Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 7 Giữa học kì 1 tải nhiều nhất năm học 2021 - 2022 gồm 20 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 7 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Trích Ngữ văn 7, tập một)
Câu 1: Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
Câu 2: Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
Câu 3: Từ nội dung của tác phẩm, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ?
II. LÀM VĂN (6 điểm)
Loài cây em yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1:(3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.
(Trích Ngữ văn 7, tập một)
Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
Tìm 2 từ ghép đẳng lập, 2 từ ghép chính phụ có trong đoạn văn.
Em hiểu “thế giới kì diệu” được nói đến trong đoạn văn có nghĩa là gì?
Câu 2: (2 đ)
Cho hai câu thơ:
"Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
("Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)
Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?
Hai câu thơ diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
Viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) nêu cảm nhận của em về cách thể hiện tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan trước cảnh Đèo Ngang.
Câu 3: (5 đ)
Viết bài văn biểu cảm về một loài cây em yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm )
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.
(Trích Ngữ văn 7- Tập I)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm)
Câu 4. Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm )
Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. Đọc hiểu (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
…Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy...
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay
Mai sau lớn nên người
Làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy giỗ
Khi em tuổi còn thơ…
(Bụi phấn – Lê Văn Lộc)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ?
Câu 3: (1,0 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
II. Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ ý thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng nói lên lòng biết ơn của em với thầy cô giáo?
Câu 2: (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì?
Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ?
Câu 3: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?
Câu 4: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên?
II. LÀM VĂN (6 điểm)
Cảm nghĩ về mẹ của em.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (2 điểm)
Cho hai câu thơ:
"Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”
("Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến)
a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?
b. Hai câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?
c. Viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) thể hiện tâm trạng của nhà thơkhi có bạn đến thăm.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nghĩ về một người thân của em.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Sách Ngữ văn 7, tập một)
a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?
Câu 2
a. Chép thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
b. Nêu ý nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong dòng thơ cuối bài?
Câu 3 Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Loài cây em yêu.
Đề 2: Loài hoa em yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Phần I: Đọc-hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“…Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.
Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em vội chạy vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:
- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé!…”
(Ngữ văn 7 - Tập 1, tr.24, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016)
Câu 1 (1 điểm):Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Sự việc nào được kể trong đoạn?
Câu 2 (1 điểm):Tìm trong đoạn trích: từ ghép, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ (mỗi loại ít nhất một từ)
Câu 3 (1,5 điểm): Hãy lý giải cảm giác kinh ngạc của nhân vật người anh qua chi tiết sau: “Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”
Câu 4 (0,5 điểm): Ghi lại một câu thơ hoặc câu ca dao mà em được đọc về tình cảm anh em.
Phần II: Tập làm văn (6 điểm)
Loài cây em yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Trích Cổng trường mở ra, Lí Lan, Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục , 2006)
Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì ? (1,0 điểm)
Câu 4. Là học sinh, em sẽ làm gì để mẹ vui lòng ? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn(7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. (2 điểm)
Câu 2. Loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi,…). (5 điểm)
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ là biển cả thênh thang
Cha là ngọn núi cao sang giữa đời
Cho con cuộc sống tuyệt vời
Với bao no ấm từ thời ấu thơ.
Mẹ hiền dìu những giấc mơ
Cho con chắp cánh bay vào tương lai
Ơn cha nghĩa mẹ đong đầy
Sớm hôm vất vả hao gầy lao tâm…
(“Nhớ lời cha mẹ”- nguồn In-ter-net)
Câu1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1,0 điểm)
Câu 2. Chỉ ra một từ láy và một từ ghép có trong hai câu thơ sau: (1,0 điểm)
“Mẹ là biển cả thênh thang
Cha là ngọn núi cao sang giữa đời”
Câu 3. Nêu ý nghĩa đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 4. Từ ý nghĩa ấy, là người con em phải làm gì xứng đáng với công lao mẹ cha. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Biểu cảm về một người mà em yêu quý (bố/mẹ; thầy/cô; bạn, …)
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
Phần I. Đọc - hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”
Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Và văn bản chứa đoạn thơ thuộc thể thơ nào?
Câu 2. (1.0 điểm) Tác giả giãi bày phương châm giữ nước vững bền như thế nào trong đoạn thơ trên?
Câu 3. (1.0 điểm) Hãy chỉ ra một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ trên?
Phần II. Tạo lập văn bản : (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Trong đoạn thơ trên tác giả giãi bày phương châm giữ nước của vị tướng cầm quân còn chúng ta là học sinh, em hãy giải bày phương châm học tập và rèn luyện bản thân như thế nào để xây dựng đất nước giàu mạnh?
Câu 2. (5.0 điểm) Thế giới loài cây vô cùng phong phú và đáng yêu. Em yêu thích loài cây nào hãy phát biểu cảm nghĩ về loài cây đó?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
Câu 1: (3 đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2: (2 đ)
Cho hai câu thơ:
"Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”
("Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)
a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?
b. Hai câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ?
c. Viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) thể hiện tâm trạng của nhà thơkhi có bạn đến thăm.
Câu 3: (5 đ)
Cảm nghĩ về loài cây em yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; ....
A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)
Câu 1: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì?
A. Hãy hành động vì trẻ em.
B. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.
C. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có.
D. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.
Câu 2: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì?
A. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.
C. Miêu tả bánh trôi nước.
D. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
Câu 3: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì?
A. Nhân hóa.
B. Dùng từ láy.
C. So sánh.
D. Đảo ngữ.
Câu 4: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn.
B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Song thất lục bát.
Câu 5: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là
A. Khúc ca khải hoàn.
B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
C. Bài ca chiến thắng.
D. Áng thiên cổ hùng văn.
Câu 6: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?
A. Bà chúa thơ Nôm.
B. Đệ nhất nữ sĩ.
C. Nữ hoàng thi ca.
D. Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 7: Bài thơ Qua đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
B. Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.
D. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.
Câu 8: Nhân vật chính trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?
A. Người mẹ.
B. Cô giáo.
C. Những con búp bê.
D. Hai anh em.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 9: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận?
A. Nhanh nhẹn.
B. Ầm ầm.
C. Oa oa.
D. Nho nhỏ.
Câu 10: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
A. Dùng từ Hán Việt nghe lịch sự.
C. Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
B. Từ Hán Việt mang tính chân thật.
D. Từ Hán Việt mang mang tính biểu cảm.
Câu 11: Thế nào là từ láy bộ phận?
A. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
B. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
C. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
D. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
Câu 12: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau?
A. Nhà cao tầng.
B. Tím nâu.
C. Nhà cửa.
D. Xanh ngắt.
Câu 13: Từ láy chia làm mấy loại?
A. Không phân loại.
B. Hai loại.
C. Ba loại.
D. Bốn loại.
Câu 14: Từ ghép gồm những loại từ nào?
A. Từ ghép - từ láy.
B. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập.
C. Từ đơn - từ phức.
D. Từ ghép đẳng lập - từ láy.
Câu 15: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời?
A. Thiên lí.
B. Thiên thư.
C. Thiên thanh.
D. Thiên tử.
Câu 16: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?
A. Bàn ghế.
B. Liêu xiêu.
C. Róc rách.
D. Lom khom.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Tập làm văn: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; ....
Câu 1: Trong văn bản Cổng trường mở ra, tâm trạng của người mẹ trước đêm con khai trường thế nào?
A. Vui mừng, lo lắng
B. Trằn trọc không ngủ được, hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con
C. Háo hức, mong chờ
D. Mẹ bận dọn dẹp nhà cửa, chẳng nghĩ ngợi gì
Câu 2: Đoạn trích “mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào?
A. Cuộc đời các chiến binh
B. Những tấm lòng cao cả
C. Cuốn truyện của người thầy
D. Giữa trường và nhà
Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì?
A. Miêu tả bánh trôi nước.
B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.
C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.
D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì?
A. Nhân hóa.
B. Dùng từ láy.
C. So sánh.
D. Đảo ngữ
Câu 5: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau?
A. Nhà cửa.
B. Xanh ngắt.
C. Tím nâu.
D. Nhà cao tầng.
Câu 6: Từ ghép gồm những loại từ nào?
A. Từ ghép - từ láy.
B. Từ ghép đẳng lập - từ láy.
C. Từ đơn - từ phức.
D. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm). Qua bài thơ Bánh trôi nước em viết 1 đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng): Cảm nghĩ củamình về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ?
Câu 2. (5 điểm). Cảm nghĩ về một người thân của em.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. Phần trắc nghiệm: (2đ)
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em.
Câu 1: Quan hệ từ trong câu sau được dùng đúng hay sai?
‘‘Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.”
A. Đúng.
B. Sai;
Câu 2: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
‘‘Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con”
A. Cho.
B. Cò.
C. Ai.
D. Kia.
Câu 3: Trong các từ sau (long lanh, đo đỏ, tiều phu, sơn hà) có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ
B.Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ.
Câu 4: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. Hoa quả.
B.Xâm phạm
C. Sơn thủy .
D .Thi nhân.
Câu 5: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Trong trẻo.
B.Tươi tốt.
C. Đẹp đẽ.
D. Xinh xắn.
Câu 6: Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ?
Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
A. Thiếu quan hệ từ.
B.Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp.
C.Thừa quan hệ từ.
D.Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.
Câu 7: Quan hệ từ ‘‘hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
‘‘Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
A. Sở hữu.
B. Điều kiện.
C. Nhân quả
D. So sánh.
Câu 8: Câu văn: ‘‘Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” có mấy từ ghép:
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
II. Phần tự luận:( 8đ)
Câu 1 (2,5 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
a, Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào? (0,5đ)
b, Hãy ghi lại hai câu hát than thân bắt đầu bằng hai từ “Thân em”? (1đ)
c, Chỉ ra mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”? (1đ)
Câu 2(5,5 điểm):
Viết một bài văn nói lên cảm xúc của em về một mùa trong năm.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học…Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày…Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học… Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em trên thế giới gần như cùng một lúc cũng đang đi học…Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, cái phong trào cực kì rộng lớn mà họ tham gia và hãy tự nhủ rằng: “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”.
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1999)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)
Câu 2: Xác định các từ: hăm hở, tươi cười đâu là từ ghép, đâu là từ láy? (0.5 điểm)
Câu 3: Hai câu văn “Nếu phong trào ấy mà ngừng thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man. Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới”. Từ “phong trào ấy” nói ở trong hai câu văn trên để chỉ gì? (1 điểm)
Câu 4: Theo lời của người bố, En-ri-cô nói riêng và học sinh nói chung phải làm gì? (1 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 2: (5 điểm)
Viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
Phần I: Đọc- hiểu (3đ): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’.
(Trích Ngữ văn 7, tập một)
Câu 1: (1đ) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
Câu 2: (1đ) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
Câu 3: (1đ) Từ nội dung của tác phẩm, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ?
Phần II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2đ) Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một bài ca dao dân ca về tình cảm gia đình
Câu 2: (5đ) Cảm nghĩ về thầy cô giáo mà em yêu quý.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm):
Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:
a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.
b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.
Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.
b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.
d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.
Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:
a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.
c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.
d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.
Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?
a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên
b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long
Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?
a. Cổng trường mở ra
b. Mẹ tôi
c. Cuộc chia tay của những con búp bê
d. Buổi học cuối cùng
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):
Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?
Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”, người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
Câu 1 (3 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
a, Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?
b, Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?
c, Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.
Câu 2 (7 điểm):
Cảm nghĩ về loài cây em yêu.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
Câu 1 (3 điểm)
a/ So sánh là gì? (1 điểm)
b/ Xác định phép so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao sau đây. (2 điểm)
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Câu 2 (2 điểm)
Qua văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", em rút ra bài học gì qua lời nhắn nhủ của tác giả.
Câu 3 (5 điểm)
Cảm nghĩ về ngày khai trường năm lớp 7 của em.
----------HẾT---------