TOP 20 Đoạn văn cảm nhận về nhân vật mẹ trong Gió lạnh đầu mùa 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 1 3.9 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về nhân vật mẹ trong Gió lạnh đầu mùa hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật mẹ trong Gió lạnh đầu mùa

Đề bài: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa”

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật mẹ trong Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 1

Nhân vật người mẹ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng. Người mẹ đã được nhà văn khéo léo vẽ nên những nét đẹp trong phẩm chất của người mẹ nhân hậu và thương con. Trong văn chương của mình, Thạch Lam thường hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như tìm về sự thoát li khỏi thế giới giả dối và tàn ác. Người mẹ trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” là người phụ nữ giàu có và sống chan chứa tình yêu thương. Trước hết, đó là một người mẹ thương con hết mực: “Mẹ đưa cho Sơn một chiếc áo khoác mới, dày và ấm hơn, sau đó hai chị em cùng nhau ra chợ tìm những đứa trẻ khác trong làng để chơi”. Mẹ quan tâm đến sức khỏe, đến đời sống vật chất đủ đầy cho các con và người mẹ ấy cũng chăm lo đời sống tinh thần cho lũ trẻ. Mẹ để các con được tự do vui chơi cùng bè bạn, để các con có những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Mẹ dạy dỗ các con nên người qua những chi tiết khắc họa hai đứa trẻ, chúng ta thấy các em rất ngoan, không nhõng nhẽo, mè nheo mà tự chơi với nhau và còn biết yêu thương bạn bè. Mẹ còn là người có tấm lòng nhân ái, khi hiểu ra việc làm của các con, người mẹ ấy không trách mà còn khen và cho người phụ nữ nghèo vay tiền để mua áo cho con của họ. Chính hành động đẹp ấy đã cổ vũ cho tấm lòng lương thiện của hai đứa trẻ trong câu chuyện. Có thể nói, nhờ vào sự dạy dỗ của mẹ mà chị em Sơn mới trở thành những đứa trẻ ngoan và biết yêu thương mọi người. Giữa thời đại đầy những rối ren, thị phi, trang văn Thạch Lam lại nhẹ nhàng đưa người đọc tìm về với tình yêu thương và giá trị nhân văn của cuộc đời.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật mẹ trong Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 2

Trong "Gió lạnh đầu mùa" của nhà văn Thạch Lam, chúng ta thấy được sự cảm thông sẻ chia ngay từ những đứa trẻ như Sơn, như Lam. Hai đứa trẻ đó chính là kết quả từ tình yêu thương, từ sự giáo dục tốt của mẹ cha. Đúng vậy, làm sao mà một đứa trẻ có thể không tốt đẹp khi chúng có một người mẹ nhân hậu và đầy yêu thương. Người mẹ trong tác phẩm yêu thương con hết mực, mẹ luôn quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của con. Các con được tự do vui chơi cùng các bạn, chúng không hề nhõng nhẽo, mè nheo, và biết yêu thương sẻ chia với bạn bè. Khi biết các con mang áo tặng bạn, người mẹ đã khen ngợi để khích lệ các con mình. Người mẹ ấy còn rất tinh tế khi biết nghĩ tới cảm nhận của người khác. Khi thấy mẹ Hiên mang áo tới trả, mẹ hiểu được lòng tự trọng của một người mẹ, dù cho nghèo nhưng vẫn luôn "đói cho sạch, rách cho thơm". Mẹ đã cho mẹ Hiên mượn tiền để mua áo ấm cho Hiên. Hành động của người mẹ đã gián tiếp dạy các con mình về cách xử, và cũng là để cổ vũ cho hành động thiện lương của chúng. Giữa một xã hội rối ren, con người Việt Nam vẫn luôn đùm bọc yêu thương nhau. Những lớp người trẻ được học cách yêu thương, sẻ chia từ chính người mẹ của mình. Thạch Lam đã khắc họa được những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua hình tượng người mẹ trong "Gió lạnh đầu mùa".

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật mẹ trong Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 3

Nhà văn Thạch Lam đã mượn tắc phẩm “gió lạnh đầu mùa” để khắc họa nên những hình ảnh về tình yêu thương con người của người Việt Nam và đặt biệt là tình mẫu tử thiêng liêng thông qua nhân vật người mẹ. Người mẹ đã được nhà văn khéo léo vẽ lên một hình ảnh người mẹ nhân hậu, giàu tình yêu thương con gái và bao dung với mọi người. Đó cũng là những nét đặc trưng, truyền thống của những người mẹ Việt Nam từ xưa đến nay. Người mẹ trong tác phẩm, là một người phụ nữ giàu có, trong gia đình có điều kiện hơn những ngôi nhà khác. Do đó, bà cho con của mình được nhiều thứ hơn, đầy đủ hơn những bạn cùng trang lứa. Người mẹ là một người yêu thương con hết mực, bà sợ con mình sẽ bị bệnh giữa thời tiết lạnh giá “Mẹ đưa cho Sơn một chiếc áo khoác mới, dày và ấm hơn, sau đó hai chị em cùng nhau ra chợ tìm những đứa trẻ khác trong làng để chơi”. Cho con được thỏa thích vui chơi, không áp đặt, quản lí con quá chặt chẻ, cũng cho thấy rằng người mẹ đã nuôi dậy các con rất tốt. Các con là những người rất hiểu chuyện, nghe lời mẹ, tự chơi với nhau không khóc lóc bướng bỉnh, biết quan tâm người xung quanh. Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Chị em Lan và Sơn là chạy về lấy áo ấm cho bé Hiên cùng nhau vượt qua cơn rét lạnh. Khi người mẹ biết được việc làm đó của con, mẹ không tỏ ra giận dữ, trách mắng con mà còn thấy tự hào về chị em Lan, trái ngược với sự lo lắng sợ mẹ la của Sơn. Mà khi biết được sự thật, người mẹ của đồng ý cho nhà Hiên mượn tiền để sinh sống quá cơn đói lạnh. Chính hành động đẹp đó của người mẹ cho thấy bà là một người hiền dịu, có tấm lòng nhân ái. Có thể được lớn lên trong môi trường như vậy, nên chị em Lan mới giàu lòng lương thiện như vậy, giàu tình yêu thương, quan tâm mọi người. Thạch Lam, đã ca ngợi tấm lòng của người mẹ, tình yêu cao thượng dành cho con mình, và lòng bao dung với những mảnh đời cơ cực khác.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh.  

- Quê: sinh ra Hà Nội; lúc nhỏ sống ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. 

- Ông sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, … 

- Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị, đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người nhỏ bé, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. Tác phẩm của ông ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống. 

- Các tập truyện ngắn tiêu biểu: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, …  

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Trích trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, xuất bản năm 1937. 

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.

6. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 (Từ đầu đến rơm rớm nước mắt): Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

+ Phần 2 (Tiếp đến ấm áp vui vui): Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

7. Giá trị nội dung: 

+ Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. 

8. Giá trị nghệ thuật: 

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống