Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam
Đề bài: Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Cây tre Việt Nam
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam - Mẫu 1
Cây tre Việt Nam được nhà văn, nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Bài văn có chất kí, nhưng tác giả đã khéo kết hợp miêu tả, thuyết minh với trữ tình và bình luận nên bài văn không khô khan. Có thể nói Cây tre Việt Nam là một bài tuỳ bút- trữ tình đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp và hàm chứa nhiều ý nghĩa.
Cây tre Việt Nam là một bài văn tràn đầy cảm xúc trữ tình. Đọc lên ta thấy trong đó như có nốt nhạc trầm bổng đang du dương, ngân nga làm rung động lòng người, phảng phất đâu đó âm điệu của những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc từ hàng nghìn đời nay. Nhưng đẹp hơn là chất tạo hình của các câu văn cứ nối tiếp nhau uốn lượn mềm mại, bay bổng, dạt dào trữ tình như tiếng thơ, lời ca ngân nga mãi. vẻ đẹp nhần hoá trong bài cũng góp phần tạo lên sự truyền cảm sâu sắc và thấm thìa người đọc. Quả thật tính trữ tình đã làm lên sự thành công của bài kí.
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam - Mẫu 2
Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm nên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.
Cây tre Việt Nam, cây tre xanh với bao phẩm chất nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm là biểu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi cây tre với tất cả tình yêu và niềm tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước và con người Việt Nam.
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam - Mẫu 3
Tuỳ bút Cây tre Việt Nam được nhà báo, nhà văn Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim Cây tre Việt Nam của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dạt dào, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.
Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam - Mẫu 4
Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Từ lâu hình ảnh cây tre đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, tượng trưng cho ý chí, sức sống hiên ngang, bất khuất của người dân Việt Nam. Mà trong đó, không thể không kể đến hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường, đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam - Mẫu 5
“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
Cây tre không ai biết nó có từ bao giờ, chỉ biết nó đã gắn bó và trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Tre không chỉ là biểu tượng của Việt Nam mà còn là một người bạn tri kỉ, gần gũi và đáng yêu, giúp đỡ con người rất nhiều. Cây tre Việt Nam cũng là tên của tùy bút mà nhà văn, nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam - Mẫu 6
Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc. Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào. Chỉ biết rằng:
"Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh".
Cách mở bài, kết bài cho Cây tre Việt Nam - Mẫu 7
"Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi"...
Cái hình ảnh "lắc lẻo" ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, với nhiều phẩm chất cao quý, nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc.
- Quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội nhưng sinh ra ở Nam Định.
- Sáng tác phong phú: báo chí, bút kí, thuyết minh phim.
- Tác phẩm của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân.
- Tác phẩm chính: Cây tre Việt Nam, Kháng chiến sau lũy tre trên đồng lúa, Trung thu độc lập, …
1. Thể loại: Thể kí có tính chất tùy bút
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1955.
- Là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.
3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm
4. Tóm tắt:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
5. Bố cục:
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”:Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.
+ Phần 3: Đoạn còn lại: Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam.
6. Giá trị nội dung:
+ Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc.
+ Phép tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ…
+ Lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu.