Công nghệ 10 Bài 15 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

Tải xuống 6 1.5 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng môn Công nghệ lớp 10 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng:

Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

I - NGUỒN SÂU, BỆNH HẠI

Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng: Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại; bào tử của nhiều loại bệnh tiểm ẩn trong đất, trong các bụi cây, cỏ ở bờ ruộng

Sử dụng hạt, giống cây con nhiễm sâu, bệnh là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng

Các biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh nhân dân ta áp dụng các biện pháp: cày, bừa, ngâm đất, phơi đất, phát quang bờ ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng, …; xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh.

II - ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI

1. Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển, phát sinh của sâu bệnh.

Mỗi một loại sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Ở giới hạn nhiệt độ này, sâu bệnh sinh trưởng mạnh nhất. Ngoài giới hạn sâu hại ngừng hoạt động, thậm chí còn bị chết.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại

Ví dụ:

- Nhiệt độ từ 250 – 300C, độ ẩm cao, nấm phát triển

- Nhiệt độ từ 450 – 500C, nấm bị chết

2. Độ ẩm không khí và lượng mưa

Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. Độ ẩm không khí thấp, lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm, côn trùng có thể bị chết

Nhiệt độ và độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển của sâu bệnh trồng qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu bệnh hại.

Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn phong phú của chúng.

3. Điều kiện đất đai

Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng cây trồng không phát triển bình thường nên dễ bị sâu bệnh phá hoại.

- Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh ôn đạo, bạc lá.

- Trên đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ bệnh tiêm lửa.

III - ĐIỀU KIỆN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC

Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh là điều kiện thuận lợi để sâu, bệnh phát triển.

Chế độ nước mất cân đối giữa nước và phân bón làm sâu bệnh phát triển mạnh.

Bón phân nhiều, đặc biệt là phân đạm làm tăng tính nhiễm bệnh cây trồng, bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển.

Ngập úng và những vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng.

IV - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÂU, BỆNH PHÁT TRIỂN THÀNH DỊCH

Ổ dịch: Là nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển rộng trên đồng ruộng

Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: có đủ thức ăn; nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh

Chỉ sau một vài ngày ổ dịch sẽ lan ra khắp cánh đồng. Khi phát hiện có ổ dịch, nếu có biện pháp diệt trừ kịp thời thì ổ dịch sẽ được dập tắt.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

Câu 1:Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Gió.

B. Nhiệt độ.

C. Độ ẩm, lượng mưa.

D. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa.

Đáp án: D. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa.

Giải thích:Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng là nhiệt độ, Độ ẩm, lượng mưa – SGK trang 48

Câu 2:Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại?

A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.

D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.

Đáp án: A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

Giải thích: Câu không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại là: Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa – SGK trang 48

Câu 3: Ổ dịch là:

A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.

B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.

C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.

D. Có sẵn trên đồng ruộng.

Đáp án: A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.

Giải thích:Ổ dịch là nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng – SGK trang 49

Câu 4:Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

A. Đất thiếu dinh dưỡng

B. Đất thừa dinh dưỡng

C. Đất chua

D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Đáp án: D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Giải thích: Những loại đất dễ phát sinh sâu bệnh: Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng – SGK trang 48

Câu 5: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

A. Làm bộ lá phát triển.

B. Thừa chất dinh dưỡng.

C. Làm đất có độ pH thấp.

D. Là nguồn thức ăn của côn trùng.

Đáp án: A. Làm bộ lá phát triển.

Giải thích:Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển – SGK trang 49

Câu 6: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.

D. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Đáp án: A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

Giải thích: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm – SGK trang 49

Câu 7: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:

A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.

D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.

Đáp án: A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

Giải thích:Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh là có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối – SGK trang 49

Câu 8: Nguồn sâu bệnh hại:

A. Sâu non.

B. Trứng, bào tử.

C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn.

D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Đáp án: D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Giải thích: Nguồn sâu bệnh hạ gồm trứng, bào tử, Nhộng, VSV – SGK trang 47

Câu 9:Bệnh hại cây trồng do:

A. Nấm

B. Vi khuẩn

C. Vi rút

D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Đáp án: D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Giải thích: Bệnh hại cây trồng do: Nấm, Vi khuẩn, Vi rút

Câu 10: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Làm mất nơi cư trú.

B. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại.

C. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển.

D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Đáp án: D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Giải thích: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng là Diệt sâu non, trứng, nhộng,..

 

Xem thêm
Công nghệ 10 Bài 15 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng (trang 1)
Trang 1
Công nghệ 10 Bài 15 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng (trang 2)
Trang 2
Công nghệ 10 Bài 15 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng (trang 3)
Trang 3
Công nghệ 10 Bài 15 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng (trang 4)
Trang 4
Công nghệ 10 Bài 15 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng (trang 5)
Trang 5
Công nghệ 10 Bài 15 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống