Với giải Câu hỏi trang 130 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
Câu hỏi trang 130 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày - đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22/6.
Lời giải:
Độ dài ngày - đêm ở hai chí tuyến ngày 22/6:
- Chí tuyến Bắc: có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm.
- Chí tuyến Nam: có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm.
Lý thuyết Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
- Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Bắc đểu có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Nam đều có đêm dài ngày ngắn.
- Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Nam có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Đắc đều có đêm dài ngày ngắn.
- Ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau.
- Từ vòng cực Bắc (66033’B) đen cực Bắc và từ vòng cực Nam (66033’N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm dài suốt 24 giờ (mùa đông).
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: