Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 69, 70, 71, 72, 73 Bài 4: Sông Hương – Chân trời sáng tạo

Tải xuống 10 17.6 K 7

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Sông Hương trang 69, 70, 71, 72, 73 chi tiết Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Sông Hương

Khởi động trang 69

Câu hỏi: Đố bạn về tên dòng sông:

Sông gì tên gọi đã xanh?

Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng?

Trả lời:

Sông gì tên gọi đã xanh? (Là sông Lam)

- Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng? (Là sông Hồng)

Khám phá và luyện tập trang 69, 70, 71, 72, 73

Đọc: Sông Hương trang 69, 70

1. Bài đọc

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Sông Hương trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Cùng tìm hiểu:

Câu 1 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc nào?

- Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc là: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của bãi ngô.

Câu 2 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

 Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào?

 Trả lời:

-  Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi: hoa phượng vĩ nở đỏ rực, Hương Giang thành dải lụa hồng cả phố phường.

Câu 3 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với hình ảnh gì?

Trả lời:

- Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với đường trăng lung linh dát vàng.

Câu 4 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

 Vì sao sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế?

Trả lời:

- Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế vì: 

+ Làm cho không khí thành phố trở nên trong lành

+ Làm tan biến những tiếng ồn ào, tạo cho thành phố vẻ đẹp êm đềm.

Viết trang 70

2. Viết

a. Nghe - viết: sông Hương ( từ Mỗi mùa hè tới đến dát vàng)

b. Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp vào mỗi chỗ chấm và thêm dấu thanh (nếu cần):

         Khéo l....             kh... sắc               tròn x...

        l... sáng                trong v...              mạnh kh...

Trả lời:

Khéo léo            khoe sắc               tròn xoe

lóe sáng            trong veo              mạnh khỏe

c. Chọn vần thích hợp với mỗi dấu ba chấm và thêm dấu thanh (nếu cần):

- Vần iu hoặc vần iêu.

           Những hạt sương  mát d...

      N... nhau tr... trên cành

Bầu trời rất là xanh

         Nắng vàng đang kh... vũ.

Theo Nhật Quang

Trả lời:

Những hạt sương  mát dịu

Níu nhau trĩu trên cành

Bầu trời rất là xanh

Nắng vàng đang khiêu vũ.

- Vần an hoặc vần ang.

Ngọn gió thì quen bò ng...

Ngọn gió xa mẹ l... thang đêm ngày.

Ngọn mướp thì ưa leo cây

Rủ đ... bướm đến nhảy dây khắp gi...

Trả lời:

Ngọn gió thì quen bò ngang

Ngọn gió xa mẹ lang thang đêm ngày.

Ngọn mướp thì ưa leo cây

Rủ đàn bướm đến nhảy dây khắp giàn.

Từ và câu trang 71

3. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Cách viết các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng có gì khác nhau? Vì sao?

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Sông Hương trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

- Cách viết ở thẻ màu hồng là chỉ sự vật chung, còn cách việt ở thẻ màu xanh là viết tên riêng một địa danh cụ thể sau đó là chú thích (…) loại sự vật được nêu.

b. Viết tên:

- Một dòng sông, dòng suối hoặc một dòng thác.

- Một ngọn núi, hòn đảo hoặc một bãi biển.

Trả lời:

Một dòng sông, dòng suối hoặc một dòng thác: sông Hồng, suối Tiên, thác Bản Giốc

- Một ngọn núi, hòn đảo hoặc một bãi biển: núi Ba Vì, đảo Phú Quốc, bãi biển Nha Trang.

4. Đặt 2- 3 câu giới thiệu một cảnh sông nước hoặc núi non mà em biết.

Trả lời:

Đặt câu:

- Bãi biển Đà Nẵng xinh đẹp vô cùng.

- Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc nước ta.

Kể chuyện trang 72, 73

5. Kể chuyện

a. Nghe kể chuyện.

b. Kể từng đoạn của câu chuyện Sự tích Hồ Gươm và từ ngữ gợi ý dưới tranh (sgk).

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Sông Hương trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

Kể chuyện Sự tích Hồ Gươm:

Ngày xưa, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng đốt nhà, cướp của, giết người khiến nhân dân ta vô cùng khổ cực.

         Thửa ấy, ở nước ta có ông Lê Lợi, thấy giặc Minh sang cướp nước ta, lại giết hại cả nhân dân ta thì vô cùng căm giận, bèn đứng lên chiêu mộ binh sĩ để đánh đuổi chúng.

         Năm ấy, sau một trận đánh lớn, Lê Lợi đem quân về trú tại một làng nhỏ ở ven sông. Nhân lúc rỗi rãi, mấy người lính của Lê Lợi rủ nhau đi đánh cá ở một khúc sông sâu. Vừa thả một lúc, họ thấy mặt nước xao động. Đoán là có cá to mắc lưới, họ liền kéo lưới lên thì thấy trong lưới có một thanh gươm chuôi nạm ngọc rất đẹp. Một người lính lên tiếng:

          - Không biết thanh gươm qúi này là của ai nhỉ ?

         Người lính vừa dứt lời thì có tiếng nói ở dưới sông vọng lên:

          - Thanh gươm đó là của ta.Ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh. Các ngươi hãy mang thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi.

         Nghe thấy tiếng nói lạ, mấy người lính sợ hãi nhìn nhau. Người lính lớn tuổi nhất hỏi:

          - Nhưng ngươi là ai ? Xin cho chúng tôi biết để chúng tôi còn về thưa lại với chủ tướng Lê Lợi.

         Giọng nói lúc nãy lại từ mặt sông vọng lên, lần này rành rọt hơn:

          - Ta là Long Quân. Lưỡi gươm ấy là gươm thần, ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh. Các ngươi hãy mang thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi.

         Từ khi có thanh gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi càng đánh càng mạnh, giặc Minh thua chạy tơi bời. Nhiều trận, quân giặc chết như rạ. Về sau, giặc Minh sợ quá, cả tướng lẫn quân phải kéo nhau ra xin đầu hàng. Nghĩa quân Lê Lợi đại thắng, Lê Lợi lên ngôi vua, nhân dân ta được sống thanh bình, yên vui.

         Một năm sau, nhân ngày trời trong gió mát. Lê Lợi cùng các quan đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Khi thuyền nhà vua vừa đến giữa hồ thì bỗng có một con rùa vàng rất to từ dưới nước nhô lên, hướng về phía thuyền nhà vua. Rùa vàng gật đầu ba cái chào vua Lê Lợi rồi nói:

          - Xin nhà vua trả gươm cho Long quân.

         Thoạt nghe Rùa vàng đòi gươm, Lê Lợi rất ngạc nhiên, nhưng sau nhớ lại thanh gươm mấy người lính đã dâng cho mình dạo nọ, Lê Lợi mới hiểu ra. Ông liền rút thanh gươm đeo bên mình ra khỏi vỏ. Thì lạ thay thanh gươm rời khỏi tay nhà vua, bay vụt về phía Rùa vàng. Nhanh như cắt Rùa vàng há miệng đớp lấy thanh gươm, gật đầu chào vua Lê Lợi rồi lặn xuống nước.

         Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc, Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm.

         Hoàn Kiếm nghĩa là trả lại gươm. Hồ này còn được gọi là Hồ Gươm.

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

6. Luyện tập thuật lại việc được tham gia (tiếp theo)

a. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các công việc cần làm một tấm bưu thiếp chúc mừng mẹ hoặc cô nhân ngày quốc tế phụ nữ.

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Sông Hương trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

* Sắp xếp lại thứ tự các công việc cần làm một tấm bưu thiếp chúc mừng mẹ hoặc cô nhân ngày quốc tế phụ nữ là:

- Chuẩn bị các vật liệu cần thiết.

- Vẽ hình bưu thiếp

- Cắt theo hình đã vẽ

- Trang trí bưu thiếp

- Viết lời chúc mừng.

b. Viết 4 - 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp.

Trả lời:

 Đầu tiên cần phải chuẩn bị các vật liệu cần thiết. Tiếp đến, vẽ hình bưu thiếp và cắt theo hình đã vẽ. Sau đó, trang trí bưu thiếp. Cuối cùng là viết lời chúc mừng lên thiếp.

Vận dụng trang 73

1. Đọc một bài văn về quê hương.

a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.

b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Sông Hương trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

- Tên bài văn: Quê hương tươi đẹp

- Tác giả: Hồng Linh

- Cảnh đẹp: 

+ Những thửa ruộng nối tiếp nhau. 

+ Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...)

- Cảm xúc:

+ Tự hào

+ Trân trọng quê hương

2. Nói về vẻ đẹp của sông Hương với người thân.

Trả lời:

Nói về vẻ đẹp của sông Hương:

- Sông Hương đẹp vô cùng. Mỗi mùa qua đi, sông Hương lại mang trên mình vẻ đẹp khác nhau. 

- Sông Hương khiến bất cứ du khách nào đến cũng phải sao xuyến. Nó là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho Huế.

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống