34 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 14 có đáp án 2023: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Tải xuống 6 1.3 K 3
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 6 trang gồm 34 câu trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử 8. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 14 có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại:

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 14 có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8

BÀI 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)

Câu 1: Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?

A. Đồng minh những người cộng sản.

B. Quốc tế thứ nhất.

C. Quốc tế thứ hai.

D. Quốc tế thứ ba.

Lời giải

Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với một số tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây chính là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự chuyển biến gì?

A. Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống bao trùm thế giới

B. Chủ nghĩa tư bản đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế

C. Chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

D. Cách mạng công nghiệp bắt đầu được tiến hành ở khắp các nước tư bản

Lời giải

Sự phát triển kinh tế những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Vì sao có thể nói: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?

A. Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông

B. Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông

C. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc

D. Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ

 Lời giải

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thi trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ => Xâm lược thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thu hàng hóa cho chính quốc là hành động tất yếu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

A. Đàn áp phong trào công nhân

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

D. Cuộc cạnh tranh của các tập đoàn tư bản độc quyền

Lời giải

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đâu không phải nội dung chính của lịch sử thế giới thời kì cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)?

A. Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi

B. Phong trào công nhân ở các nước tư bản diễn ra mạnh mẽ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.

D. Văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật phát triển.

Lời giải

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) bao gồm:

- Các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.

- Sự chuyển biến của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XVIII – XX và quá trình xâm lược thuộc địa

- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Cách mạng công nghiệp trong thế kỉ XVIII-XIX

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Vì sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

A. Đánh bại liên minh phong kiến, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Thông qua những bản tuyên ngôn và hiến pháp tiến bộ nhất thời cận đại

D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc CMTS

Lời giải

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa

- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người

- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Quốc gia nào ở châu Á đã tiến hành cải cách thành công và gia nhập hàng ngũ đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Xiêm

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản

D. Ấn Độ

Lời giải

Nhật Bản là quốc gia ở khu vực châu Á tiến hành cải cách thành công thông qua cuộc Duy tân Minh Trị từ năm 1868. Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp, gia nhập hàng ngũ các nước đế quốc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là

A. Cách mạng Hà Lan

B. Cách mạng tư sản Anh

C. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

D. Cách mạng tư sản Pháp

Lời giải

Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là cuộc cách mạng tư sản Anh giữa liên minh quý tộc mới và giai cấp tư sản với triều đình phong kiến Anh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới?

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mĩ

Lời giải

Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Diện tích thuộc địa của Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp. Vì vậy Anh thường được gọi là đế quốc thực dân hoặc đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống lại giới chủ là gì?

A. Đập phá máy móc

B. Bãi công

C. Thành lập các tổ chức công đoàn

D. Khởi nghĩa vũ trang

Lời giải

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên công nhân lầm tưởng nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho họ là máy móc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là

A. Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

B. Thiết lập chế độ Tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới.

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

D. Vô sản hóa một bộ phận giai cấp nông dân

Lời giải

Mâu thuẫn giữa giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sâu xa, đồng thời là mục tiêu chung mà tất cả các cuộc cách mạng tư sản hướng tới giải quyết. Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau sẽ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là

A. Chống lại chế độ quân chủ, lật đổ ách thống trị của nhà vua

B. Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo

C. Diễn ra trong thời đại đế quốc chủ nghĩa

D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lời giải

- Cách mạng Nga 1905 – 1907:  chống lại chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.

- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII: chống lại chế độ phong kiến với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh.

- Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII: chống lại chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giống với cách mạng tư sản Hà Lan ở điểm nào?

A. Đều là cuộc nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.

B. Đều là cuộc cách mạng tư sản chống lại chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Đều là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. Đều có cùng kẻ thù là thực dân Anh và bọn phong kiến.

Đáp án B

Câu 14: Trong các thế kỉ XVII - XIX có khoảng bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của nô lệ da đen ở Bắc Mĩ?

A. 300 cuộc khởi nghĩa.

B. 250 cuộc khởi nghĩa.

C. 100 cuộc khởi nghĩa.

D. 150 cuộc khởi nghĩa.

Đáp án C

Câu 15: Trong giai đoạn thứ nhất Pháp được cứu nguy nhờ:

A. Quân Anh

B. Quân Mỹ

C. Quân Nga

D. Quân Nga và Anh

Đáp án C

Câu 16: Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn thứ hai có ảnh hưởng đến chiến tranh là gì?

A. Cách mạng tháng 10 Nga

B. Nga rút khỏi chiến tranh.

C. Quân Anh và Pháp phản công.

D. Các đồng minh của Đức đầu hàng.

Đáp án A

Câu 17: Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1566 đến năm 1572.

B. Từ năm 1567 đến năm 1572.

C. Từ năm 1568 đến năm 1648.

D. Từ năm 1566 đến năm 1648.

Đáp án D

Câu 18: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuộc cách mạng nào triệt để nhất?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Cách mạng tư sản Pháp.

D. Cách mạng tư sản Đức.

Đáp án C

Câu 19: Sự kiện nào tạo bước ngỏa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ?

A. Công bố Tuyên ngôn độc lập

B. Ngày 17/10/1777, thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.

C. Hội nghị lục địa

D. “ Chè Bốt-xtơn”

Đáp án B

Câu 20: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.

Đáp án C

Câu 21: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.

B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.

D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.

Đáp án B

Câu 22: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc

A. Đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân

B. Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho CNTB phát triển

C. Lật đổ chế độ phong kiến. đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng Hòa

D. A, B, C đúng

Đáp án B

Câu 23: Cách mạng Hà Lan lật đổ đế quốc nào?

A. Lật đổ ách thống trị của vương quốc Bồ Đào Nha

B. Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha.

C. Lật đổ ách thống trị của vương quốc Anh

D. Lật đổ ách thống trị của vương quốc Pháp

Đáp án B

Câu 24: Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược – Chiến tranh thuốc phiện năm nào?

A. 1840- 1844

B. 1840- 1843

C. 1840- 1841

D. 1840- 1842

Đáp án D

Câu 25: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?

A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.

B. Nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.

D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Đáp án A

Câu 26: “Công xưởng của thế giới” là tên gọi chỉ nước nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Pháp

B. Anh

C. Đức

D. I-ta-li-a

Đáp án B

Câu 27: Cải cách nông nô ở đâu đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh?

A. Pháp

B. Đức

C. I-ta-li-a

D. Nga

Đáp án D

Câu 28: Sau cách mạng tư sản, yếu tố nào thúc đẩy nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Tư bản, nhân công, và sự phát triển của máy móc, kỹ thuật.

B. Tư bản, nguồn lao động và thị trường rộng lớn.

C. Vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa.

D. Tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường.

Đáp án A

Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.

B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.

C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.

D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Đáp án C

Câu 30: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới?

A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.

B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ nghĩa Mác.

C. Vì cùng chung một mục đích đó là chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.

D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.

Đáp án A

Câu 31: Lực lượng chủ yếu nổi dậy ngày 4/9/1870 là gì?

A. Công nhân và tiểu tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Đáp án A

Câu 32: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XVI

B. Đầu thế kỉ XVIII

C. Cuối thế kỉ XVIII

D. Năm 1875

Đáp án C

Câu 33: Nga, Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc?

A. Vùng Đông Bắc

B. Vùng Vân Nam.

C. Vùng châu thổ song Dương Tử.

D. Tỉnh Sơn Đông.

Đáp án A

Câu 34: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.

C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái nặng nề.

Đáp án A

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống