Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn 8 có đáp án năm 2023

Mua tài liệu 18 24.1 K 71

Tài liệu Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2022 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Ý nghĩa hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là gì?

a. Người dân chài đầy vị mặn của biển

b. Người dân chài khỏe mạnh, cường tráng và gắn bó máu thịt với biển khơi

c. Người dân chài có làn da rám nắng

d. Vị mặn mòi của biển

2. Điểm giống nhau giữa Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì?

a. Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn với lịch sử dân tộc

b. Vừa mng tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí, nguyện vọng dân tộc

c. Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc

d. Cả a, b, c

3. Câu cầu khiến nào dưới đây không dùng để khuyên nhủ?

a. Có phải duyên nhau thì thắm lại./ Đừng xanh như lá, bạc như vôi

b. Các bạn trật tự đi!

c. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua

d. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!

4. Điều gì không xuất hiện trong nỗi nhớ của Tế Hanh khi phải xa quê hương?

a. Màu nước xanh

b. Cá bạc

c. Biển lặng gió

d. Con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

5. Ý nghĩa câu kết: “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” thể hiện điều gì?

a. Lời ban bố quyết định dời đô

b. Lời phủ dụ yên dân

c. Sự rút ngắn khoảng cách giữa vua và nhân dân trăm họ

d. Cả a, b, c

6. Câu nào sau đây là câu phủ định bác bỏ?

a. Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc

b. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp

c. Không, chúng con không đói nữa đâu

d. Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm.

II. Tự luận (7 điểm)

1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau:

Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (1đ)

2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

- Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! (1đ)

3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài. (1đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

Bộ Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2022 có đáp án (4 đề)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

b

d

b

c

d

c

II. Phần tự luận

1.

Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau:

Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.

Trật tự từ của các thời đại trong câu: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (0.5đ)

Thể hiện thứ tự thời gian lịch sử. thời đại nào xuất hiện trước nêu trước, thời đại xuất hiện sau nêu sau.(0.5đ)

2.

Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

   - Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!

Kiểu câu cảm thán. (0.5đ)

Hành động bộc lộ cảm xúc. (0.5đ)

3.

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)

Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.

-----------------------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 2)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?

a. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ

b. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày

c. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả

2. Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?

a. Tâm trạng vui tươi, lạc quan thưởng ngoạn ánh trăng

b. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng

c. Lòng say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù tăm tối

d. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng

3. Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để lựa chọn làm kinh đô mới?

a. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi

b. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi

c. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng

d. Cả a, b, c

4. Văn bản Nước Đại Việt ta nêu lên những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?

a. Tiền đề về nhân nghĩa

b. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt

c. Cả a và b

5. Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?

a. Hành động trình bày

b. Hạnh động cầu khiến

c. Hành đông bộc lộ cảm xúc

d. Hành động hứa hẹn

6. Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?

a. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi

b. Phê phán lối học thụ động

c. Phê phán lối học vẹt

d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn

7. Qua đoạn trích Đi bộ ngao du, em hiểu Ru – xô là người như thế nào?

a. Là người giản dị

b. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên

c. Người yêu tự do

d. Cả a, b, c

8. Quan hệ vai giao tiếp giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may là:

a. Quan hệ ngang hàng

b. Quan hệ trên dưới

c. Quan hệ thân sơ

II. Tự luận (6 điểm)

1. Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).

2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ. (4đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

b

c

d

c

b

a

d

b

II. Phần tự luận

1.

Chép nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).

- Nguyên văn:

      Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

      Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

      Cuộc đời cách mạng thật là sang. (1đ)

   - Nội dung: bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng còn đầy gian khổ. (0.5đ)

   - Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt, giọng điệu lạc quan, tươi vui, ngôn ngữ dể hiểu, hình ảnh chân thực đời thường. (0.5đ)

2.

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)

b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:

   - Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):

      + Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.

      + Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.

      + Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

      + Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.

      + Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.

      + Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.

      + Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.

   - Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):

      + Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.

      + Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.

      + Bố cục: 4 phần

      + Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

      + Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.

c. Kết bài (0.5đ)

   Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

-----------------------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 3)

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:

a. Làm cho dân được giàu có, ấm no

b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp

c. Thương dân, trừ bạo ngược

2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?

a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa

b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa

d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?

a. Hành động hỏi

b. Hành động trình bày

c. Hành động cầu khiến

d. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?

a. Học phải theo mục đích chân chính

b. Học phải đi đôi với hành

c. Phải làm theo điều được học

d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất

6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?

a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn

b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép

c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi

d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi

II. Tự luận (6 điểm)

1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)

2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

c

a

d

a

b

c

II. Phần tự luận

1.

Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?

Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)

Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)

2.

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)

   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)

   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)

   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)

3.

Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)

   - HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)

   - HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:

      + Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)

-----------------------------------------------------------------

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 4)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nội dung phản ánh của Chiếu dời đô là gì?

a. Ý chí tự cường của nhân dân ta

b. Khát vọng của nhân dân Đại Việt về một đất nước độc lập, tự cường và thống nhất

c. Ý chí của một nhà vua yêu nước

d. Ý chí của một nhà vua yêu nước, có tài lãnh đạo và có tầm nhìn xa trông rộng

2. Trong Bàn về phép học, Nguyễn Thiếp chủ yếu bàn về vấn đề gì?

a. Bàn về lối học hình thức

b. Bàn về mục đích học tập

c. Bàn về phương pháp học tập

d. Bàn về mục đích, phương pháp và tác dụng của việc học chân chính

3. Bác phó may dựa vào tính xấu nào của ông Giuốc – đanh để moi tiền ông ta?

a. Thói học đòi làm sang

b. Thói ưa nịnh

c. Sự quê kệch

d. Thói hoang phí

4. Câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe” thuộc kiểu hành động nói nào?

a. Hành động hỏi

b. Hành động cầu khiến

c. Hành động trình bày

d. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí minh trong bài thơ Ngắm trăng là:

p>a. Yêu thiên nhiên say mê, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của đêm trăng

b. Yêu quý, trân trọng trăng như người bạn tinh thần

c. Tinh thần thép vượt khó khăn, tâm hồn tự do hướng đến thiên nhiên

d. Cả a, b, c

6. Trật tự trong câu nào dưới đây biểu thị trình tự trước sau theo thời gian của sự việc được nói đến?

a. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó người ta đã chụp rồi

b. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

c. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

d. Sen tàn cúc lại nở hoa

II. Tự luận (7 điểm)

1. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) (2đ)

2. Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau:

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (1đ)

b. Đào tổ nông thì cho chết! (1đ)

3. Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

b

d

a

d

d

c

II. Phần tự luận

1.

Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ:

      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

      Cuộc đời cách mạng thật là sang.

         (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) (2đ)

      - Thể hiện cốt cách chiến sĩ cách mạng trong tâm hồn của vị khách lâm tuyền hòa mình vào thiên nhiên (0.5đ)

      - Dù cuộc sống kháng chiến còn gian khổ thiếu thốn, bàn đá chông chênh gợi sự hông vững vàng nhưng bác vẫn một lòng hướng về cách mạng với nhiệm vụ cao cả dịch sử Đảng.

    Nghệ thuật đối, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh: lạc quan, ung dung, tầm vóc lớn lao (0.5đ)

   - Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu kết dí dỏm. Cuộc đời cách mạng hi sinh gian khổ nhưng Bác lại thấy sang bởi:

      + Bác được sống hòa cùng thiên nhiên.

      + Bác được trở về hoạt động cách mạng sau bao nhiêu năm bôn ba xứ người

      + Mục đích làm cách mạng cao đẹp: cứu nước, cứu dân.

2.

Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau:

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.(1đ)

b. Đào tổ nông thì cho chết!

    Kiểu câu cám thán, hành động bộc lộ cảm xúc. (1đ)

3.

Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ)

HS nêu lên được quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước:

      + Có nền văn hiến lâu đời (0.5đ)

      + Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác (0.5đ)

      + Có phong tục, tập quán, lối sống riêng (0.5đ)

      + Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế (0.5đ)

      + Có nhân tài, hào kiệt (0.5đ)

Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc (0.5đ)

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I (5.0 điếm):

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gươngng trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

 

1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên.

 

2. Những câu thơ ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng của nhà thơ Tế Hanh mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa bài thơ em được học với những câu thơ trên.

 

3.

a) Chép thuộc một đoạn em thích nhất trong bài thơ đã học đó.

b) Hãy trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ em vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ),

 

Phần II (5.0 điểm):

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, 2012 )

1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì?

2. Cho câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.”

a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì?

b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào?

3. Từ đoạn trích đã cho kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối vơi tuổi học trò.

---------------Hết-------------

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần I  (5.0 điếm):

Câu 1:

- Chỉ ra các biện pháp: nhân hóa (hàng tre soi tóc), ẩn dụ (nước gương trong), so sánh (tâm hồn tôi là một buổi trưa hè) 0.5đ

- Tác dụng: 0.5đ

+ Gợi hình: cảnh sắc sông nước quê hương (nước trong như gương, hàng tre như người con gái đẹp soi bóng xuống mặt nước, những trưa hè tỏa nắng lấp lánh trên sông)

+ Gợi cảm : tình yêu quê hương bình dị đã đi vào hồn người thành kỷ niệm ấu thơ đẹp đẽ

Câu 2:

- Gợi nhớ bài Quê hương 0.5đ

- Điểm tương đồng của 2 bài thơ: 0.5đ

+ Cùng đề tài sáng tác: tình yêu quê hương

+ Cùng sử dụng những hình ảnh đẹp, quen thuộc của quê hương

Câu 3:

a. Chép chính xác đoạn thơ yêu thích (Ít nhất 2 câu). Mỗi lỗi sai trừ 0.25đ

b.

- Hình thức: đảm bảo dài 10 câu (0.5đ), có gạch chân câu phủ định (0.25đ)

- Nội dung: phân tích các giá trị nội dung (tình yêu quê hương, trân trọng những giá trị tâm hồn, tâm linh của quê hương) và nghệ thuật (Các hình ảnh tu từ đặc sắc) của đoạn thơ.

Phần II (5.0 điểm):

Câu 1:

- Phương thức: nghị luận 0.5đ

- Nội dung: mỗi người đều có ước mơ riêng (0.5đ); đừng để ai đánh cắp, chi phối ước mơ của mình (0.5đ)

Câu 2:

- Kiểu câu: trần thuật

- Mục đích nói: trình bày

Câu 3:

Hình thức: Đảm bảo dài 1 trang giấy, đúng bố cục 3 phần, trình bày mạch lạc

Nội dung:

- Giải thích: ước mơ (những điều tốt đẹp mà ta mong muốn, khát khao đạt được); tuổi học trò (lứa tuổi đi đang đi học, hồn nhiên, nhiều mộng tưởng)

- Ý nghĩa của ước mơ đối với tuổi học trò: ở hiện tại (động lực học tập), ở tương lai (là mục đích sống). Không có ước mơ sẽ thấy tẻ nhạt, nhàm chán hoặc quá mơ mộng sẽ ảo tưởng, thất vọng. HS trình bày các ý nghĩa này phải có dẫn chứng xác đáng.

- Liên hệ bản thân: cần nuôi dưỡng ước mơ mỗi ngày (dù lớn hay nhỏ), có hành động nỗ lực cụ thể hóa giấc mơ.

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Chiếu dời đô
B. Hịch tướng sĩ
C. Bàn luận về phép học
D. Bình Ngô đại cáo

2. Đoạn văn trên của tác giả nào?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Nguyễn Thiếp
C. Nguyễn Trãi
D. Lí Công Uẩn

3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?
A. Tấu
B. Cáo
C. Hịch
D. Chiếu

4. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tấu được viết bằng văn xuôi.
B. Tấu được viết bằng văn vần.
C. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu.
D. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.

5. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Học là để biết rõ đạo.
B. Học là để trở thành người có tri thức.
C. Học để có thể mưu cầu danh lợi
D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.

6. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh

7. Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường.”?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi
C. Phê phán thói học thụ động, bắt chước
D. Phê phán thói lười học

8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.”?
A. Hành động bộc lộ cảm xúc
B. Hành động hỏi
C. Hành động trình bày
D. Hành động điều khiển

9. Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu nghi vấn
B. Câu phủ định
C. Câu cầu khiến
D. Câu cảm thán

10. Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dùng để yêu cầu
B. Dùng để hỏi
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để kể lại sự việc

11. Các từ cầu khiến “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải…” thuộc từ loại gì?
A. Phó từ
B. Đại từ
C. Quan hệ từ
D. Tình thái từ

12. “Lượt lời” là gì?
A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại
B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại
C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại
D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau

II. Tự luận (7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau, viết thành bài văn có độ dài từ 400 đến 500 chữ.

Đề 1. Nhiều người còn chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học”. Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Đề 2. Em hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

A

D

D

C

B

A

B

B

D

D

 

II. Tự luận (7 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau, viết thành bài văn có độ dài từ 400 đến 500 chữ.

Dàn ý Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.

→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.

b. Phân tích

Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.

Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận về tác hại của thuốc lá

1. Mở bài

Giới thiệu thuốc là và tác hại của thuốc lá.

2. Thân bài

a. Tình hình hút thuốc lá hiện nay

Mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ 4 giây lại có một người chết.

Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. 26% thanh thiếu niên độ tuổi 14-24 đã làm quen với khói thuốc.

b. Tác hại của khói thuốc lá với người sử dụng

Đối với hệ hô hấp: Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi; ngoài ra thuốc lá còn gây ra các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính,…

Đối với hệ tuần hoàn: thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lí tim mạch (xơ vừa thành mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao,…).

Đối với hệ thần kinh: thành phần trong khói thuốc lá tác động mạnh mẽ nhất đến hệ thần kinh trung ương là nicotin hình thành hiện tượng lệ thuộc vào nó.

Đối với hệ tiêu hóa: hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu hóa: miệng, vòng họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan…

Đối với cơ quan sinh sản, sinh dục: gây rối loạn nội tiết hoocmon trong cơ thể của cả nam và nữ.

Các tác hại khác: ảnh hưởng đến da, tóc, hoạt tính của hoocmon điều hòa đường huyết, …

c. Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh

Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.

Hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, phổi và nguy cơ đột qụy cũng rất cao.

3. Kết bài

Khái quát lại những tác hại của thuốc lá và liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. ĐỌC HIỂU : (4,0 điểm)  

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

 

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

(Ngữ văn 8, tập 2)

1. Tên của bài thơ trên là gì ? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)

2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì ? (1,0 điểm)

3. Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” được sử dụng biện pháp tu từ nào? (1,0 điểm)

4. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (1,0 điểm)

B. TẬP LÀM VĂN : (6,0 điểm)

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

A. ĐỌC HIỂU : (4,0 điểm)  

1. - Tên của bài thơ : Quê hương.

   - Tác giả : Tế Hanh.

2. Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm.

3. Biện pháp tu từ : So sánh.

4. Nội dung chính của văn bản :

- Miêu tả bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.

- Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

B. TẬP LÀM VĂN : (6,0 điểm)

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề.

Mối quan hệ giữa học và hành.

c. Triển khai vấn đề nghị luận.

Vận dụng tốt các phương thức nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm,…

- Giới thiệu mối quan hệ giữa học và hành.

- Giải thích :

+ Học là gì ?

+ Hành là gì ?

+ Vì sao học phải đi đôi với hành ?

- Tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành.

- Bài học/ ý nghĩa/… rút ra.

d. Sáng tạo.

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu.

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Phần I: ĐỌC HIỂU: (3 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?

Câu 3: (1 điểm) Câu văn: “Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?

Câu 4: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Phần II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lợi ích của bảo vệ môi trường.

Câu 2: (5 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ “Ngắm trăng”

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần I: ĐỌC HIỂU: (3 điểm)

Câu 1 (0.5 đ)

Yêu cầu trả lời:

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000.

Hướng dẫn chấm:  

- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 2 (0.5 đ)

Yêu cầu trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 3 (1 đ)

Yêu cầu trả lời:

Trật tự từ trong những bộ phận in đậm trên thể hiện trình từ quan sát của người nói.

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0.5: Trình bày được ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Câu 4 (1 đ)

Yêu cầu trả lời:

Nội dung của đoạn văn nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.

- Điểm 0.5 : Trình bày được ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Phần II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 đ)

Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận.

- Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

- Bố cục: Chặt chẽ, ngắn gọn.

Hướng dẫn chấm:

Điểm 2: Viết được đoạn văn với đầy đủ các ý.

Điểm 1: Viết được đoạn văn với 1/2 các ý.

Điểm 0.5: Viết được đoạn văn với 1/3 các ý.

Điểm 0.: Không viết được đoạn văn.

Câu 2: (5 đ)

*Yêu cầu chung:

Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.

- Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

- Bố cục: Chặt chẽ, đủ ba phần của bài văn.

* Yêu cầu cụ thể:

a, Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. (0,5đ)

- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề. Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Phần kết bài khái quát được vấn đề.

- Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đầy đủ như trên. Phần thân bài có một đoạn văn.

- Điểm 0: Không làm bài.

b, Xác định đúng vấn đề nghị luận. (0.25 đ)

- Điểm 0,25: Xác định đúng đối tượng nghị luận, nêu được vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ

- Điểm 0: Xác định sai, trình bày sai đối tượng nghị luận.

c, Chia đối tượng nghị luận thành các phần phù hợp, được triển khai hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, trình bày được những kiến thức về đối tượng nghị luận.

- Điểm 3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể tham khảo dàn bài sau:

+ Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục.

+ Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.

+ Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một "thi gia" đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.

- Điểm 3 – 3,5 đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên nhưng còn một số phần chưa đầy đủ hoặc còn liên kết chưa chặt chẽ.

- Điểm 2 – 2,5 đáp ứng được 2/4 – ¾ các yêu cầu trên.

- Điểm 1 – 1,5 đáp ứng được ¼ các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25 – 0.5 hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.

- Điểm 0 không đáp ứng được các yêu cầu trên.

d, Sáng tạo (0.5đ)

- Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, lời văn chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, dập khuôn, máy móc.

e, Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25đ)

- Điểm 0.25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :

Việc nhân nghĩa cốt để yêu dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

 (Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1: (0,5 điểm)

Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.

Câu 2: (0,5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.  

Câu 3: (0,5 điểm)

 Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Câu 4: (0,5 điểm)

Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ in đậm trong câu thơ:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Câu 5: (1 điểm)

Qua đoạn thơ, tác giả khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa vào những yếu tố nào?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Qua đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của tác giả. Em có nhận xét gì về tư tưởng đó? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn 5- 7 câu).

Câu 2: (5 điểm)

Em hãy viết một bài văn nghị luận về tác dụng của việc đọc sách.

- HẾT-

ĐÁP ÁN GỢI Ý

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

1. Tác phẩm: Nước Đại Việt ta (Bình ngô đại cáo)

    Tác giả: Nguyễn Trãi

2. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận trung đại

3. “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

     Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

à Câu trần thuật

4. Trật tự từ in đậm thể hiện thứ tự trước sau của các triều đại (Triều đại của lịch sử Việt Nam: Triệu, Đinh, Lí, Trần; Triều đại của lịch sử Trung Quốc: Hán, Đường, Tống, Nguyên)

5. Yếu tố xác định độc lập chủ quyền:

- Nền văn hiến lâu đời.

- Lãnh thổ riêng.

- Phong tục, tập quán riêng.

- Truyền thống lịch sử riêng.

- Chủ quyền riêng

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1:

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu

c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn:

Quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:

- Yên dân: giúp cho dân có cuộc sống yên ổn.

- Trừ bạo: diệt trừ giặc Minh xâm lược.

à Nhân nghĩa là yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

- Tư tưởng tiến bộ: thương yêu dân gắn với yêu nước chống giặc ngoại xâm.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

2. Em hãy viết một bài văn nghị luận về tác dụng của việc đọc sách.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

b.  Xác định đúng vấn đề nghị luận:Tác dụng của việc đọc sách.

c. Triển khai nội dung nghị luận

Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài:

- Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.

- Vai trò của sách trong giai đoạn hiện nay- không có gì thay thế được.

- Tác dụng của việc đọc sách:

+ Cung cấp thông tin tri thức mọi mặc.

+Bồi dưỡng đạo đức, tình cảm, hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng quê hương đất nước.

+Bồi dưỡng, giáo dục nâng cao khiếu thẩm mĩ.

+ Đọc sách là đích hướng đến của tất cả mọi người.

- Biết lựa chọn sách để đọc.

- Liên hệ bản thân.

d. Sáng tạo: Lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu hình ảnh.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Câu 1: (2 điểm)

Chép lại theo trí nhớ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân). Nêu giá trị nội dung bài thơ.

Câu 2:  (2 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến

b. Chỉ ra những câu cầu khiến trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cầu khiến:

Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:

- Đi thôi con.

(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 3:  (6 điểm)

Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên./

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1: (2 điểm)

- Chép chính xác bài thơ (1 điểm)

- Nội dung:Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc,cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.(1 điểm)

Câu 2:  (2 điểm)

a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến    

- Câu cầu khiến là câu có chứa các từ ngữ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến.

- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...

- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm

b. Câu cảm thán: Đi thôi con!             

- Các câu trên là câu cầu vì chúng chứa các từ ngữcầu khiến: đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.                                     

Câu 3:  (6 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp.

b.Yêu cầu về kiến thức:

* Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề:  Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh...

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau:

Mở bài (1 điểm):

– Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ)

– Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ)

Thân bài (4 điểm):

a. (1 đ): giải thích học là gì:

– Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm … nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ)

– Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.

Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ)

b. (1,5đ): Tại sao học đi đôi với hành:

Tức là học với hành phải đi đôi không phải tách rời hành chính là phương pháp.

–  Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức, có lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì học chẳng để làm gì cả vì tốn công sức thì giờ vàng bạc…(0,75đ)

– Nếu hành mà không có lý luận chỉ đạo lý thuyết soi sáng dẫn đến mò mẫm sẽ lúng túng trở ngại thậm chí có khi sai lầm nữa, việc hành như thế rõ ràng là không trôi chảy….(Có dẫn chứng).(0,75đ)

c. (1,5đ): Người học sinh học như thế nào:

–  Động cơ thái độ học tập như thế nào: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống (0,5đ); Luyện tập như thế nào: Chuyên cần, chăm chỉ…. (0,25đ)

–  Tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức.(0,5đ) Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ.(0,25đ)

Kết bài (1 điểm):

– (0,5đ) Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập.

– (0,5đ) Suy nghĩ bản thân.

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)  

              Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CÁI GIÁ CỦA KHẨU TRANG

         Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết ở người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết người nam giới nhiều hơn và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

         (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

Câu 3: (1,0 điểm) “Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 4: (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 5: (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19?

Câu 6: (5,0 điểm) Em hãy chứng minh tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm trước hoạ ngoại xâm của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ .

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)  

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Xét kiểu câu theo phân chia mục đích nói: câu trần thuật

3. Đây là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều hướng khác nhau.

*Em đồng tình với ý kiến trên:

- Bởi vì sức khỏe của con người phụ thuộc rất nhiều vào hệ miễn dich. Nếu hệ miễn dịch của con người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì con người tránh được những nguy cơ bị bệnh dịch và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

- Ngược lại, nếu sức khỏe của con người không tốt, hệ miễn dịch yếu thì vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể và làm tổn hại đến sức khỏe của chúng ta.

- Chính vì vậy, con người cần ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng cơ thể và đảm bảo sức khỏe của mình.

4. Đây là dạng câu hỏi mở, HS có thể lựa chọn rút ra bài học sâu sắc có ý nghĩa nhất với bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu:

- Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh: Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin.Tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều,...

- Mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc tự giác thực hiện các biện pháp để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân mình. Tự bảo vệ bản thân là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm dịch bệnh khác (VD: Covid -19).

- Nêu cao ý thức phòng ngừa là điều rất quan trọng, bởi nó là nhân tố trọng yếu quyết định đến kết quả, hiệu quả của mọi nỗ lực chiến đấu với các dịch bệnh (VD: Covid -19).

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 5: Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu:

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn         

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tinh thần tương thân tương ái trong  phòng, chống Covid -19.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau:     

* Giải thích

Tương thân tương ái: là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người.      0,25

* Bàn luận

- Khẳng định: Tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Biểu hiện: Yêu thương, đùm bọc, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt trong đợt dịch bệnh Covid -19.

- Vai trò:

+ Phát huy bản sắc tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ của ông cha ta từ xưa đến nay. Việc làm này xuất phát từ trái tim (dẫn chứng)

+ Khi quan tâm giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc bởi đã chia sẻ giúp họ vượt qua được khó khăn.

+ Người nhận được sự giúp đỡ cũng nhận được tình thương của người xung quanh, …

(Lấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ)

* Bàn luận mở rộng:

- Một số người thờ ơ, vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân.

- Có những người ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người

khác. 

* Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Cần nhận thức đúng đắn về tinh thần tương thân tương ái.

- Hành động: Phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.      

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.         

Câu 6:

Chứng minh bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết; Kết bài khẳng định được nội dung nghị luận

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và tinh thần trách nhiệm của Trần Quốc Tuấn trước hoạ ngoại xâm.

c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. GV chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:     

1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn.

2. Phân tích, chứng minh văn bản để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.     

a. Khái quát chung

- Giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn.

- Giới thiệu tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,

b. Phân tích, chứng minh

b.1: "HTS" đã thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.

- Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt, bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông tức giận gọi chúng là "cú diều, dê chó, hổ đói"

- Trần Quốc Tuấn đã vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên, của cải đất nước ta. (d/c)

- Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để "xả thịt, lột da....quân thù" cho thỏa lòng căm giận. Ông sẵn sàng hi sinh, để Tổ quốc được độc lập tự do. (d/c)

- Nếu không vì lòng yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn, dằn vặt căm thù sôi sục như thế.

b.2: "Hịch tướng sĩ" còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của một vị chủ soái trước cảnh đất nước đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

- Ông đã khéo léo nêu lên tình thương, sự gắn bó của ông đối với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự đồng tâm của họ. (d/c)

- Ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy ra đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. (d/c)

- Tinh thần trách nhiệm của ông còn thể hiện ở việc ông viết cuốn "Binh thư yếu lược" để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông yêu nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước. (d/c)

- Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần trách nhiệm cao đó của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.

b.3. Đặc sắc nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác. Phép lập luận linh hoạt.

- Lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.

3. Kết thúc vấn đề

- KĐ lại vấn đề cần chứng minh.

- Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ, so sánh.  

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác)

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)  

                 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn:“Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

                                               (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định kiểu câu được sử dụng ở câu văn sau: Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.”

Câu 3: (1,0 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 4: (1,0 điểm) Thông điệp mà câu chuyện đã mang đến cho người đọc là gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 5: (2,0 điểm)  Từ  nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề Cho và Nhận trong cuộc sống.

Câu 6: (5,0 điểm) Em hãy chứng minh ý trí khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh qua văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM)

1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2. Kiểu câu được sử dụng trong câu văn là: Câu trần thuật

3. Đây là dạng câu hỏi mở, học sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều hướng khác nhau, miễn là phần lí giải phải chặt chẽ, thuyết phục. HS viết được từ (3- 5 dòng) nêu được quan điểm của bản thân và có sự lí giải hợp lí. Đoạn văn được điểm tối đa là đoạn văn có cái nhìn đa chiều về vấn đề đặt ra, có lí giải thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý:

- Câu chuyện khuyên chúng ta:

+ Con người phải biết cho: đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau...Con người cần phải biết cho nhiều hơn là nhận lại; phải biết cho mà không trông chờ đáp đền.

- Câu chuyện là bài học lớn về một lối sống đẹp: sống nhân ái, luôn bao dung và yêu thương với cuộc đời.

4. Đây là dạng câu hỏi mở, HS có thể lựa chọn thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu:

Thông điệp:

+ Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

+ Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả giữa “cho” và “nhận” mà đôi khi ta không nhận ra.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 5:

Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu:

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận, cần trình bày các ý sau:

* Giải thích

- “Cho” chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “Cho” rất nhỏ, rất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý.

- “Nhận” chính là được đáp trả, được đền ơn.

- “Cho” và “Nhận” là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

* Bàn luận

a) Biểu hiện của cho và nhận

- Trong cuộc sống quanh ta, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng.

- Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn...

- Khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng...

- Những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt...

b) Ý nghĩa của cho và nhận

- Cho và nhận là những quy luật của tự nhiên và xã hội loài người...Cho và nhận xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người.

- Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái.

- Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.

 (Lấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ)

* Bàn luận mở rộng:

- Cho và nhận đáng phê phán khi: những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho, muốn trả.

- Phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân… để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.

- Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.

* Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Hãy mở rộng lòng mình để cảm nhận cuộc sống.

- Hành động: Hãy yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để xã hội càng văn minh, để cái nắm tay giữa con người với con người thêm ấm áp.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo : Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

Câu 6: Chứng minh bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân và kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết; Kết bài khẳng định được nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. GV chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:

1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn.

2. Phân tích, chứng minh văn bản để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

a. Khái quát chung

- Giới thiệu về tác giả Lí Công Uẩn.

- Giới thiệu tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,

b. Phân tích, chứng minh

b.1: Lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô.

- Cơ sở lịch sử:

+ Việc dời đô của các triều đại xưa ở Trung Quốc: Nhà Thương ...5 lần dời đô... Nhà Chu...3 lần dời đô...

+ Mục đích: mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau.

+ Kết quả: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh quốc gia giàu mạnh, đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng.

- Cơ sở thực tế: (thực tế Đại Việt)

+ Lí Thái Tổ phê phán việc không dời đô của 2 triều Đinh và Lê ... không theo mệnh trời, không học người xưa

+ Số phận của hai nhà Đinh - Lê:

 triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng

+ Thực tế lịch sử lúc bấy giờ: thế và lực chưa đủ mạnh...

+  Tình cảm chân thành của Lí Thái Tổ là khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường...

b.2:  Lí do thành Đại La trở thành kinh đô bậc nhất:

- Về vị thế địa lí

- Về vị thế chính trị, văn hóa

-  Khẳng định thành Đại La có đủ mọi điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước...

- Liên hệ đến Thăng Long - Hà Nội hiện nay.

b3. Đặc sắc nghệ thuật

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

- Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân.

3. Kết thúc vấn đề

- KĐ lại vấn đề cần chứng minh.

- Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ, so sánh.  

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác)

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 13)

Phần I (5.0 điểm):

 

Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:

...(1) Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. (2) Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (3) Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. (4) Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Câu 2 : Ghi lại nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh.

Câu 3 : Xác định kiểu câu của các câu (1), (2), (4) trong đoạn và cho biết mục đích nói của các câu đó.

Câu 4 : Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập - tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) để chia sẻ với bạn bè về khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.

Phần II (5.0 điểm):

Kết thúc bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ ngày nay.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I (5.0 điểm):

Câu 1 : HS trả lời được:

- Đoạn văn trích từ: “Hịch tướng sĩ”.

- Tác giả: Trần Quốc Tuấn.

- Hoàn cảnh ra đời: Vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lươc” do chính ông biên soạn.

Câu 2 :

- Nội dung đoạn văn: Chỉ ra cái hậu quả của giặc ngoại xâm.

Câu 3 :

- HS xác định đúng kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu được 0.5 điểm. Cụ thể:

+ Câu 1: Kiểu câu trần thuật; hành động trình bày nhằm phê phán thói hưởng lạc của các tướng sĩ.

+ Câu 2: Kiểu câu cảm thán; hành động bộc lộ cảm xúc thể hiện thái độ đau đớn, xót xa của tác giả.

+ Câu 4: Kiểu câu nghi vấn; hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của các tướng sĩ.

Câu 4 :

Học sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau:

- Từ tư tưởng của Hịch tướng sĩ để thấy rằng không thể làm nên điều gì lớn lao nếu không có khát vọng.

- Nêu ước mơ của cá nhân.

- Từ ước mơ bày tỏ được thái độ trách nhiệm.

*Hình thức: đoạn văn hướng đến đối tượng bạn bè, đảm bảo độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

Phần II (5.0 điểm):

a. Mở bài : Nếu quan niệm của cá nhân về tình yêu quê hương.

b. Thân bài :

- Giải thích quan niệm tình yêu quê hương của mình;

- Biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.

- Trách nhiệm của bản thân.

c. Kết bài : Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm đẹp, nâng đỡ tâm hồn con người,…

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 14)

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007)

Câu 1 (1 điểm) : Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?

Câu 2 (1.5 điểm) : Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3 (1.5 điểm) : Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Ninh Bình quê hương em là “một miền non nước, một miền thơ”, có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc, hấp dẫn. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Câu 1 :

- Sáng tác trong hoàn cảnh: vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.

- Thể thơ lục bát.

Câu 2 :

- Kiểu câu cảm thán.

- Vì:

+ Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than.

+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do.

Câu 3 : Việc lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa:

- Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:

- Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

- Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu.

- Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

*Lưu ý:

- Học sinh trình bày đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc, chính xác về đối tượng thuyết minh, có lời giới thiệu về vai trò của bản thân: hướng dẫn viên du lịch: cho điểm tối đa mỗi ý.

- Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nhưng thiếu ý; kiến thức về đối tượng thuyết minh còn chung chung, thiếu chính xác; bài thuyết minh không sinh động, không thể hiện được vai trò là hướng dẫn viên du lịch: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.

* Yêu cầu chung:

- Về kiến thức: cung cấp kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. Đề có tính chất mở để học sinh tự lựa chọn đối tượng thuyết minh mà mình yêu thích và am hiểu nhất để giới thiệu.

- Về kỹ năng:

+ Bố cục bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài.

+ Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

+ Trình bày rõ ràng, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

*Yêu cầu cụ thể:

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.

- Thân bài: Học sinh thuyết minh theo các ý chính sau:

+ Về vị trí địa lý, diện tích hoặc hoàn cảnh ra đời (nếu là di tích lịch sử).

+ Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh theo trình tự hợp lý (từ bao quát đến cụ thể hoặc thiên nhiên, con người, kiến trúc hoặc các loài động vật, thực vật, cảnh quan khác).

+ Vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống con người, đối với việc phát triển ngành du lịch của quê hương.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Đề thi Ngữ Văn lớp 8 Giữa kì 2 năm học 2022 - 2023 có đáp án (50 đề)

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 15)

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm) : Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng (Phần dịch thơ) của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:

a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

c) Từ bài thơ Ngắm trăng của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó.

Câu 2 (2 điểm) : Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau:

“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

- Sáng ngày người ta đâm u có đau lắm không? (2)

Chị Dậu gạt nước mắt: (3)

- Không đau con ạ! (4)”.

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

Câu 3 (1 điểm) : Qua hai câu thơ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điều phạt trước lo trừ bạo”

Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

Phần II: Làm văn (5 điểm)

Câu 4 : Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1 : Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ)

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

a) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (0,25 đ)

b) Nội dung bài thơ: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0.5 đ)

- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị, ý thơ hàm súc. (0,5 đ)

c) Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (0.25 đ)

Câu 2 :

- Câu (1): Câu trần thuật (0.5 đ)

- Câu (2): Câu nghi vấn (0.5 đ)

- Câu (3): Câu trần thuật (0.5 đ)

- Câu (4): Câu phủ định (0.5 đ)

Câu 3 : Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: “yên dân”, “trừ bạo” nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo.

Phần II: Làm văn (5 điểm)

Câu 4 : Yêu cầu:

*Hình thức, kĩ năng:

- Thể loại: Nghị luận chứng minh.

- Bố cục phải có đủ 3 phần.

- Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

- Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau:

+ Mở bài (1.0 điểm): Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.

+ Thân bài (3.0 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và chứng minh hai luận điểm:

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả viết vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Khi đó tác giả còn rất trẻ.

Chứng minh luận điểm 1: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản có lòng yêu cuộc sống tha thiết (6 câu đầu)

Chứng minh luận điểm 2: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản khao khát tự do cháy bỏng (4 câu cuối).

Tổng kết luận điểm. Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ.

+ Kết bài (1.0 điểm): Thái độ tình cảm của em về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh tù đày

Bộ 30 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 8 năm 2023 có đáp án - Đề 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 16)

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1 : Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Song thất lục bát

Câu 2 : Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?

A. Trần Tuấn Khải

B. Tản Đà

C. Phan Bội Châu

D. Phan Châu Trinh

Câu 3 : Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?

A. Chiếu dời đô

B. Hịch tướng sĩ

C. Nhớ rừng

D. Bình Ngô đại cáo

Câu 4 : Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 5 : Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống

B. Thời kì nước ta chống quân Thanh

C. Thời kì nước ta chống quân Minh

D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên

Câu 6 : Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?

A. Bay bổng, lãng mạn

B. Thống thiết, bi tráng, uất ức

C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng

D. Sôi nổi, hào hùng

Câu 7 : Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?

A. Có tính hình tượng

B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc

C. Có tính hàm xúc

D. Có tính chính xác và biểu cảm

Câu 8 : Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ thắng địa trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Lý Thái Tổ)?

A. Đất có phong cảnh đẹp

B. Đất có phong thủy tốt

C. Đất trù phú, giàu có

D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm) : Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?

Câu 2 (2 điểm) : Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 3 (5 điểm) : Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B C B D B D D

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 :

• Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng. (0,5 điểm)

• Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quôc gia, dân tộc đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng (0,5 điểm)

Câu 2 : Học sinh cảm nhận được:

• Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động... (0,25 điểm)

• Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua hình ảnh "luôn tưởng nhớ". Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: Màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền...và "mùi nồng mặn" đặc trưng của quê hương làng chài... (1,0 điểm)

• Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước... (0,75 điểm)

Câu 3 :

a. Về kỹ năng

• Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ưu tiên, khích lệ những bài viết biết cách dùng thao tác so sánh giữa nguyên tác và bản dịch thơ.

• Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,...

b. Về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm.

• Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu.

• Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt.

• Điểm 0: Không làm hoặc sai hoàn toàn.

* Thân bài: (4,0 điểm)

• Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục.

• Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.

• Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một "thi gia" đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.

• Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.

Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống