Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 - 2023 tải nhiều nhất

Tải xuống 27 772 13

Tài liệu Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất tổng hợp từ đề thi môn Vật lí 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi  học kì 2 Vật lí 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Tại sao 1 kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1 kg nước? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì phân tử nước trong hơi nước có thể tích lớn hơn phân tử nước trong nước.

B. Vì khối lượng riêng của hơi nước nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì phân tử nước trong nước có khối lượng lớn hơn phân tử nước trong hơi nước.

D. Vì khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước.

Câu 2. Chọn câu sai

A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.

B. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sống và kĩ thuật, ta chỉ cần dẫn nhiệt tốt.

C. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những nhiện tượng trong tự nhiên.

D. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chúng va chạm nhau.

Câu 3. Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm 10C. Hãy cho biết 1 calo bằng bao nhiêu jun?

A. 1 calo = 4200 J.

B. 1 calo = 4,2 J.

C. 1 calo = 42 J.

D. 1 calo = 42 kJ.

Câu 4. Nhiệt lượng không cùng đơn vị với

A. nhiệt độ.

B. nhiệt năng.

C. công cơ học.

D. cơ năng.

Câu 5. Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay.

D. Viên đạn đang bay.

Câu 6. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết

A. nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

B. phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

C. phần nhiệt lượng không được chuyển thành công cơ học khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

D. tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học và phần tỏa ra môi trường xung quanh khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?

A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

Câu 8. Hiện tượng khuếch tán là

A. hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C. hiện tượng khi đổ nước vào cốc.

D. hiện tượng cầu vồng.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Để kéo một vật có khổi lượng 72 kg lên cao 10 m, người ta dùng một máy kéo tời có công suất 1580 W và hiệu suất 75%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên?

Bài 2. (2,5 điểm) Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

Bài 3. (2 điểm) Từ một độ cao h, người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Hãy mô tả chuyển động của viên bi và trình bày sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng của viên bi trong quá trình chuyển động cho đến khi viên bi rơi xuống mặt đất.

 

----------HẾT---------

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Đó là vì

A. ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

B. tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.

C. nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.

D. tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 2. Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết

A. động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.

B. động cơ mạnh hay yếu.

C. có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến đổi thành công có ích.

D. nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.

Câu 3. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên?

A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.

B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.

C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.

D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.

Câu 4. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra nhanh hơn.

B. Xảy ra chậm hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Câu 5. Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự:

A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.

B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.

C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.

D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Câu 7. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra

A. chỉ trong chất lỏng.

B. chỉ trong chất khí.

C. chỉ trong chất lỏng và chất khí.

D. trong cả chất lỏng, chất khí và chất rắn.

Câu 8. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra?

A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau.

B. Quả bóng bay dù được buộc chặt vẫn bị xẹp dần.

C. Đường tự tan vào nước.

D. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.

Câu 9. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng giảm còn thế năng tăng.

Câu 10. Từ công thức \(H = \frac{A}{Q}\), ta có thể suy ra là đối với một xe ô tô chạy bằng động cơ nhiệt thì:

A. Công mà động cơ sinh ra tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.

B. Công suất của động cơ tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.

C. Vận tốc của xe tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.

D. Quãng đường xe đi được tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng? Khi bơm xe đạp ta thấy thân ống bơm nóng lên, ống bơm đã tăng nhiệt năng. Phần ống bơm nhận thêm có gọi là nhiệt lượng không? Tại sao?

Bài 2. (3 điểm) Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600 g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và nhiệt độ bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K

 

----------HẾT---------

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là

A. Dẫn nhiệt.

B. Đối lưu.

C. Bức xạ nhiệt.

D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 2. Một thìa nhôm để ở 300C nhiệt năng của nó là 30 J. Sau đó tăng nhiệt độ lên 500C nhiệt năng của chiếc thìa là 70 J. Nhiệt lượng mà chiếc thìa nhận được là:

A. 50 J.  

B. 100 J.

C. 40 J.

D. Không xác định được.

Câu 3. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là:

A. Sự đối lưu.

B. Sự bức xạ.

C. Cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.

D. Truyền nhiệt.

Câu 4. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm.

B. Động năng và thế năng đều tăng.

C. Động năng và thế năng đều giảm.

D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 5. Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

A. Là sự thay đổi thế năng.

B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.

C. Là sự thay đổi nhiệt độ.

D. Là sự thực hiện công.

Câu 6. Chọn câu sai

A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu 7. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi

A. giảm nhiệt độ của khối khí.

B. tăng nhiệt độ của khối khí.

C. cho khối khí dãn nở.

D. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

Câu 8. Xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ vì

A. đó đều là những chất truyền nhiệt tốt.

B. nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt; bát đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự truyền nhiệt từ thức ăn xuống.

C. để dễ rửa.

D. tăng tính thẩm mỹ.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.

B. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự đối lưu.

C. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.

D. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng một hình thức khác.

Câu 10. Những hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu?

A. Đun nước nóng trong ấm.

B. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

C. Sự tạo thành gió.

D. Sự thông khí trong lò.

Câu 11. …….. của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C (1K)

A. Nhiệt dung riêng

B. Nhiệt độ

C. Nhiệt lượng

D. Nội năng

Câu 12. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.

B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.

D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 13. Câu nào nói về nhiệt năng sau đây là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.

C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.

Câu 14. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?

A. Chỉ có động năng.

B. Chỉ có thế năng.

C. Chỉ có nhiệt năng.

D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.

Câu 15. Một ngọn lửa của cây nến đang cháy, năng lượng nhiệt được truyền

A. xuống dưới.

B. lên trên.

C. theo phương ngang.

D. đều theo mọi hướng.

Câu 16. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng chỉ xảy ra truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt?

A. Đun ấm nước sôi.

B. Để chậu nước dưới ánh nắng mặt trời.

C. Đổ nước nóng vào cốc thủy tính, ta thấy cốc nóng lên.

D. Cả 3 hiện tượng trên.

Câu 17. Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?

A. Q = m(t – t0)

B. Q = mc(t0 – t)

C. Q = mc

D. Q = mc(t – t0)

Câu 18. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?

A. Bình A.

B. Bình B.

C. Bình C.

D. Bình D.

Câu 19. Một ấm làm bằng đồng có khối lượng 250 g chứa 1 lít nước đang ở nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nước lần lượt là c1 = 380 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là

A. 343,6 kJ.

B. 343,6 J.

C. 343600 kJ.

D. 34,36 J.

Câu 20. Tính hiệu suất của động cơ một ô tô biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc 72 km/h thì động cơ có công suất 20 kW và tiêu thụ 20 lít xăng để chạy 200 km. Năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg.

A. 0,031%

B. 0,0466%

C. 31,06%

D. 46,58%

 

----------HẾT---------

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.

D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

Câu 2. Chọn câu đúng.

A. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Câu 3. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng:

A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

C. Từ cơ năng sang cơ năng.

D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Câu 4. Chọn phát biểu đúng.

A. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Nguyên tử là một nhóm các phân tử kết hợp lại.

D. Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là phân tử.

Câu 5. Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

A. Là sự thay đổi thế năng.

B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.

C. Là sự thay đổi nhiệt độ.

D. Là sự thực hiện công.

Câu 6. Nén nhiên liệu là kì diễn ra thứ mấy trong động cơ nổ bốn kì:

A. Kỳ thứ nhất.

B. Kỳ thứ hai.

C. Kỳ thứ ba.

D. Kỳ thứ tư.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Hai vật đang rơi có khối lượng như nhau. Hỏi thế năng và động năng của chúng ở cùng một độ cao có như nhau không?

Bài 2. (2 điểm) Một học sinh trong 5 phút thực hiện một công cơ học là 9000 J. Tính công suất của học sinh đó.?

Bài 3. (3 điểm) Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 0,2 kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 25oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 30oC.

a) Tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra và nhiệt lượng nước thu vào?

b) Tính khối lượng của nước?

Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 5)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Cách nào sau đây không làm thay đổi nhiệt năng của một vật?

A. Nung nóng một vật.

B. Cọ xát với vật khác.

C. Đặt vào môi trường có nhệt độ cao hơn.

D. Đặt vào môi trường có nhiệt độ bằng với nhiệt độ vật.

Câu 2. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

A. Chiếc máy bay đang bay trên cao.

B. Em bé đang ngồi trên xích đu.

C. Ô tô đang đậu trong bến xe.

D. Con chim bay lượn trên bầu trời.

Câu 3. Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.

C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 4. Chọn phát biểu đúng.

A. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến trọng lượng riêng của vật.

B. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật.

C. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến thể tích của vật.

D. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến khối lượng của vật.

Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Câu 6. Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự:

A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.

B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.

C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.

D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2,5 điểm) Động cơ của một máy bay có công suất 2.106 W và hiệu suất 32%. Vậy với một tấn xăng,máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg.

Bài 2. (1,5 điểm) Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:

a) Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.

b) Nước từ trên đập cao chảy xuống.

c) Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.

Bài 3. (3 điểm) Một máy nâng có ghi công suất 4 kW. Coi máy nâng đó làm việc đều và nâng được tổng độ cao là 20 km.

a) Con số 4 kW cho ta biết điều gì?

b) Hãy tính công của máy nâng đó trong 2 giờ?

c) Tính lực nâng của máy nâng đó?

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 6)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Dùng bếp than có lợi hơn bếp củi vì:

A. than dễ đun hơn củi.

B. năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi.

C. đun bếp than sạch hơn củi.

D. đun bếp than có nhiều thời gian rảnh hơn bếp củi.

Câu 2. Chọn câu sai

A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.

A. Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại

D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 4. Trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng nhất?

A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V = V1 + V2

B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V > V1 + V2

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V < V1 + V2

D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: m < m1 + m2

Câu 5. Khi nói năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg, điều đó có nghĩa là gì?

A. Khi đốt cháy 1 kg xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

B. Khi đốt cháy 1 lít xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng tỏa ra nhiệt lượng là 46.106 J.

Câu 6. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng.

B. Vận tốc của vật.

C. Khối lượng và chất làm vật.

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 7. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì có hiện tượng gì xảy ra?

A. Thìa nhôm truyền nhiệt cho nước làm nước lạnh đi.

B. Thìa nhôm nhận nhiệt từ cốc nước nóng và nóng lên.

C. Cả thìa nhôm và nước nóng cùng truyền nhiệt cho nhau.

D. Cả A và C đúng.

Câu 8. Một vật bằng đồng có khối lượng 10 kg đang ở 200C để vật đó đạt được nhiệt độ 700C thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là bao nhiêu? (Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K)

A. Q = 190 J.

B. Q = 19 J. 

C. Q = 190 kJ.

D. Q = 19 kJ.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Nêu tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng? Mỗi cách tìm một ví dụ minh họa?

Bài 2. (2 điểm) Bạn Hùng thực hiện được một công 36 kJ trong 10 phút.

a) Tính công suất của bạn Hùng?

b) Với kết quả của câu a, nếu bạn Hùng thực hiện trong thời gian 5 phút thì công sinh ra của bạn Hùng là bao nhiêu Jun?

Bài 3. (2,5 điểm) Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 3,2 kW chuyển động với vận tốc 45 km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 25%, năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 7)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhệt độ bên trong áo bông.

Câu 2. Nhiệt năng của vật càng lớn khi

A. vật có khối lượng càng lớn.               

B. vật có khối lượng càng nhỏ.

C. vật có nhiệt độ càng cao.                     

D. vật có nhiệt độ càng thấp.

Câu 3. Khi đổ 100 cm3 rượu vào 100 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. 250 cm3

B. > 100 cm3

C. 100 cm3

D. < 200 cm3

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Cát được trộn lẫn với ngô.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Câu 5. Một đoàn tàu khi vào ga, người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động rồi dừng hẳn. Năng lượng đã chuyển hoá như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Sự thực hiện công làm giảm nhiệt năng của tàu.

B. Sự thực hiện công làm tăng động năng của tàu.

C. Sự thực hiện công làm giảm thế năng của tàu.

D. Sự thực hiện công làm giảm động năng của tàu.

Câu 6. Trong các động cơ sau đây, động cơ nào không phải là động cơ nhiệt?

A. Động cơ gắn trên ô tô.

B. Động cơ gắn trên xe máy.

C. Động cơ gắn trên máy bay phản lực.

D. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà.

Câu 7. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. Con chim đang bay lượn trên trời.

B. Xe đạp đang chuyển động lên dốc.

C. Chiếc bàn đang đứng yên trên sàn nhà.

D. Một ô tô đang chuyển động trên đường

Câu 8. Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B.

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C.

Câu 9. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì

A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 00C.

C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau

Câu 10. Trong các động cơ sau đây, động cơ nào là động cơ nhiệt?

A. Động cơ máy quạt.

B. Động cơ của máy xay sinh tố.

C. Động cơ của chiếc xe máy.

D. Động cơ của máy giặt.

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Lấy 1 cốc nước đầy  và một thìa muối tinh. Cho muối  từ từ vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao?

Bài 2. (3 điểm) Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 150C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500 g được nung nóng tới 1000C. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368 J/kg.K, của nước là 4186 J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường.

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 8)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!

Câu 1. Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.

B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu 2. Chọn câu trả lời đúng.

A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật không thay đổi.

B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.

C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.

D. Bức xạ nhiệt không thể xảy ra trong chân không.

Câu 3. Một vật có khối lượng 4 kg được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 10 m. Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng toả ra khi vật chạm đất cứng mà không nảy lên là (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều toả thành nhiệt):

A. 40 J.

B. 400 J.

C. 380 J.

D. 500 J.

Câu 4. Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?

A. A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt.

B. A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt.

C. C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt.

D. Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng.

Câu 5. Người ta cung cấp một nhiệt lượng là 840 kJ cho 10 lít nước có nhiệt độ t1 thì nâng nhiệt độ của nước lên 450C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Giá trị của t1 là:

A. 250C.

B. 400C.

C. 410C.

D. 510C.

Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng

A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Câu 7. Người ta cung cấp cho 2 kg rượu một nhiệt lượng 175 kJ thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K

A. Tăng thêm 350C.

B. Tăng thêm 250C.

C. Tăng thêm 0,0350C.

D. Tăng thêm 400C.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường tan vào nước.

B. Dung dịch đồng sunfat trong nước.

C. Thóc trộn lẫn với gạo.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Câu 9. Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì

A. quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

B. quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 00C.

C. quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

D. quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Câu 10. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Nhiệt độ.                            

B. Nhiệt năng.

C. Thể tích.                             

D. Khối lượng.

Câu 11. Trường hợp nào dưới đây có công suất lớn nhất?

A. Một máy bơm nước có công suất 2 kW.

B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42 kJ.

C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200 J trong thời gian 10 giây.

D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 5000 J trong 6 giây.

Câu 12. Các trường hợp nào sau đây vật không có thế năng hấp dẫn (nếu chọn mốc tính thế năng tại mặt đất)?

A. Quả nặng của búa máy được treo trên cần cẩu của búa máy.

B. Một chiếc ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.

C. Nước nằm trong hồ chứa của nhà máy thủy điện.

D. Một cái lò xo đang bị nén.

Câu 13. Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Câu 14. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 15. Vật rắn có hình dạng xác định vì các hạt phân tử cấu tạo nên vật rắn

A. không chuyển động.

B. đứng sát nhau.

C. chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể.

D. chuyển động quanh 1 vị trí xác định.

Câu 16. Một vận động viên điền kinh với công suất 600 W đã chạy quãng đường l00 m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650 N lên cao 10 m trong 20s.

A. Vận động viên thực hiện công suất lớn hơn người công nhân.

B. Vận động viên thực hiện công suất nhỏ hơn người công nhân

C. Vận động viên thực hiện công suất bằng người công nhân.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 17. Một con cá đang bơi dưới biển, có những dạng năng lượng nào mà em đã học?

A. Nhiệt năng.

B. Thế năng.

C. Động năng.

D. Cả 3 dạng năng lượng trên.

Câu 18. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng:

A. Nhiệt năng của cục sắt tăng và của nước giảm.

B. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều tăng.

C. Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng.

D. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều giảm.

Câu 19. Tính hiệu suất của động cơ một ô tô biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc 72 km/h thì động cơ có công suất 20 kW và tiêu thụ 20 lít xăng để chạy 200 km. Năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg.

A. 0,031%

B. 0,0466%

C. 31,06%

D. 46,58%

Câu 20. Động cơ của một máy bay có công suất 2.106 W và hiệu suất 32%. Vậy với một tấn xăng,máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg.

A. 2,04 h.

B. 1,24 h.

C. 1,958 h.

D. 2,54 h.

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 9)

Bài 1. (2 điểm) Một chai thủy tinh được đậy kín bằng một nút cao su nối với một bơm tay. Khi bơm không khí vào chai, ta thấy tới một lúc nào đó nút cao su bật ra, đồng thời trong chai xuất hiện sương mù do những giọt nước rất nhỏ tạo thành. Hãy giải thích tại sao?

Bài 2. (2 điểm) Bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở nhiệt độ 220C một miếng kim loại có khối lượng 350 g được nung nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 300C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt kế và không khí; lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K. Tính nhiệt dung riêng của kim loại?

Bài 3. (3 điểm) Một đập thủy điện đang chứa đầy nước. Vách ngăn của đập cao 25 m, người ta xả nước qua vách ngăn xuống dưới. Biết rằng lưu lượng dòng nước là 120 m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tính công suất của dòng nước?

Bài 4. (3 điểm) Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8 kg dầu thì đưa được 700 m3 nước lên cao 8 m. Tính hiệu suất của máy bơm đó? Biết năng suất toả nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là 4,4.107 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 10)

Bài 1. (2 điểm) Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu?

Bài 2. (2 điểm) Một đập thủy điện đang chứa đầy nước. Vách ngăn của đập cao 25 m, người ta xả nước qua vách ngăn xuống dưới. Biết rằng lưu lượng dòng nước là 120 m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tính công suất của dòng nước?

Bài 3. (3 điểm) Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 380C thì phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 240C?

Bài 4. (3 điểm) Động cơ của một máy bay có công suất 2.106 W và hiệu suất 32%. Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg.

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 11)

Bài 1. (2 điểm) Nêu tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng? Mỗi cách tìm một ví dụ minh họa?

Bài 2. (2 điểm) Thả một thỏi sắt có khối lượng m1 = 1 kg ở nhiệt độ t1 = 1400C vào một xô nước chứa m2 = 4,5 kg nước ở nhiệt độ t2 = 240C. Cho nhiệt dung riêng của sắt c1 = 460 J/kg.K; của nước là 4200 J/kg.K. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt?

Bài 3. (3 điểm) Một máy khi hoạt động với công suất 1600 W thì nâng được một vật nặng 70 kg lên độ cao 10 m trong 36 giây.

a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật?

b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc?

Bài 4. (3 điểm) Một ô tô có công suất 5000 W chuyển động với vận tốc 72 km/h chạy quãng đường 450 km thì động cơ có và tiêu thụ 9 lít xăng. Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. Tính hiệu suất của động cơ ô tô?

Bộ 12 đề thi Vật Lí lớp 8 học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 12)

Bài 1. (2 điểm) Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?

Bài 2. (2 điểm) Thả một thỏi sắt có m1 = 2 kg ở nhiệt độ 1400C vào một xô nước chứa m2 = 4,5 kg nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 270C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường. Biết nhiệt dung riêng của sắt, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Tính nhiệt độ ban đầu của nước?

Bài 3. (3 điểm) Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 400 N. Trong 10 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 600 kJ.

a) Tính vận tốc chuyển động của xe?

b) Công suất của con ngựa sinh ra là bao nhiêu?

Bài 4. (3 điểm) Một xe máy chạy với vận tốc không đổi trên suốt đoạn đường với lực phát động cơ là F = 1000 N. Hiệu suất của động cơ xe là H = 20%. Biết rằng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là 46.106 J/kg. Lượng nhiên liệu cần thiết cho quãng đường dài 10 km là bao nhiêu?

----------HẾT---------

Tài liệu có 27 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống