Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
Đề bài: Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 1
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Đó là một truyền thống vẻ vang, xiết bao tự hào của chúng em khi được học lại những trang sử oai hùng có trong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Thành gióng nhiều năm không biết nói biết cười nhưng bỗng dưng lớn nhanh như thổi chỉ vì nghe tiếng rao cần người giúp nước. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng trước sau như một của nhân dân và nghĩa quân ta trong thời kỳ chống giặc Minh. Tất cả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của cha ông ta và góp phần quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ đó khiến em thêm yêu, thêm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với các cha ông, đối với Tổ quốc mình.
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 2
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù xâm lược nguy hiểm. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đó là hình ảnh vị anh hùng làng Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Hay vị chủ tướng Lê Lợi trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Một con người tài năng, dũng cảm. Dưới sự lãnh đạo của ông, mọi trận chiến của nghĩa quân Lam Sơn đều bách chiến bách thắng. Chính bởi lịch sử vẻ vang đó, thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày trước, để xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh.
Thành ngữ: bách chiến bách thắng.
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 3
Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba - Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.
Thành ngữ: lớn nhanh như thổi
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 4
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta chưa từng khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào. Mỗi cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc đều có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi. Thánh Gióng - một tượng đài vĩ đại minh chứng cho tấm lòng yêu nước. Hay Lê Lợi - linh hồn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầy mưu trí, tài năng đã thu phục lòng dân. Biết bao ngày tháng nằm gai nếm mật mới đợi đến ngày đánh bại kẻ thù. Điều đó khiến tôi hiểu ra thế hệ trẻ hôm nay cần giữ gìn nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Thành ngữ: nằm gai nếm mật
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 5
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những kẻ thù xâm lược đất nước khiến cho cuộc sống của người dân khổ cực. Thế nhưng, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Điều đó được thể hiện rõ qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cùng với đó sự ý thức của nhân dân ta về việc đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Những trang sử hào hùng, vẻ vang đó đã để lại bài học quý giá cho thế hệ sau. Chúng ta - những người con của đất Việt trong thời bình hãy tích cực học tập để dựng xây và bảo vệ đất nước.
Thành ngữ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 6
Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đất nước của dân tộc gắn liền với truyền thống giữ nước và bảo vệ đất nước. Và có biết bao vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn dẹp tan giặc Minh trong Sự tích Hồ Gươm. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ông ca ta vẫn nằm gai nếm mật đợi ngày khởi nghĩa giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Ngày hôm nay, khi đất nước hòa bình, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải ra sức học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thành ngữ: nằm gai nếm mật
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 7
Đất nước ta là một đất nước có hơn nghìn năm lịch sử phát triển. Cùng với đó là cả một nghìn năm dựng nước và giữ nước bằng mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ người dân nước Việt ta. Để có một Việt Nam như ngày hôm nay, chúng ta đã đi qua nhiều đau thương mất mát trong quá khứ. Đứng trước những kẻ thù lớn mạnh và tàn bạo, chúng ta không hề bách chiến bách thắng, nhưng bằng sự kiên trì và quyết tâm, nhân dân ta vẫn luôn đánh đuổi được mọi kẻ thù. Cùng với những trang vàng chói lọi đánh đuổi giặc ngoại xâm, là những đoàn người đi khai phá ruộng hoang, mở đường lập ấp. Nhờ vậy mà ngày nay nước ta mới có lãnh thổ rộng lớn và nhiều tỉnh thành đông đúc đến vậy. Lịch sử là những câu chuyện của ngày hôm qua, là nền móng, là cơ sở cho ngày hôm nay. Chính vì vậy, lúc nào em cũng biết ơn, trân trọng và tự hào về lịch sử oai hùng của nước nhà,
(Thành ngữ: bách chiến bách thắng)
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 8
Đất nước ta là một đất nước có những trang sử vàng chói lọi với biết bao cuộc chiến đấu anh hùng. Vốn là một nơi non xanh nước biếc, nước ta suốt bao năm nay luôn phải vừa dựng nước lại vừa giữ nước. Dù phải đối mặt với kẻ thù lớn mạnh đến thế nào, chúng ta cũng chưa bao giờ phải chùn bước. Điều đó được tái hiện rõ nét qua những câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. Với lòng yêu nước và đoàn kết một lòng của nhân dân, cùng sự ủng hộ của thần linh, cuộc chiến nào ta cũng dành chiến thắng vẻ vang. Thật tự hào biết bao khi em được là con cháu của những người hùng ấy, được kế thừa và tiếp nối những trang sử hào hùng. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, để không phụ công sức cha ông ta đã có công dựng nước và giữ nước.
(Thành ngữ: non xanh nước biếc)
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 9
Đất nước Việt Nam ta là một đất nước kiên cường. Suốt hơn 2000 năm lịch sử, chúng ta luôn phải đối diện với những cuộc chiến tranh khốc liệt. Từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê… cho đến nay, chúng ta đã đối đầu với những kẻ thù lớn mạnh, tàn bạo. Dù vậy, chúng ta chưa bao giờ chấp nhận đầu hàng. Thất bại có, đau thương có, mất mát có, nhưng đất nước chúng ta vẫn đứng lên, chứng minh cho cả thế giới này thấy rằng lá cờ đỏ sao vàng sẽ không bao giờ ngã xuống. Bởi mưu cao chẳng bằng chí dày, chính nghĩa sẽ luôn dành chiến thắng.
(Thành ngữ: mưu cao chẳng bằng chí dày)
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 10
Tổ quốc ta là tổ quốc của anh hùng. Từ trong khói lửa chiến tranh, những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang bước ra, đem lại hòa bình cho muôn dân trăm họ. Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ dành cho những tráng sĩ ấy, được nhân dân thể hiện vào những hình tượng vĩ đại trong các tác phẩm văn học dân gian, như Thánh Gióng, Lê Lợi… Đối với muôn dân, học không chỉ là con người bình thường, mà là những kẻ có sức mạnh phi thường, có xuất thân kì lạ, được thánh thần ủng hộ. Đó là niềm tin bất diệt, sự kính ngưỡng bất tận của nhân dân ta dành cho những người anh hùng cứu nước.
(Thành ngữ: đầu đội trời chân đạp đất)
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 11
Trong những trang sử hào hùng chói lọi của dân tộc ta, không thể không nhắc đến những người anh hùng vĩ đại. Đó là Thánh Gióng, là Lê Lợi… Những người tráng sĩ ấy mang trong mình sức mạnh phi thường, tài đức vẹn toàn, được thánh thần ủng hộ, được muôn dân tin yêu. Họ sẽ đứng lên, lãnh đạo muôn dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo toàn lãnh thổ. Họ không chỉ có sức mạnh thể chất, mà còn mang đến một tinh thần bất diệt, gắn kết hàng nghìn hàng triệu người dân khác với nhau. Thôi thúc nên tinh thần đoàn kết mạnh mẽ - sống chết có nhau của dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy, àm dù kẻ địch có mạnh đến đâu đi chăng nữa, thì cũng chẳng thể nào dập tắt được tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
(Thành ngữ: sống chết có nhau)
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 12
Đất nước ta là một đất nước đã có hơn nghìn năm văn hiến. Những năm tháng ấy, nhân dân ta cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc, viết nên bao trang sử vàng chói lọi. Những trang sử ấy được viết nên bởi muôn nghìn những người anh hùng vĩ đại, khiến người người nể phục và tự hào. Biết bao lần, nước ta phải đối mặt với những kẻ thù to lớn và độc ác, nhưng chưa bao giờ nhân dân ta chịu khuất phục. Đó có thể là những đau đớn, khó khăn, tủi nhục, đó có thể là những đau thương, mất mát thấu tận tim gan. Nhưng sau tất cả, sẽ có những người anh hùng như Thánh Gióng, Lê Lợi đứng lên, cùng nhân dân ta chống giặc. Một trận không thắng, thì đánh nhiều trận, một tháng chưa giải phóng thì kháng chiến trường kì. Nước chảy đá mòn, rồi hòa bình cũng sẽ lập lại, đau thương cũng sẽ trở về quá khứ. Đất nước ta sẽ lại đứng lên, hiên ngang và hào hùng như chưa từng có đau khổ nào cả. Thật yêu mến và tự hào biết bao về những trang sử vàng chói lọi của đất nước Việt Nam ta.
(Thành ngữ: nước chảy đá mòn)
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 13
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở mỗi thời đại, khi có kẻ thù xâm lược đều có những vị anh hùng bảo vệ đất nước. Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng. Hay Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn dẹp tan giặc Minh trong Sự tích Hồ Gươm. Những vị anh hùng đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng, trăm trận trăm thắng. Hôm nay, dù đất nước đã hoàn bình, mỗi công dân cần có trách nhiệm để bảo vệ nền độc lập đã đánh đổi bằng xương máu của cha ông. Chúng ta cần phải sống xứng đáng với thế hệ đã đi trước.
Thành ngữ: trăm trận trăm thắng
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 14
Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời. Từ xưa đến nay, nhân dân đã nhiều lần phải chịu áp bức, bóc lột của kẻ thù xâm lược. Dù vậy, ở thời đại nào cũng có các vị anh hùng đứng lên, lãnh đạo nhân dân cùng giành độc lập cho đất nước. Chắc hẳn không ai quên được hình ảnh vị anh hùng làng Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Người tráng sĩ đại diện cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên. Hay vị chủ tướng Lê Lợi trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Một con người đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn Lam Sơn khí thế mạnh mẽ khiến cho quân Minh chết như rạ. Với lịch sử vẻ vang đó, thế hệ trẻ hôm nay cần biết tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày trước, để xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh.
Thành ngữ: chết như rạ
Đoạn văn cảm nhận về lịch sử đất nước sau khi đọc hai văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm - Mẫu 15
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy, cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Thành ngữ sử dụng trong bài:
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Thể loại: Truyền thuyết là một thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Truyện thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,…
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
3. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
4. Tóm tắt:
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ, nhà nghèo mà không có con. Một hôm, bà thấy một vết chân to giữa đồng bèn đặt chân mình lên ướm thử. Mười hai tháng sau bà hạ sinh được một cậu trai khôi ngô tuấn tú. Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng bật dậy và cất tiếng nói đầu tiên. Sứ giả vừa mừng rỡ, vừa kinh ngạc, chạy vội về bẩm báo với nhà vua. Nhà vua sai người ngày đêm làm gấp những thứ mà chú bé yêu cầu. Từ ngày ấy, chú bé lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no. Bỗng Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ đi đánh giặc. Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
5. Bố cục (4 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng
- Phần 3 (Tiếp theo đến ...lên trời): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân
- Phần 4 (Còn lại): Gióng bay về trời
6. Giá trị nội dung:
- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.