Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá môn Công nghệ lớp 10 có những nội dung sau:
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá:
Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
I - CHUẨN BỊ
1. Tài liệu
Một số công thức thức ăn được khuyến cáo sử dụng nuôi cá
Có thể sử dụng công thức thức ăn hỗn hợp nuôi tăng sản cá rô phi của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thuỷ sản I như sau:
- Bột ngô: 17%
- Cám gạo: 40%
- Bột đỗ tương: 12%
- Bột cá: 10%
- Khô dầu lạc: 15%
- Bột sắn: 5%
- Premix vitamin: 1%
2. Nguyên liệu
Các loại thức ăn nguyên liệu sử dụng để phối trộn hỗn hợp
Nước sạch
3. Dụng cụ
Cân đĩa hoặc cân đồng hồ
Nồi, bếp để nấu hồ bột sắn.
Máy xay thịt loại quay tay hoặc chạy điện, có các mắt sàng kích cỡ khác nhau để ép viên thức ăn
Chậu, xô, dụng cụ chứa trộn thức ăn
II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Bước 1. Lựa chọn công thức thức ăn hỗn hợp
- Xác định được mục đích: Chúng ta phối trộn cho loài cá nào, giống gì? Giai đoạn sinh trưởng nào?,…
- Từ những thông tin này, lựa chọn công thức thức ăn có thành phần thích hợp để phối trộn và tạo viên thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng cá.
Bước 2. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu
a) Chuẩn bị đủ loại nguyên liệu
b) Kiểm tra phẩm chất nguyên liệu theo tiêu chuẩn bảng sau:
Kết quả kiểm tra ghi theo bảng sau:
Bước 3. Cân nguyên liệu
a) Xác định khối lượng thức ăn hỗn hợp cần phối trộn.
b) Căn cứ vào tỉ lệ các loại nguyên liệu trong công thức thức ăn để tính khối lượng từng nguyên liệu.
c) Cân riêng khối lượng từng loại nguyên liệu vừa tính.
Lượng thức ăn cần trộn phối và kết quả tính khối lượng của từng nguyên liệu ghi theo mẫu bảng sau:
Bước 4. Trộn thức ăn
Trộn đều các loại nguyên liệu, riêng bột sắn bớt lại tạo chất kết dính
Yêu cầu: trộn đều, không rơi vãi, không làm bụi vào không khí.
Phương pháp trộn:
- Trộn loại thức ăn có khối lượng ít trước.
- Lấy một phần thức ăn chính( thức ăn có số lượng nhiều trong hỗn hợp) để trộn dần ra cho đều.
- Trộn số thức ăn này vào các thành phần khác.
Bước 5. Tạo chất kết dính và làm ẩm
- Bột sắn có khả năng tạo chất kết dính
- Hòa loãng bột sắn và nấu chín thành dạng hồ loãng.
- Để cho nguội bớt rồi trộn vào hỗn hợp thức ăn vừa phối trộn.
- Thêm nước cho đủ ấm để có thể nắm lại được.
Bước 6. Ép viên
- Cho thức ăn vào máy ép viên
- Chú ý phải chon mắt sàng phù hợp để tạo thức ăn phù hợp với miệng cá.
Bước 7. Làm khô
- Rải thức ăn ra nong, nia. Phơi nắng hay phơi trong bóng râm nơi có nhiều gió.
- Có thể sấy khô ở nhiệt độ dưới 60oC từ 6 đến 8 giờ.
Bước 8. Đóng gói, bảo quản
- Thức ăn đem đóng vào các bao, túi không thấm nước hoặc túi nilong để bảo quản. Trên gói sản phẩm có ghi các thông tin theo mẫu:
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, kê cao cách mặt đất khoảng 30cm để hạn chế hút ẩm
III – ĐÁNH GIÁ
Học sinh ghi các bước đã thực hiện trong quy trình và ghi kết quả theo mẫu sau:
Bước tiến hành | Nội dung công việc | Học sinh đánh giá | ||
Tốt | Đạt | Không đạt | ||
Bước 1 Bước 2 Bước 3 |
Câu 1:Trên gói sản phẩm không có thông tin nào sau đây?
A. Dùng cho
B. Khối lượng, thành phần
C. Ngày sản xuất, hạn sử dụng
D. Giá tiền
Đáp án: D. Giá tiền
Giải thích:Trên gói sản phẩm có ghi các thông tin: Dùng cho, khối lượng, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, người sản xuất – SGK trang 95
Câu 2: Công tác chuẩn bị bài thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá gồm mấy mục?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B. 3
Giải thích:Công tác chuẩn bị bài thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá gồm 3 mục:
+ Tài liệu
+ Nguyên liệu
+ Dụng cụ - SGK trang 93
Câu 3:Để tạo chất kết dính và làm ẩm thì không cần làm bước nào sau đây?
A. Cho thức ăn vào máy ép viên
B. Hòa loãng bột sắn và nấu chín thành dạng hồ loãng
C. Để cho bớt nguội rồi trộn vào hỗn hợp thức ăn vừa phối trộn
D. Thêm nước cho vừa đủ ẩm để có thể nắm lại được
Đáp án: A. Cho thức ăn vào máy ép viên
Giải thích: Để tạo chất kết dính và làm ẩm thì cần làm bước:
+ Hòa loãng bột sắn và nấu chín thành dạng hồ loãng
+ Để cho bớt nguội rồi trộn vào hỗn hợp thức ăn vừa phối trộn
+ Thêm nước cho vừa đủ ẩm để có thể nắm lại được – SGK trang 95
Câu 4: Dụng cụ cần chuẩn bị trong bài thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá gồm:
A. cân đĩa, nồi, bếp
B. máy xay
C. chậu, xô, dụng cụ chứa
D. cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D. cả A, B, C đều đúng
Giải thích: Dụng cụ cần chuẩn bị trong bài thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá gồm:
+ Cân đĩa, nồi, bếp
+ Máy xay
+ Chậu, xô, dụng cụ chứa – SGK trang 93
Câu 5:Có mấy bước trong quy trình thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Đáp án: C. 8
Giải thích:Có 8 bước trong quy trình thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá:
+ Bước 1: Lựa chọn công thức
+ Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu
+ Bước 3: Cân nguyên liệu
+ Bước 4: Trộn thức ăn
+ Bước 5: Tạo chất kết dính và làm ẩm
+ Bước 6: Ép viên
+ Bước 7: Làm khô
+ Bước 8: Đóng gói, bảo quản – SGK trang 94, 95
Câu 6:Premix vitamin chiếm bao nhiêu % trong công thức thức ăn hỗn hợp nuôi tăng sản cá rô phi?
A. 10%
B. 1%
C. 5%
D. 3%
Đáp án: B. 1%
Giải thích: Premix vitamin chiếm 1% trong công thức thức ăn hỗn hợp nuôi tăng sản cá rô phi – SGK trang 93
Câu 7:Trong công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá rô phi không có loại bột nào ?
A. Bột ngô
B. Bột cá
C. Bột sắn
D. Bột nở
Đáp án: D. Bột nở
Giải thích: Trong công thức sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá rô phi gồm: Bột ngô (17%), cám gạo (40%), bột đỗ tương (12%), bột cá (10%), khô dầu lạc (15%), bột sắn (5%), Premix vitamin (1%) – SGK trang 93
Câu 8:Bước đầu tiên trong quy trình thực hành sản xuất TAHH nuôi cá cần làm gì ?
A. Kiểm tra chất lượng
B. Chuẩn bị nguyên liệu
C. Lựa chọn công thức
D. Tất cả đều sai
Đáp án: C. Lựa chọn công thức
Giải thích: Bước đầu tiên trong quy trình thực hành sản xuất TAHH nuôi cá là lựa chọn công thức – SGK trang 94
Câu 9:Khi phối hợp 1000 gam thức ăn hỗn hợp cần bao nhiêu bột ngô ?
A. 170 gam
B. 200 gam
C. 100 gam
D. 400 gam
Đáp án: A. 170 gam
Giải thích: Khi phối hợp 1000 gam thức ăn hỗn hợp cần số lượng bột ngô là: 1000 × 17% = 170 gam
Câu 10: Nên áp dụng phương pháp nào sau đây để trộn thức ăn :
A. Trộn loại thức ăn có khối lượng ít trước.
B. Lấy một phần thức ăn chính để trộn dần ra cho đều.
C. Trộn số thức ăn này vào các thành phần khác.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Giải thích: Phương pháp để trộn thức ăn :
+ Trộn loại thức ăn có khối lượng ít trước.
+ Lấy một phần thức ăn chính để trộn nhân dần ra cho đều.
+ Trộn số thức ăn này vào các thành phần thức ăn khác – SGK trang 95