoả toả ra là: Qtp = qm = 44.106.0,03 = 132.104J
+ Ta có:
Vậy nhiệt lượng đun sôi nước là
Mặt khác
Qích = mnước.cnước(t2 – t1)
Vậy với 30g dầu có thể đun sôi 1,35kg nước có nhiệt độ ban đầu là 300C
Đáp án cần chọn là: A
Bài 23: Để đun sôi một lượng nước bằng bếp dầu có hiệu suất 30% phải dùng hết 1 lít dầu. Để đun sôi lượng nước trên với bếp dầu có hiệu suất 20% thì phải dùng:
A. 2 lít
B. 2/3 lít
C. 1,5 lít
D. 3 lít
Lời giải:
Giả sử nhiệt lượng cần đun sôi lượng nước là Qich, nhiệt lượng toàn phần của bếp dầu thứ nhất là Qtp1 và bếp dầu thứ hai làQtp2
Ta có:
Mà nhiệt lượng tỏa ra của dầu Qtp = qm
Từ (1) và (2) ta có:
Vậy để đun sôi lượng nước trên với bếp dầu có hiệu suất 20%, thì phải dùng 1,5lit.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 24: Dùng một bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 150C thì mất 10 phút. Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106J/kg. Lượng dầu hoả cần dùng cho mỗi phút là:
A. 0,387kg
B. 0,0387kg
C. 0,00738kg
D. 0,00387kg
Lời giải:
Khối lượng của 2 lít nước = 2kg
Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q = mc(t2−t1) = 2.4190(100−15) = 712300J
Ta có
Mặt khác, ta có: Qtp = qm
Mà thời gian đun mất 1010 phút nên mỗi phút lượng dầu cần dùng là:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 25: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết
A. nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
B. phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
C. phần nhiệt lượng không được chuyển thành công cơ học khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
D. tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học và phần tỏa ra môi trường xung quanh khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
Lời giải:
Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
Đáp án cần chọn là: A