Đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử 10 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Lịch sử lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:
Ma trận đề kiểm tra học kì 2 lớp 10
Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
Tổng |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TL |
||
Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX |
||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 1đ 10% |
1/2 1,5đ 15% |
1 0,5đ 5% |
|
|
|
1/2 1đ 10% |
4 4đ 40% |
Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII |
||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 1đ 10% |
|
2 1đ 10% |
1/2 1đ 10% |
|
1/2 1,5đ 15% |
|
5 4đ 45% |
Các nước Âu – Mĩ từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX |
||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5đ 5% |
|
1 0,5đ 5% |
|
1 0,5đ 5% |
|
|
3 1,5đ 15% |
Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ |
5 2,5đ 25% |
1/2 1,5đ 15% |
4 2đ 20% |
1/2 1đ 10% |
1 0,5đ 5% |
1/2 1,5đ 15% |
1/2 1đ 10% |
12 10đ 100% |
Đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án chính xác nhất
Câu 1: Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào?
A. Khuyến khích các thương nhân phương Tây vào Việt Nam buôn bán.
B. Không khuyến khích cũng không hạn chế buôn bán, giao lưu với phương Tây.
C. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp.
D. Thực hiện "bế quan tỏa cảng", không chấp nhận quan hệ ngoại giao.
Câu 2: Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn đã
A. bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên chúa giáo.
B. độc tôn Nho giáo, hạn chế các tôn giáo khác.
C. loại bỏ dần Nho giáo khỏi các nghi lễ của triều đình.
D. phát triển đồng thời Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo.
Câu 3: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?
A. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.
B. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.
C. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.
D. Mâu thuẫn gay gắt dưới triều đình Nguyễn với nhân dân.
Câu 4: Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đấu tranh nhằm
A. giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
B. tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.
C. thành lập một nước cộng hòa.
D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
Câu 5: Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng
A. vô sản.
B. dân chủ nhân dân.
C. giải phóng dân tộc.
D. tư sản.
Câu 6: Vì sao ngày 27/7/2794, tư sản phản cách mạng tiến hàng cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?
A. Muốn giành và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
B. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia-cô-banh và tư sản phản cách mạng.
C. Đấu tranh để giành quyền lực về trong tay.
D. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển và giành quyền lợi của giai cấp tư sản.
Câu 7: Vì sao sự kiện đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
A. Pháo đài Ba-xti tượng trưng cho uy quyền nhà vua nước Pháp.
B. Chế độ phong kiến bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi.
C. Đây là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri - trung tâm của nước Pháp.
Câu 8: Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc
A. thực dân.
B. cho vay lãi.
C. quân phiệt và hiếu chiến.
D. bành trướng.
Câu 9: Mâu thuẫn sâu sắc nhất giữa các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với các đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ) là
A. sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc "già".
B. hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau.
C. sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc "trẻ".
D. sự phát triển kinh tế không đều nhau.
Câu 10: Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Kinh tế công nghiệp phát triển.
B. Sự hình thành các công ti độc quyền.
C. Đẩy mạnh quá trình xâm lược các thuộc địa.
D. Sự phát triển kinh tế và thuộc địa không đều nhau.
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm): Nhà Nguyễn đã làm gì để xây dựng và phát triển kinh tế? Những chính sách kinh tế của nhà Nguyễn có điểm tích cực và hạn chế như thế nào?
Câu 2 (2,5 điểm): Cuộc cách mạng tư sản Pháp có những điểm tích cực và hạn chế nào? Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I: Trắc nghiệm
2-B |
3-D |
4-A |
5-D |
|
6-D |
7-B |
8-A |
9- B |
10-B |
Phần II. Tự luận
Câu 1 (2,5 điểm)
* Nông nghiệp (1 điểm):
- Tích cực:
+ Nhà nước ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
* Thủ công nghiệp (1 điểm):
- Tích cực:
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.
+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế:
+ Do nhu cầu của nhà nước, do chế độ công tượng hà khắc, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
* Thương nghiệp (0,5 điểm):
- Tích cực:
+ Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
Câu 2 (2,5 điểm):
* Tích cực (ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp): (0,5 điểm)
- Cách mạng tư sản Pháp thành công, đã đem lại những bước phát triển về khoa học kỹ thuật và xã hội như:
+ Về mặt kỹ thuật: Phát minh ra máy móc công nghiệp như máy dệt, máy hơi nước, vào những năm 80 của thế kỷ XVIII đã xuất hiện các nhà máy hơi nước…
+ Về mặt xã hội: Đã loại bỏ tàn dư của của chế độ phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa được thiết lập gồm 2 giai cấp cơ bản: giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản.
- Đối với thế giới (0,5 điểm)
+ Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã loại bỏ những rác rưởi của chế độ phong kiến Pháp; đồng thời, góp phần làm lung lay chế độ phong kiến ở châu Âu.
+ Cách mạng tư sản Pháp thành công là nguồn động lực to lớn, cổ vũ các phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước trên thế giới. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến châu Âu và châu Mỹ.
* Hạn chế: (0,5 điểm): chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi
* Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất vì: (1 điểm)
- Cách mạng Pháp đã xoá bỏ tình trạng cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.
- Nó lật đổ chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng.
- Dưới thời chuyên chính Gia-cô-banh đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp phát triển nhanh chóng sau cách mạng.
Đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1: Dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện sớm nhất ở
A. Lạng Sơn.
B. Yên Bái.
C. Hòa Bình.
D. Nghệ An.
Câu 2: Các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới ở nước ta là một cuộc cách mạng vì
A. đưa tới những thay đổi to lớn về kĩ thuật chế tác công cụ lao động.
B. đưa tới những thay đổi to lớn về cách thức tổ chức gia đình.
C. mở rộng địa bàn cư trú của các thị tộc, bộ lạc.
D. thúc đẩy sự gia tăng dân số và phân bố dân cư.
Câu 3: Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
A. Sa Huỳnh.
B. Óc Eo.
C. Đông Sơn.
D. Phùng Nguyên.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905) đã giành được quyền tự chủ từ vương triều phong kiến phương Bắc nào?
A. Nhà Tần.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Tống.
Câu 5: Nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là
A. lập trận địa cọc ngầm, kết hợp thủy công hỏa kích.
B. lập trận địa cọc ngầm, mai phục kết hợp thủy công.
C. vườn không nhà trống, rút lui chiến thuật.
D. tiên phát chế nhân, tập kích, phục kích.
Câu 6: Làng nghề thủ công Bát Tràng gắn liền với việc sản xuất
A. chiếu.
B. tranh Đông Hồ.
C. đúc đồng.
D. đồ gốm.
Câu 7: Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
A. Lê Thái Tông.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Hiến Tông.
D. Lê Túc Tông.
Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng về những điều kiện hình nền văn minh Đại Việt?
A. Đất nước hoàn toàn độc lập, hòa bình, thống nhất.
B. Gắn với công cuộc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc lập.
C. Gắn với công cuộc mở rộng và phát triển kinh tế.
D. Gắn với công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Câu 8: So với bộ máy nhà nước thời Lý - Trần - Hồ, bộ máy nhà nước thời Lê sơ đã
A. tổ chức quy củ, chặt chẽ, chế độ quân chủ chuyên chế phát triển đỉnh cao.
B. bãi bỏ các chức quan trung gian, tăng cường quyền lực của nhà vua.
C. cải cách, kiện toàn hành chính từ trung ương đến địa phương.
D. tổ chức thi cử đều đặn, đưa người đỗ đạt vào làm quan.
Câu 10: Dưới thời Nguyễn Ánh (1802 - 1820), triều Nguyễn đã cho ban hành một bộ luật mới có tên là
A. luật Hồng Đức.
B. Hoàng Việt luật lệ.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hình luật.
Câu 11: Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là
A. làm gốm sứ.
B. làm đồ trang sức.
C. khắc in bản gỗ.
D. đúc đồng.
Câu 12: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương của
A. Trần Hưng Đạo.
B. Lê Hoàn.
C. Lê Lợi.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 13: Điểm độc đáo trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Tống thời nhà Lý (1075 - 1077) là
A. có sự chỉ huy của danh tướng kiệt xuất.
B. nhân dân ta đoàn kết, quyết tâm kháng chiến.
C. trải qua hai giai đoạn với hai chiến lược khác nhau.
D. chủ động xin giảng hòa khi giành thắng lợi quân sự.
Câu 14: Với việc lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh - Lê, phong trào nông dân Tây Sơn đã
A. bước đầu thống nhất đất nước.
B. hoàn thành thống nhất đất nước.
C. bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước.
D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 15: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức
A. nội chiến.
B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. cải cách.
D. đấu tranh chống xâm lược.
Câu 16: Cuộc cách mạng tư sản nào thời cận đại đã mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Cách mạng tư sản Mĩ.
Câu 17: Lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức nửa sau thế kỉ XIX là
A. quần chúng nhân dân.
B. giai cấp tư sản.
C. quý tộc quân phiệt Phổ.
D. liên minh tư sản và chủ nô.
Câu 18: Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX gắn liền với việc
A. xuất khẩu tư bản.
B. xâm chiếm thuộc địa.
C. bóc lột công nhân.
D. lập công ti độc quyền.
Câu 19: Tổ chức Đồng minh những người cộng sản là chính đảng đầu tiên của
A. giai cấp tư sản Đức.
B. giai cấp vô sản Đức.
C. những người lãnh đạo Đức.
D. giai cấp vô sản thế giới.
Câu 20: Chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội không tưởng đều giống nhau ở
A. nhận thức đúng đắn vai trò của giai cấp công nhân.
B. vạch ra bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
C. cải tạo xã hội bằng con đường đấu tranh giai cấp.
D. lý tưởng về cuộc sống nhân văn, tốt đẹp hơn.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày sự phát triển của giáo dục Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV và nêu tác dụng của giáo dục thời kì này đối với lịch sử dân tộc.
Câu 2 (3,0 điểm): Khái quát những điểm tương đồng của các nước tư bản chủ nghĩa từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1: Chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả, vì
A. chính sách này đã được thực hiện bởi nhà Lê Sơ.
B. ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ.
C. nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn.
D. nông dân bị trói buộc vào ruộng đất.
Câu 2: Hậu quả lớn nhất mà chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn để lại là gì?
A. Làm cho ngoại thương không phát triển.
B. Tạo cho Pháp cơ hội xâm lược Việt Nam.
C. Khiến cho nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
D. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều.
Câu 3: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?
A. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.
B. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.
C. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.
D. Mâu thuẫn gay gắt dưới triều đình Nguyễn với nhân dân.
Câu 4: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời với sự hình thành của hai giai cấp mới là
A. tư sản và vô sản.
B. địa chủ và vô sản.
C. địa chủ và nông dân.
D. tư sản và nông dân.
Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?
A. Khai thác tài nguyên của người Anh.
B. Chiếm đất đai mở rộng thị trường.
C. Biến Bắc Mĩ thành thuộc địa kiểu mới của Anh.
D. Thiết lập ách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở các thuộc địa.
Câu 6: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là
A. xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.
B. trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫnkhông thể giải quyết được.
C. trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.
D. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 7: Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo nhất ở Pháp?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Thợ thủ công.
Câu 8: Hai Đảng thay nhau lên nằm chính quyền ở Mĩ là
A. Tự do và Dân chủ.
B. Tự do và Cộng hòa.
C. Cộng hòa và Dân chủ.
D. Cộng hòa và Bảo thủ.
Câu 9: Nguyên nhân nào đưa đến sự ra đời của các công ti độc quyền ở Đức?
A. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng trong các ngành kinh tế.
B. Đức ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.
C. Đức đầu tư mạnh vào việc xuất khẩu tư bản vào các nước thuộc địa.
D. Nước Đức thống nhất, nền nông nghiệp phát triển nhanh (đứng đầu Châu Âu).
Câu 10: Cuối thế kỉ XIX, tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về
A. nông nghiệp.
B. công nghiệp.
C. đầu tư vào thuộc địa.
D. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
Phần II. Tự luận
Câu 1: (2,5 điểm) Đặc điểm của thủ công nghiệp thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào? Tại sao thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XX không tạo ra những điều kiện cơ bản về tư bản chủ nghĩa như các quốc gia phương Tây?
Câu 2: (2,5 điểm) Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I: Trắc nghiệm
1-B |
2-B |
3-D |
4-A |
5-C |
6-D |
7-B |
8-C |
9- A |
10-D |
Phần II. Tự luận
Câu 1:
- Đặc trưng thủ công nghiệp:
+ Nhìn chung, thủ công nghiệp thời Nguyễn có những bước tiến mới, trong đó thủ công nghiệp nhà nước giữ vai trò quan trọng với nhiều công xưởng và ngành nghề khác nhau như làm gạch ngói, làm đồ pha lê…
+ Thủ công nghiệp dân gian cũng phát triển với nhiều làng nghề như: làm gốm, sành, sứ; làm pháp; in tranh dân gian… Ở các đô thị cũng xuất hiện nhiều phường thủ công.
+ Tuy nhiên, các làng nghề và phường thủ công không phát triển mạnh để làm công trường thủ công cho tư bản chủ nghĩa ra đời như ở phương Tây mà vẫn mang đặc trưng của chế độ phong kiến lạc hậu.
- Nguyên nhân thủ công nghiệp không phát triển mạnh đó là do: chế độ công tượng hà khắc, việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
Câu 2:
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản vì:
+ Giai cấp lãnh đạo: Tư sản, chủ nô
+ Mục tiêu: Lật đổ chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc
+ Lực lượng cách mạng: Quần chúng cách mạng
+ Hình thức: chiến tranh giành độc lập
+ Kết quả, ý nghĩa: Giành độc lập, xác lập liên bang
+ Xu hướng phát triển: phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa
Đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh vào đáp án chính xác nhất:
Câu 1: Đâu là nguyên nhân chính khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa thậm chí là cự tuyệt các nước phương Tây?
A. Vì các nhà buôn phương Tây không trung thực trong buôn bán.
B. Vì các nước trong khu vực cũng đều đóng cửa, không giao thiệp với phương Tây.
C. Vì nhà Nguyễn chỉ muốn buôn bán và quan hệ với những nước trong khu vực.
D. Vì lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây.
Câu 2: Nội dung không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?
A. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.
B. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
C. Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để phát triển kinh tế.
D. Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng.
Câu 3: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?
A. Siết chặt ách thống trị đối với nhân dân; đóng kín, bảo thủ, mù quáng.
B. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là "Thiên triều".
C. Đàn áp nhân dân, thần phục nhà Thanh.
D. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
Câu 4: Khi đến Bắc Mĩ, thực dân Anh đã đối xử với người In-đi-an ở đây như thế nào?
A. Bắt họ làm nô lệ cho thực dân Anh.
B. Đưa họ sang châu Phi để khai khẩn đồn điền.
C. Bắt họ phải theo phong tục, tập quán của Anh.
D. Tiêu diệt, đuổi họ vào rừng sâu để chiếm vùng đất đai phì nhiêu.
Câu 5: Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố đây là cuộc cách mạng
A. do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. đem lại quyền lợi cho giai cấp lãnh đạo, quyền lợi của nông dân không được đáp ứng.
D. đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.
Câu 6: Trong xã hội Pháp, Đẳng cấp thứ ba gồm các giai cấp và tầng lớp
A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.
B. sản, nông dân, bình dân thành thị.
C. thợ thủ công, quý tộc phong kiến.
D. tư sản, nông dân.
Câu 7: Vì sao ngày 27/7/2794, tư sản phản cách mạng tiến hàng cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?
A. Muốn giành và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
B. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia-cô-banh và tư sản phản cách mạng.
C. Đấu tranh để giành quyền lực về trong tay.
D. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển và giành quyền lợi của giai cấp tư sản.
Câu 8: Tầng lớp nào nắm quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?
A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
B. Bọn quân phiệt hiếu chiến.
C. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.
D. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.
Câu 9: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc
A. cho vay lãi.
B. ngân hàng.
C. quân phiệt và hiếu chiến.
D. thực dân.
Câu 10: Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"?
A. Pháp chủ yếu cho các nước nghèo vay để thu lãi.
B. Pháp thu nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu tư bản cho vay lãi nặng .
C. 2/3 số tư bản trong nước phần lớn được đầu tư ra nước ngoài.
D. Pháp chủ yếu cho các nước giàu vay với lãi xuất thấp.
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày tổ chức chính quyền, quân đội, luật pháp và chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
Câu 2: (2,5 điểm) Tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như thế nào? Tại sao cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển của Pháp chậm lại?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I: Trắc nghiệm
1-D |
2-C |
3-A |
4-D |
5-C |
6-B |
7-D |
8-A |
9- A |
10-B |
Phần II. Tự luận
Câu 1:
* Tổ chức chính quyền
- Cấp trung ương: Nhà vưa trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng của đất nước, từ trung ương xuống địa phương.
- Cấp địa phương: Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc. Đứng đầu tỉnh là tổng đóc, dưới có tuần phủ.
* Quân đội:
- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng.
- Xây dựng các thành trì vững chắc.
* Luật pháp: Năm 1815 cho ban hành bộ “Hoàng triều luật lệ” với phần lớn nội dung mô phỏng theo bộ luật nhà Thanh.
* Ngoại giao
- Thần phục nhà Thanh.
- Đóng cửa không giao tiếp với phương Tây.
Câu 2:
- Tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, nhưng từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư trên thế giới. (0,5 điểm)
+ Tư bản Pháp phát triển mạnh về khai mỏ , luyện kim, xuất khẩu tư bản... Nhiều công ty độc quyền đã ra đời. (1 điểm)
- Đặc điểm: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".
- Về chính trị: đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Pháp là để quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh).
- Cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển của Pháp chậm lại vì: (1 điểm)
+ Nước Pháp sớm phát triển, máy móc đã lạc hậu.
+ Tư bản Pháp tập trung dùng tiền cho vay lãi mà không đầu tư cải tiến máy móc trong nước do việc cho vay lãi thu được lợi nhuận cao hơn.