Tài liệu Bộ đề thi Lịch sử lớp 7 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2021 - 2022 gồm 5 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử 7 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Lịch sử lớp 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là
A. lãnh chúa và nông dân tự do. B. chủ nô và nô lệ.
C. địa chủ và nông dân. D. lãnh chúa và nông nô.
Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại đã đưa tới nhiều hệ quả tích cực, ngoại trừ việc
A. khẳng định trái đất hình cầu, tìm ra những vùng đất mới.
B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
D. thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục.
Câu 3: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. Italia. B. Pháp. C. Anh. D. Tây Ban Nha.
Câu 4: Ai là người đầu tiên khởi xướng Nho học?
A. Mặc Tử. B. Trang Tử. C. Mạnh Tử. D. Khổng Tử.
Câu 5: Công trình kiến trúc nào của nhân dân Ấn Độ được coi là biểu tượng của tình yêu bất diệt và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1983?
A. Chùa hang A-gian-ta.
B. Lăng A-cơ-ba.
C. Lâu đài Thành Đỏ.
D. Lăng Taj Mahan.
Câu 6: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?
“Đố ai trên Bạch Đằng giang
Phá quân Nam Hán giữ an quê nhà?”
A. Lê Hoàn.
B. Ngô Quyền.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Khánh Dư.
Câu 7: Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành dưới thời
A. Lý. B. Trần. C. Hồ. D. Lê sơ.
Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?
A. Đại Việt tập kích cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu của nhà Tống.
B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liêu, Hạ phải kiêng nể.
D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): So sánh chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây trên các phương diện: quá trình hình thành và phát triển; chính trị; kinh tế; xã hội.
Câu 2 (3,0 điểm): Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Chủ động là tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 – 1077)”.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án:
1 - D |
2 - C |
3 - A |
4 - D |
5 - D |
6 - B |
7 - A |
8 - A |
|
|
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
1 |
So sánh chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây trên các phương diện: quá trình hình thành và phát triển; chính trị; kinh tế; xã hội. |
3,0 |
* Quá trình hình thành và phát triển: - Chế độ phong kiến phương Đông: + Chế độ phong kiến được xác lập sớm (khoảng những thế kỉ cuối trước công nguyên). + Xã hội phát triển tương đối chậm chạp. Ví dụ: Ở Trung Quốc, chế độ phong kiến được xác lập từ thế kỉ III TCN, nhưng đời thời Đường (thế kỉ VII – X) mới đạt tới đỉnh cao; đến thế kỉ X, các nước Đông Nam Á mới bước vào giai đoạn phát triển. + Quá trình khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến kéo dài trong các thế kỉ XVII – XIX. - Chế độ phong kiến phương Tây: + Chế độ phong kiến được xác lập muộn hơn (khoảng thế kỉ V). + Thế kỉ XI – XIV là thời kì phát triển toàn thịnh của chế độ phong kiến phương Tây. + Thế kỉ XV – XVI, các nước phong kiến phương Tây lâm vào khủng hoảng suy vong. * Chính trị: - Chế độ phong kiến phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. - Chế độ phong kiến phương Tây: Tồn tại song song hai hình thức: + Từ chế độ phong kiến phân quyền dân chuyển sang tập quyền (Anh, Pháp). + Chế độ phân quyền tồn tại suốt thời phong kiến (Italia, Đức). * Kinh tế: - Chế độ phong kiến phương Đông: + Nông nghiệp là ngành chủ đạo. Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành bổ trợ. + Tính chất: tự nhiên, tự cung, tự cấp, khép kín trong các công xã nông thôn. - Chế độ phong kiến phương Tây: + Sơ kì trung đại: kinh tế lãnh đại phong kiến, nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với thủ công nghiệp. + Từ thế kỉ XI: khi thành thị xuất hiện, đặc biệt là sau các cuộc phát kiến địa lí, nền sản xuất ở Tây Âu được đẩy mạnh, kinh tế tư bản chủ nghĩa được hình thành và phát triển. * Xã hội: - Chế độ phong kiến phương Đông: Hai giai cấp chính trong xã hội là địa chủ và nông dân lĩnh canh (tá điền). - Chế độ phong kiến phương Tây: Hai giai cấp chính trong xã hội là: lãnh chúa và nông nô. |
1,0 1,0 0,5 0,5 |
|
2 |
Phát biểu ý kiến của em về nhận định: “Chủ động là tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 – 1077)”. |
3,0 |
♦ Phát biểu ý kiến: “Chủ động là tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1077 – 1075)” là nhận định chính xác. ♦ Chứng minh: * Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc (“Tiên phát chế nhân”) - Năm 1075, Vua Lý Thánh Tông mất, vua Nhân Tông mới 6 tuổi lên ngôi. Chớp cơ hội này, nhà Tống càng tích cực xúc tiến việc xâm lược Đại Việt. - Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, triều đình nhà Lý đã chủ động đối phó. - Lý Thường Kiệt đã tổ chức một cuộc tập kích vào đất Tống với mục đích phá tan các cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu. * Chủ động xây dựng các tuyến phòng thủ để chống giặc - Tăng cường lực lượng phòng thủ tuyến biên giới phía Bắc. - Chủ động xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt (Sông Cầu). * Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công - Nắm bắt thời cơ quân Tống rơi vào hoàn cảnh khó khăn, Lý Thường Kiệt chủ trương mở các cuộc công kích lớn lớn mà đối tượng chính là nơi đóng quân của Triệu Tiết và Quách Quỳ. * Chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa” để kết thúc chiến tranh - Sau khi giành thắng lợi quyết định trên sông Như Nguyệt, Thái úy Lý Thường Kiệt vẫn khôn khéo đưa ra đề nghị “giảng hòa” để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt. |
0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?
A. Cuối thế kỉ VI. B. Cuối thế kỉ V C. Đầu thế kỉ V. D. Đầu thế kỉ IV
Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?
A.Nô lệ.
B.Nông dân.
C.Nô lệ và nông dân.
D.Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
Câu 3: Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là
A.nông nô. B. thợ thủ công. C.nông dân. D. thương nhân.
Câu 4: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là
A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt.
B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.
C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác.
Câu 5: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường là
A.Tư Mã Thiên, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.
B. La Quán Trung, Thi Lại Am, Tào Tuyết Cần.
C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
D. Đỗ Phủ, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.
Câu 6: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là
A.chữ Hán. B. chữ Phạn. C. chữ Ả Rập. D. chữ Hin-đu
Câu 7: Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm
A. cuối thời nhà Ngô. B. cuối thời nhà Đinh
C. đầu thời nhà Đinh. D. Đầu thời nhà Tiền Lê
Câu 8: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là
A.Đại Ngu. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Việt. D. Đại Nam.
Câu 9: Nhà Lý ban hành bộ luật
A.Hình luật. B. Hình thư. C. Hình văn. D. Hoàng triều luật lệ
Câu 10: Quân đội nhà Lý gồm
A.Cấm quân. B. Quân địa phương
C. Quân thường trực. D. Cấm Quân và quân địa phương
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế trong lãnh địa?
Câu 2 (3 điểm): Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến.
Câu 3 (1 điểm): Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng được 0.4 điểm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
A |
C |
C |
B |
A |
B |
B |
D |
II. Tự luận
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với kinh tế trong lãnh địa? |
2 |
- Kinh tế trong lãnh địa: |
|
|
+ Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp |
0.25 |
|
+ Sản xuất mang tính chất đóng kín “tự cấp, tự túc” |
0.25 |
|
+ Kinh tế trong lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến |
0.5 |
|
- Kinh tế trong thành thị: |
|
|
+ Sản xuất chủ yếu là các nghề thủ công. |
0.25 |
|
+ Sản xuất được trao đổi, buôn bán tạo nên nền kinh tế hành hóa. |
0.25 |
|
+ Kinh tế trong thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển |
0.5 |
|
2 |
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến. |
3 |
* Biểu hiện của sự thịnh vượng dưới thời Đường |
|
|
- Kinh tế: Phát triển cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt |
0.5 |
|
- Xã hội: Ổn định , đạt đến sự phồn thịnh |
0.5 |
|
- Đối ngoại : Tăng cường mở rộng bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược |
0.5 |
|
=> Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển cường thịnh nhất châu Á |
0.5 |
|
* Điểm chung trong chính sách đối ngoại là: gây chiến tranh nhằm bành chướng mở rộng lãnh thổ |
1.0 |
|
3 |
Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ? |
1 |
- Trước âm mưu của nhà Tống, nhà Lý đã chủ công tiến công trước để tiêu hao sinh lực của địch, phá hủy các căn cứ quân sự, các kho lương thảo của địch. Sau khi đạt được mục đích tiến công tự vệ, nhà Lý đã rút quân về nước. |
0.75 |
|
=> Đây là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. |
0.25 |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Câu 1. Công cụ lao động bằng sắt đã xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời
A. Xuân Thu – Chiến Quốc. B. Thời Tam Quốc.
C. Thời Tần. D. Thời Hán.
Câu 2. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường có tên gọi là
A. Chế độ công điền. B. Chế độ quân điền.
C. Chế độ tịch điền. D. Chế độ lĩnh canh.
Câu 3. Thời Hán đã
A. Thi hành chính sách cai trị hà khắc. B. Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
C. Mở rộng khoa thi chọn nhân tài. D. Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 4. Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Mĩ, Anh. B. Anh, Pháp.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Pháp, Đức.
Câu 5. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang đến sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc, thương nhân. B. Nông nô, tăng lữ.
C. Công nhân, quý tộc. D. Tăng lữ, quý tộc.
Câu 6. Văn hóa Phục hưng nghĩa là gì?
A. Nền văn hóa phục vụ cho giai cấp tư sản.
B. Nền văn hóa phục vụ cho các tầng lớp trên.
C. Nền văn hóa bị chi phối bởi Giáo hội.
D. Phục hồi lại văn hóa Hi Lạp và Rô-ma.
Câu 7. Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Can-vanh. B. Lu-thơ. C. Mikenlăngiơ. D. Sếch-xpia.
Câu 8. Cây lương thực chính và chủ yếu của cư dân các quốc gia Đông Nam Á là
A. Cây lúa mì. B. Cây ăn củ và quả.
C. Cây ngô. D. Cây lúa nước .
Câu 9. Quốc gia có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ - trung đại là
A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Việt Nam. D. Lào.
Câu 10. Giai cấp nào là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở phương Tây?
A. Nông dân. B. Lãnh chúa. C. Địa chủ. D. Quý tộc.
Câu 11. So với các nước phương Tây, xã hội phong kiến phương Đông ra đời tương đối sớm nhưng lại phát triển rất
A. nhanh chóng. B. chậm chạp. C. rực rỡ. D. hoàn chỉnh.
Câu 12. Tôn giáo nào là nền tảng tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị ở nhiều quốc gia Đông Nam Á?
A. Nho giáo. B. Ki-tô giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
Câu 13. Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?
A. Ngô Quyền. B. Lê Hoàn. C. Lí Công Uẩn. D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 14. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Đất nước thái bình.
B. Nội bộ triều đình rối loạn, chia nhiều phe cánh.
C. Nhà Tống (Trung Quốc) đang lăm le xâm phạm bờ cõi.
D. Đất nước trong thời gian bị phương Bắc đô hộ.
Câu 15. Công lao lớn nhất của các triều đại phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với dân tộc là
A. Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
B. Phát triển kinh tế nông nghiệp.
C. Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc.
D. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 16. Các công trình kiến trúc, nghệ thuật của nước ta thời Lý đều chịu ảnh hưởng của
A. Nho giáo. B. văn hóa Trung Quốc và Cham-pa.
C. Đạo giáo. D. đạo Phật và dấu ấn riêng của văn hóa Đại Việt.
Câu 17. Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077
A. Lý Công Uẩn.
B. Lý Nhân Tông.
C. Lý Thánh Tông.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 18. Mùa xuân năm 1077 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?
A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống.
B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên.
C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống.
D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.
Câu 19. Các vua nhà Lý thường về địa phương để làm gì?
A. Thăm hỏi nông dân. B. Cày tịch điền.
C. Thu thuế nông nghiệp. D. Chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 20. Văn miếu được xây dựng dưới triều vua nào?
A. Lý Thái Tổ.
B. Lý Nhân Tông.
C. Lý Thánh Tông.
D. Lý Thái Tông.
Phần II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Tại sao nói dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?
Câu 2 (2,0 điểm). Vì sao bước sang thế kỉ XI, nhà Tống lại đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt? Hãy trình bày những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc Tống của Lý Thường Kiệt?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
1 - A |
2 - B |
3 - B |
4 - C |
5 - A |
6 - D |
7 - B |
8 - D |
9 - C |
10 - B |
11 - B |
12 - A |
13 - D |
14 - C |
15 - C |
16 - B |
17 - D |
18 - C |
19 - B |
20 - C |
Phần II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Tại sao nói dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? |
2,0 |
- Chính trị: bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. |
0,5 |
|
- Kinh tế: nhà nước thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân. Nông nghiệp có điều kiện được phát triển. |
0,5 |
|
- Đối nội: cử người thân tín đi cai trị ở các địa phương; tổ chức khoa cử để tuyển chọn người tài… |
0,5 |
|
- Đối ngoại: đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục… |
0,5 |
|
2 |
Vì sao bước sang thế kỉ XI, nhà Tống lại đẩy mạnh âm mưu xâm lược Đại Việt? Hãy trình bày những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc Tống của Lý Thường Kiệt? |
2,0 |
* Nguyên nhân nhà Tống xâm lược Đại Việt: - Thế kỉ XI, nhà Tống liên tiếp gặp khó khăn trong việc ổn định tình hình xã hội: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ dẫn đến nhiều nơi nổi dậy đấu tranh, các vùng biên cương phía bắc giáp với hai nước Liêu và Hạ bị quấy nhiễu,… - Trước tình hình đó, Tể tướng Vương An Thạch đã xúi giục vua Tống đem quân xâm lược Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng, đồng thời hai nước Liêu và Hạ phải kiêng nể, không dám quấy nhiễu nữa. |
0,25 0,25 |
|
* Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự: - Lý Thường Kiệt đã đưa ra và thực hiện chủ trương “tiên phát chế nhân” với phương châm: “ngồi yên đợi giặc không vằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Kết quả, lực lượng quân Tống bị suy yếu, buộc chúng bị động và phải lùi lại kế hoạch xâm lược Đại Việt. - Sau khi làm cho lực lượng quân Tống suy yếu, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và tích cực chuẩn bị xây dựng phòng tuyến đánh giặc. Ông chọn khúc sông Như Nguyệt (sông Cầu) cho quân dân xây dựng phòng tuyến vững chắc, ngày đêm chỉ đạo quân sự tập luyện, sẵn sàng đánh giặc khi chúng kéo quân vào nước ta. - Phong chức tước cao cho các tù trưởng miền núi, cho phép họ được quyền chiêu mộ binh lính để đánh trả các cuộc quấy phá của nhà Tống. - Khi quân Tống bị chặn đứng bởi phòng tuyến Như Nguyệt, lợi dụng quân giặc mệt mỏi, cuối mùa xuân năm 1077, ông chỉ huy quân ta vượt qua sông Cầu bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to, “mười phần thì chết đến năm sáu phần”. - Khi quân Tống lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” (tiến không được mà rút lui cũng không xong), Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Chỉ huy quân Tống là Quách Quỳ như “chết đuối vớ được cọc” liền chấp nhận ngay và rút về nước. |
0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Câu 1. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất dưới triều đại
A. Nhà Tần. B. Nhà Hán. C. Nhà Đường. D. Nhà Minh.
Câu 2. Trung Quốc thời nhà Minh – Thanh
A.Phát triển thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí.
B. Xuất hiện mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Đời sống nhân dân ổn định.
D. Có nhiều phát minh.
Câu 3. Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa là
A. Hinđu giáo. B. Phật giáo.
C. Thiên chúa giáo. D.Ấn Độ giáo.
Câu 4. Chủ nhân đầu tiên trên đất Lào là
A. Lào Thơng. B. Lào Lùm. C. Pha Ngừm. D. Lạng Xạng.
Câu 5. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ
A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Thiếc.
Câu 6. Quốc gia nào là quốc gia phong kiến điển hình ở phương Đông?
A.Việt Nam. B. Lào. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc.
Câu 7. Giai cấp nào là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở phương Đông?
A. Nông nô. B. Nông dân. C. Địa chủ. D. Lãnh chúa.
Câu 8. Tôn giáo nào là nền tảng tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị ở nhiều quốc gia Đông Nam Á?
A. Nho giáo. B. Ki-tô giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
Câu 9. Quốc gia phong kiến có thể chế quân chủ hoàn chỉnh nhất ở phương Đông là
A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Chân Lạp. D. Việt Nam.
Câu 10. Xã hội phong kiến là chế độ tiếp sau
A. Xã hội nguyên thủy. B. Xã hội chiếm hữu nô lệ.
C. Xã hội cổ đại. D. Xã hội trung đại.
Câu 11. Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở vùng nào?
A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Phong Châu (Phú Thọ). D. Thuận Thành (Bắc Ninh).
Câu 12. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã xây dựng đất nước theo mô hình thể chế chính trị nào?
A. Dân chủ chủ nô. B. Quân chủ chuyên chế.
C. Quân chủ lập hiến. D. Cộng hòa quý tộc.
Câu 13. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là
A. hệ thống chính quyền trung ương mục nát.
B. các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh.
C. nội bộ triều đình phân hóa do cạnh tranh tìm người kế vị.
D. nhà Tống xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn.
Câu 14. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt. B. Đại Ngu. C. Đại Nam. D. Đại Việt.
Câu 15. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?
A. Có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.
B. Địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
C. Là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, địa hình hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ đất nước.
D. Tập trung nhiều nhân tài có thể giúp vua xây dựng đất nước.
Câu 16. Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành là Thăng Long vào năm
A.1008. B.1008. C.1010. D.1011.
Câu 17. Lí do chủ yếu mà Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô của nhà Lý vì.
A. giao thông đường thủy thuận tiện cho nhà vua ngồi trên thuyền rồng đi ngắm cảnh.
B. Thăng Long gần với quê hương của ông (Từ Sơn – Bắc Ninh).
C. đất Thăng Long hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm của đất nước.
D. Lý Công Uẩn không thích đất Hoa Lư và muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tiền Lê
Câu 18. Thông tin chính xác nhất về chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý là
A. nhà nước cho thanh niên trai tráng đăng kí tên tham gia quân đội, nhưng chỉ bảo vệ xóm làng, đồng ruộng nơi mình sinh sống.
B. nhà nước cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ, nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần thì triều đình sẽ điều động.
C. nhà nước cho quân sĩ đăng kí tham gia quân đội, khi được tuyển chọn thì yêu cầu họ tập trung về kinh thành để huấn luyện.
D. chỉ khi nào có chiến tranh thì nhà Lý mới cho quân sĩ đăng kí tham gia quân đội và hướng dẫn họ tập luyện chiến đấu.
Câu 19. Lễ cày tịch điền dưới thời Lý là
A. lễ cúng được mùa, do các quan lại triều đình tiến hành.
B. lễ tế thần Nông, do các bô lão tiến hành.
C. lễ tế thần Nông, do nhà vua tiến hành, sau khi tế xong thì nhà vua đích thân xuống ruộng cày vài đường tượng trưng.
D. lễ tế Trời và thần Nông do đích thân nhà vua tiến hành.
Câu 20. Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là
A. chùa Tây Phương – Hà Nội. B. chùa Dâu – Bắc Ninh.
C. tháp Phổ Minh – Hà Nội. D. chùa Một Cột – Hà Nội.
Phần II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau. Em hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây:
So sánh |
Các nước phương Đông |
Các nước phương Tây |
Thời gian hình thành |
|
|
Thời kỳ phát triển |
|
|
Quá trình suy vong |
|
|
Câu 2 (2.0 điểm). Nhà Lý đã làm gì để củng cố và phát triển quốc gia thống nhất? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
1 - C |
2 - B |
3 - B |
4 - A |
5 - C |
6 - D |
7 - C |
8 - A |
9 - B |
10 - C |
11 - B |
12 - B |
13 - B |
14 - A |
15 - C |
16 - C |
17 - C |
18 - B |
19 - C |
20 - D |
Phần II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau. Em hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây: |
2,0 |
* Thời gian hình thành: - Các nước phương Đông: sớm, như ở Trung Quốc vào những thế kỷ trước công nguyên. - Các nước phương Tây: xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỷ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. |
0,5 |
|
*Thời kì phát triển: - Các nước phương Đông: phát triển khá chậm chạp như ở Trung Quốc tới thời Đường (khoảng thế kỷ VII – VIII), ở Đông Nam Á (từ sau thế kỷ X)… - Các nước phương Tây: phát triển khá nhanh chóng, đạt tới sự toàn thịnh từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. |
1,0 |
|
* Quá trình suy vong: - Các nước phương Đông: quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài từ thế kỷ XVI cho tới giữa thế kỷ XIX. - Các nước phương Tây: thế kỷ XV – XVI là thời kỳ bắt đầu suy vong, chủ nghĩa tư bản được hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến. |
0,5 |
|
2 |
Nhà Lý đã làm gì để củng cố và phát triển quốc gia thống nhất? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý? |
2,0 |
- Nhà Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long để xây dựng nơi đây thành một đô thị phồn thịnh, trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước. - Đổi tên nước là Đại Việt, củng cố và kiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương: đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành (theo chế độ cha truyền con nối), các chức vụ quan trọng của triều đình đều là những người thân cận của vua. Dưới địa phương là 24 lộ, phủ do các tri phủ và tri châu (đều là con cháu của vua, hoặc các đại thần) cai quản. + Ban hành luật thành văn “Hình thư” để quan lại và nhân dân thực hiện, ai phạm tội đều bị xử phạt rất nghiêm khắc. + Để bảo vệ quốc gia thống nhất, quân đội nhà Lý được chia làm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân địa phương, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông, khi cần triều đình sẽ huy động). Quân đội đều có kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo. + Để ổn định tình hình biên giới và miền núi, các vua Lý còn gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi. Nhưng nếu họ có ý định chống đối, làm phản thì sẽ kiên quyết trấn áp. + Về ngoại giao, nhà Lý vừa giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, Cham-pa, vừa đem quân dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. |
0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
A. nô lệ.
B. nông dân tự do.
C. nông nô.
D. lãnh chúa phong kiến.
Câu 2: Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan đã phát hiện ra đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 3: Nội dung nào không phản ánh đúng những nội dung cơ bản của văn hóa thời Phục hưng?
A. Lên án, đả kích giáo hội Kitô và giai cấp thống trị phong kiến.
B. Đòi quyền tự do cá nhân và đề cao giá trị con người.
C. Giải phóng con người khỏi trật tự, lễ giáo phong kiến.
D. Đề cao, bảo vệ các nội dung và giáo lí của đạo Kitô.
Câu 4: Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của La Quán Trung là
A. “Hồng lâu mộng”.
B. “Tam quốc diễn nghĩa”.
C. “Nho lâm ngoại sử”.
D. “Đậu Nga oan”.
Câu 5: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam được xây dựng trong thời kì phong kiến chịu ảnh hưởng đậm nét của Ấn Độ giáo?
A. Chùa Một Cột.
B. Ngọ Môn (Huế).
C. tháp Phổ Minh.
D. Thánh địa Mĩ Sơn.
Câu 6: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Sông nào nổi sóng bạc đầu
Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”
A. Sông Hồng.
B. Sông Bạch Đằng.
C. Sông Gianh.
D. Sông Như Nguyệt.
Câu 7: Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế
A.quân chủ chuyên chế.
B.cộng hòa quý tộc
C. quân chủ lập hiến.
D. dân chủ chủ nô.
Câu 8: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
B.nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
C.nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
D.Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thế kỉ XV – XVI. Theo em, những cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu có tác động như thế nào đến sự phát triển của Đại Việt đương thời?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Vẽ sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
b. Phát biểu nhận xét của em về bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án:
1 - C |
2 - D |
3 - D |
4 - B |
5 - D |
6 - B |
7 - A |
8 - A |
|
|
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
1 |
Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thế kỉ XV – XVI. Theo em, những cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu có tác động như thế nào đến sự phát triển của Đại Việt đương thời? |
3,0 |
* Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu thế kỉ XV – XVI - Các cuộc phát kiến địa lý được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức. + Đem lại cho loài người những hiểu biết về Trái Đất, những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới; thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực và các châu lục. + Nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển: hải dương học, ngôn ngữ học, dân tộc học… - Về kinh tế: phát kiến địa lý làm cho nền kinh tế châu Âu phát triển nhanh chóng. Thị trường thế giới được mở rộng. - Về chính trị - xã hội: + Tầng lớp thương nhân châu Âu ngày càng giàu có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và trở thành giai cấp tư sản, đồng thời giai cấp vô sản cũng hình thành. Chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng trầm trọng. + Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lý đã làm nảy sinh quá trình xâm lược, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. * Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến sự phát triển của Đại Việt đương thời: - Sau các cuộc phát kiến địa lí, thế kỉ XVI – XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa Đại Việt tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế. - Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị. - Cùng với các thuyền buôn phương Tây, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến Đại Việt truyền đạo, thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây. - Các nước tư bản phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đại Việt. |
0,5 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
2 |
a. Vẽ sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. |
2,0 |
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê:
|
2,0 |
|
b. Phát biểu nhận xét của em về bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. |
1,0 |
|
Bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nhưng sơ khai, chưa hoàn chỉnh. |
1,0 |