Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 116, 117, 118, 119 Bài 72 Ôn tập hình học chi tiết VBT Toán lớp 2 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 116, 117, 118, 119 Bài 72 Ôn tập hình học
Video giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 116, 117, 118, 119 Bài 72 Ôn tập hình học - Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 116 Bài 1: Số?
a) Trong hình bên:
Có ……đoạn thẳng;
Có ……hình tam giác;
Có ……hình tứ giác
b) Trong hình bên:
Có ……đoạn thẳng;
Có ……đường cong.
Trả lời:
a)
Trong hình có những đoạn thẳng sau: AB, BC, AC, CD, DE, EA, BD.
Trong hình có 1 hình tam giác BCD
Trong hình có 2 hình tứ giác ABDE và ACDE
Vậy, em điền vào chỗ chấm như sau:
Trong hình bên:
Có 7 đoạn thẳng;
Có 1 hình tam giác;
Có 2 hình tứ giác.
b)
Trong hình có 4 đoạn thẳng và 8 đường cong. Em điền vào chỗ chấm như sau:
Trong hình bên:
Có 4 đoạn thẳng;
Có 8 đường cong.
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 116 Bài 2: Cho các hình A, B, C, D, E như sau:
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp (theo mẫu)
a) Những hình không là khối trụ: A, ………………
b) Những hình không là khối cầu: …………………
Trả lời:
Quan sát hình, em thấy hình A là khối lập phương, hình B là khối trụ, hình C là khối chóp, hình D là khối hộp chữ nhật, hình E là khối cầu.
Như vậy, em điền kết quả vào chỗ chấm như sau:
a) Những hình không là khối trụ: A, C, D, E
b) Những hình không là khối cầu: A, B, C, D
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 117 Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp (theo mẫu).
Ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:
Điểm A, điểm O và điểm D;
Điểm …, điểm … và điểm …;
Điểm …, điểm … và điểm ….
Trả lời:
Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
Em điền vào chỗ chấm như sau:
Ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:
Điểm A, điểm O và điểm D;
Điểm E, điểm O và điểm B;
Điểm E, điểm D và điểm C;
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 117 Bài 4: Em hãy vẽ tiếp chiếc lọ hoa (theo mẫu) rồi tô màu trang trí.
Trả lời:
Em dùng thước, nối các chấm tròn lại với nhau thành các đoạn thẳng để tạo thành chiếc lọ hoa.
Em nối và tô màu được hình như sau:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 117 Bài 5: Chấm 7 điểm trên ba đường thẳng (hình A) sao cho mỗi đường thẳng có 3 điểm (theo mẫu).
Trả lời:
Quan sát hình A em thấy có 3 đường thẳng, như vậy để có 7 điểm trên 3 đường thẳng này thì mỗi đường thẳng sẽ có 2 điểm và 1 điểm chung giữa 3 đường thẳng này, nên em được hình như sau:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Đo độ dài các đoạn thẳng rồi cho biết đoạn thằng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất
Đoạn thẳng dài nhất là ……
Đoạn thẳng ngắn nhất là ……
Trả lời:
Dùng thước đo độ dài lần lượt các đoạn thẳng, cạnh AB dài 5cm, cạnh CD dài 6 cm, cạnh EG dài 7 cm. Vậy em điền vào chỗ chấm như sau:
Đoạn thẳng dài nhất là EG
Đoạn thẳng ngắn nhất là AB
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 2: Vẽ đoạn thẳng MN dài 8 cm.
Trả lời:
Em dùng thước có chia xăng-ti-mét để vẽ đoạn thẳng MN có 1 điểm trùng với vạch chia số 0 là điểm M, 1 điểm trùng với vạch chia số 8 là điểm N. Em được hình vẽ như sau:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 3: Số?
a) Độ dài đường gấp khúc ABC là ……cm.
b) Độ dài đường gấp khúc BCD là ……cm.
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là ……cm.
Trả lời:
Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó.
Độ dài đường gấp khúc ABC (gồm 2 đoạn thẳng AB và BC) là: 13 + 14 = 27 (cm)
Độ dài đường gấp khúc BCD (gồm 2 đoạn thẳng BC và CD) là: 14 + 14 = 28 (cm)
Độ dài đường gấp khúc ABCD (gồm 3 đoạn thẳng AB và BC và CD) là: 13 + 14 + 14 = 41 (cm)
Em điền vào chỗ chấm như sau:
a) Độ dài đường gấp khúc ABC là 27 cm.
b) Độ dài đường gấp khúc BCD là 28 cm.
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là 41 cm.
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 4: Số?
Kiến xám đến đĩa kẹo theo đường MNPQO. Kiến đen đến đĩa kẹo theo đường ABCDEGHO.
a) Độ dài đường đi của kiến xám là ……cm.
b) Độ dài đường đi của kiến đen là ……cm.
c) Tổng độ dài đường đi của hai con kiến là ……cm.
Trả lời:
Muốn tìm độ dài đường đi của kiến, ta tính độ dài từng đoạn thẳng mà kiến đi qua rồi cộng lại với nhau.
Đường MNPQO gồm 4 đoạn thẳng là MN = 1 cm, NP = 5 cm, PQ = 7 cm, QO = 3 cm (đếm ô vuông)
Độ dài đường đi của kiến xám là: 1 + 5 + 7 + 3 = 16 (cm)
Đường ABCDEGHO gồm 7 đoạn thẳng là AB = 2 cm, BC = 4 cm, CD = 2 cm, DE = 1 cm, EG = 1 cm, GH = 2 cm, HO = 3 cm.
Độ dài đường đi của kiến đen là: 2 + 4 + 2 + 1 + 1 + 2 + 3 = 15 (cm)
Tổng độ dài đường đi của hai con kiến là: 16 + 15 = 31 (cm)
Em điền vào chỗ chấm như sau:
a) Độ dài đường đi của kiến xám là 16 cm.
b) Độ dài đường đi của kiến đen là 15 cm.
c) Tổng độ dài đường đi của hai con kiến là 31 cm.
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 119 Bài 5: Cây cầu là đường gấp khúc ABCD dài 130 m. Tính độ dài đoạn cầu nằm ngang BC, biết tổng độ dài hai đoạn cầu AB và CD là 80 m.
Trả lời:
Muốn tìm độ dài đoạn cầu nằm ngang BC, em lấy tổng độ dài cây cầu trừ đi độ dài hai đoạn cầu AB và CD, phép tính như sau: 130 – 80 = 50 (m)
Em trình bày lời giải như sau:
Bài giải
Độ dài đoạn cầu nằm ngang BC dài số mét là:
130 – 80 = 50 (m)
Đáp số: 50 m