Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Ngày soạn: 10/10/2010                                                   

Ngày dạy: Từ ngày 14/10  Đến ngày 28/10                     

   Tiết 12,13,14,15,16,17

CHỦ ĐỀ THÂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Biết các bộ phận cấu tạo ngoài của than gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Phân biệt được 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa.

- Qua các thí nghiệm hs tự phát hiện: Thân dài ra do phần ngọn

- Nắm vững cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ;Nêu được cấu tạo của vỏ, Phần trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.

- Hiểu được thân cây gỗ to ra do đâu?

- Tập xác định tuổi của cây dựa trên vòng gỗ hàng năm

- Phân biệt được dác và ròng

- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu thât, tranh ảnh.

- Biết tiến hành TN để chứng minh:Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch dây.

  1. Kỹ năng:

- Nhận biết , phân biệt các loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.

- Biết vận dụng cơ sở khoa học của việc bấm ngọn, tỉa cành. Giải thích được 1 số hiện tượng trong thực tế.

-  Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Biết cách nhận dạng 1 số loại thân biến dạng.

  1. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây xanh.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn.

  1. 4. Nội dung trọng tâm của bài:

- Phân loại được các loại thân và lấy được ví dụ

- Trình bày được thành phần cấu tạo của thân.

- Nêu được cấu tạo trong của thân và chức năng các bộ phận của thân

- Thân dài ra, to ra do đâu?

- Hiểu được vận chuyển nước và muối khoáng trong thân.

Mục tiêu phát triển năng lực

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành

*Năng lực chung:

- Năng lực tự học , tự giải quyết vấn đề:

+ HS tự lập được kế hoạch học tập về chủ đề rễ,

+ Xác định và thực hiện nhiệm vụ học tập, tự tìm tài liệu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thân.

+ Tự nhận ra thiếu sót của bản thân thông qua nhận xét của bạn bè, của GV.

- Năng lực tư duy: Có khả năng đặt những câu hỏi liên quan đến thân, vai trò của thân đối với cây…,

- NL hợp tác: hợp tác tốt với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

- NL thu thập mẫu vật thật, tim hiểu qua các nguồn thông tin khác.

- NL sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng các kiến thức về rễ trước lớp...

* Năng lực chuyên biệt:

- Nl kiến thức sinh học:

+ Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá.

+ Có 2 loại thân

- NL nghiên cứu khoa học, nl thực nghiệm, nl thực địa, nl thực hành sinh học.

  1. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Giới thiệu chủ đề:

         Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Chủ đề thân gồm 7 tiết của các bài : bài 13. Cấu tạo ngoài của thân, bài 14 : Thân dài ra do đâu ? bài 15Caaus tạo trong của thân non, bài 16 Thân to ra do đâu ?Bài 17 : Vận chuyển các chất trong thân, Bài 18 Biến dạng của thân

muối khoáng của rễ; Bài 12: Biến dạng của rễ.)

  1. Chuẩn bị
  2. GV - Một số thân cây ( cây cải, cây lúa, cây ngô, …) và một số tranh ảnh mô hình thí nghiệm liên quan.
  3. HS: Một số mẫu vật thật, sưu tầm tranh ảnh cụ thể cho từng cá nhân/ nhóm theo yêu cầu của giáo viên.

Hoạt động 1:  Khởi động

Hoạt động dạy và học

                 Nội dung

GV: Chiếu hình 13.2 SGK lên hs quan sát

Gv: Hãy qsát vật mẫu, so sánh với hình vẽ, xác định bộ phận bên ngoài của than, vị trí trồi ngọn, chồi nách?

GV: Treo trnh H13.1

? Thân mang những bộ phận nào?

? những điểm giống nhau giữa than và cành?

? Vị trí của trồi ngọn và chồi nách?

? Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?

Hs: Quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi

Gv: Hướng dẫn hs quan sát/

GV: Chiếu tranh  H 13.2 à Quan sát, so sánh với vật thật: 1 cành cây có hoa.

? hãy Qsát H13.2 phân biệt chồi lá với chồi hoa, các chồi này phát triển thành bộ phận nào của hoa?

Hs: Quan sát trả lời

Hs: Đại diện trình bày

Gv: Nhận xét, bổ sung

1.Cấu tạo ngoài của thân

 

-        Thân cây gồm:

+ thân chính.

+ Cành.

+ Chồi ngọn và chồi nách

Chồi ngọn phát triển thành than

Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.

-        Chồi lá và chồi hoa đều co mầm lá bao bọc.

+ Trong chồi lá có mô phân sinh

+ Trong chồi hoa có mầm hoa

  Hoạt động 2:  Hình thành kiến thức

Hoạt động dạy và học

Nội dung

GV: Chiếu tranh các loại thân

HS: để vật mẫu lên bàn

-  Hoạt động nhóm:

? Vị trí của thân cây trên mặt đất?

? Độ cứng của thân?

? Sự phân cành hay không?

Thân đứng độc lập hay dựa vào gì?

GV: gọi Hs nhận xét.

GV: nhận xét, bổ xung.

HS: thực hiện yêu cầu 2

1Phân biệt các loại thân

Có 3 loại thân:

-        Thân đứng: có 3 dạng:

Thân gỗ: Cứng, cao, có cành.

Thân cột: Cứng, cao, không cành.

Thân cỏ: mềm , yếu.

- Thân leo: Leo bằng nhiều cách:

Thân cuốn và tua cuốn.

Thân bò: mềm yếu, bò sát mặt đất.

 

 

Tìm hiểu thân dài ra do đâu?

Hoạt động dạy và học

 Nội dung

GV: Ycầu các nhóm báo cáo TN theo mẫu.

- Nhận xét “Sự lớn lên và phân chia tế bào”

GV: Ycầu HS thảo luận theo 3 câu hỏi SGK:

? Thân dài ra do bộ phận nào?

? Giải thích vì sao thân dài ra được?

Hs: Thảo luận trả lời câu hỏi

GV: Giải thích cho Hs thường bấm ngọn trước khi cây ra hoa..

Gv: Nhận xét, bổ sung

2.Sự dài ra của thân

- Thân cây dài ra: Do Tb mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên. Do vậy cây dài ra do phần ngọn.

-  Sự dài ra của các loại than cây khác nhau thì không giống nhau:

+ Thân leo dài ra nhanh.

+ Thân gỗ dài ra chậm.

-        Cây trưởng thành:Bấm ngọn cây sẽ ra nhiều chồi, hoa và quả.

+ Tỉa cành cây phát triển chiều cao

 Giải thích những hiện tượng thực tế.

Hoạt động dạy và học

 Nội dung

Gv: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK và liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi:

- Gv: Liên hệ thực tiễn giải thích các hiện tượng:

Tỉa cành để làm gì? Bấm ngọn? Lấy ví dụ

Hs: Nghiên cứu trả lời

- Tỉa cành giúp tập trung phát triển chiều cao; Ví dụ cây bạch đàn

- Bấm ngọn cây sẽ ra nhiều chồi, hoa và quả.

Vd: Mồng tơi

3.Giải thích những hiện tượng thực tế.

- Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi ra hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn để kích thích cây ra nhiều hoa quả.

 

 

- Trông cây lấy gỗ, sợi thường tỉa cành để cây phát triển chiều cao

 

Tìm hiểu cấu tạo trong của thân cây.

Hoạt động dạy và học

Nội dung

 

GV: Chiếu cho HS qsát tiêu bản hình vẽ.

- Yêu cầu Hs quan sát tranh vẽ và trình bày các bộ phận của thân non

 

GV: gọi HS lên chỉ tranh vẽ các bộ phận.

Hs: Quan sát, trả lời

 

4.Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính: vỏ và trụ giữa

Vỏ: - Biểu bì:

        - Thịt vỏ:

        - Trụ giữa:

-        1 vòng bó mạch: Gồm mạch dây và mạch gỗ.

-        Ruột

Xác định tầng phát sinh

Hoạt động dạy và học

Nội dung

 

GV: Treo h16.1

Nêu cấu tạo trong của thân cây trưởng thành?

HS: Phát biểu

GV: Treo h15. Yêu cầu hs quan sát, thảo luận thực hiện lệnh sgk?

HS: Thực hiện

GV: Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ gọi chung là Tầng phát sinh. Tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ nằm ở vị trí nào? Có chức năng gì?

HS: Trả lời

GV: Yêu cầu 1-2 hs lên chỉ vào tranh vị trí, chức năng của tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ

HS: Chỉ tranh

GV: Yêu cầu hs nhắc lại thân cây gồm bộ phận nào?

HS: Nhắc lại

Vỏ to ra nhờ bộ phận nào?

Trụ giữa to ra nhờ đâu?

HS: Giải thích

GV: Cơ chế nào của tầng phát sinh giúp thân to ra?

HS: Trả lời

GV: Kết luận

? Thân cây to ra do đâu?

Gv: hướng dẫn hs tự tìm hiểu về vòng gỗ và phân biệt giác và ròng

5. Tầng phát sinh:

- Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ. Hàng năm sinh ra phiá ngoài một lớp vỏ, phiá trong một lớp thịt vỏ.

 

- Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ. Hàng năm sinh ra phiá ngoài một lớp mạch rây, phiá trong một lớp mạch gỗ.

 

 

- Thân cây to ra nhờ vào sự phân chia tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

 

7:  Tìm hiểu thân vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan

Hoạt động  dạy và học

Nội dung

 

GV: Yeeu cầu hs Hãy nhớ lại chức năng của mạch gỗ và mạch dây.

GV: hãy mang cành hoa cắm trong nước màu. Trình bày TN và kết quả.

- các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

GV: Nhận xét, bổ xung cho HS, NC lại kết quả.

- HDHs cắt lát mỏng cành.

- QS trên kính hiển vi.

? Bó mạch nào bị nhuộm đỏ?

Vậy nước và muối khoáng vận chuyển qua phần nào?

Hs: Nghiên cứu trả lời

Gv: Nhận xét, bổ sung

5.Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan

- Thí nghiệm:

Cắm cành hoa trắng (huệ) vào 1 bình nước màu, sau 1 thời gian qs

 

 

- Kết quả:Phần mạch gỗ nhuộm đỏ.

 

 

Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển qua mạch gỗ của thân.

 

Tìm hiểu cây vận chuyển chất hữu cơ

Hoạt động dạy và học

Nội dung

 

GV: Gọi HS đọc SGK

 Qsát H 17.2 và trả lời câu hỏi:

? Vì sao mép vỏ phía trên phình to?

Hs: Trả lời

GV: Cho HS lấy Vd.

Gv: yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

? Hãy nhận xét chức năng của mạch dây?

? ND đã nhân giống cây ăn quả ntn?

Hs: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

Hs: Nhóm khác nhận xét, bổ sung

Gv: Nhận xét, đánh giá,

6.Vận chuyển chất hữu cơ

a. Thí nghiệm:

 

 

b. kết quả:

 

 

kết luận:Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

 

Quan sát ghi lại 1 số thân biến dạng.

Hoạt động dạy và học

 Nội dung

 

GV: HDHs để các vật mẫu lên tờ bìa đặt trên bàn và qsát

? Tìm hiểu củ nghệ , dong ta… có những đặc điểm gì chứng tỏ là thân?

Qsát vật thật kết hợp với qsát H 18.1 SGK. Thực hiện ycầu 1.

? Tìm những điểm giống nhau giữa các loại củ và những điểm khác nhau giữa chúng?

GV; Cho HS thảo luận nhóm mục 1

? Thân củ có đặc điểm gì?Chức năng của than củ?

Hs: Làm việc theo nhóm

Hs: Quan sát các mẩu vật chuẩn bị sẵn

7.Quan sát và ghi lại 1 số thông tin về 1 số loại thân biến dạng.

 

 

- Thân củ giống nhau:Có chồi ngọn, chồi nách và lá à là than.

+ Củ rong, riềng, gừng giống rễ, dưới mặt đất  à Thân rễ.

+ Su hào: To tròn, dưới mặt đất  à là thân củ.

+ Củ khoai tây: To tròn, dưới mặt đất  à là thân củ.

+ Cây xương rồng  à Thân mọng nước ở nơi khô cạn.

 

Đặc điểm, chức năng của 1 số loại thân biến dạng.

Hoạt động  dạy học

 Nội dung

 

 

GV: HDHS tìm hiểu chức năng của 1 số loại thân biến dạng.

 

7.Đặc điểm, chức năng của 1 số loại thân biến dạng.

- Thân củ: Su hào, khoai tây: Dự trữ chất dinh dưỡng.

Thân rễ: Nằm trong đất: Củ riềng, gừng (dự trữ dinh dưỡng)

- Thân mọng nước:Xương rồng: Dự trữ nước để quang hợp

Hoat đông 4,5 Vận dụng ,mở rộng

  1. Câu hỏi nhận biết:

Câu 1:  Thân cây gồm những bộ phận nào?

Câu 2: Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những cây có loại thân đó?

Câu 3: Mô tả thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào?

Câu 4: Trình bày cấu tạo của thân non?

Câu 5:  Trụ giữa gồm những bó mạch nào?

Câu 6: Cây gỗ to ra do đâu?

Câu 7: Mô tả thí nghiệm sự vận chuyển nước, muối khoáng vàchất hữu cơ trong thân?

Câu 8: Kể tên các loại biến dạng? Lấy ví dụ.

  1. Câu hỏi thông hiểu

Câu 9: Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?

Câu 10: Bấm ngọn và tỉa cành có lợi gì? Những loại thân nào bấn ngọn, những loại thân nào tỉa cành?

Câu 11: Mạch rây có chức năng gì?

Câu 12: Chưc năng cảu các loại biến dạng của thân?

  1. Câu hỏi vận dụng

Cấu 13: Có thể ác định được tuổi của  của cây gỗ bằng cách nào?

Câu 14: Cho các cây sau: cây cau, cây hoa hồng, cây lúa, cây bàng, cây ngô, câu rau má, cây phượng, cây rau muống, cây cần tây, cây bầu. Hãy phân loại các cây trên?

Câu 15: củ xu hào, củ khoai tây, cây xương rồng, cây chuối, cây xương rồng, cây dong ta, Hãy chỉ ra các dạng biến dạng của thân ở các cây trên?

Câu 16: Trình bày đặc điểm của các biến dạng của thân và chức năng cảu các laoij biến dạng đó đối với câyC?

  1. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 18: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?

  1. DẶN DÒ
  • Yêu cầu hs chuẩn bị mẫu cho bài học chủ đề lá

 

Xem thêm
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giao Án Sinh Học 6 Bài: Chủ đề Thân mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Chủ đề thân
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống