Với giải Luyện tập và Vận dụng 2 trang 140 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 140 Địa Lí lớp 6: Vì sao có tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương"?
Lời giải:
- Tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương" vì khu vực bao quanh Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra động đất và phun trào núi lửa; có hình dạng giống vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km.
- Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa; đó là một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung đảo, quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Nó còn có tên gọi khác là vành đai địa chấn Thái Bình Dương.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Địa Trung Hải.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/138, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?
A. 70 - 80km.
B. Dưới 70km.
C. 80 - 90km.
D. Trên 90km.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/136, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/138, lịch sử và địa lí 6.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: