Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 37 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

Tải xuống 5 3.4 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện môn Công nghệ lớp 11 có những nội dung sau: 

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện:

Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

Máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong thường được sử dụng ở những cơ sở sản xuất không có điện lưới quốc gia hoặc làm nguồn dự phòng khi mất điện lưới

Hình 37.1 là cụm động cơ – máy phát, gồm có động cơ đốt trong 1 nối trực tiếp máy phát 3 qua khớp nối 2

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện hay, ngắn gọn

Cách truyền thẳng momen từ động cơ đốt trong cho máy phát điện như sơ đồ 37.1 là phương án đơn giản nhất, chất lượng dòng điện cao, nhưng phải chế tạo động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ máy phát.

Trong những trường hợp không đòi hỏi dòng diện chất lượng cao, có thể nối gián tiếp động cơ đốt trong với máy phát qua bộ truyền đai hoặc hộp số.

I - ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KÉO MÁY PHÁT ĐIỆN

Chất lượng dòng điện thể hiện ở sự ổn định tần số của nó trong suốt thời gian sử dụng. Để tần số dòng điện ổn định thì tốc độ quay của đông cơ và máy phải ổn định. Động cơ đốt trong kéo máy phát điện thường:

- Là động cơ xăng và động cơ điêzen có công suất phù hợp với công suất của máy phát.

- Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của máy phát

- Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.

II - ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THÔNG TRUYỀN LỰC

Hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện có đặc điểm sau:

- Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống.

- Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực.

- Trong hệ thống truyền lực của máy phát điện .

Để truyền được mô men chỉ cần nối trực tiếp 2 đầu trục của máy phát 3 thông qua khớp nối mềm 2 (Trong điều kiện tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy phát).

Việc nối trực tiếp động cơ với máy phát đơn giản, nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Chất lượng đó thể hiện ở sự đồng tâm giữa đường tâm trục của động cơ và tâm trục máy phát. Như vậy mới đảm bảo an toàn và tuổi thọ động cơ cũng như máy phát.

Thực tế không thể đáp ứng tuyệt đối độ đồng trục. Khi lắp ráp hai trục có thể chéo nhau hoặc song song, chứ không trùng nhau hoàn toàn. Giải pháp là sử dụng khớp nối mềm

Khớp nối mềm: là loại khớp nối gồm hai nủa nắp chặt trên hai đầu trục của động cơ va máy phát,nối với nhau qua chi tiết trung gian làm từ vật liệu đàn hồi như cao su hoặc các loại chất dẻo khác có tính chất cơ lí cao.

Trong các trường hợp đặc biệt có thể sử dụng khớp nối thủy lực chất lượng cao,quá trình truyền momen êm dịu,tránh được hiện tượng phá hủy má khi quá tải.

Trong trường hợp bắt buộc phải thay động cơ 1 bằng một động cơ mới để máy phát điện vẫn làm việc bình thường, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Động cơ thay thế phải có công suất phù hợp với công suất của máy phá điện.

- Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. Nếu tốc độ khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ để phù hợp với tốc độ quay của máy phát.

- Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 37: Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện

Câu 1: Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện:

A. Là động cơ xăng hoặc điêzen có công suất phù hợp với công suất máy phát

B. Tốc độ quay phù hợp tốc độ quay máy phát

C. Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện là:

A. Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống

B. Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực

C. Thương không bố trí li hợp

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 3: Trong tình huống bắt buộc phải thay động cơ kéo máy phát yêu cầu đối với động cơ thay thế là:

A. Công suất phù hợp với công suất máy phát điện

B. Tốc độ quay bằng tốc độ quay máy phát

C. Phải có bộ điều tốc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 4: Cấu tạo chung của cụm động cơ – máy phát:

A. Khớp nối, giá đỡ

B. Khớp nối, động cơ đốt trong

C. Khớp nối, động cơ đốt trong, máy phát điện, giá đỡ

D. Động cơ đốt trong, giá đỡ

Đáp án: C

Câu 5: Ưu điểm của việc sử dụng khớp nối thủy lực chất lượng cao là:

A. Quá trình truyền momen êm dịu

B. Tránh được hiện tượng phá hủy máy khi quá tải

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 6: Chọn phát biểu đúng:

A. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát qua khớp nối

B. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát qua đai truyền

C. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát qua hộp số

D. Động cơ đốt trong nối gián tiếp máy phát qua khớp nối

Đáp án: A

Câu 7: Động cơ đốt trong nối gián tiếp máy phát qua:

A. Bộ đai truyền

B. Hộp số

C. Cả A và B đều đúng

D. Khớp nối

Đáp án: C

Câu 8: Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát :

A. Là phương án đơn giản nhất

B. Chất lượng dòng điện cao

C. Tốc độ quay động cơ bằng tốc độ máy phát

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 9: Để tạo ra dòng điện có chất lượng cao thì:

A. Động cơ nối trực tiếp máy phát

B. Động cơ nối gián tiếp máy phát

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Câu 10: Để tần số dòng điện ổn định thì:

A. Tốc độ quay động cơ > tốc độ quay máy phát

B. Tốc độ quay động cơ < tốc độ quay máy phát

C. Tốc độ quay động cơ và tốc độ quay máy phát ổn định

D. Không phụ thuộc gì vào tốc độ quay động cơ hay máy phát

Đáp án: C

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống