32 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29 có đáp án 2023: Chính sách khai thác thuộc địa

Tải xuống 6 2.8 K 13
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (nội dung chính sách) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 6 trang gồm 32 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử 8. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29 có đáp án: Chính sách khai thác thuộc địa:

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29 có đáp án: Chính sách khai thác thuộc địa (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8

BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP (NỘI DUNG CHÍNH SÁCH)

Câu 1: Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam

B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam

C. Thành lập ngân hàng Đông Dương

D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi

Lời giải

Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Trong khi đó, hàng hóa các nước khác bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng tới 120%. Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất sang Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Phương thức bóc lột chính của các chủ đất mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

A. Phát canh thu tô

B. Bóc lột giá trị thặng dư

C. Chiếm nô

D. Rào đất cướp ruộng

Lời giải

Giới chủ đất mới vẫn áp dựng phương pháp bóc lột nông dân theo lối phát canh thư tô như địa chủ Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Lời giải

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

=> Đáp án D: là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Khi thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ nhất chưa diễn ra.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Lời giải

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?

A. Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ

B. Giúp Việt Nam khai hóa văn minh

C. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam

D. Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

Lời giải

Do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo ra một lớp người bản xứ phục vụ công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa

B. Kinh tế phong kiến

C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Lời giải

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập không hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) làm cho tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. 1895 - 1918

B. 1896 - 1914

C. 1897 - 1914

D. 1898 - 1918

Lời giải

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định về quân sự. từ năm 1897 đến 1914 thực dân Pháp đã bắt tay vào khai thác Việt Nam với quy mô lớn- chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?

A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự.

B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.

D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.

Lời giải

Từ năm 1897-1914, thực dân Pháp đã bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn ở Việt Nam sau khi đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự (Cũng có nghĩa sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

A. Toàn quyền người Pháp

B. Khâm sứ người Pháp

C. Thống sứ người Pháp

D. Thống đốc người Pháp

Lời giải

Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

A. Nửa bảo hộ

B. Bảo hộ

C. Thuộc địa

D. Tự trị

Lời giải

Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau:

- Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ

- Trung Kì theo chế độ bảo hộ

- Nam Kì theo chế độ thuộc địa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Nhận xét nào sau đâu không đúng khi đánh giá về tổ chức bộ máy nhà nước người Pháp đã xây dựng ở Đông Dương trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương

B. Bộ máy chính quyền hoàn toàn do thực dân Pháp chi phối

C. Có sử dụng đội ngũ quan lại, địa chủ phong kiến làm tay sai

D. Làng xã vẫn là một đơn vị hành chính độc lập

Lời giải

Đánh giá về tổ chức bộ máy nhà nước người pháp xây dựng ở Đông Dương trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914):

- Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn, do người Pháp hoàn toàn chi phối => Làng xã không còn là một đơn vị hành chính độc lập.

- Đội ngũ quan lại, địa chủ phong kiến được sử dụng như công cụ đắc lực phục vụ cho công cuộc thống trị

- Đặt cơ sở cho sự ổn định về chính trị, giúp cho công cuộc khai thác có thể diễn ra thuận lợi và hiệu quả

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cho nhận định sau: “Thực dân Pháp đến Việt Nam là để thực hiện sứ mệnh khai hóa văn minh”.

Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng. Vì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại

B. Đúng. Vì người Pháp đã du nhập và phát triển nền kinh tế tư bản ở Việt Nam

C. Sai. Vì hoạt động khai hóa của người Pháp là để phục vụ cho hoạt động khai thác, bóc lột

D. Sai. Vì văn minh Pháp không ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến Việt Nam

Lời giải

- Nhận định trên là sai. Vì thực dân Pháp đến Việt Nam là để xâm lược, thống trị, bóc lột thuộc địa. Còn hành động khai hóa chỉ là để phục vụ cho hoạt động khai thác.

- Trong giai đoạn 1897-1914, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

+ Về kinh tế: Thực dân Pháp đã đầu tư số vốn lớn để xây dựng các đồn điền, cơ sở sản xuất công nghiệp, hệ thống giai thông vận tải. Nhờ đó người Pháp đã thu được một nguồn lợi khổng lồ từ Việt Nam.

+ Về văn hóa- xã hội: truyền bá nền văn hóa nô dịch, thực dân; thực hiện chính sách ngu dân; thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

- Hậu quả đối với Việt Nam:

+ Kinh tế: nghèo nàn, lạc hậu, cột chặt vào kinh tế Pháp

+ Văn hóa- xã hội: 90% dân số mù chữ, hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội phổ biến

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?

A. Cướp đoạt ruộng đất

B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

C. Thu tô nặng

D. Lập đồn điền

Đáp án A

Câu 14: Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình thế giới mà trước hết là các nước nào đã xâm nhập vào Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.

B. Các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.

C. Các nước như Anh, Pháp.

D. Các nước ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.

Đáp án A

Câu 15: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

A. Tư tưởng cứu nước phong kiến của Việt Nam đã lỗi thời.

B. Nhật Bản là nước châu Á “đồng văn, đồng chủng”.

C. Nhật Bản đã tiến hành cải cách đất nước phát triển phồn thịnh.

D. Câu A và B đúng.

Đáp án D

Câu 16: Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?

A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.

B. Đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.

C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.

Đáp án C

Câu 17: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói

B. Khai thác than và kim loại

C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.

D. Khai thác điện, nước.

Đáp án B

Câu 18: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.

B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.

C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.

D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Đáp án D

Câu 19: Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam?

A. Cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Minh trị ở Nhật. (1868).

B. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905).

C. Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản.

D. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

Đáp án C

Câu 20: Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ đâu?

A. Từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B. Từ một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh,

C. Từ một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

D. Tất cả các thành phần trên.

Đáp án A

Câu 21: Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?

A. Khoảng mười vạn người.       

B. Khoảng hai mươi vạn người.

C. Khoảng năm vạn người.         

D. Khoảng mười lăm vạn người.

Đáp án C

Câu 22: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?

A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.

B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học

C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.

Đáp án C

Câu 23: Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX           

B. Cuối thế kỉ XIX

C. Đầu thế kỉ XX           

D. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Đáp án D

Câu 24: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?

A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam

B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.

C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.

Đáp án C

Câu 25: Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?

A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.

B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.

C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân.

D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam.

Đáp án C

Câu 26: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?

A. Giai cấp tư sản dân tộc.           

B. Tầng lớp tiểu tư sản.

C. Giai cấp công nhân làm thuê.       

D. Giai cấp nông dân.

Đáp án D

Câu 27: Giai cấp địa chủ phong kiến đã dầu hàng, làm tay sai cho thực dán Pháp, số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Đó là sự phân hoá của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trong thời kì nào?

A. Từ 1858 đến 1897.           

B. Từ 1858 đến 1900.

C. Từ 1897 đến 1914.           

D. Từ 1897 đến 1918.

Đáp án D

Câu 28: Ở bậc Tiểu học trong nền giáo dục Việt Nam thời thuộc Pháp học sinh học chữ gì?

A. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện.

B. Chữ Hán, chữ Pháp.

C. Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn bắt buộc.

D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

Đáp án A

Câu 29: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?

A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.

B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.

C. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

D. Do nhu cầu học tập của nhân dân - ngày một cao

Đáp án C

Câu 30: Chính sách nào dưới đây là Chính sách thâm độc nhất mà thực dân Pháp áp dụng trên lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?

A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.

B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp,

C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.

D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

Đáp án A

Câu 31: Đến năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài bao nhiêu km?

A Có tổng chiều dài 2000 km         

B. Có tổng chiều dài 2059 km

C. Có tổng chiều dài 2159 km         

D. Có tổng chiều dài 2150 km

Đáp án B

Câu 32: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

A. Sản xuất xi mãng và gạch ngói.       

B. Khai thác than và kim loại.

C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.         

D. Khai thác điện, nước.

Đáp án B

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống