TOP 20 Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 2 1.7 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Đề bài: Viết đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh - Mẫu 1

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần, tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cướiđược Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

TOP 20 Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh - Mẫu 2

 Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.

Truyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh mang những tài năng phi thường và đều tài giỏi, muốn được cưới Mị Nương công chúa. Vua ra điều kiện thách cưới và vì Sơn Tinh là kẻ thắng cuộc nên cưới được Mị Nương và đưa nàng về làm vợ. Thủy Tinh tức giận hô mưa gọi gió để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Sơn Tinh cũng dốc mình chiến đấu, chống trả, cuối cùng, Thủy Tinh phải rút lui.

Thực tế hàng năm, ở đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra mưa bão. Người Việt xưa đã cùng nhau tìm cách đắp đê chống lũ. Vì vậy bão lũ chưa bao giờ làm ngập núi đồi và khi nước rút, cảnh vật lại yên bình như vốn có. Bởi vậy, người xưa đã tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải những hiện tượng thiên nhiên này.

Bởi vậy, trong truyện, Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt xưa đã đắp đê chống lũ. Sơn Tinh mang sức mạnh phi thường chính là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Vì thế trong truyện, người dân dành nhiều tình cảm cho nhân vật Sơn Tinh hơn. Bằng chứng là trong ngày thách cưới, họ đã để cho nhà vua ra những yêu cầu là sản vật của đất liền: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm tệp bánh chưng… Kết cục, Sơn Tinh chiến thắng và được lấy Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh cũng mang những năng lực phi thường như hô mây gọi gió, nhưng lại cũng có thể tạo ra bão lũ thiên tai. Vì vậy đối với người Việt xưa, đây chính là hiện thân của kẻ hung ác.

Một lần nữa người xưa lại đứng về phía Sơn Tinh. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh lại là người thắng cuộc. Việc Sơn Tinh chống trả và chiến thắng Thủy Tinh chính là một cách gián tiếp người Việt xưa nhắc lại chuyện đắp đê ven bờ sông để chống lũ cùng với khát vọng chiến thắng thiên tai, chế ngự thiên nhiên.

Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.

TOP 20 Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh - Mẫu 3

Mị Nương là công chúa duy nhất của Hùng Vương thứ mười tám. Công chúa nổi tiếng khắp gần xa bởi dung mạo xuất chúng, tính nết hiền dịu. Khi nàng đến tuổi cập kê, nhà vua tổ chức một buổi kén rể để chọn cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số những người tới kén rể, có hai chàng trai tài năng hơn cả. Một người là thần núi, một người là thần nước, cả hai đều ngang tài ngang sức khiến vua không biết nên chọn ai. Vì vậy, mà nhà vua đưa ra thử thách là sính lễ với: một trăm nồi cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Ngày hôm sau, Sơn Tinh đã mang sính lễ tới trước và cưới được Mị Nương. Thủy Tinh tới sau không lấy được vợ mà sinh lòng thù oán. Dâng nước lên nhấn đánh ngập thành Phong Châu nhưng rồi bị Sơn Tinh cùng nhân dân đánh bại phải rút lui. Từ đó mà Sơn Tinh và Thủ Tinh kết thù oán, hàng năm đều đánh nhau nhưng chưa năm nào Thủy Tinh giành chiến thắng.

Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh - Mẫu 4

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp và hiền dịu tên Mị Nương. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong đó có vị thần của non cao đến từ vùng vúi tản Viên - Sơn Tinh, và một người là chúa vùng nước thẳm - Thủ Tinh. Cả hai đều ngang tài ngang sức và xứng đáng để nhà Vua gửi gắm con gái cho nhà Vua. Vì vậy nhà vua đã đưa ra điều kiện về sính lễ là những thứ đồ quý hiếm: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt, cuối cùng Thuỷ Tinh đã thua và phải rút về. Từ đó, Thủy Tinh vẫn ôm oán hận, hàng năm vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

TOP 20 Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh - Mẫu 5

Trong rất nhiều truyện truyền thuyết, cổ tích, thần thoại mà em đã đọc và nghe thì Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện để lại trong em nhiều ấn tượng nhất. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng lên, mượn hình ảnh của Sơn Tinh và Thủy Tinh để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hàng năm.

Truyện kể về cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần, một người là chúa vùng non cao và một người là chúa vùng nước thẳm để được lấy Mị Nương làm vợ. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi, khiến vua Hùng đều không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: "Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm sẽ được cưới công chúa Mị Nương: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng." Tất cả những món lễ vật đều thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.

Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. Nhờ sự mưu trí và kiên trì của Sơn Tinh cùng sự giúp đỡ của nhân dân mà Thủy Tinh đã thua trận và phải rút về. Từ đó, Thủy Tinh ôm hận mà hằng năm vẫn hô mưa gọi gió tiến đánh Sơn Tinh mà gây ra cảnh lũ lụt triền miên.

Đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh - Mẫu 6

      Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cướiđược Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện truyền thuyết 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Theo Huỳnh Lý, Văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 1994

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

5. Tóm tắt: 

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

6. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

+ Phần 2 (tiếp đó đến “Thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

+ Phần 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

7. Giá trị nội dung: 

“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

8. Giá trị nghệ thuật: 

Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo. 

+ Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. 

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống