Tục ngữ ta có câu: Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

Tải xuống 1 2.1 K 1

Với giải Luyện tập và Vận dụng 3 trang 131 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 131 Địa Lí lớp 6: Tục ngữ ta có câu:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?

- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

Lời giải:

- Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

+ Tháng 5 là thời gian mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày dài hơn đêm.

+ Tháng 10 là thời gian mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Việt Nam có ngày ngắn hơn đêm.

- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội nằm ở vĩ tuyến xa Xích Đạo hơn so với Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi nào càng xa Xích Đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch càng nhiều.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 21/3.

C. Ngày 23/9.

D. Ngày 22/12.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/129, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

A. Ngày 23/9 thu phân.

B. Ngày 22/12 đông chí.

C. Ngày 22/6 hạ chí.

D. Ngày 12/3 xuân phân.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 127 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 7.1, hãy: Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Nhận xét trục của Trái đất...

Câu hỏi trang 128 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy cho biết từng bức ảnh trong hình 7.2 thể hiện mùa nào. Dựa vào đâu mà em khẳng định...

Câu hỏi 1 trang 129 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, cho biết: Ngày 23/9, nhiệt độ và ánh sáng trên bề mặt Trái Đất...

Câu hỏi 2 trang 129 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy xác định các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam trong các khoảng thời gian: Từ ngày 21/3...

Câu hỏi trang 130 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày - đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22/6...

Câu hỏi trang 131 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 131 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 131 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Dưới đây là một đoạn hội thoại giữa bạn Huy và chị: Chị bạn Huy: Cuối tháng 12...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống