[Năm 2022] Bộ 5 Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án

Tải xuống 35 1.9 K 5

Tài liệu Bộ Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 05 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử lớp 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 . Mời các bạn cùng đón xem:

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Lịch sử lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

 Câu 1: Đặc điểm nào không phải là biểu hiện của tình hình kinh tế, xã hội nước Anh trước cách mạng?

A. Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

B. Quốc hội mâu thuẫn với vua và quý tộc phong kiến cũ.

C. Tư sản giàu lên nhanh chóng.

D. Chia thành ba đẳng cấp.

 Câu 2: Câu nói Cừu ăn thịt người”phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?

A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.

B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.

D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.

Câu 3: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là

A. Đề cao quyền tự do của con người.

B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

Câu 5: Trước cách mạng, thể chế chính trị của nước Pháp là

A. quân chủ lập hiến. 

B. cộng hoà tư sản.

C. quân chủ chuyên chế.

D. độc tài quân sự. 

Câu 6: Trong xã hội Pháp, đẳng cấp thứ ba gồm các giai cấp và tầng lớp nào?

 A. Tư sản, nông dân, công nhân.

B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

C. Tư sản, quý tộc phong kiến, nông dân.

D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.

Câu 7: Cách mạngtư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt đến đỉnh cao khi chính quyền

A. đặt dưới sự lãnh đạo của phái Gia cô banh. 

B. do Napôlêôn đứng đầu.

C. đặt dưới sự lãnh đạo của phái Girôngđanh.

D. đặt dưới sự lãnh đạo của pháilập hiến.

Câu 8: Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp là

A. Đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới.

B. Phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời.

C. Dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. 

D. Đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên.

Câu 9: Trong các cuộc cách mạng tư sản diễn ra từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII, cách mạng tư sản Pháp được đánh giá làcuộc cách mạng.

A. tiêu biểu nhất. 

B. mở đầu thời kì cận đại.

C. triệt để nhất.

D. đạt đến đỉnh cao.

 

Câu 10: Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát 1784 so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII-XIX là

A. làm năng suất lao động tăng.                                         

B. được áp dụng trong sản xuất.

C. giảm sức lao động cơ bắp của con người.                    

D. máy móc hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

Câu 11: Những thập niên cuối thế kỷ XIX, giai cấp tư sản Anh chú trọng nhiều nhất vấn đề gì trong quá trình kinh doanh?

A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

B. Đổi mới và phát triển công nghiệp.

C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.

D. Tiếp nhận những thành tựu khoa học - kĩ thuật để thay đổi cơ cấu sản xuất.

Câu 12: Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?

A. Mĩ, Đức, Anh.

B. Mĩ, Nga, Trung Quốc.

C. Đức, Nga, Mĩ.

D. Nga, Pháp, Hà Lan.

Câu 13: Giai cấp vô sản là giai cấp:

A. Có ít tư liệu sản xuất.

B. Không có tư liệu sản xuất.

C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.

D. Có ít tư liệu sản xuất, không có tài sản.

Câu 14: “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?

A. Anh.               B. Pháp.               C. Đức.               D. Mĩ.

Câu 15: Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 16: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào sau đây ?

A. Tư sản.               B. Vô sản.               C. Công nhân.               D. Nông dân.

Câu 17: Anh đã thực hiện chính sách cai trị gì đối với đất nước Ấn Độ

A. Gián tiếp               B. Đàn áp               C. Mua chuộc               D. Trực tiếp

Câu 18: Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản               B. Nông dân               C. Công nhân               D. Tiểu tư sản

Câu 19: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ 

A. In-đô-nê-xi-a               B. Phi-lip-pin               C. Xiêm               D.Việt Nam

Câu 20: Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?

A. Chiếm hữu nô lệ 

B. Tư sản 

C. Phong kiến  

D. Xã hội chủ nghĩa

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những hệ quả của cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 2 (3,0 điểm): Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Duy Tân?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề) (ảnh 1)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

1 - D

2 - A

3 - D

 4 - C

5 - C

6 - B

7 - A

8 - C

9 - C

10 - D

11 - C

12 - A

13 - B

14 - B

15 - B

16 - A

17 - D

18 - A

19 - C

20 - C

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

 1

Trình bày những hệ quả của cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

2,0

* Kinh tế:

- Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

- Từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

- Nhiều khu công nghiệp, thành phố mọc lên.

- Số lượng dân thành thị tăng nhanh.

=> Các nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.

 

0,25

0.25

0,25

0,25

0,25

* Xã hội: 

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản: tư sản và vô sản.

Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau về quyền lợi.

 

0,5

0,25

Câu 2

Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Duy Tân?

3,0

- Cuối năm 1867 - đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học -  kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

- Ý nghĩa : Đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân, nhanh chóng trở thành cường quốc ở khu vực châu Á.

0,5

 

………………………………………………………………………………….

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Lịch sử lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là

A. Cách mạng Hà Lan.                                                        

B. Đấu tranh thống nhất nước Đức.

C. Duy tân Minh Trị.                                                           

D. Đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mĩ.

Câu 2: Sự kiện nào trong tiến trình Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đề cập đến trong đoạn thơ dưới đây?

“Tháng bảy nóng, bụi mờ và nắng ngập

Tất cả Pa-ri nổi dậy tưng bừng

Không gian xanh dội tiếng hát vang lừng

Hồn cách mệnh đã châm ngòi thuốc nổ”

(Tố Hữu)

A. Vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.                     

B. Quần chúng cách mạng đánh chiếm ngục Ba-xti.

C. Quốc hội Lập hiến tuyên bố “tổ quốc lâm nguy”.      

D. “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” được thông qua.

Câu 3: Ba nhà tư tưởng lớn đại diện cho trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp thế kỉ XVIII là 

A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

B. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.

C. Vôn-te, Rut-xô, Ô Oen.

D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.

Câu 4: Các chính sách của Công xã Pari nhằm phục vụ quyền lợi cho đối tượng nào?

A. Nhân dân lao động.

B. Giai cấp tư sản.

C. Quý tộc phong kiến.

D. Tăng lữ giáo hội.

Câu 5: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là

A. “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

 B. “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”.

C. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

D. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

Câu 6: Sự kiện nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?

A. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (tháng 6/1905).

B. Cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua (tháng 1/1905).

C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Mát-xcơ-va (tháng 12/1905).

D. Lễ kỉ niệm ngày Quốc tế lao động của công nhân toàn Nga (1/5/1905).

Câu 7: Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Hà Lan.            B. Đức.            C. Pháp.            D. Anh.

Câu 8: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?      

A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Vì sao nói “Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân”? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri? Thất bại của Công xã Pa-ri đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới?

Câu 2 (3,0 điểm): Những nguyên nhân nào khiến các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Trình bày những nét lớn về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Bảng đáp án:

1 - A

2 - B

3 - A

4 - A

5 - C

6 - C

7 - D

8 - B

   

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Biểu điểm

1

Vì sao nói “Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân”? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri? Thất bại của Công xã Pa-ri đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới?

3,0

* “Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân”

- Cơ cấu tổ chức của Công xã Pa-ri: nhân dân bầu ra các đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước (theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu); các uỷ viên làm việc trong các Uỷ ban Công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn nếu như họ làm việc thiếu trách nhiệm.

- Các chính sách của Công xã đều phục vụ cho quyền lợi của nhân dân lao động.

=> Công xã là chính quyền do nhân dân bầu lên, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động, điều này khác về bản chất so với các hình thức nhà nước của giai cấp bóc lột trước đây (bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị).

* Nguyên nhân thất bại của Công xã Pa-ri

- Giai cấp vô sản Pháp còn non yếu, chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng, thiếu sự lãnh đạo của một chính đảng cách mạng vững mạnh.

- Giai cấp tư sản Pháp và các thế lực phản động cấu kết với nhau để tiêu diệt, đàn áp lực lượng cách mạng.

- Công xã còn phạm một số sai lầm: chưa thực hiện liên minh với giai cấp nông dân trong quá trình giành và giữ chính quyền; bỏ lỡ thời cơ, không kiên quyết trấn áp kẻ thù.

* Bài học kinh nghiệm giai cấp vô sản thế giới có thể học hỏi từ Công xã Pa-ri

- Cách mạng muốn giành thắng lợi thì nhất định phải có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính.

- Coi trọng vấn đề xây dựng khối liên minh công – nông.

- Phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết trấn áp kẻ thù.

- Xây dựng nhà nước của dân - do dân - vì dân.

 

0,25

 

 

 

0,25

0,5

 

 

 

0,25

 

0,25

 

0,5

 

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

2

Những nguyên nhân nào khiến các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Trình bày những nét lớn về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.

3,0

* Nguyên nhân các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây:

- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn => đáp ứng được nhu cầu về nguyên – nhiên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ của các nước đế quốc.

- Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chính quyền phong kiến ở các nước Đông Nam Á đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng => tạo điều kiện cho các nước đế quốc xâm chiếm dễ dàng hơn.

* Quá trình xâm lược Đông Nam Á của các nước đế quốc

- Từ thế kỉ XV – XX, thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị - ngoại giao thâm độc, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á.

- Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quá trình xâm lược và phân chia thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã cơ bản hoàn thành:

+ In-đô-nê-xi-a bị biến thành thuộc địa của thực dân Hà Lan.

+ Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ.

+ Miến Điện, Mã Lai là thuộc địa của thực dân Anh.

+ Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) là thuộc địa của thực dân Pháp.

- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa, tuy nhiên Xiêm bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài và trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

1,0

 

 

 

 

 

0,5

 

……………………………………………………….

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Lịch sử lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Câu 1: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:

A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến

B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản

D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân

Câu 2: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Ban Nha 

B. Vương quốc Bồ Đào Nha

C. Vương quốc Pháp

D. Vương quốc Anh

Câu 3: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp 

B. Sản xuất nông nghiệp

C. Sản xuất và chế biến thủy tinh

D. Sản xuất len dạ

Câu 4: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.

B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.

C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.

D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 5: Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào?

A. Quý tộc mới và nông dân. 

B. Tư sản và thợ thủ công.

C. Quý tộc mới và tư sản.

D. Quý tộc cũ và tư sản.

Câu 6: Đâu không phải là mục đích của thực dân Anh khi xâm chiếm các thuộc địa ở Bắc Mĩ?

A. Truyền bá Anh giáo vào khu vực này.

B. Biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.

C. Mở rộng thêm lãnh thổ của đế quốc Anh.

D. Khai hoá văn minh cho người Indian.

Câu 7: Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong giữa thế kỉ XVIII là gì?

A. Miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp.

B. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp,

C. Kinh tế 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. Miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp.  

Câu 8: Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Sự kiện “chè Boston”

B. Mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ.

C. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.

D. Mâu thuần giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh.

Câu 9: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến

B. Cộng hoà tư sản

C. Quân chủ chuyên chế 

D. Cộng hòa tổng thống.

Câu 10: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là

A. Đề cao quyền tự do của con người.

B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

Câu 11: Nhà bác học Niu-tơn ( Anh) đã có phát minh nào sau đây?

A. Thuyết tiến hóa và di truyền                                         

B. Thuyết vạn vật hấp dẫn

C. Định luật Ôm                                                                    

D. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 12: Các nhà khoa học: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen là người đại diện của trào lưu tư rưởng nào sau đây?

A. Kinh tế chính trị học 

B. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng

D. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu 13: Vào cuối thế kỷ XIX, Anh chú ý phát triển các ngành công nghiệp nào?

A. Luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ. 

B. Luyện kim, cơ khí hóa chất.

C. Cơ khí hóa chất, khai thác mỏ. 

D. Luyện kim, cơ khí, đóng tàu.

Câu 14: Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

 

Câu 15: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

Câu 16: Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?

A. Tướng quân

B. Minh Trị.

C. Tư sản công nghiệp. 

D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu 17: Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến ?

A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm quyền.

C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.

D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.

Câu 18: Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm  mục đích

A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội

D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ

Câu 19: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ 

A. In-đô-nê-xi-a

 B. Phi-lip-pin

C Việt Nam.

D. Xiêm 

Câu 20: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á ?

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. 

B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D.Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xingapo.

Phần II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Trình bày những phát minh quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh cuối thế kỉ XVIII. Qua đó, em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp? Cách mạng công nghiệp đã để lại hệ quả gì đối với sự phát triển của nhân loại?

Câu 2 (2.0 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề) (ảnh 2)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

1-B

2-A

3-D

4-A

5-C

6-D

7-C

8-D

9-C

10-D

11-B

12-C

13-A

14-A

15-C

16-B

17-B

18-C

19-D

20-C

Phần II. Tự luận (4,0 điểm)

CÂU

 

ĐIỂM

1

Trình bày những phát minh quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh cuối thế kỉ XVIII. Qua đó, em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp? Cách mạng công nghiệp đã để lại hệ quả gì đối với sự phát triển của nhân loại?

2,0

* Những phát minh quan trọng:

* Những phát minh quan trọng:

- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ Năm 1785, Ác-crai-tơ chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay.

+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây.

+ Nhiều ngành kinh tế khác ra đời như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.

- Nước Anh  từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là "công xưởng” của thế giới.

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

- Hệ quả:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn,...

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản, mâu thuẫn với nhau gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

 

0,25

 

0,25

2

Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

2,0

* Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :

+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống. 

+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật. Nhiều .cuộc bãi công nổ chống Nga Hoàng, chống chiến tranh đã nổ ra.

 

0,5

 

 

0,5

- Cuộc cách mạng Nga 1905- 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì:

+ Kẻ thù của cách mạng là chế độ phong kiến Nga Hoàng.

+ Lãnh đạo cách mạng là Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (đảng Vô sản).

+ Lực lượng: công nhân, binh lính và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

 

0,25

0,5

0,25

 

……………………………………………………

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Lịch sử lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào?

A. Quý tộc mới và nông dân.

B. Tư sản và thợ thủ công.

C. Quý tộc mới và tư sản.

D. Quý tộc cũ và tư sản.

 Câu 2: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội của vua Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.

B. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.

C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ.

D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 3: Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào?

A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới.     

B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.

C. Quý tộc mới với nông dân.

D. Tư sản với địa chủ phong kiến..

 Câu 4: Đến đầu thế kỉ XVII, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp. 

B. Sản xuất nông nghiệp.

C. Sản xuất len dạ.        

D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.

 Câu 5: Sự kiện nào châm ngòi cho cách mạng tư sản bùng nổ ở Anh?

A. Tây Ban Nha đàn áp những người theo Tân giáo.

B. Nhà vua triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế.

C. Nhà vua triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để vay tiền.

D. “Chè Bô-xtơn”.

Câu 6: Đặc điểm nào không phải là biểu hiện của tình hình kinh tế, xã hội nước Anh trước cách mạng?

A. Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

B. Quốc hội mâu thuẫn với vua và quý tộc phong kiến cũ.

C. Tư sản giàu lên nhanh chóng.

D. Chia thành ba đẳng cấp.

 Câu 7: Câu nói Cừu ăn thịt người” phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?

A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.

B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.

D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.

Câu 8: Nguyên nhân nào thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?

A. Chiếm đất đai mở rộng thị trường, phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở chính quốc.

B. Khai thác đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên của người Mĩ.

C. Làm cho mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh..

D. Tìm không gian sống cho cư dân Anh.

Câu 9: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là:

A. một cuộc cách mạng tư sản.  

B. một cuộc chiến tranh giành độc lập.

C. một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.

D. một   cuộc cách mạng vô sản.

Câu 10: Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?

A. Vì giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.

B. Vì sau khi chiến tranh kết thúc,  G. Oasinhton được bầu làm tổng thống.

C. Vì cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ 

D. Vì cuộc chiến tranh này đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ

 

Câu 11: Vì sao cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 được gọi là cách mạng vô sản?

A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền giai cấp tư sản

B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo

C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.

D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.

Câu 12: Vì sao nói công xã Pari là một nhà nước kiểu mới?

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ

D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh

Câu 13: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

Câu 14: Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.                                         

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.              

D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

Câu 15: Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?

A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp).  

B. Phong trào Hiến chương (Anh).

C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din (Đức).

D.Khởi nghĩa Liông (Pháp), Sơ-lê-din (Đức).

Câu 16: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản như thế nào?

A. Cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tư sản.

B. Lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ tư sản, xây dựng nền cộng sản chủ nghĩa.

C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột.

D. Lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 17: Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga?  

A. Công nhân, nông dân.

B. Công nhân, nông dân, binh lính.

C. Công nhân, nông dân,tư sản.

D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

Câu 18: Năm 1885 ở Ấn Độ diễn ra sự kiện nào sau đây ?

A. Anh hoàn thành quá trình xâm lược Ấn Độ.

B. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ.

C. Sự thành lập Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản.

D. Chính sách chia cắt xứ Ben-gan có hiệu lực.

Câu 19: Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

B. Tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc.

C. Đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh.

D. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày.

Câu 20: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. duy trì chế độ phong kiến

B. tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây 

D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Tại sao nền chuyên chính Gia-cô-banh lại là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày những hệ quả của cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

1 - C

2 - B

3 - B

4 - C

5 - B

6 - D

7 - A

8 - A

9 - A

10 - D

11 - A

12 - B

13 - C

14 - A

15 - B

16 - B

17 - B

18 - C

19 - D

20 - B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 1

Tại sao nền chuyên chính Gia-cô-banh lại là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?

3,0

* Sau khi phái Gi-rông-đanh bị lật đổ chính quyền cách mạng thuộc về phái Gia-cô-banh. Phái Gia-cô-banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ:

- Cử ra Ủy ban cứu nước.

- Lấy ruộng đất chia thành nhiều mảnh nhỏ bán cho nông dân.

- Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

- Quy định mức lương tối đa của công nhân.

- Tiến hành chống ngoại xâm và nội phản thành công.

=> Trong tiến trình của cách mạng, đây là lúc quyền lợi của nhân dân được chăm lo nhiều nhất, đặc biệt đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

0,5

 

0,25

0,5

0,25

0,5

0,25

0,5

- Sau thời kì này, phái Gia-cô-banh bị thế lực phản cách mạng chống phá, cách mạng bước vào thời kì thoái trào.

0,25

 2

Trình bày những hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

2,0

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

+ Từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang nền sản xuất lớn bằng máy móc.

+ Từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.

0,5

0,5

0,5

- Về xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

0,5

 

…………………………………………………….

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Lịch sử lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Câu 1: Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào?

A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới. 

B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.

C. Quý tộc mới với nông dân.

D. Tư sản với địa chủ phong kiến..

Câu 2: Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.

B. Tư sản hóa quý tộc.

C. Quý tộc tư sản hóa Gioong-ke.

D. Quý tộc mới.

Câu 3: Đến thế kỉ XVII nền kinh tế nước nào phát triển nhất châu Âu?

A. Hà Lan.              B. Anh              C. Pháp.              D. Đức.

Câu 4: Đầu thế kỉ XVII, các quý tộc ở Anh tiến hành “rào đất cướp ruộng” để làm gì?

A. Nuôi bò sữa.

B. Chăn nuôi cừu.

C. Trồng bông.

D. Trồng lúa mì.

Câu 5: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là

A. một cuộc cách mạng tư sản. 

B. một cuộc chiến tranh giành độc lập.

C. một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. 

D. một  cuộc cách mạng vô sản.

Câu 6: Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào?

A. Hòa ước Mác xây.

B. Hòa ước Brer-li-tốp.

C. Hiệp ước Véc-xai.

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 7: Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?

A. Vì giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.

B. Vì sau khi chiến tranh kết thúc, Oasinhton được bầu làm tổng thống.

C. Vì cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ 

D. Vì cuộc chiến tranh này đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ

Câu 8: Trước cách mạng xã hội Pháp được chia thành ba đẳng cấp là

A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.

B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.

D. Quý tộc, tư sản, các tầng lớp khác.

Câu 9: Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 

B. Cách mạng dân chủ tư sản.

C. Cách mạng vô sản.

D. Cách mạng dân chủ nhân dân

Câu 10: Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp là

A. Đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới.

B. Phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời.

C. Dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. 

D. Đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên.

Câu 11: Đến cuối thế kỷ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu?

A. Đứng thứ nhất.

B. Đứng thứ hai, sau Mĩ.

C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh. 

D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp.

Câu 12: Vì sao nói công xã Pari là một nhà nước kiểu mới?

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ

D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh

Câu 13:Tính chất của cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga là:

A. cách mạng dân chủ tư sản.

B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cách mạng vô sản.

D. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 14: Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã Pari?

A. Công xã xoá hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.

B. Công xa tách nhà thờ ra khói Nhà nước.

C. Công xã thực sự là Nhà nước do dân và vì dân, đối lập với Nhà nước tư sản.

D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.

Câu 15:  Đặc điểm của đế quốc Đức là

A. Chủ nghĩa thực dân 

B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

C. Chủ nghĩa cho vay lãi 

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Câu 16: Cuộc  Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 17: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược

A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp. 

B. Đài Loan, Nga, Mĩ.

C. Nga, Đức, Trung Quốc. 

D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.

Câu 18: Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại ở Ấn Độ là

A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ.

B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

C. bước ngoặt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.

D. thể hiện ý thức và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

Câu 19: Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Nông dân              B. Tư sản              C. Công nhân              D. Tiểu tư sản

Câu 20: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là

A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế

B. thành lập Trung Hoa dân quốc

C. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân

D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Phần II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao nói: cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản?

Câu 2: (2.0 điểm): Nêu những nét chính về tinh hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

1 - B

2 - D

3 - B

4 - B

5 - A

6 - C

7 - D

8 - B

9 - B

10 - C

11 - A

12 - B

13 - B

14 - C

15 - D

16 - C

17 - D

18 - A

19 - B

20 - A

Phần II. Tự luận (4,0 điểm)

CÂU

 

ĐIỂM

1

Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao nói: cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản?

2.0

 

*Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

- Đến thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.

- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh lại tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước... Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt.

- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

 

0,5

 

0,5

 

 

 

0,5

 

* Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản vì: nó đã giải quyết được nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

- Loại bỏ trở ngại cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.

0.5

2

Nêu những nét chính về tinh hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

2,0

- Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

0,5

- Thế kỉ XIX, Đông Nam Á đang trong thời kì chế độ phong kiến lạc hậu.

0,5

- Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Đông Nam Á.

0,5

- Đến cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Xiêm).

0,5

 

Tài liệu có 35 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống