Với giải bài tập Công nghệ lớp 6 Bài 11: Bảo quản trang phục chi tiết bám sát nội dung sgk Công nghệ 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Công nghệ 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 11: Bảo quản trang phục
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi mở đầu trang 57 Công nghệ lớp 6: Em thường bảo quản trang phục của mình như thế nào?
Lời giải:
Em thường bảo quản trang phục của mình bằng cách giặt tay thông thường, để phơi khô tự nhiên, là phẳng và treo lên mắc.
Câu hỏi 1 trang 57 Công nghệ lớp 6: Vì sao phải kiểm tra và phân loại trang phục trước khi giặt?
Lời giải:
Kiểm tra và phân loại trang phục trước khi giặt để tránh trộn lẫn những trang phục trắng với trang phục dễ phai màu, và trang phục dễ nhàu, dễ bung sợi.
Câu hỏi 2 trang 57 Công nghệ lớp 6: Khi giặt không nên đổ trực tiếp xà phòng lên quần áo? Vì sao?
Lời giải:
Khi giặt không nên đỏ trực tiếp xà phòng lên quân áo vì đồ trực tiếp xà phòng khiến cho trang phục dễ bị loang.
Câu hỏi 1 trang 57 Công nghệ lớp 6: Vì sao phải kiểm tra và phân loại trang phục trước khi giặt?
Lời giải:
Kiểm tra và phân loại trang phục trước khi giặt để tránh trộn lẫn những trang phục trắng với trang phục dễ phai màu, và trang phục dễ nhàu, dễ bung sợi.
Câu hỏi 2 trang 58 Công nghệ lớp 6: Nếu không có bàn là, em sẽ làm thế nào để quần áo ít bị nhăn?
Lời giải:
Nếu không có bàn là, em sẽ làm chải phẳng quần áo và treo lên mắc.
Câu hỏi 3 trang 58 Công nghệ lớp 6: Sử dụng bàn là như thế nào cho an toàn?
Lời giải:
Sử dụng bàn là phải chọn nhiệt độ phù hợp. Là theo chiều dọc vải, không để bàn là lâu trên vải.
Luyện tập & Vận dụng
Lời giải:
Để giữ được độ bền và vẻ đẹp của trang phục, cần bảo quản như sau:
Sau khi giặt, phơi cần giữ trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Trang phục phải thường xuyên được treo lên mắc hoặc cất gọn gàng vào trong tủ. Những trang phục chưa dùng đến phải đóng kín, buộc túi để tránh ẩm mốc, gián, côn trùng.
Lời giải:
Để bảo quản trang phục của mình và gia đỉnh em sau khi giặt, phơi em giữ trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Treo lên mắc hoặc cất gọn gàng vào trong tủ. Những trang phục chưa dùng đến phải đóng kín, buộc túi để tránh ẩm mốc, gián, côn trùng,...
Lời giải:
Ý nghĩa của các kí hiệu có trên nhãn trang phục trong Hình 11.3 là:
Hình |
Ý nghĩa |
a |
Biểu tượng giặt |
b |
Biểu tượng không được giặt máy biểu tượng nước dưới quá 30 độ |
c |
Biểu tượng giặt tay |
d |
Biểu tượng không được giặt |
e |
Biểu tượng ủi với 3 dấu chấm |
g |
Biểu được không được ủi |
h |
Biểu tượng chất tẩy |
i |
Biểu tượng không được tẩy |
k |
Biểu tượng giặt khô |
l |
Biểu tượng không sấy khô |
Lý thuyết Bài 11: Bảo quản trang phục
• Nội dung chính
- Bảo quản trang phục thông dụng.
I. Giặt, phơi hoặc sấy
- Bước 1. Chuẩn bị giặt
+ Đọc hướng dẫn ở trang phục.
+ Phân loại
+ Kiểm tra và lộn trái.
+ Chuẩn bị nước, xà phòng, chậu.
+ Cho trang phục vào chậu hoặc lồng giặt.
- Bước 2. Giặt
* Giặt tay:
+ Vò chỗ bẩn bằng xà phòng
+ Nhân xà phòng.
+ Vò và giũ bằng nước.
* Giặt máy:
+ Cho xà phòng vào máy
+ Chọn chương trình giặt.
+ Khởi động
- Bước 3. Phơi hoặc sấy
* Phơi
+ Giũ phẳng
+ Treo vào mắc phơi
* Sấy:
+ Chọn chế độ và nhiệt độ.
+ Chọn tốc độ
+ Chọn thời gian
+ Cài đặt thời gian.
II. Là (ủi)
- Chọn nhiệt độ
- Là theo chiều dọc, không để lâu trên mặt vải.
- Sau khi là, treo quần áo lên mắc.
III. Cất giữ trang phục
- Cất nơi khô ráo, sạch sẽ
- Trang phục thường xuyên sử dụng: treo mắc hoặc gấp gọn vào tủ.
- Trang phục chưa dùng: đóng túi tránh ẩm mốc, côn trùng.