Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà

Tải xuống 7 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà môn Công nghệ lớp 9 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà:

Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà

• Nội dung chính

    - Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.

    - Các kiểu lắp đặt dây dẫn điện trong nhà.

I. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi

    - Khái niệm: lắp đặt kiểu nổi là khi dây dẫn được lắp đặt nổi lên trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà.

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (hay, chi tiết)

1. Các vật cách điện

    • Gồm: puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp.

    • Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật và tránh được tác động xấu của môi trường đến dây điện.

    • Có 3 loại: Ống PVC, ống bọc tôn, ống bọc kẽm; bên trong có lót cách điện, đường kính thường dùng: 16; 20; 25; 32; 40 và 50mm, chiều dài 2 – 3m.

Thiết bị Công dụng Hình ảnh
Ống luồn dây PVC Tránh tác động xấu của môi trường đến dây điện Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (hay, chi tiết)
Ống nối chữ T Phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng nối rẽ Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (hay, chi tiết)
Ống nối chữ L Nối 2 đầu ống luồn dây vuông góc với nhau Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (hay, chi tiết)
Ống nối nối tiếp Nối tiếp 2 ống luồn dây với nhau Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (hay, chi tiết)
Kẹp đỡ ống Cố định ống luồn dây dẫn Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (hay, chi tiết)

2. Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt kiểu nổi

    • Đường dây phải song song với vật kiến trúc (tường nhà, cột, xà…), cao hơn mặt đất 2,5 m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.

    • Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống.

    • Bảng điện phải cách mặt đất từ 1,3 đến 1,5m.

    • Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.

    • Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống.

    • Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ, mỗi ống chỉ được luồn một dây, hai đầu ống sứ phải nhô ra khỏi tường 10mm.

II. Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm

    • Dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần nhà, ...

    • Đảm bảo về thẩm mĩ cho ngôi nhà.

    • Tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn.

    • Khó sửa chữa khi hỏng hóc.

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (hay, chi tiết)

III. Ghi nhớ

Mạng điện lắp đặt kiểu nổi:

1. Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, ...

2. Các vật cách điện là: puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp.

3. Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa.

Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm:

1. Dây dẫn được đặt trong các rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.

2. Việc lựa chọn cách đặt dây phải phù hợp với môi trường, yêu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn điện.

3. Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện nhưng khó sửa chữa.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà

Câu 1: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?

A. Tổng tiết diện dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống

B. Được phép luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống

C. Khi dây dẫn đổi hướng phải tăng kẹp ống

D. Khi dây dẫn phân nhánh phải tăng kẹp ống

Đáp án: B. Vì không được phép luồn chung.

Câu 2: Yêu cầu của đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà:

A. Luồn dây qua ống cách điện

B. Hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 3: Đâu không phải đặc điểm của mạng điện lắp đặt kiểu ngầm?

A. Lắp đặt dây dẫn thường tiến hành trước khi đổ bê tông

B. Dây dẫn lồng trong các ống nhựa đặt dọc trần nhà, cột, dầm, xà

C. Dây dẫn đặt trong rãnh của tường

D. Dây dẫn đặt trong rãnh của trần nhà

Đáp án: B. Vì đây là đặc điểm của mạng điện lắp đặt kiểu nổi.

Câu 4: Ưu điểm của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm là:

A. Đảm bảo vẻ đẹp mĩ thuật

B. Tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn

C. Cả A và B đều đúng

D. Dễ dàng sửa chữa khi hỏng hóc

Đáp án: C. Vì khó khăn trong quá trình sửa chữa.

Câu 5: Các phụ kiện làm theo ống luồn dây là:

A. Ống nối chữ T

B. Ống nối nối tiếp

C. Kẹp đỡ ống

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Có mấy kiểu lắp đặt mạng điện trong nhà?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 7: Lắp đặt mạng điện trong nhà theo kiểu:

A. Lắp đặt nổi

B. Lắp đặt ngầm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Hiện nay, loại ống PVC được sử dụng phổ biến trong mạng điện sinh hoạt là:

A. PVC tiết diện tròn

B. PVC tiết diện hình chữ nhật

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 9: Yêu cầu của bảng điện:

A. Cách mặt đất dưới 1,3 m

B. Cách mặt đất từ 1,3m ÷ 1,5m

C. Cách mặt đất trên 1,5m

D. Đáp án khác

Đáp án: D

Câu 10: Đâu là yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?

A. Đường dây dẫn song song vật kiến trúc

B. Đường dây dẫn cao hơn mặt đất 2,5m

C. Đường dây dẫn cachs vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống