Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề)

Tải xuống 40 2 K 10

Tài liệu Bộ đề thi Lịch sử lớp 7 Học kì 1 có ma trận năm học 2021 - 2022 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử 7 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7. Mời các bạn cùng đón xem:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 7 (MẪU THAM KHẢO SỐ 1)

Phần

Bài

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc

nghiệm

Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

1

1

 

2

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

1

1

 

2

Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa

1

 

 

1

Bài 13. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

1

1

 

2

Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

1

 

 

1

Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

1

1

 

2

Tự luận

Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược.

 

 

1 Câu

1

Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

1/2 câu

 

1/2 câu

1

 
Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 1
 
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nhà Lý đổi Quốc hiệu thành Đại việt vào năm nào? Dưới thời vua nào?

A. Năm 1054, thời vua Lý Thánh Tông.

B. Năm 1010, thời vua Lý Thái Tổ.

C. Năm 1072, thời vua Lý Nhân Tông.

D. Năm 1138, thời vua Lý Anh Tông.

Câu 2. Thông tin không đúng về cách tổ chức bộ máy chính quyền trung ương của nhà Lý là

A. vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. các võ tướng vẫn giữ địa vị quan trọng nhất trong triều.

C. nhà vua cho đặt chuông ở trước điện để dân đến kêu oan.

D. vua cha sớm nhường ngôi cho con, lên làm thái thượng hoàng.

Câu 3. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077 là

A. Trần Hưng Đạo.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Phạm Ngũ Lão.

D. Lê Hoàn.

Câu 4. Nhà Tống đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích

 A. giải quyết khó khăn về tài chính trong nước bị cạn kiệt.

 B. trả thù cuộc chiến tranh xâm lược đã bị Lê Hoàn đánh bại trước đây.

 C.dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước.

 D. làm cho nước ta bị suy yếu, tạo điều kiện cho quân Chăm-pa xâm lược.

Câu 5. Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ

A. Khsổng Tử.

B. Lão Tử.

C. Hàn Phi Tử.

D. Mặc Tử.

Câu 6. Dưới thời Trần, cả nước Đại Việt được chia làm bao nhiêu lộ?

A. 10 lộ.

B. 11 lộ.

C. 12 lộ.

B. 13 lộ.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về quân đội thời Trần?

A. Được tuyển dụng theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

B. Xây dựng quân đội theo chủ trương “quân quý hồ tinh bất quý hồ đa”.

C. Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.

D. Nhà Trần chưa thành lập quân đội, khi có chiến tranh sẽ huy động nhân dân chiến đấu.

Câu 8. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Trương Hán Siêu là

A. Phú sông Bạch Đằng.

B. Hịch tướng sĩ.

C. Hỗ trướng khu cơ.

D. Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

Câu 9. Thời nhà Hồ, kinh đô của nước Đại Ngu được chuyển về địa điểm nào dưới đây?

A. Cổ Loa (Hà Nội).                                           

B. Phong Châu (Việt Trì).

C. An Tôn (Thanh Hóa).                                    

D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là do: nhà Hồ

A. không có tướng lĩnh tài giỏi.

B.không xây dựng được thành lũy kiên cố.

C.không có vũ khí tốt, binh lính không đông.

D. không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): 

a. Phân tích nét độc đáo, sáng tạo trong cách đánh giặc Mông – Nguyên của nhà Trần.

b. Em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Câu 2.

a. Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

b. Theo em, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng và ý nghĩa như thế nào?

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) 

Câu 1. Năm 1054, nhà Lý đổi quốc hiệu thành 

A. Đại Nam. 

B. Đại Cồ Việt. 

C. Đại Ngu. 

D. Đại Việt. 

Câu 2. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò? 

A.Các vua nhà Lý tôn sùng đạo Phật nên cấm sát sinh.                               

B.Trâu, bò là động vật quý hiếm. 

C.Trâu, bò là động vật linh thiêng.             

D.Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.  

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau: 

“Tuổi già nhưng sức không già 

Vung gươm Bắc phạt: quân nhà Tống tan 

Xuôi Nam: Chiêm quốc kinh hoàng, 

Thơ thần một áng lời vàng còn lưu?” 

A. Lý Thường Kiệt. 

B. Trần Hưng Đạo. 

C. Trần Khánh Dư. 

D. Lê Hoàn. 

Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân dân nhà Lý đã sử dụng chiến thuật quân sự nào dưới đây? 

A. “Vườn không nhà trống”.                       

B. “Tiên phát chế nhân”. 

C. Đánh chắc tiến chắc.   

D. Đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng. 

Câu 5. Tôn giáo nào chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của cư dân Đại Việt dưới thời Lý? 

A. Phật giáo. 

B. Hin-đu giáo. 

C. Thiên Chúa giáo. 

D. Hồi giáo. 

Câu 6. Bộ Quốc triều hình luật (Hình luật) được ban hành dưới thời 

A. Ngô.        

B. Đinh.       

C. Lý.           

D. Trần. 

Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng về xã hội Đại Việt cuối thời Trần? 

A. Vua, quan, quý tộc ăn chơi sa đọa; bắt nhân dân xay nhiều dịnh thự, chùa chiền. 

B. mâu thuẫn giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc. 

C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình diễn ra sôi nổi. 

D. Nhân dân Đại việt khổ cực dưới ách thống trị và đô hộ của nhà Minh. 

Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng nào dưới đây được xây dựng dưới thời nhà Trần? 

A. Tháp Phổ Minh (Nam Định). 

B. Chùa Diên Hựu (Hà Nội). 

C. Chùa Thiên Mụ (Huế). 

D. Kinh đô Phú Xuân (Huế). 

Câu 9. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu thành 

A. Đại Nam.          

B. Đại Ngu.  

C. An Nam.  

D. Đại Việt. 

Câu 10. Đoạn thơ dưới đây cho em biết điều gì? 

“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. 

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nối rừng sâu, nước độ. 

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng. 

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. 

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, 

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng” 

(Bình Ngô Đại cáo – Nguyễn Trãi) 

A. Quyết tâm chiến đấu chống quân Minh của người Việt. 

B. Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh diễn ra sôi nổi. 

C. Chính sách vơ vét, bóc lột về kinh tế của nhà Minh. 

D. Công cuộc khai hóa văn minh của nhà Minh ở Đại Việt. 

II. Tự luận (5,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 điểm):

a. Trong các thế kỉ X – XII, nhân dân Đại Việt đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm nào? Kết quả của các cuộc kháng chiến đó ra sao?

b. Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XII.

Câu 2. 

a. Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. 

b. Em có nhận xét gì về chính sách quân sự,quốc phòng của Hồ Quý Ly? 

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành dưới thời

A. Lý.                   

B. Trần.      

C. Hồ.                  

D. Lê sơ.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước Đại Việt thời Lý?

A. Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

C. Chế độ thái thượng hoàng được thiết lập.

D. Giúp vua lo việc nước là các quan đại thần.

Câu 3: Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê là

A.Lê Long Đĩnh.          

B.Lê Hoàn.                   

C. Lê Lợi.                      

D.Lý Thường Kiệt.

Câu 4: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.

B.nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.

C.nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.

D.Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.

Câu 5. Công trình kiến trúc tiêu biểu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là

A. Chùa Một cột.

B. Thành Tây Đô.

C. Chùa Thiên Mụ.

D. Thành Đa Bang.

Câu 6. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách nào dưới đây?

A. Ngụ binh ư nông.

B. Nghĩa vụ quân sự.

C. Quân điền.

D. Ngụ nông ư binh.

Câu 7. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu do vua Trần ban cấp được gọi là gì?

A. Thái ấp.

B. Điền trang.

C. Tịch điền.

D. Trang viên.

Câu 8. Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt được biên soạn dưới thời Trần có tên gọi là gì?

A. Đại Việt sử kí.

B. Lam Sơn thực lục.

C. Đại Việt sử kí tiền biên.

D. Việt Nam sử lược.

Câu 9. Nhà Minh đem quân sang xâm lược Đại Ngu vào thời gian nào?

A. Tháng 9/1406.                                               

B. Tháng 10/1406.                                             

C. Tháng 11/1406.                                             

D. Tháng 12/1406.

Câu 10. Tại sao Hồ Quí Ly thực hiện chính sách hạn điền?

A. Hạn chế chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất.

B. Xỏa bỏ chế độ công hữu về ruộng đất.

C. Công nhận chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất.

D. Hạn chế ảnh hưởng của quí tộc, địa chủ.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của quân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII).

b. Theo em, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn có vai trò như thế nào trong bai lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.

Câu 2.

a. Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

b. Em có nhận xét gì về chính sách quân sự,quốc phòng của Hồ Quý Ly?

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng

Câu 1. Năm 1054, nhà Lý đổi quốc hiệu thành

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Việt.

C. Việt Nam.

D. Đại Nam.

Câu 2. Thông tin không đúng về cách tổ chức bộ máy chính quyền trung ương của nhà Lý là

A. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

B. Thiết lập chế độ thái thượng hoàng.

C. Các võ tướng vẫn giữ địa vị quan trọng nhất trong triều.

D. Nhà vua cho đặt chuông ở trước điện để dân đến kêu oan.

Câu 3. Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077

A. Lý Công Uẩn.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Lý Thánh Tông.

D. Lý Nhân Tông.

Câu 4. Lý Thường Kiệt cho quân tiến đánh vào châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm vào mục đích gì?

A. Tiêu diệt bộ chỉ huy quân sự của quân Tống.

B. Tiêu diệt nơi tích trữ lương thảo và khí giới của quân Tống.

C. Đánh vào nơi tập trung lực lượng đông nhất của quân Tống.

D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

Câu 5. Quốc Tử Giám – nơi được coi là trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt được nhà Lý xây dựng năm nào?

A. Năm 1070.                

B. Năm 1075.                

C. Năm 1077.                

D. Năm 1080.

Câu 6. Nhà Trần tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 1226 – 1400.

B. Năm 1227 – 1400.

C. Năm 1228 – 1410.

D. Năm 1229 – 1401.

Câu 7. Cũng giống như nhà Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ

A. Quân chủ lập hiến.

B. Phong kiến phân quyền.

C. Một cung vua – 2 phủ chúa.

D. Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Câu 8. Tác phẩm khoa học quân sự nào dưới đây do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn biên soạn?

A. Hổ trướng khu cơ.

B. Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

C. Binh pháp Tôn Tử.

D. Hịch tướng sĩ.

Câu 9. Thời nhà Hồ, kinh đô của nước Đại Ngu được chuyển về địa điểm nào dưới đây?

A. An Tôn (Thanh Hóa).                                    

B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Cổ Loa (Hà Nội).                                           

D. Bạch Hạc (Việt Trì)

Câu 10. Nhà Minh đã lấy cớ gì để đem quân xâm lược Đại Ngu?

A. Phù Trần diệt Hồ.

B. Nhà Hồ thực hiện cải cách.

C. Quí tộc nhà Trần cầu viện quân Minh.

D. Nhà Hồ đem quân tiến sát biên giới Trung Quốc.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1288) có gì giống và khác so với lần thứ hai (1285)?

b. Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong bai lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.

Câu 2.

a. Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

b. Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly tiến hành.

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là

A. Đại Cồ Việt.              

B. Đại Việt.                   

C. Vạn Xuân.                

D. Đại Nam.

Câu 2:Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào nối nghiệp Tiền Lê

Hoa Lư chốn cũ dời về Thăng Long?”

A. Lê Thánh Tông.        

B. Đinh Tiên Hoàng.     

C.Lê Hoàn.                   

D.Lý Công Uẩn.

Câu 3. Lý Thường Kiệt lựa chọn làm địa điểm nào dưới đây để xây dựng phòng tuyến chặn bước tiến của quân xâm lược Tống?

A. Cửa sông Bạch Đằng.

B. Sông Như Nguyệt.

C. Thành Đa Bang.

D. Thành Tây Đô.

Câu 4. “Nắm chắc những chố mạnh, chố yếu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt mở đầu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bằng một cuộc tiến công trước để tự vệ. Hành động tiến công tích cực đó đã giáng cho kẻ thù một đòn phủ đầu bất ngờ và tạo ra một thế chiến lược chủ động cho toàn bộ cuộc chiến tranh yêu nước.” Đoạn tư liệu trên đề cập đến chiến thuật quân sự nào của quân dân Đại Việt?

A. “Vườn không nhà trống”.                      

B. “Tiên phát chế nhân”.

C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.                   

D. “Đánh điểm diệt viện”.

Câu 5: Bức tranh dưới đây phản ánh nghi lễ nào trong sản xuất nông nghiệp của Đại Việt thời Lý?

A.Lễ mừng lúa mới.

B. Lễ tra hạt.                  

C.Lễ xuống đồng.         

D. Lễ cày tịch điền.

Câu 6. Hình luật là bộ luật thành văn của nước Đại Việt được ban hành dưới thời

A. Lý.                   

B. Trần.      

C. Hồ.                  

D. Lê sơ.

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng tác dụng từ chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý – Trần?

A.Giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa lực lượng quân thường trực và quân dự bị.

B. Giúp nhà nước phong kiến giảm bớt ngân quỹ chi dùng cho quốc phòng.

C. Tạo điều kiện để huy động sức mạnh của toàn dân trong chiến đấu và sản xuất.

D. Giúp giảm bớt lực lượng binh lính do thời Trần đất nước không có chiến tranh.

Câu 8: Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời

A.Tiền Lê.                    

B. Lý – Trần.                 

C.Lê sơ.                        

D. Đinh – Tiền Lê.

Câu 9. Sau khi chiếm được Đại Ngu, Nhà Minh đã xóa bỏ Quốc hiệu của Đại Ngu, thành lập quận nào?

A. Cửu Chân.                                                     

B. Giao Chỉ.

C. Nhật Nam.                                                     

D. Tượng Lâm.

Câu 10:Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là gì?

A.Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.

B.Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.  

C.Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Cánh đánh giặc Mông – Nguyên của nhà Trần có gì khác biệt so với cách đánh giặc Tống của nhà Lý?

b. Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của quân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII).

Câu 2.

a. Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

b. Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly?

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước (2 câu)

Câu 1. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về địa điểm nào dưới đây?

A. Đại La (Hà Nội).

B. Phú Xuân (Huế).

C. Phong Châu (Phú Thọ).

D. An Tôn (Thanh Hóa).

Câu 2. Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

B.Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

C.Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:

“Đố ai đánh Tống, bình Chiêm

Ba ngày phá vỡ Khâm – Liêm hai thành,

Ung Châu đổ nát tan thành,

Mở đầu Bắc phạt, uy danh vang lừng?”

A. Lý Công Uẩn.

B. Lê Hoàn,

C. Trần Hưng Đạo.

D. Lý Thường Kiệt.

Câu 4. Nhà Tống đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích

A. giải quyết khó khăn về tài chính trong nước bị cạn kiệt.

B. làm cho nước ta bị suy yếu, tạo điều kiện cho quân Chăm-pa xâm lược.

C. trả thù cuộc chiến tranh xâm lược đã bị Lê Hoàn đánh bại trước đây.

D. muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước.

Câu 5: Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến nghi lễ nào trong sản xuất nông nghiệp của Đại Việt thời Lý?

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề)

A.Lễ mừng lúa mới.      

B. Lễ tra hạt.                  

C.Lễ xuống đồng.         

D. Lễ cày tịch điền.

Câu 6. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách nào dưới đây?

A. Ngụ binh ư nông.

B. Nghĩa vụ quân sự.

C. Quân điền.

D. Ngụ nông ư binh.

Câu 7. Một chế độ đặc biệt nào dưới đây xuất hiện ở triều đại nhà Trần?

A. Ngôi vua cha truyền con nối.

B. Không lập Hoàng hậu.

C. Không phong Trạng nguyên.

D. Vua cha nhường ngôi, lên làm Thái thượng Hoàng.

Câu 8. Vạn Kiếp tông bí truyền thư là tác phẩm thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Văn học.

B. Lịch sử.

C. Địa lí.

D. Quân sự.

Câu 9: Danh nhân nào dưới đây là người chế tạo ra súng thần cơ?

A. Hồ Hán Thương.

B. Cao Thắng.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Lý Thường Kiệt.

Câu 10. Hai câu thơ dưới đây phản ánh điều gì?

“Nướng đân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

A. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

B. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.

C. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh.

D. Tinh thần độc lập, tự chủ của nhân dân ta.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): 

a. Cách đánh giặc Mông – Nguyên của nhà Trần có điểm gì khác biệt so với cách đánh giặc Minh của nhà Hồ?

b. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Câu 1 (3,0 điểm): 

a. Phân tích nét độc đáo, sáng tạo trong cách đánh giặc Mông – Nguyên của nhà Trần.

b. Em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Câu 2.

a. Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

b. Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly tiến hành.

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Năm 1054, nhà Lý đổi quốc hiệu thành

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Việt.

C. Việt Nam.

D. Đại Nam.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước Đại Việt thời Lý?

A. Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

C. Chế độ thái thượng hoàng được thiết lập.

D. Giúp vua lo việc nước là các quan đại thần.

Câu 3. Lý Thường Kiệt lựa chọn làm địa điểm nào dưới đây để xây dựng phòng tuyến chặn bước tiến của quân xâm lược Tống?

A. Cửa sông Bạch Đằng.

B. Sông Như Nguyệt.

C. Thành Đa Bang.

D. Thành Tây Đô.

Câu 4. Lý Thường Kiệt cho quân tiến đánh vào châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm vào mục đích gì?

A. Tiêu diệt bộ chỉ huy quân sự của quân Tống.

B. Tiêu diệt nơi tích trữ lương thảo và khí giới của quân Tống.

C. Đánh vào nơi tập trung lực lượng đông nhất của quân Tống.

D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

Câu 5. Năm 1075, nhà Lý cho xây dựng

A. Quốc Tử Giám.

B. Văn Miếu.

C. Chùa Thiên Mụ.

D. Tháp Phổ Minh.

Câu 6. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới chính sách nào của nhà Trần?

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề)

A. Hạn điền.

B. Hạn nô.

C. Ngụ binh ư nông.

D. Nghĩa vụ quân sự.

Câu 7. Cũng giống như nhà Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ

A. Quân chủ lập hiến.

B. Phong kiến phân quyền.

C. Một cung vua – 2 phủ chúa.

D. Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Câu 8. Tác phẩm khoa học quân sự nào dưới đây do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn biên soạn?

A. Hổ trướng khu cơ.

B. Binh thư yếu lược.

C. Binh pháp Tôn Tử.

D. Hịch tướng sĩ.

Câu 9. Thời nhà Hồ, kinh đô của nước Đại Ngu được chuyển về địa điểm nào dưới đây?

A. An Tôn (Thanh Hóa).                                    

B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Cổ Loa (Hà Nội).                                           

D. Bạch Hạc (Việt Trì)

Câu 10. Nhà Minh đã lấy cớ gì để đem quân xâm lược Đại Ngu?

A. Phù Trần diệt Hồ.

B. Nhà Hồ thực hiện cải cách.

C. Quí tộc nhà Trần cầu viện quân Minh.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): So sánh đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?

Câu 2. Hồ Quý Ly đã tiến hành những chính sách cải cách nào trên lĩnh vực kinh tế – xã hội? Theo em, nhà Hồ thực hiện các chính sách hạn điền và hạn nô để làm gì?

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành dưới thời

A. Lý.                   

B. Trần.      

C. Hồ.                  

D. Lê sơ.

Câu 2. Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

B.Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

C.Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

Câu 3: Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê là

A.Lê Long Đĩnh.          

B.Lê Hoàn.                   

C. Lê Lợi.                      

D.Lý Thường Kiệt.

Câu 4. “Nắm chắc những chố mạnh, chố yếu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt mở đầu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bằng một cuộc tiến công trước để tự vệ. Hành động tiến công tích cực đó đã giáng cho kẻ thù một đòn phủ đầu bất ngờ và tạo ra một thế chiến lược chủ động cho toàn bộ cuộc chiến tranh yêu nước.” Đoạn tư liệu trên đề cập đến chiến thuật quân sự nào của quân dân Đại Việt?

A. “Vườn không nhà trống”.                      

B. “Tiên phát chế nhân”.

C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.                   

D. “Đánh điểm diệt viện”.

Câu 5. Công trình kiến trúc tiêu biểu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là

A. Chùa Một cột.

B. Tháp Phổ Minh.

C. Chùa Thiên Mụ.

D. Kinh đô Phú Xuân.

Câu 6. Bài “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào năm 1284 - thời điểm sắp diễn ra cuộc kháng chiến chống quân

A. Mông cổ.

B. Nguyên.

C. Tống.

D. Thanh.

Câu 7. Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương

A. Bãi binh, đầu hàng quân giặc.                           

B. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.    

C. “Vườn không nhà trống”.

D. Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

Câu 8. Nhà giáo ưu tú nào được đề cập đến trong câu đố dân gisan dưới đây?

“Muốn cho nước mạnh dân giàu,

Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân,

Mũ cao áo rộng không cần,

Lui về ẩn chốn lâm sơn một mình”

A. Chu Văn An.

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

C. Nguyễn Phi Khanh.

D. Trần Nguyên Đán.

Câu 9. Thời nhà Hồ, kinh đô của nước Đại Ngu được chuyển về địa điểm nào dưới đây?

A. Cổ Loa (Hà Nội).                                           

B. Phong Châu (Việt Trì).

C. An Tôn (Thanh Hóa).                                    

D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là do: nhà Hồ

A.Không có tướng lĩnh tài giỏi.

B.Không xây dựng được thành lũy kiên cố.

C.Không có vũ khí tốt, binh lính không đông.

D.Không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): 

a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh có điểm gì khác biệt?

b. Chỉ ra nguyên nhân quan trọng nhất dẫn dến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh.

Câu 2. 

a. Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

b. Theo em, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có những tiến bộ và hạn chế gì?

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 7 (MẪU THAM KHẢO SỐ 2)

Nội dung kiến thức

Mức độ kiến thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh Tiền Lê

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ phần trăm:

 

 

 

 

 

    1

 0.25đ

     2.5%

 

1

0.25đ

2.5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 câu

0.5 điểm

5 %

2. Nước Đại Việt thời Lý

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ phần trăm:

6

1.5đ

15%

 

 

 

3

0.75đ

7.5%

1

20%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 câu

4.25 điểm

42.5 %

3.  Nước Đại Việt thời Trần

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ phần trăm:

10

2.5đ

25%

 

 

 

4

10%

 

 

 

2

0.5đ

5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16 câu

4 điểm

40 %

4. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly

 

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ phần trăm:

 

4

10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 0.25đ

2.5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 câu

1.25 điểm

12.5 %

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỷ lệ phần trăm:

 20 câu

5 điểm

50 %

9 câu

4 điểm

40 %

4 câu

1 điểm

10 %

 

 

 

33 câu

10 điểm

100 %

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau

Câu 1: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở đâu?

A. Sông Bạch Đằng.       

B. Sông Như Nguyệt.    

C. Sông Mã.                   

D. Sông Thao.

Câu 2: Chính sách về ruộng đất được ban hành dưới thời Hồ Qúy Ly nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất được gọi là gì?

A. Quân điền.                      

B. Lộc điền.                    

C. Hạn điền.                    

D.Phú điền.

Câu 3:Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

A.Trâu, bò là động vật quý hiếm.

B.Trâu, bò là động vật linh thiêng.            

 C.Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

D.Các vua nhà Lý tôn sùng đạo Phật nên cấm sát sinh.                              

Câu 4: Nhà Tống đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích

A. Giải quyết khó khăn về tài chính trong nước bị cạn kiệt.

B. Trả thù cuộc chiến tranh xâm lược đã bị Lê Hoàn đánh bại trước đây.

C. Dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước.

D. Làm cho nước ta bị suy yếu, tạo điều kiện cho quân Chăm-pa xâm lược.

Câu 5: Lý do chủ yếu mà Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô của nhà Lý vì

 A. Thăng Long có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.

 B. Nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.

 C. Thăng Long gần với quê hương của ông (Từ Sơn-Bắc Ninh).

 D. Lý Công Uẩn không thích đất Hoa Lư vì muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tiền Lê.

Câu 6: Chính sách “ngụ binh ư nông” là 

 A. Quân sĩ được nhà nước chia ruộng.

 B. Cho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng.            

 C. Quân sĩ sản xuất nộp sản phẩm để không phải đi lính.

 D. Quân sĩ chỉ cần nộp tiền là không phải đi lính.     

Câu 7: Nhà Lý ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.                   

B.Hình văn.                

C.Hình luật.                     

D. Luật Hồng Đức.

Câu 8: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước thành

A. Đại Việt.         

B. Đại Cồ Việt.           

C. Đại Ngu.                      

D. Đại Nam.

Câu 9:   Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau:

“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”

 (Trương Hán Siêu)

A. Sông Mã          

B. Sông Cả.                 

C. Sông Như Nguyệt.        

D. Sông Bạch Đằng.

Câu 10: Tại sao dưới thời Đinh -Tiền Lê, các nhà sư rất được trọng dụng?

 A. Quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.         

 B. Các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực kinh tế, chính trị rất lớn.   

 C. Nho giáo bị hạn chế phát triển trong xã hội.

 D. Đạo Phật có ảnh hưởng lớn và các nhà sư có học vấn uyên bác nhất trong xã hội.    

Câu 11:   Công lao lớn nhất của các triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê đối với dân tộc là

 A. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

 B. Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

 C. Phát triển kinh tế nông nghiệp.

 D. Củng cố và giữ vững nền độc lập.

Câu 12: Nội dung nào không thể hiện chính xác nguyên nhân  ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt?

 A. Đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.  

 B. Lực lượng quân Mông-Nguyên ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.                

 C. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

 D. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi với nhiều danh tiếng kiệt xuất.   

Câu 13: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập:

A. Đô sát viện.      

B. Văn Miếu.               

C. Quốc Tử Giám            

D. Quốc sử quán.

Câu 14: Hoàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào nửa sau thế kỉ XIV đã chứng tỏ

A. Nhà Trần là vương triều không tốt.

 B. Nội bộ nhà Trần lục đục, mâu thuẫn.                        

 C. Nhà Trần đã giác ngộ và có ý thức dân tộc.

 D. Nhà Trần đã suy yếu, vai trò ổn định và phát triển đất nước không còn.

Câu 15: Bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?

A. Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ nhất.

B. Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai.

C. Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ ba.

D. Cả ba thời kì trên.

Câu 16: Thời nhà Trần, cả nước được chia thành bao nhiêu lộ?

A. 11.                      

B. 12.                   

C. 13.                   

D. 14

Câu 17: Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần, đó là

A. Chế độ cha truyền con nối.                              

B. Chế độ Hoàng hậu.

C. Chế độ Nhiếp chính.  

D. Chế độ Thái thượng Hoàng.

Câu 18: Quốc hiệu của nước ta dưới thời nhà Hồ là

A. Đại Cồ Việt.              

B. Đại Nam.                

C. Đại Ngu.                    

D. Đại Việt.

Câu 19: Thời Trần quân đội được tuyển chọn theo chủ trương:

A. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ.                   

B. Quân đội phải văn võ song toàn.

C. Quân phải đông, nước mới mạnh.                     

D. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

Câu 20: Tháng 1/1258, khi 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược nước ta, trước thế giặc mạnh, vua Trần Thái Tông đã có quyết định

A. Dâng biểu xin hàng.             

B. Dốc toàn lực để phản công.

C. Lui quân để bảo toàn lực lượng.

D. Cho sứ giả sang cầu hòa.         

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cải cách của Hồ Qúy Ly về văn hóa, giáo dục?

A. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

B.  Ban hành chế độ tiền giấy thay cho tiền đồng.                          

C. Dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm để dạy phi tần.

D.  Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.    

Câu 22: Người đã dâng sớ đòi vua Trần chém đầu 7 tên nịnh thần là ai?

A. Nguyễn Phi Khanh

B. Trần Quốc Tuấn.       

C. Trần Thủ Độ.

D.Chu Văn An.

Câu 23: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại là gì?

A. Tài chính đất nước trống rỗng.                         

B. Không được sự ủng hộ của nhân dân.

C. Sự uy hiếp của nhà Minh.                                

D. Sự chống đối của quý tộc Trần.

Câu 24: Tác giả của bộ Đại Việt sử kí là ai?

A. Lê Hữu Trác.

B. Lê Văn Hưu.      

C. Trần Quang Khải.       

D. Trương Hán Siêu.

Câu 25: Tác giả của câu nói: “ Nếu bệ hạ muốn đầu hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là

A. Trần Bình Trọng.            

B. Trần Thủ Độ.   

C. Trần Quốc Tuấn.    

D. Trần Khánh Dư.

Câu 26:Dưới thời nhà Trần, chức quan nào dưới đây đã được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê?

A.Khuyến nông sứ.                

B.Đồn điền sứ.         

C.Hà đê sứ.       

D.An phủ sứ.

Câu 27: Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

A. Kinh thành Huế.                         

B. Hoàng thành Thăng Long.

C. Chùa Một Cột.           

D. Thành nhà Hồ.

Câu 28: Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương

A. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.          

B. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.    

C. “Vườn không nhà trống”.

D. Xây dựng phòng tuyến để ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược.

Câu 29:Bộ luật mới của nhà Trần có tên gọi là gì?

A. Hình thư.                                                         

B. Luật Hồng Đức.

C. Quốc triều hình luật.            .         

D. Luật hình.                  

Câu 30: Tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là:

A. Trần Bình Trọng.             

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Quốc Tuấn.      

D. Trần Khánh Dư.

Câu 31: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?

A. Đạo Thiên Chúa.

B. Đạo Phật.      

C. Đạo Hồi.          

D. Đạo Cao Đài.

Câu 32:Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

B.Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

C.Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 33 :  Phân tích hai đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc Tống của Lý Thường Kiệt.

 

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2021 có ma trận (10 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần, đó là

A. Chế độ Nhiếp chính.  

B. Chế độ Thái thượng Hoàng.

C. Chế độ cha truyền con nối.                                

D. Chế độ Hoàng hậu.

Câu 2: Quốc hiệu của nước ta dưới thời nhà Hồ là

A. Đại Cồ Việt.              

B. Đại Nam.                

C. Đại Ngu.                    

D. Đại Việt.

Câu 3: Thời Trần quân đội được tuyển chọn theo chủ trương

A. quân phải đông, nước mới mạnh.                       

B. quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

C. quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ.                    

D. quân đội phải văn võ song toàn.

Câu 4: Tháng 1/1258, khi 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược nước ta, trước thế giặc mạnh, vua Trần Thái Tông đã có quyết định

A. Lui quân để bảo toàn lực lượng.

B. Cho sứ giả sang cầu hòa.         

C. Dâng biểu xin hàng.             

D.  dốc toàn lực để phản công.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cải cách của Hồ Qúy Ly về văn hóa, giáo dục?

A. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. 

B. Dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm để dạy phi tần.

C.  Ban hành chế độ tiền giấy thay cho tiền đồng.                          

D.  Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.     

Câu 6: Người đã dâng sớ đòi vua Trần chém đầu 7 tên nịnh thần là ai?

A. Nguyễn Phi Khanh

B. Trần Quốc Tuấn.       

C. Trần Thủ Độ.

D.Chu Văn An.

Câu 7: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại là gì?

A. Sự uy hiếp của nhà Minh.                       

B. Sự chống đối của quý tộc Trần.

C. Tài chính đất nước trống rỗng.                

D. Không được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 8: Tác giả của bộ Đại Việt sử kí là ai?

A. Lê Hữu Trác.

B. Lê Văn Hưu.      

C. Trần Quang Khải.        

D. Trương Hán Siêu.

Câu 9: Tác giả của câu nói: “ Nếu bệ hạ muốn đầu hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là

A. Trần Bình Trọng.       

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Quốc Tuấn.      

D. Trần Khánh Dư.

Câu 10:Dưới thời nhà Trần, chức quan nào dưới đây đã được đặt thêm để trông coi, đốc thúc việc đắp đê?

A.Khuyến nông sứ.       

B.Đồn điền sứ.      

C.Hà đê sứ.                  

D.An phủ sứ.

Câu 11 : Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

A. Chùa Một Cột.          

B. Thành nhà Hồ.

C. Kinh thành Huế.                         

D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 12: Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương

A. kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.    

B. “Vườn không nhà trống”.

C.  cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.          

D.  xây dựng phòng tuyến để ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược.

Câu 13:Bộ luật mới của nhà Trần có tên gọi là gì?

A. Quốc triều hình luật.           .         

B. Luật hình.                  

C. Hình thư.                                                         

D. Luật Hồng Đức.

Câu 14: Tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là

A. Trần Bình Trọng.          

B. Trần Thủ Độ.   

C. Trần Quốc Tuấn.      

D. Trần Khánh Dư.

Câu 15: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?

A. Đạo Thiên Chúa.          

B. Đạo Phật.            

C. Đạo Hồi.          

D. Đạo Cao Đài.

Câu 16:Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

B.Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

C.Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 17: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở đâu?

A. Sông Bạch Đằng.       

B. Sông Như Nguyệt.   

C. Sông Mã.         

D. Sông Thao.

Câu 18: Chính sách về ruộng đất được ban hành dưới thời Hồ Qúy Ly nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất được gọi là gì?

A. Quân điền.                     

B. Lộc điền.                    

C. Hạn điền.                

D.Phú điền.

Câu 19:Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?

A.Các vua nhà Lý tôn sùng đạo Phật nên cấm sát sinh.                              

B.Trâu, bò là động vật quý hiếm.

C.Trâu, bò là động vật linh thiêng.            

D.Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. 

Câu 20: Nhà Tống đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích

A. giải quyết khó khăn về tài chính trong nước bị cạn kiệt.

B. làm cho nước ta bị suy yếu, tạo điều kiện cho quân Chăm-pa xâm lược.

C. trả thù cuộc chiến tranh xâm lược đã bị Lê Hoàn đánh bại trước đây.

D. muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước.

Câu 21: Lý do chủ yếu mà Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô của nhà Lý vì

A. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.

B. Thăng Long gần với quê hương của ông (Từ Sơn-Bắc Ninh).

C. đất Thăng Long hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.

D. Lý Công Uẩn không thích đất Hoa Lư vì muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tiền Lê.

Câu 22: Chính sách “ngụ binh ư nông”là

 A. cho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng.            

 B. quân sĩ sản xuất nộp sản phẩm để không phải đi lính.

 C. quân sĩ chỉ cần nộp tiền là không phải đi lính.     

 D. quân sĩ được nhà nước chia ruộng.

Câu 23: Nhà Trần ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.                   

B. Hình văn.                  

C.Hình luật.                    

D. Luật Hồng Đức

Câu 24: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước thành

A. Đại Việt.          

B. Đại Cồ Việt.            

C. Đại Ngu.                     

D. Đại Nam.

Câu 25:   Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau

Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao

(Trương Hán Siêu)

A. sông Mã           

B. sông Cả.                 

C. sông Như Nguyệt.        

D. sông Bạch Đằng

Câu 26: Tại sao dưới thời Đinh -Tiền Lê, các nhà sư rất được trọng dụng?

 A. Quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.         

 B. Đạo Phật có ảnh hưởng lớn và các nhà sư có học vấn uyên bác nhất trong xã hội.     

 C. Các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực kinh tế, chính trị rất lớn.   

 D. Nho giáo bị hạn chế phát triển trong xã hội.

Câu 27: Công lao lớn nhất của các triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê đối với dân tộc là:

 A. Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

 B. Phát triển kinh tế nông nghiệp.

 C. Củng cố và giữ vững nền độc lập.

 D. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 28: Nội dung nào không thể hiện chính xác nguyên nhân  ba lần giặc Mông-Nguyên thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt?

 A. Đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.  

 B. Lực lượng quân Mông-Nguyên ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.                

 C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi với nhiều danh tiếng kiệt xuất.   

 D. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

Câu 29: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập:

A. Đô sát viện.      

B. Văn Miếu.             

C. Quốc Tử Giám               

D. Quốc sử quán.

Câu 30: Hoàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào nửa sau thế kỉ XIV đã chứng tỏ:

 A. Nhà Trần là vương triều không tốt.

 B. Nhà Trần đã suy yếu, vai trò ổn định và phát triển đất nước không còn.

 C. Nội bộ nhà Trần lục đục, mâu thuẫn.                        

 D. Nhà Trần đã giác ngộ và có ý thức dân tộc.

Câu 31: Bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?

A. Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ nhất.

B. Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai.

C. Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ ba.

D. Cả ba thời kì trên.

Câu 32: Thời nhà Trần, cả nước được chia thành bao nhiêu lộ?

A. 11.                      

B. 12.                   

C. 13.                   

D. 14

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 33: Phân tích điểm độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc Nguyên – Mông của nhà Trần.

Tài liệu có 40 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

3

2 đánh giá

1
1
Võ Đình Phong 7/2

Võ Đình Phong 7/2

2021-12-29 19:26:42
ko có đáp án
Tải xuống