Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Sơn Tinh và bài học rút ra được từ bài, em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ - Mẫu 1
Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Tác phẩm đã cho thấy người anh hùng Sơn Tinh tài năng, dũng cảm đã chiến đấu chống lại sự đánh trả quyết liệt của Thủy Tinh. Sơn Tinh đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh thiên nhiên hung bạo, dữ dội thì Sơn Tinh lại là đại diện sức mạnh của nhân dân, cộng đồng. Tác phẩm được bắt đầu bằng câu chuyện kén rể của vua Hùng. Nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, bởi vậy vua cha muốn kén cho con gái yêu của mình một người chồng thật xứng đáng cả về tài năng lẫn phẩm chất. Trong vô vàn những người đến cầu hôn, có hai chàng một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh khiến nhà vua ưng ý hơn cả. Vua Hùng đã đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem đến trước sẽ được rước Mị Nương về làm vợ. Hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến sớm, rước nàng Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh vô cùng tức giận, đến sau không lấy được Mị Nương, chàng đã đem quân đánh trả. Trước sự hung hãn của Thủy Tinh, để bảo vệ vợ yêu, bảo vệ người dân, Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ. Trận chiến kéo dài hàng tháng trời, sau Thủy Tinh đuối sức đành phải bỏ về. Nhưng hàng năm Thủy Tinh vẫn quay lại báo thù Sơn Tinh. Với việc xây dựng nhân vật Sơn Tinh nhân dân ta đã thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Ngoài ra, Thủy Tinh chỉ nhận lại sự thất bại trong cuộc chiến với Sơn Tinh đã phản ánh ước mơ, khát vọng chiến thắng thiên tai, bão lũ của nhân dân ta. Cùng với đó là việc xây dựng cốt truyện kịch tính, sự kiện sinh động đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm. Qua truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, đặc biệt là qua nhân vật Sơn Tinh các tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta. Sơn Tinh là một hình tượng đẹp đẽ trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ - Mẫu 2
Sơn Tinh - Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng gắn liền với tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam. Nếu như Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh hung bạo, dữ dội của thiên nhiên thì Sơn Tinh lại tượng trưng cho sức mạnh của con người, của cộng đồng. Mở đầu bằng câu chuyện kén rể của vua Hùng. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương xinh đẹp như hoa, tính nết dịu hiên đã đến tuổi lấy chồng nên nhà vua muốn gả cho người con gái yêu của mình một người chồng xứng đáng. Trong vô số người đến cầu hôn, có hai chàng trai, một là Sơn Tinh, một là Thủy Tinh khiến nhà vua rất hài lòng và không biết nên chọn ai. Vua Hùng có đặt sính lễ, ai đến trước sẽ rước Mị Nương về làm vợ. Hôm sau, Sơn Tinh đưa sính lễ tới sớm hơn, và được lấy Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ nên vô cùng tức giận bèn đem quân đuổi đánh. Trước sự hung ạo của Thủy Tinh, để bảo vệ Mị Nương và nhân dân, Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn nước lũ. Trận chiến kéo dài hàng tháng trời, sau khi Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút lui. Nhưng Thủy Tinh vẫn ôm hận mà hàng năm đều quay lại đánh Sơn Tinh. Với việc xây dựng nhân vật Sơn Tinh, nhân dân ta đã thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn và chiến thắng thiên tai. Ngoài ra, sự thất bại của Thủy Tinh phản ánh ước mơ và khát vọng chiến thắng thiên tai, bão lụt của nhân dân ta. Qua truyền thuyết Sơn tinhThủy tinh, đặc biệt qua nhân vật Sơn Tinh, tác giả dân gian đã gửi gắm ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta. Sơn Tinh là hình ảnh đẹp trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, truyền thuyết còn để lại cho chúng ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có những biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn tính mạng.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ - Mẫu 3
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cốt truyện ngắn gọn đơn giản nhưng ý nghĩa, nội dung rất dồi dào phong phú hình thức rất độc đáo. Nhiều người cho rằng thủy tinh là hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ còn sơn tinh là hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần ý chí khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân không hoàn toàn như vậy Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng Huyền Thoại được hình thành trong trí tưởng tượng của các người Việt cổ trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội hiện thực và lý thực đã kết hợp hòa lẫn với nhau rất khó tách biệt sơn tinh là sự khái quát hóa thần thánh Hóa không chỉ riêng lực lượng con người tinh thần ý chí thành quả chống bão lụt của nhân dân mà còn có cả lực lượng tự nhiên rừng núi sự xung đột của thủy tinh và Sơn Tinh không chỉ phản ánh màu thuần giữa con người và hiện tượng bão lũ trong thiên nhiên mà còn phản ánh sung đột giữa con người với con người giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kỳ Văn lang của các vua Hùng. Ngày nay, chúng ta đều phải hứng chịu thiên tai bao lũ hàng năm, chính vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết, có tình thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để chống thiên tai. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường để phòng chống tác hại của thiên tai.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ - Mẫu 4
Sơn Tinh, Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành và hun đúc trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó các yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lý tưởng đã được tạo nên. kết hợp với nhau, trộn lẫn với nhau, rất khó tách rời. Sơn Tinh là sự khái quát, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành tích chống lũ lụt của nhân dân) mà cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi,…). Xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh xung đột giữa con người với hiện tượng bão lũ trong tự nhiên mà còn phản ánh xung đột giữa con người với con người, giữa các tộc người miền biển và miền núi. thời Văn Lang của các vua Hùng.
Cơn giận dai dẳng “năm năm trả thù, mãi đánh ghen” của Thủy là sự phản ánh và lý giải hết sức độc đáo, tài tình về sự lũ lụt (theo chu kỳ) hàng năm của thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên. sự ghen tuông dai dẳng của con người.
Chi tiết Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu thì Sơn Tinh dâng núi Tản Viên bấy nhiêu thật thi vị và độc đáo. Đó là một giấc mơ, nhưng đồng thời có rất nhiều thực tế. Vì ngoại trừ lũ, không có trận lũ nào có thể dâng nước cao hơn núi Ba Vì. Nếu không thì làm sao người Việt tồn tại được đến ngày nay?”
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ - Mẫu 5
Trong câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Chàng đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi, dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ khiến không chỉ em mà nhân dân rất khâm phục. Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió, lũ lụt hằng năm.
Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Sơn Tinh và bài học em phải làm gì để ngăn chặn bão lũ - Mẫu 6
Trong kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian Việt Nam. Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là một câu chuyện gắn bó với tuổi thơ của nước ta, mà không một bạn nhỏ nào không biết. Nó cũng là một câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm nhất là nhân vật Sơn Tinh. Nếu như nhân vật Thủy Tinh là đại diện cho tự nhiên, thiên tai gió bão, lũ lụt. Thì nhân vật Sơn Tinh lại chính là nhân vật đại diện của người dân của nước ta, kiên cường bất khuất, anh dũng, mưu trí, không chịu đầu hàng số phận, thiên nhiên. Truyện truyền thuyết bắt đầu khi vua Hùng Vương đời thứ 18 có người con gái vô cùng xinh đẹp nết na, được vạn người mê tên là Mị Nương. Do đó, vua Hùng Vương muốn kén cho nàng một người chồng như ý. Rồi một ngày nhà vua Hùng Vương gặp được hai chàng trai, một người từ vùng biển cả mênh mông, vô cùng tài giỏi, xuất chúng hô mưa gọi gió, vô cùng thần thông quảng đại. Vua bèn đưa ra thử thách về sính lễ khó kiếm. Sính lễ bao gồm "Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao". Thủy Tinh tới chậm hơn, không lấy được vợ nên vô cùng tức giận, năm nào cũng đến hẹn lại lên Thủy Tinh đều hô mưa gọi gió, gây thiên tai, bão lũ cho người dân trong vùng nhằm nhấn chìm núi Tản Viên cướp Mị Nương về tay mình. Như vậy, nhân vật Sơn Tinh anh hùng kiên cường trước gió bão, lũ lụt, chính là những người dân lao động của nước ta. Năm nào họ cũng phải chống chọi lại với những trận chiến từ thiên nhiên, chịu nhiều thiên tai dội xuống đầu, nhưng không bao giờ người dân thua cuộc. Họ luôn kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Đôi nét về tác phẩm
1. Thể loại: Truyện truyền thuyết
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Theo Huỳnh Lý, Văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 1994
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
6. Bố cục:
Gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể
+ Phần 2 (tiếp đó đến “Thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
+ Phần 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
7. Giá trị nội dung:
“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
8. Giá trị nghệ thuật:
Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
+ Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.