Cô bé bán diêm: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 5 13.8 K 21

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Cô bé bán diêm thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, gồm 5 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Cô bé bán diêm Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Cô bé bán diêm Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6:

 Cô bé bán diêm: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý (ảnh 1)

Tác giả tác phẩm Cô bé bán diêm - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả

- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

   + Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

   + Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu chuyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

   + Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

Cô bé bán diêm - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích

2. Xuất xứ: 

- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

- In trong truyện cổ Andersen

3. Phương thức biểu đạt : Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt: 

Câu chuyện kể về cuộc đời đầy bất hạnh của em bé bán diêm. Em mồ côi mẹ, bà cũng đã mất, em phải ở với người cha nghiện rượu và hay đánh đập mình. Trong đêm giao thừa, lạnh lẽo, tuyết rơi kín mặt đường, mọi người đều ở trong nhà. Còn em phải đi bán diêm mà suốt cả ngày em chẳng bán được que diêm nào. Em ngồi nép trong vào góc tường, đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm, em tưởng chừng như một chiếc lò sưởi hiện ra. Lần thứ hai, em quẹt diêm hiện ra một bàn ăn thịnh soạn, lần thứ ba cây thông Noel hiện ra một cây rất lớn và được trang trí lộng lẫy. Lần thứ tư hình ảnh bà ấm áp hiện ra, em đã quẹt hết tất cả chỗ diêm để níu giữ hình ảnh của bà và mong muốn bà cho em đi cùng bà, thế là hai bà cháu cùng nhau bay vút lên cao. Sáng hôm sau, sáng mùng một người ta thấy em bé có đôi má hồng và đôi mỉm cười, em đã chết vì rét trong đêm giao thừa.

Cô bé bán diêm - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6

6. Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “tay em đã cứng đờ ra”: Hoàn cảnh vô cùng đáng thương của em bé bán diêm tội nghiệp

Đoạn 2: Tiếp đó đến “ họ đã về chầu Thượng đế”: Những lần quẹt diêm và những giấc chiêm bao đẹp đẽ của em bé

Đoạn 3: Còn lại: Kết cục đáng thương của em bé bán diêm.

7. Giá trị nội dung: 

- Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

- Ca ngợi nghị lực sống của em bé dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn mơ ước về một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn.

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc.

- Tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phận bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố

- Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà

- Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống

⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô đơn và đói rét

- Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét

- Không gian : Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt

   + Trời rét , tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần

   + Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm

⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc

2. Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

- Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.

- Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp

   + Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm

   + Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ

   + Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình

   + Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà

   + Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế

⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé.Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

3. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

- Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em

⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo

⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống