Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành - Trồng cây trong dung dịch đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 14: Thực hành - Trồng cây trong dung dịch môn Công nghệ lớp 10 có những nội dung sau:
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành - Trồng cây trong dung dịch:
Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành - Trồng cây trong dung dịch
I - CHUẨN BỊ
1. Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0,5 - 5 lít
Bình có nắp đậy, nắp có đục lỗ để trồng cây và thông khí.
Nên chọn bình hoặc lọ có màu để không cho ánh sáng xuyên qua.
Bình trong suốt phải lấy giấy đen bao quanh.
Có thể dùng hộp xốp trồng rau.
2. Dung dịch dinh dưỡng
Dung dịch dinh dưỡng Knôp hoặc các dung dịch dinh dưỡng khác có bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
3. Cây thí nghiệm
Cây ưa nước và có thời gian sinh trưởng ngắn: lúa, cà chua hoặc các loại rau xanh.
Hạt giống sau khi lựa chọn kĩ, ngâm, ủ cho nảy mầm, phát triển thành cây non.
Chọn những cây có rễ thẳng để khi trồng vào bình được dễ dàng.
4. Máy đo pH hoặc bộ dụng cụ để xác định độ pH của dung dịch
5. Cốc thủy tinh dung tích 1000ml
6. Ống hút dung tích 10ml
7. Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2%
II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
- Lấy dung dịch Knôp đổ vào bình trồng cây.
Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng
- Dùng máy đo pH hoặc giấy quỳ để kiểm tra pH của dung dịch.
- Mỗi loại cây trồng thích hợp với độ pH nhất định
- Lúa: từ 5,5 đến 6,5; Ngô: từ 6,5 đến 7,0; Đậu,đỗ: từ 6,5 đến 7,0; Cà chua: từ 5,5 đến 6,5; Bắp cải: trên 7,0; Hoa cúc: 6,0 đến 6,5
- Nếu pH dung dịch chưa phù hợp thì dùng dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2% để điều chỉnh
Bước 3: Chọn cây
- Chọn những cây khỏe mạnh, có rễ mọc thẳng
Bước 4. Trồng cây trong dung dịch
- Luồn rể cây qua lỗ ở nắp hộp sao cho một phần của rễ cây ngập vào dung dịch.
- Phần rễ cây không ngập trong dung dịch hút oxi để hô hấp
Bước 5. Theo dõi sinh trưởng của cây
Chỉ tiêu theo dõi | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | … | Tuần n |
Chiều cao của phần trên mặt nước (cm) | |||||
Màu sắc lá | |||||
Số lượng lá | |||||
Hoa |
III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- Học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu bảng:
Chỉ tiêu đánh giá | Kết quả đánh giá | Người đánh giá | ||
Tốt | Đạt | Không đạt | ||
Thực hiện quy trình | ||||
Kết quả thực hành |
Câu 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành trồng cây trong dung dịch?
A. Bình thủy tinh hoặc nhựa, máy đo pH, cốc, ống hút
B. Dung dịch dinh dưỡng, cây thí nghiệm
C. H2SO4 và NaOH
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng
Giải thích: Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành trồng cây trong dung dịch là:
+ Bình thủy tinh hoặc nhựa
+ Máy đo pH
+ Cốc thủy tinh
+ Ống hút
+ Dung dịch dinh dưỡng
+ Cây thí nghiệm
+ Dung dịch H2SO4 và NaOH – SGK trang 45
Câu 2:Độ pH thích hợp để trồng cây ngô là:
A. 5,5 – 6,5
B. 6,5 – 7,0
C. 7,5 – 8,5
D. trên 7,0
Đáp án: B. 6,5 – 7,0
Giải thích: Độ pH thích hợp để trồng cây ngô là: 6,5 – 7,0 – SGK trang 45
Câu 3: Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH và H2SO4 để thay đổi độ pH?
A. 0,1%
B. 0,2%
C. 0,3%
D. 0,4%
Đáp án: B. 0,2%
Giải thích: Sử dụng dung dịch NaOH 0,2% và H2SO4 0,2% để thay đổi độ pH của dung dịch – SGK trang 45
Câu 4:Quy trình thực hành trồng cây trong dung dịch gồm các bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: C. 5
Giải thích: Quy trình thực hành trồng cây trong dung dịch gồm 5 bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
+ Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng
+ Bước 3: Chọn cây
+ Bước 4: Trồng cây trong dung dịch
+ Bước 5: Theo dõi sinh trưởng của cây – SGK trang 45, 46
Câu 5: Cây thí nghiệm được sử dụng trong bài thực hành trồng cây trong dung dịch?
A. Những cây ưa nước
B. Có thời gian sinh trưởng ngắn
C. 1 số cây: lúa, cà chua, rau xanh…
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: D. Tất cả các phương án trên
Giải thích: Cây thí nghiệm được sử dụng trong bài thực hành trồng cây trong dung dịch là: Những cây ưa nước và có thời gian sinh trưởng ngắn. VD: 1 số cây: lúa, cà chua, rau xanh… - SGK trang 45
Câu 6: Trong thực hành trồng cây trong dung dịch, dùng dung dịch nào được sử dụng?
A. Knôp
B. H2SO4
C. NaOH
D. Cả A, B, và C
Đáp án: A. Knôp
Giải thích: Trong thực hành trồng cây trong dung dịch, dùng dung dịch Knôp để trồng cây – SGK trang 44
Câu 7:Trong bài thực hành trồng cây trong dung dịch, không nên chọn bình:
A. có nắp đậy
B. có đục lỗ
C. trong suốt
D. màu tối
Đáp án: C. trong suốt
Giải thích: Trong bài thực hành trồng cây trong dung dịch, không nên chọn bình trong suốt để ánh sáng không xuyên qua – SGK trang 44
Câu 8:Dung dịch dinh dưỡng Knôp không chứa thành phần nào?
A. Ca(NO3)2
B. CaCl
C. MgSO4.7H2O
D. KH2PO4
Đáp án: B. CaCl
Giải thích: Dung dịch dinh dưỡng Knôp gồm: (g/lít nước cất
+ Ca(NO3)2 : 1,0
+ KH2PO4: 0,25
+ MgSO4.7H2O: 0,25
+ KCl: 0,0125
+ FeCl3: 0,0125 – Thông tin bổ sung – SGK trang 47
Câu 9:Dựa vào đâu để điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng?
A. Dùng máy đo pH
B. Dùng dung dịch H2SO4
C. Tất cả phương án trên đều đúng
D. Tất cả phương án trên đều sai
Đáp án: B. Dùng dung dịch H2SO4
Giải thích:Nếu pH của dung dịch dinh dưỡng chưa phù hợp với từng loại cây trồng thì dùng H2SO4 hoặc NaOH để điều chỉnh – SGK trang 45
Câu 10:Khi trồng cây trong dung dịch, luồn rễ cây qua lỗ ở nắp hộp, một phần rễ ngập trong dung dịch và phần còn lại để?
A. ngập vào nước
B. hô hấp
C. hút chất dinh dưỡng
D. Tất cả ý trên
Đáp án: B. hô hấp
Giải thích:Khi trồng cây trong dung dịch, luồn rễ cây qua lỗ ở nắp hộp, một phần rễ ngập trong dung dịch để cây hút chất dinh dưỡng và phần rễ không ngập hút ôxi giúp cây hô hấp – SGK trang 46