Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế
Đề bài: Dựa vào truyện cổ tích Cây khế, em hãy viết đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình về hành động tính cách của người anh
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế - Mẫu 1
Truyện “Cây khế” là một câu chuyện cổ tích quen thuộc của người Việt Nam. Truyện theo mô típ xây dựng hai kiểu người đối lập để làm rõ các tư tưởng trong truyện. Ẩn chứa trong câu truyện ly kỳ này lại là những bài học rất đáng giá, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người thông qua hình ảnh của hai người anh em. Qua câu chuyện, chúng ta thấy người anh là một con người tham lam. Vì biết sự thật thà của em mình đã lợi dụng việc đó để làm giàu. Sự tham lam của người anh đã thể hiện ở việc vơ vét hết tài sản của cha mẹ để cho và chỉ để lại cho người em mảnh vườn nhỏ cùng với cây khế. Và khi người em khấm khá, thì nảy sinh sự đố kị, ghen tị. Cũng chính vì tính cách tham lam, ích kỷ nên người anh đã phải nhận lấy cái chết. Đó là một kết cục thích đáng cho những người tham lam như người anh trong câu chuyện. Trong cuộc sống, chúng ta cần hướng mình tới sự lương thiện và tránh những điều xấu xa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế - Mẫu 2
Những câu chuyện cổ tích Việt Nam thường chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc. Truyện cổ tích "Cây khế" là một trong những câu chuyện dân gian quen thuộc với người dân Việt Nam. Vẫn theo mô tít xây dựng nhân vật quen thuộc kẻ xấu sẽ phải chịu trừng trị đích đáng, còn người hiền lành sẽ được đền đáp. Trong "Cây khế", người anh chính là hình ảnh tượng trung cho cái ác. Không quan tâm đến tỉnh cảm ruột thịt, người anh đuổi em trai mình ra ở riêng mà không có chút tài sản nào. Hắn tham lam, ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà giữ lại hết tài sản cha mẹ để lại. Chỉ cho em trai một mảnh vườn nhỏ, cùng cây khế. Khi thấy người em có cuộc sống sung túc, hắn nổi lòng ghen tị, đến đòi em đổi cho mình cây khế với hy vọng giàu sang. Nhưng chính sự tham lam đó đã khiến hắn phải chịu kết cục bi thảm. Chim thần dặn may túi ba gang thì hắn may túi mười hai gang, rồi còn nhét đầy vàng bạc vào người. Tới khi bay giữa biển, chim không còn chịu được sức nặng nữa nên đã hất hẵn ngã xuống biển. Nhân vật người anh chính là bài học mà tác giả dân gian gửi gắm tới thế hệ sau: Sống ở đời, con người cần hướng tới lẽ sống cao đẹp, không nên tham lam ích kỉ và phải biết trân trọng tình cảm anh em ruột thịt.
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế - Mẫu 3
Truyện "Cây khế" là một câu chuyện cổ tích quen thuộc của người Việt Nam. Truyện này sử dụng mô típ xây dựng hai nhân vật đối lập để làm rõ các tư tưởng trong truyện. Nó chứa đựng những bài học rất đáng giá và ý nghĩa sâu sắc về cách đối xử giữa con người thông qua hình ảnh của hai anh em. Trong câu chuyện, người anh là một con người tham lam và lợi dụng sự thật thà của người em để làm giàu. Tính cách tham lam, ích kỷ của người anh đã khiến người em chỉ được thừa hưởng mảnh vườn nhỏ cùng với cây khế. Khi người em phát triển thành công, sự đố kị và ghen tị của người anh đã dẫn đến cái chết. Đó là một kết cục thích đáng cho những người tham lam như người anh trong câu chuyện. Trong cuộc sống, chúng ta cần hướng mình tới sự lương thiện và tránh những hành động xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế - Mẫu 4
Với hai nhân vật đại diện cho hai kiểu tính cách tham lam, độc ác và hiền lành, lương thiện. Truyện cổ tích "Cây khế" là câu chuyện dân gian quen thuộc gửi gắm tới người đọc những bài học nhân văn ý nghĩa về cách đối xử giữa người với người. Người anh tham lam đã lợi dụng sự hiền lành, lương thiện của người em mà cướp hết tài sản cha mẹ để lại. Nhưng khi thấy người em có cuộc sống đủ đầy hơn, hắn lại nảy sinh lòng đố kị. Hắn tìm tới em để đòi đổi lấy mảnh vườn và cây khế. Hắn nghĩ rằng khi chi thần chở hắn đi lấy vàng, hắn nhét đầy túi mười hai gang và nhét đầy vào người thì trở về hắn sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý hơn người. Nhưng chính sự tham lam đó đã khiến hắn phải trả cái giá đắt bằng chính mạng sống của hắn. Đó không chỉ là bài học cho người anh mà còn là bài học cho mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta cần hướng mình tới sự lương thiện và tránh những điều xấu xa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế - Mẫu 5
Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế - Mẫu 6
Lòng tham của con người là vô tận. Và lòng tham có thể giết chết tình bạn, tình anh em, họ hàng…thậm chí lòng tham có thể giết chết chính chúng ta. Thế nên, dân gian ta từ xa xưa đã rút ra nhiều bài học quý báu để lại cho đời sau với những câu chuyện vô cùng ý nghĩa về lòng tham, trong đó có truyện cổ tích “Cây khế”. Cây khế xoay quanh câu chuyện về hai anh em ruột. Sau khi bố mẹ đột ngột qua đời, do lời xúi giục của vợ mà người anh cả chiếm hết tài sản chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với cây khế. Và câu chuyện trở nên hấp dẫn với chính cây khế, người anh chia cho người em. Một chú chim lạ, to lớn đã đến ăn những quả khế chín mọng khiến vợ chồng người xem xót xa, chạy ra xua đuổi. Nhưng thay vì bỏ đi, chú chim đã mang đến cho đôi vợ chồng nghèo, tốt bụng món quà với lời hứa, “ăn một quả trả cục vàng”. Và thực tế, chú chim không chỉ trả một cục vàng mà còn cả bao tải ba gang vàng cho vợ chồng người em. Đọc đến đây, độc giả, nhất là những đôc giả nhỏ tuổi không khỏi vui mừng hạnh phúc, bởi trải qua bao khó khăn, thiệt thòi, sự chèn ép của vợ chồng người anh, hai vợ chồng người em đã gặp may mắn với chính lòng tốt, và sự giản dị của mình. Họ được trả công và sứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như câu chuyện dừng ở đó thì thật bình thường. Vợ chồng người anh sau khi biết được vì sao người em từ nghèo khó bỗng chốc giàu sang đã quyết định đổi gia tài của mình chỉ để lấy cây khế. Nhưng thay vì may túi ba gang tay, vợ chồng người anh đã may cái túi to đến chín gang tay. Và họ đã chết bởi chính lòng tham của mình, khi vàng quá nặng, chú chim không thể chở nổi đã hất cả vợ chồng người anh lẫn vàng bạc xuống biển sâu. Đến đây, không chỉ vui khi vợ chồng người em được hạnh phúc với cuộc sống đầy đủ, sung túc mà còn hả hê trước hậu quả mà người anh phải gánh chịu. Như vậy, với truyện “Cây khế”, người em đại diện cho những người hiền lành, thật thà, chịu thương, chịu khó, biết chia sẻ, nhường nhịn. Còn người anh đại diện cho những kẻ tham lam, bủn xỉn, ích kỷ thậm chí là độc ác. Như bất kỳ một câu chuyện cổ tích hay ngụ ngôn trong dân gian, truyện cây khế không dài và diễn biến câu chuyện không phức tạp, nhưng qua câu chuyện, qua mối quan hệ giữa hai anh em cho chúng ta những bài học ý nghĩa ở đời. Trước hết, đó là bài học về tình anh em máu mủ ruột già. Trong bất cứ trường hợp nào, anh em phải biết yêu thương lẫn nhau và đừng như người anh trong câu chuyện, thật ích kỷ, hẹp hòi chỉ nghĩ đến bản thân mình mà đẩy mọi khó khăn khăn về cho người em. Sự tham tham của lòng người khiến cho người anh bất chấp tình anh em mà không chia gia tài bố mẹ để lại, để rồi, trong khi người anh được sống sung sướng thì người em phải sống hoàn cảnh khó khăn. Nếu như, người anh bớt đi sự hẹp hòi ích kỷ của mình, thì tình anh em của họ sẽ bền chặt biết bao, họ sẽ trở thành chỗ dựa cho nhau. Bài học thứ hai đó là sự cần cù, chăm chỉ, siêng năng sẽ được đáp trả xứng đáng. Người em trong câu chuyện cây khế là một ví dụ điển hình. Dù không được người anh chia sẻ của cả nhưng bằng sự cần cù, chịu thương, chịu khó của mình mà người em vẫn có một cuộc sống, dù không đủ đầy về vật chất nhưng không thiếu về tinh thần. Phần thưởng mà chú chim mang đến với họ dù thật bất ngờ và nhuốm màu “cổ tích” nhưng đó là món quà xứng đáng cho sự thật thà, chăm chỉ. Cuộc sống hiện thực cũng vậy, sự chăm chỉ, siêng năng sẽ luôn nhận được sự chia sẻ của mọi người. Nhưng có lẽ bài học sinh động nhất, chân thực nhất và ý nghĩa nhất mà “Cây khế” mang lại cho chúng ta chính là bài học về lòng tham. Nếu như chúng ta bị lòng tham làm mờ mắt thì sẽ gây ra biết bao hậu họa. Lòng tham sẽ giết chết tình anh, khiến cho tình anh em trở nên xa cách, thậm chí thù hằn như những người xa lạ. Và lòng tham có thể giết chết chính chúng ta như nhân vật người anh trong câu chuyện này. Những người nông dân khi sáng tác truyện “Cây khế” thật hài hước khi lấy chi tiết túi “ba gang” và túi “chín gang” tay để đo lòng tham con người. Người em biết mình, biết ta, sự thật thà từ tính cách mà nghe theo đúng lời chỉ dẫn của chú chim. Còn người anh, do bị lòng tham làm mờ mắt mà không cam tâm may túi 3 gang mà may cái túi những chín gang tay để đựng vàng. Và hậu quả, vàng thì chẳng nhận được mà người cũng chết theo. Cảm nhận đến đây, ta không thể không nhớ tới những câu tục ngữ, ca giao mà dân gian ta đã răn dạy, như:
“Tham vàng bỏ đống gạch dầy
Vàng thì ăn hết, gạch xây nên thành
Tham vàng bỏ ngãi anh ơi
Vàng thì ăn hết ngãi tôi vẫn còn
Người sao một hẹn thì nên
Tham vì nết chẳng hết chi người”
Truyện “cây khế” dù được những người nông dân lao động sáng tác từ xa xưa nhưng cho đến nay nó vẫn mang tính thời sự, vẫn là bài học ý nghĩa cho mỗi chúng ta.
Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về hành động tính cách của người anh trong truyện Cây khế - Mẫu 7
Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người. Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì. Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy. Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau? Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo. Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt. Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Câu chuyện cây khế là câu chuyện rất hay, một câu chuyện về bài học về đến ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền gặp lành đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là phải giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ
Đôi nét về tác phẩm
1. Thể loại: Truyện cổ tích
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Theo Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr209-211.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Bố cục:
Gồm 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.
+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có): Chuyện ăn khế trả vàng của người em.
+ Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.
6. Giá trị nội dung:
+ Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo.